Nguyện Cầu

18/02/202009:39:00(Xem: 3851)
phat tu bi
Hình của Trịnh Thanh Thủy 

Loang loáng

chuông ngân

vong hồn những hạt bụi

thoi thóp

trong từng vốc gió hoàng hôn

ngợp đáy chiều


Vũ trụ thơm lừng

lụa hương

trong cườm tay Phật

thổi ánh dương

về thành phố ma Vũ Hán

nơi những buồng phổi mắc cạn

giữa những cơn ho xám xịt

chập chờn những tàn  phai

nơi những nấm mộ làm bằng bao ni lông

êm ả ngủ

không một tiếng kinh cầu


Trịnh Thanh Thủy



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đó là câu kết một bài thơ của nhà thơ Iya Kiva, là một trong nhiều nhà thơ trẻ Ukraine hiện nay. Bà đã dùng câu thơ “Tháng hai. Lấy mực ra và khóc” của thi hào Nga Boris Pasternak (February. Get ink and weep!) để làm tựa đề cho ba bài thơ của bà. Cùng với các nhà thơ Ukraine khác như, Taras Shevchenko, Pavlo Vyshebaba, Oksana Zabuzhko, chúng ta thấm thía hơn thân phận dân tộc Ukraine, máu và nước mắt họ làm cháy bỏng trái tim thế giới.
Valentine's Day, đọc Thơ tình của những thi hào xuất chúng nhất thế kỷ... Dịch giả Thân Trọng Sơn chuyển ngữ.
Trích từ trang 107-110 trong tuyển tập: KHÁNH TRƯỜNG & BẰNG HỮU Phỏng vấn - Nhận định - Tâm Cảm - Thơ Nhiều người viết về Khánh Trường dày 620 trang, NXB Mở Nguồn đang lưu hành trên mạng Barnes & Noble
ĐỢI Ăn sáng một mình Một mình ăn buổi sáng. Gặm nhấm muỗng nĩa và tách cà phê Gặm nhấm vỉa hè Gặm nhấm sự chờ đợi.
Thượng Đế ơi / Vợ con đâu / Con, cháu con đâu / Anh, chị em con đâu / những người bạn hàng xóm của con đâu...
buổi chiều trầm lắng trống trải / chiếc ghế mây nhẫn nhục không than vãn / con chim hồng âm thầm chuyền trên ngọn cây / người nhắm mắt thở nhẹ âm âm u u trên võng...
Từ những ý nghĩa của bút hiệu Nhã Ca, tôi có thể viết ra một đoạn bói số mệnh nhà thơ:“Nhã Ca: tuy là một loài cỏ dại, nhưng có tiếng thơ thanh thoát tao nhã bên ngoài, bên trong chứa đầy nghịch ngợm, khác thường. Trải qua cuộc sống thăng trầm, tiếng thơ trở thành tiếng ho, tiếng nôn mửa, rồi tiếng thơ đó, về chiều, lắng đọng thành âm điệu cà sa.” Tác phẩm “Nhã Ca, Thơ” toàn tập cho phép tôi có cái nhìn tổng thể và cũng trả lời được nỗi niềm thắc mắc của cậu học trò mới lớn, khi đọc bài thơ “Vết Thẹo.”Từ tuổi thiếu niên vươn lên tuổi thanh niên, ngoài trừ thân xác nẩy nở, trí tuệ cũng gia tăng tò mò và tưởng tượng. Hầu hết, tò mò tưởng tượng lúc đó, hướng về phụ nữ, đối với tôi là một nhân vật thần bí. Khi vô tình đọc được bài thơ “Vết Thẹo”, tôi vô cùng sửng sốt. Tôi sống tự do trong thân thể mình / Nghe vết thẹo lớn dần và mọc rễ.” Đọc lên, nghe vừa lạ lùng, vừa khiêu khích, vừa bí mật.
Thơ của ba người: Lưu Diệu Vân, Trần Hạ Vi, Thy An...
Viết đôi dòng thư pháp ca ngợi Đức Thế Tôn mực loang như nước mắt ngấm ơn sâu vào hồn.