Lạy Mưa

10/01/202010:41:00(Xem: 3461)

Trinh Thanh Thuy


Lạy Trời, lạy Phật, lạy Chúa, lạy Thần

lạy tất cả các đấng thiêng liêng tối cao

biến tất cả nước mắt con người

đang nhỏ xuống

khóc cho bão lửa đang ngập trời nước Úc

thành những giọt mưa yêu thương 

chan hoà mắt môi Mẹ Đất


Nói sao cho vừa, kể sao cho xiết

trong cơn thịnh nộ 

lửa dữ đã thiêu sống bao sinh linh

gã tử thần no căng bụng mùa gặt hái

xoá sổ triệu kiếp sống muôn loài

con nai tơ chạy cuồng, đâm vào cây chết cứng

tuốt ngọn cây, lẩy bẩy run, một chú Koala 

trèo càng cao, lửa càng nhanh lưỡi liếm

Lửa ! Lửa ! Lửa !

khắp nơi, biết chạy về đâu

chỉ biết ôm nhau tức tưởi chết

trong màu khói hoàng hôn

người cứu vật

vật cứu vật

Người lính cứu hoả mệt nhoài trên khuôn mặt nhọ

tự hỏi trận chiến  này

có chăng hồi kết thúc?


Lạy ! Lạy ! Lạy!

biết lạy ai đây?

dù đã lạy con người

ngưng làm thủng tầng Ozone

nguyên nhân gây cái nóng địa cầu

biết trách ai đây?

khi con người quá thông minh

đến nỗi tự giết mình

Mẹ Đất vẫn bao dung và tha thứ

sau đám cháy 

một mầm non vừa mọc từ thân cây sắp chết

sự sống lại tái sinh

tựa thưở hồng hoang


Trịnh Thanh Thủy








Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Những tương phản | chiều sâu và bề mặt | hai bên của đồng tiền không nhìn thấy nhau, là một nhưng xa lạ | Cháy lên hay tan vào đất | lá đơn sơ chỉ có hai chọn lựa
Ghi lên đá một thuở áo sờn vai / Vác thập ác quảy tiêu điều âm vọng / Nợ máu xương, nợ người lận đận / Của một thời vàng tím trẻ trai...
Nhà phê bình văn học Trung Quốc đời nhà Thanh, Viên Mai, có nói, “Làm người không nên có cái tôi, nhưng làm thơ thì không thể không có cái tôi”. Thi hào Tagore cho rằng, “Cũng như nụ cười và nước mắt, thực chất của thơ là phản ảnh một cái gì đó hoàn thiện từ bên trong”. Cả hai nhận định này đều đề cao cái Tôi-làm-Thơ, và cách biểu hiện những thuộc tính về Tôi ấy như thế nào trên ngôn từ thơ. Có hai yếu tố không ai phủ nhận được là cảm xúc và sáng tạo, chính hai yếu tố này định hình phong cách của nhà thơ. Cảm xúc thực được chuyển tải qua thi ngữ, thi ảnh mới mẻ, cá biệt, thì thơ càng có sắc thái nổi bật để lại dấu ấn riêng trong lòng người đọc, dường như không quá để nói rằng điều này định đoạt sinh mệnh một bài thơ. Thơ chỉ thực sự sống khi nó phản ảnh được bản ngã độc đáo của nhà thơ.
Thơ của hai thi sĩ Thy An & Lê Minh Hiền
Nhận được bài thơ của người bạn Phạm Xuân Tích, tôi thấy bài thơ của ông bạn khá độc đáo và lý thú, tôi mạo muội viết lại sao y bản chính – cả hai bản tiếng Pháp và bản dịch tiếng Việt cũng của ông ấy, để hầu các vị đọc cho vui...
là khi nước mắt khô đi | mọi thứ đều trở nên dư thừa | hiểu biết càng vô hiệu | những đốm loang không thể tẩy xóa
Tôi trôi tuổi ấu thơ, từ quê hương cùng khổ, rau dưa khoai sắn / Tôi trôi từ chợ quán rường, cái đình làng, ngôi trường tiểu học, áo lấm lem màu mực tím mẹ mới mua, cùng cây viết lá tre, trang giấy tự túc, vàng khè, không trông rõ chữ...
Rõ ràng, có tai không nghe, | có mắt không thấy, | có tay chỉ thòng lòng, | có chân chỉ đi lui đi tới, | duy nhất có miệng, người nói không ngừng.
tình yêu lạnh như biển | những cái giống không cùng đời | có thể là một vì sao nhỏ bé | có thể là một nét mày hung tợn | trả treo trước gi
Thơ của hai thi sĩ Quảng Tánh Trần Cầm & Thy An...