Hôm nay,  

Chào chú…

2/14/202500:00:00(View: 4154)
 
Chao chu

Minh họa: Đinh Trường Chinh

Tôi đang đổ xăng, bỗng có người thanh niên tiến đến nên tôi cảnh giác xem anh ta muốn gì? Anh ấy không có thái độ gây hấn hay gì hết, ngược lại là nụ cười xã giao dễ mến và và hành lễ khoanh tay là điều đã hiếm thấy ở giới trẻ Việt trên nước Mỹ bây giờ.

   “Thưa chú, chú khoẻ không?”

   “Cảm ơn con, chú khoẻ…”

   “Con xin lỗi chú nha. Con nhìn chú nãy giờ, con nghĩ chú là bạn của ba con, nhưng con không nhớ được tên chú…”

   “Chuyện bình thường thôi con ơi! Bây giờ con nói tên con, chú cũng không nhớ ra con là ai? Nói tên ba con thì may ra chú nhớ…”

   “Dạ, ba con tên Tòng, họ Lý nên chú hay gọi ba con là Lý Tống… Con cũng không biết ông Lý Tống là ai, nhưng thấy chú với mấy chú bác nữa cười vui lắm…”

   “Ồ, chú nhớ rồi. Vậy con là Tuấn anh hay Tuấn em? Con còn một đứa em gái nữa, nó tên là… chú quên rồi.”

   “Dạ em gái con ở nhà tên Síu, đi học tên là Karen Ly. Con là Tuấn anh, còn thằng Tuấn em bây giờ nó bự hơn con nhiều…”

   “Ba má con khoẻ không? Lâu quá rồi chú không gặp từ hồi gia đình con dọn về Houston.”

   “Dạ đúng, gia đình con dọn về Houston. Sau đó con còn nhớ có lần nghe ba con nói điện thoại với chú, nhưng sau đó vài năm ba con bệnh… được mấy tháng thì chết.”

   “Chúa ơi, chú không hay tin. Nhưng má con vẫn khoẻ chứ, thằng Tuấn em bây giờ làm gì, con làm gì, em con…?”

   “Dạ, má con khoẻ, đã nghỉ hưu. Bây giờ sống với con Síu, coi cháu ngoại cho vợ chồng nó đi làm. Thắng Tuấn em học kỹ sư, ra trường nó làm cho công ty dầu khí dưới Houston tới giờ, nó mới cưới vợ nhưng chưa có con, mới mua nhà... Con học xong thì làm cho Bank of America. Hôm nay con lên chơi nhà bạn gái ở Dallas, không ngờ gặp lại chú.”

   “Thời gian nhanh quá, ba con với chú hồi đó cỡ tuổi con bây giờ. Không ngờ ông ấy mất rồi, chú thì…”

   “Con thấy chú khoẻ mà, lo gì chú. Ba con mất sớm vì ung thư phổi.”

   “Ba con không hút thuốc mà ung thư phổi, lạ ha!”

   “Chúa gọi thì đi thôi, ai tránh được. Tội nghiệp má con buồn lắm, tới có cháu ngoại mới đỡ buồn.”

   “Thì hai anh em con kiếm thêm mấy đứa cháu nội cho má con vui…”

   “Con không may mắn chú ơi! Con có đứa con gái sáu tuổi rồi, nhưng vợ chồng con ly dị. Con của con theo mẹ vì ông toà quyết định như vậy, làm má con rất buồn.”

   “…”
  
Chú cháu gặp lại nhau bất ngờ trong cuộc sống luôn diễn ra những bất ngờ tiếp nối những bất ngờ khác. Thằng bé hôm nào thích chơi đá banh với tôi vì ba nó chỉ biết chửi khi chú cháu tôi đá bể mấy chậu bonsai của ông ấy. Vậy mà bây giờ thằng bé cũng đã lắm thăng trầm trong cuộc sống, vui buồn trong cuộc đời. Tạm biệt Tuấn anh như một người thân để tình cờ gặp lại lần nữa hay không có lần nữa như tôi với ba nó vậy, nào ngờ bạn hữu chia tay để gặp lại vì Dallas với Houston đâu có xa xôi gì, nhưng đã không còn gặp nữa. Nhớ lại cuộc khủng bố New York năm 2001, sau đó là kinh tế suy thoái thời ông Bush con, nhiều người mất việc làm. Lý Tòng đưa gia đình về Houston vì người chị của anh có cái tiệm phở, chị em trong nhà nương nhau mà sống lúc khó khăn. Bạn bè chia tay, những cuộc vui gác lại, ai cũng phải lo công ăn việc làm khi con cái còn nhỏ. Đôi lần tôi xuống Houston hay anh lên Dallas đều có việc riêng, anh em đôi khi gặp nhau chỉ đủ thời gian ăn với nhau tô phở, uống ly cà phê rồi chia tay, hẹn gặp; cuộc sống như cỗ máy vô hình nhưng động cơ mạnh mẽ, thúc đẩy người ta tiến về phía trước để hoàn thành ít nhất là những hy vọng sau khi đã từ bỏ những ước mơ. Tôi giống anh ở điểm cùng mang hoài bão là đi học lại, nhưng ước mơ được đến trường lần nữa trong đời đã tiêu tan theo hoàn cảnh con cái ngày càng lớn nhu thì cầu của chúng ngày càng tăng nên ước mơ chỉ còn là hy vọng con cái học hành thành tài, đừng sa ngã vào những trào lưu xã hội.
  
Nay những hy vọng nhỏ nhoi của người di dân đã thành hiện thực, con cái đã trưởng thành cũng đồng nghĩa với cha mẹ đã già, những hụt hơi trong quá khứ đã có thời gian để thở thì anh lại tắt thở. Cuộc gặp đưa tôi về mấy chục năm trước. Cuối tuần, tôi với Lý Tòng hay đi ăn sáng rồi đi nông trại, khi mua chục con gà vườn về nấu ăn cho hai gia đình vào tuần tới. Tuần thì mua nguyên con dê về làm món nhậu, rủ bạn bè tới uống bia xem banh cà na trên TV. Nghỉ lễ thì mua luôn con bê về ăn phủ phê bê thui, phở bê, lòng bê xào cải chua, xào sa tế, món xào thành công nhất là xào đọt mướp, bông bí… Những kỷ niệm vui tràn về làm tê tái chuyện hợp tan trong cuộc sống chạy theo cơm áo gạo tiền, bỏ lại sau lưng biết bao kỷ niệm. Khi cuộc sống chỉ còn sự im lặng là tử tế, người ta cố quên đi quá khứ để sống với hiện tại, bình tâm với được mất trong đời để bình an. Nhưng gặp lại ai đó trong đời như gặp lại mình trong quá khứ vậy, vui buồn vẫn đầy cảm xúc, được mất vẫn tiếc thương sau khi đã nghe, đọc nhiều về buông bỏ, nhưng thực sự của buông bỏ vẫn ngoài tầm với của lý trí nhỏ bé, sức lực của đôi tay đã hao mòn…
  
Trên đường trở về nhà, ngang qua chùa Đạo Quang thì gặp người quen. Tôi hỏi, “Hôm nay lễ gì mà chùa đông vậy?” Thì ra hôm nay là ngày giỗ sư trụ trì đã qua đời là thầy Tịnh Đức. Vị sư già tôi quen, thầy từng tặng tôi tập thơ của thầy. Tôi nhớ bài thơ “cuộc đời”, nhớ câu thơ về cuộc đời mà ai chắc cũng vậy, đọc qua một lần là nhớ mãi cái nhìn cuộc đời của một nhà sư, thầy viết, “đời cũng chỉ là những sân ga rải rác/ của kiếp người vô định trước và sau…” Kính bái thầy nhân ngày giỗ kỵ, xin mượn thầy câu thơ tưởng nhớ người bạn Lý Tòng như một lời hẹn gặp khi đã âm dương cách biệt…
 
Phan
 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Qua sự giới thiệu của phụ huynh học sinh, chiều nay tôi có thêm học trò mới. Tuy tin tưởng vào người giới thiệu, nhưng tôi cũng có sự dè dặt thường lệ. Đây không phải là lớp dạy thêm bình thường, mà là lớp dạy kèm “Anh văn chui” tại nhà. Nếu bị bắt “tại trận”, tôi có thể bị đuổi việc (nhẹ) hoặc cả vào trại tù "miệt thứ" dài hạn như chơi. Tuy rất nguy hiểm, nhưng được sự “bảo mật” của học trò lẫn phụ huynh và nhất là khoản tiền thù lao rất hậu. Lương giáo viên cấp 3 lúc đó (1978-1979) mỗi tháng $70 đồng cộng nhu yếu phẩm, thì mỗi học sinh "dạy thêm" tôi nhận được $80/ tháng. Chỉ cần ba học trò là mỗi tháng tôi có thêm đến $240 đồng. Đối với giáo viên lúc đó không phải nhỏ! Cà phê cà pháo, cơm hàng cháo chợ cuối tháng vẫn dư tiền bỏ ống. Phần nữa, học trò lớp “Anh văn chui” của tôi thông thường chỉ vài ba tháng là “ra đi”, nên cũng thường xuyên thay đổi.
Vừa đi vừa ngắm lá vàng vừa suy nghĩ chuyện cũ mà đến nhà Sarah hồi nào hổng hay. Sarah mở cửa với nụ cười thật tươi, Lệ thấy ngay phòng khách những giỏ táo đầy ắp, Sarah giải thích: - Hễ cuối hè đầu thu là nhà tớ hái toàn bộ các trái táo ngoài vườn sau, một phần để sên mứt, phần sấy khô, và phần làm bánh táo nướng.
Nhà thơ Trần Mộng Tú gửi tới tôi bài “Mùa Hạ Đom Đóm và Dế Mèng” khi tôi muốn cùng các ông bạn đồng lứa tuổi trở về những ngày xưa thật xưa. Chị Tú hình như cũng cùng tâm trạng với các bạn không còn trẻ của tôi: “Tháng sáu, tôi đến chơi với anh tôi ở Virginia. Cái nóng rịn mồ hôi trên thái dương, và khó ngủ lắm, buổi tối, tôi với anh ra ngồi ở bực thềm, nói chuyện. Tôi bỗng thấy thỉnh thoảng có những chớp nho nhỏ như lân tinh sáng lóe lên rồi lại biến mất trong bụi cây thấp trước mặt, hỏi anh tôi, cái gì thế? “Đom Đóm” Tôi lặng người đi một lúc như nghe thấy ai nhắc tên một người bạn thân cũ, nó làm tôi xúc động. Xúc động một cách rất mơ hồ, chẳng có nguyên nhân gì cả, chỉ là cái tên của một loại côn trùng bé tí được gọi lên. Cái tên nhắc nhở một quê hương xa lắc, một dĩ vãng nằm dưới tấm chăn phủ dầy lớp bụi thời gian. Trong bóng tối, tôi ngắm những cái chấm lửa nhỏ nhoi, lóe lên rồi tắt ngóm với trái tim nôn nao trong ngực. Có đến cả hơn bốn mươi năm tôi không được nhìn thấy những đố
Tọa lạc trong vùng ngoại ô Saint Maur, kề bên là bờ sông Marne hàng hiên ngang cửa nhà chú, chú đổ đầy đất đen đất vụn phải đi mua từng bao ở siêu thị bán cây trồng đất mua chú đổ vào lưng một cái bac ciment rộng lớn chạy ngang hàng hiên nhà. Trong bac chú trồng đầy hoa vàng, hoa nở thì lớn bằng đồng 50 xu, có năm cánh y hệt mai vàng ở Việt Nam, lá xanh non to bằng bàn tay con nít 5, 3 tuổi. Lá cũng rất thưa, hoa rất đẹp, vàng trong như mai ngày tết. Khi nắng gắt, mầu vàng có đậm thêm tí chút, sáng hé nở, trưa ấm nở rộ. Chiều chiều hoa cúp lại ngủ, ngày mai sáng sớm lại mãn khai, thân cây hoa chỉ cao lắm là đến đầu em bé 5, 6 tuổi. Nên hoa và cây không che vướng tầm nhìn từ trong nhà ra ngoài trời. Chú Phương yêu quý những cây hoa đó lắm. Vun tưới thường xuyên. Hỏi tên hoa đó là hoa gì? Chú trả lời ngon ơ: Đó là hoa vông vang của Đỗ Tốn, Chúng tôi không nhớ và cũng không biết ông Đỗ Tốn là ai
Trong sự bồi hồi xúc động, tay bắt mặt mừng, họ được gặp lại để trò chuyện với những người họ hàng thân yêu, những bạn bè xa gần thân thiết, nhìn thấy tận mắt những làng xưa chốn cũ, nhớ lại những kỷ niệm êm đẹp từ thuở thơ ấu cho đến ngày tạm thời phải rời bỏ những nơi này ra đi, ôi biết bao nhiêu nỗi xúc động trộn lẫn niềm sung sướng vô biên, nói làm sao cho hết được.
Những yếu tố lôi cuốn du khách đi du lịch đến một đất nước bao gồm cảnh đẹp thiên nhiên, văn hóa, thành phố lớn với những lối kiến trúc độc đáo, cuộc sống sôi động, ẩm thực, hoạt động phiêu lưu, kỳ thú ngoài trời, những buổi hòa nhạc, thể thao, nghệ thuật, hay lễ hội, địa điểm hành hương tôn giáo, phương tiện giao thông, vấn đề an ninh và bình yên; trong văn hóa, yếu tố con người chiếm một phần rất lớn khiến du khách khi rời xa, vẫn lưu luyến muốn trở lại lần nữa.
Nếu quý vị độc giả nào đã đọc câu chuyện tình cảm éo le, oan trái tràn đầy nước mắt: "Thằng Cu Tí và Thằng Cu Tèo" và nếu quy vị nào chưa đọc, thì xin hãy mở Google.com sẽ thấy đế tài này thuật lại 2 vị cao niên về thăm VN để hưởng tuần lễ trăng thanh gió mát quê nhà, sau nhiều năm phải rời bỏ quê hương để sống tha hương ngàn trùng xa cách nơi đất khách quê người đi tìm sự tự do. Nay mới có dịp được quay trở về thăm quê cha đất tổ, đồng thời còn được thưởng thức những món ăn đặc sản quê hương
Tôi lắng nghe, ngạc nhiên nhiều hơn thương cảm. Một người như Tầm mà bị lường gạt về lãnh vực 'xương máu' của mình. Tôi có thể hiểu và cảm thông an ủi trong mọi hoàn cảnh đau buồn, thất vọng của người thân chung quanh. Nhưng tôi lại rất vụng về khi phải đề cập đến mọi giao cảm đối với những con số. Tôi không có duyên phận và chung đường với nó. Nên tôi chỉ biết yên lặng, chờ đợi.
Lúc xưa thật xưa, người Việt Nam ta có tục lệ bầy cỗ Trung Thu vào dịp tết trăng tròn tháng 8 âm lịch. Cỗ này thường để dành cho trẻ con, vừa vui Trung Thu, vừa ăn bánh vừa ngắm trăng tròn, sáng tỏ. Thường cỗ này gồm phần lớn là bánh Trung Thu, bánh dẻo bánh nướng và rất nhiều thứ trái cây, trái cây chánh là bưởi, bưởi hồng đào ngọt và tròn xoay như một vầng trăng. Ăn bưởi xong, có thể sâu hột trái bưởi, phơi khô đi sem sém, và có thể đốt hạt bưởi từng sâu như đốt nến, đèn cầy.
Tường Vi sinh ra lớn lên từ miền “quê hương em nghèo lắm ai ơi, mùa đông thiếu áo hè thời thiếu cơm”. Trước 1975, ba Vi có chức vụ lớn trong quân đội, làm việc tại Đà Nẵng cuối tuần mới ra Huế. Gia đình Vi ở bên kia bờ Sông Hương nằm trên đường Nguyễn Công Trứ, khu nhà vườn rộng mênh mông có bến sông sau, trước ngõ trồng hàng loạt hoa Tường Vi. Mẹ rất thích loại hoa này, nên đặt tên Vi giống loài hoa. Vi có bốn chị em gồm hai em trai (Vinh, Lộc) và gái út (Tường Như), Vi là chị đầu đàng. Năm 13 tuổi vì thi rớt nên phải học trường tư thục Bồ Đề đến năm lớp tám, ba Vi từ Đà Nẵng dẫn theo người thanh niên về Huế giới thiệu tên Sơn, ra Huế học đại học luật khoa, sẽ dạy kèm chị em, làm gia sư ăn ở trong nhà luôn. Vì tò mò hỏi mạ
Sau này, mỗi khi muốn kết bạn với ai, tôi thường nghĩ về Bi, về lúc Bi cầm tay tôi cho con Nâu ngửi với sự trấn an vô tư của trẻ con thời khó khăn nhất. Chúng tôi không có đồ chơi, không có không gian lớp học năng khiếu, thi tài, không có những cuộc chạy đua đồ đạc mới hay chôm đồ đạc của nhau trong lớp học. Chúng tôi chỉ có bàn tay, con Nâu, đường đất đỏ về nhà và một bờ sông nguy hiểm.
Kể cả sau khi ra trường đi dạy, góc nhìn chọn lựa đàn ông của tôi rất giới hạn. Không cần đẹp trai, nhưng không thể xấu. Không quá cao, cũng không thể lùn. Không ăn diện thời trang, cũng không quê mùa. Không nói nhiều, cũng không câm nín. Không cần thông minh, nhưng đừng ngu khờ. Không cần làm anh hùng, nhưng đừng hèn nhát. Nhưng các tiêu chuẩn này không có nghĩa tôi sẽ chọn người trung bình.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.