Hôm nay,  

Cõi dương gian anh còn nợ chữ Hiếu

5/20/202409:02:00(View: 3756)
Truyện

sum hop gia dinh 2
Anh Trần Đình Đài là con trai thứ trong một gia đình trung lưu ở quận 3, Saigon xưa. Mẹ anh cũng là hậu duệ của hoàng gia triều Nguyễn. Cha anh là một trí thức vì vậy cả đàn con, bảy đứa ba mẹ đều cho ăn học đến nơi đến chốn. Những năm tháng ấy, đất nước bất ổn, tiếng súng vẫn hăm he đau đó trên đầu, bên cạnh cuộc sống bất an là vậy nhưng cha mẹ anh vẫn cố làm lụng để chăm lo cho con cái, trang trải cuộc sống. Mẹ anh tần tảo đủ mọi việc như buôn bán, chạy hàng chợ trên chợ dưới để làm sao các con đều được học hành nên người.
Anh tốt nghiệp trường kỹ sư Phú Thọ, Saigon, rồi đi làm. Anh làm công việc bảo dưỡng, máy móc, phụ trách phần kỹ thuật trong một đơn vị truyền tin của Mỹ, nên tháng 3/1975, Mỹ rút quân còn lại về nước và cho di tản những người làm việc trong cơ quan của họ. Vậy là anh lên máy bay qua Mỹ tháng 3/1975.
Qua bển anh được tài trợ bước đầu. Rồi anh học hành tiếp để đi làm. Khi cuộc sống ổn định, anh cũng có phụ giúp tài chính lai rai giúp cha mẹ thuốc thang, đường sữa bồi dưỡng tuổi già. Khi có quốc tịch Mỹ,  anh làm giấy bảo lãnh gia đình gồm ba mẹ và cô em út là TrầnThu Huệ. Còn những người anh em đã có gia đình ổn định công việc rồi thì thôi. Anh cũng muốn sống gần ba mẹ để báo hiếu những năm tháng tuổi già đã một đời cực nhọc vì đàn con.
Sau bao năm chờ đợi sự nổ lực của anh đã được chiếu cố, ba mẹ và em Thu Huệ đã được lãnh sự quán Mỹ phỏng vấn và đã được chận đi theo diện đoàn tụ gia đình. Giấy tờ hoàn tất, chỉ còn một thời gian ngắn nữa thôi là ba mẹ anh và cô em út sẽ sang bển với anh. Anh có ba mẹ, có em gái, sẽ đâm ấm biết bao. Ai cũng mừng và náo nức ngày sum họp gia đình. Ở nhà ngoài việc lo chuẩn bị vật dụng cho chuyến đi, sắp xếp việc nhà, gia đình ba mẹ anh cũng làm vài mâm cơm cúng tổ tiên ông bà mà chia tay với bà con, bạn bè và xóm phường thân thương.
Chỉ còn một tuần nữa là lên đường ba mẹ anh và cô em út sẽ rời Saigon, thì bất ngờ anh Đình Đài điện về nói là : “Con xin lỗi ba mẹ và em Huệ, con hết tiền rồi, không đủ tiền mua vé máy bay!”. Nên thôi ba mẹ và em hủy chuyến đi.
Cả gia đình dòng họ ngỡ ngàng, thất vọng và buồn nhưng biết làm sao được. Con nó nói vậy thì nghe vậy. Thôi thế là hành lý phải tháo ra, cuộc sống lại như cũ. Ba anh trở lại công việc thường ngày dù tuổi đã cao. Mẹ anh lại ra chợ bán buôn kiếm sống qua ngày. Khi thì bán bánh giò, lúc ế thì bán bánh canh, bán chè,...kiếm đồng tiền tuổi xế chiều không hề dễ nhưng cũng phải cố thôi! Thu Huệ học xong và cũng xin được công việc xa nhà cách vài chục cây số, đôi ba năm rồi xin lần lần về gần nhà cuộc sống cũng chật vật nhưng rồi cũng ổn định dần. Ba mẹ anh lúc này ở nhà đã già yếu. Rồi ba anh mất do tuổi già sức yếu, mẹ anh cũng buồn nên sức khỏe yếu dần và mất sau ba anh một năm. Chỉ còn lại Thu Huệ sống một mình. May mắn chị bảo là chị “chó ngáp trúng ruồi” được du học Mỹ theo chương trình đào tạo việc làm của cơ quan. Chị nói “chó ngáp một trăm lần mới gặp may như chị”. Thu Huệ qua bển học, sau khi học xong thì có sẵn hồ sơ cũ, anh Đình Đài bảo lãnh và chị được ở lại bên đó làm việc. Qua câu chuyện với mấy người bạn của anh Thu Huệ mới biết lý do anh Đình Đài không mua vé nổi cho ba mẹ chị định cư cùng anh: Rằng là cuối năm ấy anh Đình Đài gặp chị Nguyễn Thị Bông Cẩn, trong một đám cưới người bạn, Bông Cẩn mới vượt  biên qua, thế rồi anh Đình Đài và chị Bông Cẩn quen nhau và đi đến hôn nhân sau đó không lâu. Nguyên nhân chị Bông Cẩn được đặt chân lên đất Mỹ cũng tình cờ. Do tới nhà phụ việc cho gia đình ông cậu. Cậu chị là ông Lê Thận làm nghề đánh cá ở một làng ven biển Vũng Tàu. Ông có chiếc ghe nên lúc đi đánh cá ông cùng gia định vượt qua hải phận và được tàu Na Uy vớt qua Singapore, rồi được xét định cư theo diện tị nạn. Chính vì thế ơn nghĩa của vợ anh -chị Bông Cẩn với cậu nhiều nên chị nói gì anh cũng nghe theo. Ông Lê Thận bàn với anh Đình Đài:
-Mày qua trước, làm lụng chắt bóp có vốn rồi thì mua một chiếc tàu đánh cá. Tao đi làm. Mày có của, tao có công, lợi tức chia đôi.
 Anh lúc đầu cũng còn phân vân, muốn lo cho ba mẹ và em gái út qua đây ổn định rồi mới lo đến việc mở rộng làm ăn. Nhưng vợ anh bảo:
 -Mình ơn cậu lắm, anh phải nghe lời cậu. Cậu có nghề đánh cá hồi trước bên Việt Nam. Cậu rành rồi. Mình có của, cậu có công, lại giao cho người trong nhà khỏi sợ mất hay bị lừa gì đâu. Mình chỉ việc ngồi nhà mà được chia tiền. Như thế nhàn, khỏe mà chẳng mấy chốc mà giàu. Còn chuyện lãnh ba mẹ thì sau này mình có tiền hãy tính tiếp.
Anh nghe vợ bàn vậy cũng xuôi tay và đồng ý bỏ vốn ra mua chiếc tàu đánh cá. Nhưng ba mẹ anh thì không đợi được đến ngày anh dư giả nên đã dìu nhau về miền miên viễn sau đó không lâu.
Chuyện làm ăn của anh không suôn sẻ. Cậu vợ anh -ông Lê Thận thường xuyên báo lỗ, anh phải bỏ tiền bù lỗ, hết năm này đến năm khác, có khi túng quá phải vay mượn bạn bè bù lỗ cho ông. Từ ngày mua chiếc tàu, anh chưa có đồng lời nào mà chỉ thấy toàn lỗ là lỗ đến nỗi anh tái mặt và rồi ông Lê Thận bảo là:
-Thôi mày bán chiếc tàu đó đi, giá rẻ, tao mua cho.
Anh bán lại chiếc tàu đó với giá bèo, không đủ trả nợ cho bạn bè. Anh lâm vào cảnh túng thiếu nên vì thế, còn một tuần nữa mà không mua nổi ba cái vé cho ba mẹ và em.
Rồi ba mẹ qua đời, anh ân hận lắm! Anh ray rứt nhưng nợ cơm áo và trách nhiệm gia đình vợ con anh lại tặc lưỡi bỏ qua. 
Mấy mươi năm đã trôi qua, sức khỏe anh cũng ngày một tàn tạ theo tuổi tác và bệnh tật. Rồi anh cũng từ giã cõi trần tại TP Houston, bang Texas. Hoa kỳ. Cõi trần anh còn nợ một chữ hiếu với ba me, hi vọng qua cõi khác anh gặp ba me để báo hiếu phần nào. Cũng chỉ vì thiếu vé máy bay.
Saigon ngày 11/5/2024
Hoàng Thị Bích Hà
 
 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Bóng tối mịt mùng bao phủ không gian, bên trong căn phòng lung linh ánh sáng từ ngọn nến tỏa ra, cái viền vàng hình lưỡi mác bọc lấy tim nến đỏ, ánh sáng phá vỡ màn đêm đen kịt ấy. Ngọn lửa nến âm thầm tỏa sáng, càng sáng bao nhiêu thì thân nến lại hao mòn bấy nhiêu. Những giọt lệ nóng hổi chảy dọc thân nến, đọng lại thành những mảng sáp hồng dưới chân...
Cứ mỗi khi nhìn trời mưa bên đây, tôi lại nhớ về mưa quê nhà, mưa trong ngõ hẻm nhà mình...
Khi chúng tôi được vô lớp học của thầy thì thầy chúng tôi đã cao tuổi rồi, lúc đó, khoảng năm 1965-1970 thầy đã trong, ngoài 60 tuổi. Với cái tuổi gọi là nhi nhĩ thuận đó, thầy tôi còn rất vui vẻ, phong độ uy nghi, đĩnh đạc và sức khỏe tốt. Tứ thời thầy mặc bộ complet đen tươm tất và tay sách cặp da đi dậy học, phía trong áo gilet, thầy cài đủ thứ bút viết, viết bic xanh, đỏ, bút máy, viết chì… để tùy nghi sử dụng và có ngay...
Bắc thang lên hỏi tận trời / Hỏi sao Cuội phải ấp cây cả đời / Cuội nghe thấy nói Cuội cười / Bởi hay nói dối nên ngồi gốc cây...
Ôi, bao nhiêu thứ vặt vãnh của cuộc sống đang về hùa nhau làm khổ thân tôi. Những ngày hạnh phúc xưa tôi nào biết cuộc đời có nhiều cái khổ như thế...
Quán đông. Ông khách nhìn quanh tìm chỗ. Tất cả mọi bàn đều có người ngồi. Chỉ riêng bàn tôi là còn dư một chỗ, bởi tôi có một mình. Người hầu bàn đi tới đi lui, ngóng cao cổ, tìm chỗ cho khách. Vẻ bối rối của anh ta gián tiếp nhắc khách ăn mau hơn để nhường chỗ cho những kẻ còn đang đói lòng. Người hầu bàn nhìn tôi, thoáng nét trông đợi. Mới gọi đĩa cơm, tôi không thể nào ăn hết trong vòng năm phút. Tôi nhìn người đàn ông. Tóc húi cua, lấm tấm những chân tóc muối tiêu. Thân thể gầy gò. Hai gò má nhô cao. Đôi mắt sáng. Vài sợi râu lún phún dưới cằm. Tôi ngước nhìn người hầu bàn và chỉ vào chiếc ghế trống trước mặt. “Nếu bác ấy muốn ngồi đây thì cứ tự nhiên. Tôi chỉ có một mình.”
Tin hoàng hậu Ma Gia đã hạ sanh con trai ở vườn Lâm Tỳ Ni bay về thành Ca Tỳ La Vệ làm cho cả hoàng tộc hớn hở vui mừng. Dân chúng trong thành cũng vui như thể đó là người của nhà mình, những đám đông dổ ra đường nhảy múa reo hò, những nhóm người tụ tập ở các đền thờ để tạ ơn thần Brahma...
Cái ổ gà ấy tôi quý lắm, bây giờ nhớ lại vẫn quý mà mơ hồ như những chú gà con mới nở, đẹp như những nắm bông gòn, tròn trịa, trắng tinh ấy vẫn còn loanh quanh luẩn quẩn xung quanh tôi, kêu chiếp chiếp...
Tôi đến thăm nghĩa trang vào lúc trời đã ngả về chiều. Nghĩa trang của dòng tộc tôi nằm sát chân núi Cà Đú, một rặng núi cuối cùng của dãy Trường Sơn, nằm về phía Bắc thị xã Phan Rang chừng 10 cây số...
Tiếng Mẹ nghe sao mà cao thượng, sao mà ý nghĩa vô cùng! Một người Mẹ luôn là một kho tàng được ẩn kín, như tất cả những điều quý báu nhất trên đời...
Mỗi khi tay tôi bị thương, hoặc bị nóng lạnh, khi tôi vuốt ve gương mặt các con hoặc người bạn đời của mình, tôi nghĩ đến Ngoại tôi...
Chưa đến ba mươi tuổi, một nách hai đứa con thơ, theo Ba, Mạ phải xa Huế. Từ đó, hơn nửa thế kỷ qua cho đến khi lìa đời, Mạ xuôi Nam, rồi sang Đức. Suốt mấy chục năm, Mạ chỉ còn những lần về Huế đôi ba ngày ngắn ngủi thăm gia đình, chứ Mạ không còn được sống ở Huế nữa...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.