Hôm nay,  

Cõi dương gian anh còn nợ chữ Hiếu

5/20/202409:02:00(View: 3612)
Truyện

sum hop gia dinh 2
Anh Trần Đình Đài là con trai thứ trong một gia đình trung lưu ở quận 3, Saigon xưa. Mẹ anh cũng là hậu duệ của hoàng gia triều Nguyễn. Cha anh là một trí thức vì vậy cả đàn con, bảy đứa ba mẹ đều cho ăn học đến nơi đến chốn. Những năm tháng ấy, đất nước bất ổn, tiếng súng vẫn hăm he đau đó trên đầu, bên cạnh cuộc sống bất an là vậy nhưng cha mẹ anh vẫn cố làm lụng để chăm lo cho con cái, trang trải cuộc sống. Mẹ anh tần tảo đủ mọi việc như buôn bán, chạy hàng chợ trên chợ dưới để làm sao các con đều được học hành nên người.
Anh tốt nghiệp trường kỹ sư Phú Thọ, Saigon, rồi đi làm. Anh làm công việc bảo dưỡng, máy móc, phụ trách phần kỹ thuật trong một đơn vị truyền tin của Mỹ, nên tháng 3/1975, Mỹ rút quân còn lại về nước và cho di tản những người làm việc trong cơ quan của họ. Vậy là anh lên máy bay qua Mỹ tháng 3/1975.
Qua bển anh được tài trợ bước đầu. Rồi anh học hành tiếp để đi làm. Khi cuộc sống ổn định, anh cũng có phụ giúp tài chính lai rai giúp cha mẹ thuốc thang, đường sữa bồi dưỡng tuổi già. Khi có quốc tịch Mỹ,  anh làm giấy bảo lãnh gia đình gồm ba mẹ và cô em út là TrầnThu Huệ. Còn những người anh em đã có gia đình ổn định công việc rồi thì thôi. Anh cũng muốn sống gần ba mẹ để báo hiếu những năm tháng tuổi già đã một đời cực nhọc vì đàn con.
Sau bao năm chờ đợi sự nổ lực của anh đã được chiếu cố, ba mẹ và em Thu Huệ đã được lãnh sự quán Mỹ phỏng vấn và đã được chận đi theo diện đoàn tụ gia đình. Giấy tờ hoàn tất, chỉ còn một thời gian ngắn nữa thôi là ba mẹ anh và cô em út sẽ sang bển với anh. Anh có ba mẹ, có em gái, sẽ đâm ấm biết bao. Ai cũng mừng và náo nức ngày sum họp gia đình. Ở nhà ngoài việc lo chuẩn bị vật dụng cho chuyến đi, sắp xếp việc nhà, gia đình ba mẹ anh cũng làm vài mâm cơm cúng tổ tiên ông bà mà chia tay với bà con, bạn bè và xóm phường thân thương.
Chỉ còn một tuần nữa là lên đường ba mẹ anh và cô em út sẽ rời Saigon, thì bất ngờ anh Đình Đài điện về nói là : “Con xin lỗi ba mẹ và em Huệ, con hết tiền rồi, không đủ tiền mua vé máy bay!”. Nên thôi ba mẹ và em hủy chuyến đi.
Cả gia đình dòng họ ngỡ ngàng, thất vọng và buồn nhưng biết làm sao được. Con nó nói vậy thì nghe vậy. Thôi thế là hành lý phải tháo ra, cuộc sống lại như cũ. Ba anh trở lại công việc thường ngày dù tuổi đã cao. Mẹ anh lại ra chợ bán buôn kiếm sống qua ngày. Khi thì bán bánh giò, lúc ế thì bán bánh canh, bán chè,...kiếm đồng tiền tuổi xế chiều không hề dễ nhưng cũng phải cố thôi! Thu Huệ học xong và cũng xin được công việc xa nhà cách vài chục cây số, đôi ba năm rồi xin lần lần về gần nhà cuộc sống cũng chật vật nhưng rồi cũng ổn định dần. Ba mẹ anh lúc này ở nhà đã già yếu. Rồi ba anh mất do tuổi già sức yếu, mẹ anh cũng buồn nên sức khỏe yếu dần và mất sau ba anh một năm. Chỉ còn lại Thu Huệ sống một mình. May mắn chị bảo là chị “chó ngáp trúng ruồi” được du học Mỹ theo chương trình đào tạo việc làm của cơ quan. Chị nói “chó ngáp một trăm lần mới gặp may như chị”. Thu Huệ qua bển học, sau khi học xong thì có sẵn hồ sơ cũ, anh Đình Đài bảo lãnh và chị được ở lại bên đó làm việc. Qua câu chuyện với mấy người bạn của anh Thu Huệ mới biết lý do anh Đình Đài không mua vé nổi cho ba mẹ chị định cư cùng anh: Rằng là cuối năm ấy anh Đình Đài gặp chị Nguyễn Thị Bông Cẩn, trong một đám cưới người bạn, Bông Cẩn mới vượt  biên qua, thế rồi anh Đình Đài và chị Bông Cẩn quen nhau và đi đến hôn nhân sau đó không lâu. Nguyên nhân chị Bông Cẩn được đặt chân lên đất Mỹ cũng tình cờ. Do tới nhà phụ việc cho gia đình ông cậu. Cậu chị là ông Lê Thận làm nghề đánh cá ở một làng ven biển Vũng Tàu. Ông có chiếc ghe nên lúc đi đánh cá ông cùng gia định vượt qua hải phận và được tàu Na Uy vớt qua Singapore, rồi được xét định cư theo diện tị nạn. Chính vì thế ơn nghĩa của vợ anh -chị Bông Cẩn với cậu nhiều nên chị nói gì anh cũng nghe theo. Ông Lê Thận bàn với anh Đình Đài:
-Mày qua trước, làm lụng chắt bóp có vốn rồi thì mua một chiếc tàu đánh cá. Tao đi làm. Mày có của, tao có công, lợi tức chia đôi.
 Anh lúc đầu cũng còn phân vân, muốn lo cho ba mẹ và em gái út qua đây ổn định rồi mới lo đến việc mở rộng làm ăn. Nhưng vợ anh bảo:
 -Mình ơn cậu lắm, anh phải nghe lời cậu. Cậu có nghề đánh cá hồi trước bên Việt Nam. Cậu rành rồi. Mình có của, cậu có công, lại giao cho người trong nhà khỏi sợ mất hay bị lừa gì đâu. Mình chỉ việc ngồi nhà mà được chia tiền. Như thế nhàn, khỏe mà chẳng mấy chốc mà giàu. Còn chuyện lãnh ba mẹ thì sau này mình có tiền hãy tính tiếp.
Anh nghe vợ bàn vậy cũng xuôi tay và đồng ý bỏ vốn ra mua chiếc tàu đánh cá. Nhưng ba mẹ anh thì không đợi được đến ngày anh dư giả nên đã dìu nhau về miền miên viễn sau đó không lâu.
Chuyện làm ăn của anh không suôn sẻ. Cậu vợ anh -ông Lê Thận thường xuyên báo lỗ, anh phải bỏ tiền bù lỗ, hết năm này đến năm khác, có khi túng quá phải vay mượn bạn bè bù lỗ cho ông. Từ ngày mua chiếc tàu, anh chưa có đồng lời nào mà chỉ thấy toàn lỗ là lỗ đến nỗi anh tái mặt và rồi ông Lê Thận bảo là:
-Thôi mày bán chiếc tàu đó đi, giá rẻ, tao mua cho.
Anh bán lại chiếc tàu đó với giá bèo, không đủ trả nợ cho bạn bè. Anh lâm vào cảnh túng thiếu nên vì thế, còn một tuần nữa mà không mua nổi ba cái vé cho ba mẹ và em.
Rồi ba mẹ qua đời, anh ân hận lắm! Anh ray rứt nhưng nợ cơm áo và trách nhiệm gia đình vợ con anh lại tặc lưỡi bỏ qua. 
Mấy mươi năm đã trôi qua, sức khỏe anh cũng ngày một tàn tạ theo tuổi tác và bệnh tật. Rồi anh cũng từ giã cõi trần tại TP Houston, bang Texas. Hoa kỳ. Cõi trần anh còn nợ một chữ hiếu với ba me, hi vọng qua cõi khác anh gặp ba me để báo hiếu phần nào. Cũng chỉ vì thiếu vé máy bay.
Saigon ngày 11/5/2024
Hoàng Thị Bích Hà
 
 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Bảo rằng mới, ừ thì là mới nhưng thật sự thì tháng năm đã từ vô thủy đến giờ. Tháng năm là tháng năm nào? Năm nào cũng có tháng năm, nếu bảo mọi tháng đều là tháng năm thì cũng chẳng sai. Năm, tháng, ngày, giờ… là cái khái niệm con người chế ra, tạm gọi là thế, tạm dùng để đo, đếm cái gọi là thời gian. Bản thân thời gian cũng là một khái niệm như những khái niệm dùng để đo lường nó...
Quán cà phê nằm trên đường Đinh Tiên Hoàng, hướng về phía Đa Kao...
Sáng chúa nhật, vừa làm điểm tâm sáng, pha café, nàng nói với chồng...
Mẹ đã về cõi vĩnh hằng. Tưởng nhớ mẹ, nhà thơ Trần Thanh Quang gửi tiếng lòng vào một trong những bài thơ dành cho mẹ đầy xúc động. Bài thơ có tựa chỉ một tiếng Mẹ nhưng gói gắm cả bầu trời tâm sự của người con. Anh đã chọn thể thơ lục bát truyền thống để chuyển tải thi ý, nghe giai điệu vọng về như tiếng ru của mẹ thuở nào!...
Một ơn phước lớn lắm, mẹ lẩm bẩm. Mỗi sáng, cứ coi như là “thức dậy” sau một đêm không hề chợp mắt, mẹ tự hỏi tối hôm nay mình sẽ ngủ được không, hay vẫn cứ chong mắt để không làm gì...
Căn nhà cũ. Chắc cũng gần năm chục tuổi. Sát bìa một khu rừng, trong một thị trấn lưa thưa bóng người. Chủ nhà đăng bảng bán biết bao lâu nhưng chẳng ai mua. Lúc ấy tôi đang có việc làm, lại thích cái tĩnh lặng huyền bí của khu rừng phía sau nhà nên đồng ý mua ngay. Thị trấn ấy vô cùng nhỏ bé. Một con đường chính viền hàng cây phong với vài ba ngã tư đèn xanh đèn đỏ. Từ đó mọc lan ra những con đường nhỏ, quanh co vào những khu xóm thưa người. Vì vậy khu rừng sau nhà là nơi tôi lui tới thường xuyên. Một tấm bảng với hai chữ “Dead End” gắn trên cây cột gỗ chôn ở bìa rừng. Một lối mòn vắt trên cỏ dại, bò quanh co giữa những tàng cây cao và bụi rậm với dây leo chằng chịt. Tôi thường mò mẫm một mình trên lối mòn ấy cho đến khi đám dây leo vắt ngang, chặn mất lối đi và cỏ dại xóa hết lối mòn. Dọc lối mòn quanh co ấy, thỉnh thoảng có một tảng đá nằm trơ trọi giữa cỏ cây rậm rạp, như thể ai đó đặt sẵn chỗ nghỉ chân cho những kẻ rong chơi. Và rải rác đó đây một loài hoa lạ. Loài hoa có bốn cán
Đời người không bình lặng mà luôn dậy sóng, lắm khi mưa lũ bão bùng, một khi nó đi qua thì ta mới thấy, mới thưởng thức được nét đẹp của hồ thu, của lá vàng bay lượn khắp nơi.
Trần Trọng Tâm sinh trưởng tại thành phố Quy Nhơn. Anh tốt nghiệp Đại Học sư phạm lý năm 1980 (anh là bạn học của anh rể tôi). Anh được bổ nhiệm vào dạy học ở Bình Chánh. Anh dạy tốt, kiến thức vững, nghệ thuật truyền đạt dễ hiểu. Phụ huynh học sinh rất quý anh! Ngoài giờ dạy anh thường ra uống cà phê ở quán bác Xuyến gần trường...
Sáu chị em chúng tôi vẫn chưa tưởng tượng được mình đã xa Ba Mạ, anh Lam và Kanh Kem, xa thật xa. Quê hương xa lắc, xa lơ bên kia bờ đại dương. Chừ mới thấm, thế nào là cây xa cội, nước xa nguồn. Anh chị Hải Điền và cu Nam đón chúng tôi ở phi trường Düsseldorf. Mừng mừng, tủi tủi...
Thằng Tường uống một ngụm bia, bọt bia trắng viền trên miệng nó thành một viền tròn. Nó đã bắt đầu ngà ngà say. Để chiếc ly xuống bàn chuếnh choáng, nó vung tay nói...
Tiếng tụng kinh đều đều, vừa tai nhẹ nhàng quen thuộc của chồng tôi ở phòng bên vọng ra làm tôi cảm thấy tâm hồn mình thêm bình an; đứng lên bước ra ngoài hàng hiên của căn airbnb ở tầng thứ 10 cao nhất của building mà chúng tôi được các con mướn cho một tuần lễ nghỉ hè mừng ngày sinh nhật đám cưới 40 năm của chúng tôi, cả tâm hồn theo dòng thác chảy rào rạt kỷ niệm xa xưa…
Ông làm bí thơ, quyền lực trùm một phương, ở triều đình hay ngoài châu quận đều đứng trên vạn người trong thiên hạ. Người ta vẫn bảo ông làm vua một cõi, điều này chẳng phải nói điêu mà thật sự như vậy! Lời bàn tán cũng đến tai ông, ông không nói năng gì nhưng tỏ vẻ hài lòng và mặc nhiên cho là thế. Ông chẳng phải là nhân viên công quyền mà chỉ là người đứng đầu một bang phái nhưng quyền hành của ông phủ khắp, mọi việc lớn nhỏ đều do ông định đoạt, mọi chức vụ cao thấp do ông đặt để...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.