Hôm nay,  

Cô giáo “phản động”

1/4/202417:26:00(View: 3282)
Truyện

VN poor neighbor

Tôi là con nhỏ Bắc di cư, nên hết Hè năm 75 tôi học xong đại học, chuẩn bị đi dạy. Ai dè ngày 30/4 ập đến, tất cả sinh viên miền Nam tạm ngưng việc học, để đi làm lao động công ích, dọn dẹp đường phố, phụ việc đổi tiền, đào kênh… Theo đúng lời kêu gọi (nhưng bắt buộc): Nơi cần thanh niên có, nơi khó có thanh niên. Chúng tôi là những người “học đủ rồi “(không những đủ, mà còn dư). Mấy ông chính trị viên bảo vậy. Tóm lại tôi là “sản phẩm” của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), học tiểu học, trung học, đại học. Rồi làm việc cho chế độ mới Xã Hội Chủ Nghĩa (XHCN).
    Hễ cái gì đi ngược lại, là phản động.
    Tôi bị mang tiếng có tư tưởng phản động. Chẳng hạn khi mấy ông chính trị viên (ctv) phiên âm tất cả những chữ nước ngoài ra tiếng Việt, như Tổng Thống Pho, Sa sỉ tỉ Á (Shakespeare),Niu ót, hót môn (hormone), v.v... Tôi thắc mắc tên riêng không bao giờ được thay đổi, phiên âm ra bất kỳ tiếng nước nào. Còn văn hào Shakespeare là tên nhiều người biết, phiên âm còn làm người ta thắc mắc thêm: ai vậy cà?
    Nói như Vẹm.
    Kiểu nào cũng nói được. Lão ctv nói tôi có tư tưởng tạch tạch xè (tiểu tư sản), không đứng trên lập trường giai cấp công nông ít chữ, nên phải phiên âm ra tiếng Việt. Tôi vẫn cãi: lần đầu không biết, người ta tìm hiểu, lần sau sẽ biết.
    Như vậy thay vì kéo người không biết lên, lại dìm người biết xuống cho bằng. Cuối cùng tất cả đều không biết.
    Chính trị viên chỉ là những ông bộ đội được tung ra khắp nơi, không cần là sĩ quan có cấp bậc. Họ chỉ cần nói như con vẹt 3 bài học về XHCN: 3 giòng thác cách mạng, Hồng & chuyên, Hiện tượng & bản chất. Tôi đã bị nhồi nhét đến nỗi cho đến bây giờ, gần 50 năm tôi vẫn nhớ như in, có thể thao thao kể lại chuyện tôi cãi với ctv trong những buổi thảo luận, họp tổ…
    Chế độ mới không để người ta rảnh rỗi một chút nào (rảnh rỗi sinh nông nỗi), suốt ngày họp hành, toàn làm chuyện vô bổ. Khi thảo luận tôi lỡ miệng nói: Trong lớp nghe lý thuyết XHCN “hay ho”, về nhà (thực tế) không có gạo nấu cơm, lại thấy sai. Lão ctv mừng quá, há miệng cười (nham nhở): Chỉ cần chị nói lý thuyết đúng 1%, là chúng tôi ĐÃ THÀNH CÔNG  rồi đấy.Vì để xô đổ một bức tường kiên cố, chúng tôi phải kiên trì hôm nay xô một cái, ngày mai xô một cái, cho đến khi bức tường đổ, hèn chi “cái nôi” của XHCN là Liên sô (cùng nhau xô).
    Bữa đó tôi tức lắm, nói như Vẹm mà. Tội nghiệp cho biết bao bà mẹ chiến sĩ bao che cho tụi cán binh Cộng Sản, để bây giờ mới sáng mắt ra.Toàn đám ăn trên ngồi trốc hưởng hết, loại “gộc “miền Nam theo mặt trận GPMN, còn chẳng ăn ai. Mấy bà mẹ chiến sĩ được xơ múi gì. Trường học thời XHCN là hình ảnh của xã hội người ta đang sống: Phô trương, láo khoét.
    Vừa về nhận việc, chúng tôi phải đi công tác ở Hóc Môn 18 thôn vườn trầu, ổ chứa CS nằm vùng thời VNCH, gọi là nơi có tinh thần cách mạng cao. Chúng tôi được chia ra ở chung với nhà dân. Trong 2 tuần, giáo viên sẽ hướng dẫn dân lên luống trồng khoai lang, đi thăm các gia đình có công với cách mạng, và tham gia công tác xoá nạn mù chữ. Dĩ nhiên chúng tôi phải làm đủ 3 việc qui định. Mọi việc tưởng hoàn tất tốt đẹp, dù rằng thầy cô giáo ở thành phố có bao giờ trồng khoai (đất đâu mà trồng?) Hôm chia tay, phường uỷ tổ chức một buổi tuyên dương công trạng cho giáo viên. Địa phương lịch sự mời khách nói trước. Một ông dạy Văn (nói giỏi) bị chỉ định lên kể thành tích:
    Hướng dẫn cách trồng khoai để đạt năng suất cao.
    Xoá nạn mù chữ (chỉ có 2 tuần).
    Thăm gia đình ông Năm Rơ, người có công che giấu cán binh CS rất hiệu quả, qua mặt bao nhiêu lần địch lùng sục căn cứ cách mạng. Ông thầy dạy Văn nói xong, ai cũng hả hê (vì sắp được về nhà). Khi ông phường uỷ lịch sự lên “đáp lễ”, tụi tôi thấy ổng đằng hắng thật to, rồi mới dõng dạc nói, nét mặt có vẻ “hình sự”.
    Thầy cô nhìn nhau, coi chừng về quận bị dũa.
    Xin cám ơn các giáo viên quận XYZ tích cực công tác ròng rã 2 tuần tại địa phương của chúng tôi. Nơi đây là “đất thép thành đồng”, dân chúng hết lòng yểm trợ cách mạng (ý khoe có nhiều nằm vùng). Nhưng rất tiếc: Ngày hôm qua chúng tôi đã phải trồng lại các vồng khoai. Vì trồng như vậy sẽ chỉ ra toàn lá, chứ không có củ. Sau 2 tuần các cụ già vẫn chưa viết được tên mình (trời đất, đọc còn ngắc ngứ. Viết phải tập rất lâu, sao mà muốn nhiều vậy?). Thầy cô đã đi sai nhà, thăm gia đình có công với Mỹ Nguỵ, không phải có công với cách mạng. Ông Năm Rơ là cán bộ xây dựng nông thôn thời Nguỵ. Ông Năm Ri mới là người che giấu các đồng chí bộ đội thoát khỏi các cuộc truy lùng, ông Năm Rơ lại là người chỉ điểm.
    Chúng tôi ngồi bên dưới im thin thít, anh bạn ngồi kế ghé tai:  Họ đang chửi “tiên sư bố” tụi mình. Cũng tại cái thằng nhóc dẫn đường, nó chỉ về hướng đó, rồi biến mất. Giáo viên chia ra thành nhiều tốp, nhóm tôi nào có biết sau nhà Năm Rơ là nhà Năm Ri, nằm khuất sau rặng cây dừa phía sau. Cả nhóm tôi ủ rũ, mà tôi lại là người bị chỉ định nói lời xin lỗi. Cũng may chỉ có một nhóm sai, còn đa số đều vô đúng nhà. Riêng ông phường trưởng đã được “nháy” trước, nên mang biếu một bao gạo thật to (30kg), thời bao cấp không dễ có. Bà hiệu trưởng chỉ đạo (bắt buộc), mỗi giáo viên bớt 1kg gạo tiêu chuẩn, để làm quà (đút lót), vì vậy chuyện lầm lẫn được cho qua. Thời đó tham nhũng còn lơ thơ, chứ bây giờ thành đại trà. Ngày xưa mẹ tôi hay nói “ăn cướp cơm chim”, đó là những kẻ không có lương tâm, cơm chim có bao nhiêu mà cũng nỡ cướp. Giáo viên chúng tôi thời bao cấp đói mờ mắt, còn phải bị xén bớt 1 kg gạo.
    Sau ngày 30/4/75, giờ giảng bài (lên lớp) gọi là “tiết học” chỉ còn 55’, thay vì 60’. Nghe nói bây giờ còn ít hơn (học cho lấy có). Trong 55’ phút đó, không đi ngay vào bài giảng, mà còn chờ các em tổ trưởng báo cáo đủ thứ, sinh hoạt đoàn đội, thi đua phong trào… Nếu giáo viên nào (như tôi) phất tay lờ đi, bảo ngừng, nghe giảng bài. Coi chừng mấy học sinh “có chức vụ” sẽ báo cáo thái độ của giáo viên. Hồi nào giờ nghe chữ “tam đầu chế”, Việt Cộng đa nghi, luôn luôn tạo nhóm 3 người để kiểm soát lẫn nhau. Vì vậy chúng đã tạo ra hệ thống “công an chìm” là những học sinh (bí mật) được chỉ định theo dõi thầy cô nào có tư tưởng phản động.
    Tôi dạy môn khoa học, nên cũng không phải mở miệng nói cái gì dính líu đến chính trị. Mặc dù khi giảng bài, tôi toàn lấy ví dụ trong đời sống hằng ngày để dẫn chứng. Trong bài Hiệu suất phản ứng, là tỷ lệ giữa chất thu được trên lượng chất đem đi làm phản ứng. Trên nguyên tắc vế bên trái và bên phải (của phương trình hóa học) số lượng phải bằng nhau. Tuy nhiên đó chỉ là con số lý tưởng, không bao giờ có, với rất nhiều lý do, lượng và phẩm chất dùng, kỹ thuật…
Cũng như khi mua 1 kg muối (thời đó muối bán từng cục to), mang về lấy búa đập ra, có cục đá bên trong 200g. Như vậy chúng ta chỉ có 800g muối, thì làm sao có được 1kg chất tạo thành.
    Một lon gạo đem nấu sẽ được 3 chén cơm. Nhưng gạo đầy sạn, trấu làm sao cho ra 3 chén cơm. “Mập mờ đánh lận con đen”. 13 kg thực phẩm, chứ không phải 13 kg gạo. Thực phẩm là khoai sùng, sắn hư, bo bo, gạo mốc… Tất cả mọi ví dụ đều lấy trong cuộc sống hằng ngày, nên tôi mang tiếng là cô giáo “phản động”, nhưng không thể buộc tội, vì không có bằng cớ.
    Cho đến bây giờ hiệu suất phản ứng vô cùng thấp, có thể thấy ở mọi nơi mọi lúc. Đầu vào như con voi, đầu ra như con chuột. Rồi tới trình độ văn hóa của nhân viên trong trường, mới thiệt hỡi ôi.
    Hồi đó cuốn sổ để viết “Lý lịch trích ngang” khổ to như tờ nhật báo. Cuốn lý lịch đó, đúng là  khổ to, vì tố cáo trình độ mỗi người. Đầu tiên là bà hiệu trưởng, có trình độ: Bổ túc văn hóa miền núi . Tôi thắc mắc hỏi: Bổ túc văn hóa thì em biết, mà tại sao lại thêm chữ “miền núi”? Câu trả lời làm tôi bật ngửa. Bổ túc văn hóa miền núi học xong cấp I, sẽ hoàn tất cấp II trong 6 tháng. 3 tháng đầu xong 2 lớp 6+7, 3 tháng sau hoàn tất 2 lớp 8+9. Tôi trợn mắt: hồi xưa 4 lớp phải mất 4 năm. Bả nói thời chiến tranh mọi thứ phải rút ngắn, không thể kéo dài lâu như vậy. Hèn chi bữa nay vừa xong tiểu học, là có bằng Tiến sĩ. Cũng may bà hiệu trưởng trường tôi đọc chữ quốc ngữ cũng không đến nỗi. Chứ nghe nói mấy ông mấy bà Tiến Sĩ nói ngọng, viết sai thiếu gì.
    Sau 75, chính quyền mới ngả sang Nga. Trẻ con cấp 2 phải học tiếng Nga. Cô giáo Nga văn được đào tạo cấp tốc. Cha mẹ nào cũng chỉ muốn con học tiếng Anh, thế là bà hiệu trưởng vớ bở nhận phong bao dấm dúi để xếp cho con cháu được học lớp tiếng Anh.
    Rồi tới nạn giáo viên chủ nhiệm, coi như có quyền sinh sát. Mấy ông bộ đội sau bao nhiêu năm chui rúc trong rừng, con của mấy ổng học hành lõm bõm. Nay về thành phố, những đứa trẻ đó thành nạn kiêu binh phá phách, hỗn láo, toàn gọi thầy cô giáo là ông này bà nọ, những tiếng mà ngày xưa thời VNCH chưa bao giờ tôi nghe được. Thuở đó, học trò một mực cung kính tôn trọng thầy cô. Còn bây giờ những giáo viên tha hóa, biết cha mẹ học sinh chủ nhiệm giữ nhiều chức vụ trong những cơ quan béo bở: Trưởng phòng nhà đất, trưởng phòng thương nghiệp… thầy cô chủ nhiệm con của mấy ông bà này, đã dung dưỡng cho con của họ là những học sinh cá biệt, càng ngày càng gây nhiều phiền toái cho cả trường.
    Đa số thầy cô lớn tuổi, nặng gánh gia đình nên giả vờ làm lơ. Lúc đó tôi còn độc thân, không có tiêu chuẩn xin cấp nhà. Cũng không giả vờ đau bụng, nhức đầu để xin thuốc những em có quà của thân nhân nước ngoài. Mang thuốc cho cô lúc nào cũng nguyên hộp (cô mới bán được chợ trời). Học trò kiêu binh lộng hành quá, vừa quay lưng viết bảng là phi tiêu, cùi bắp, hột cóc bay vèo vèo từ dưới bay lên. Chịu không nổi tôi nhất định đuổi đứa cầm đầu. Tưởng rằng sau đó tôi sẽ lang thang ra chợ trời kiếm sống. Ai dè mọi chuyện lại hoàn toàn ngược lại, tôi lại được “tuyên dương” vì đã dám đấu tranh chống lại mọi sai trái tiêu cực.
    Hổng dám đâu! Tại vì tôi ở gần trường, tôi không thể chịu nổi, suốt ngày bị quấy rầy. Đi chợ, đi chơi đều bị nghe réo tên: M ơi! M hỡi…
    Không phải học trò ghét tôi đâu nhé. Học trò rất thích cô giáo “phản động”, bằng chứng là ngày khai giảng, có một tấm bảng thật to ghi danh sách các lớp. Học trò xếp hàng dưới sân, bà hiệu trưởng (bày đặt) chờ học sinh ổn định mới tuyên bố tên giáo viên chủ nhiệm. Tới tên tôi là tụi nó vỗ tay rầm rầm, cô giáo này không thích làm “chuyện ruồi bu” vớ vẩn linh tinh. Chỉ lo học cho giỏi, mai kia ấm thân. Tôi vẫn thường an ủi mấy em con nhà nghèo, cha ở tù, mẹ lăn lóc chợ trời. Đi học mặc quần áo toàn “ti vi” (miếng vá) to đùng. Dẫu có cả trăm lượng vàng thì cũng có thể mất, còn kiến thức đã vô đầu thì không ai có thể lấy được.
    Mấy đứa quậy phá (cá biệt) càng thích cô giáo thì càng chọc ghẹo. Có ông thầy đạp xe đạp cọc cạch, hai thằng học trò rắn mắt, chở nhau trên chiếc xe gắn máy Honda, thằng chở kè sát ông thầy rồ ga, thằng sau “dzớt” luôn cái mũ kết của ông thầy chạy mất tiêu.
    Nói dông dài, để cho thấy tự dưng tôi được tuyên dương. Vì tôi đã lọt vô chủ trương xoa dịu ấm ức của mọi người. Tôi nào có biết, bố của thằng cầm đầu đám phá phách, đã bị chuyển công tác thì giữ cái thằng quấy rối đó lại làm gì?
    Nó phải là “vật tế thần”, như bao ông to bà lớn tham nhũng khác.
    Chức to ăn to, chức bé ăn bé. Bộ trưởng y tế là cơ quan đứng đầu lo sức khỏe cho dân mà còn bán thuốc chủng ngừa giả, bộ thử giả thì ôi thôi, còn gì để nói. Thôi trước sau gì tôi cũng phải bước ra khỏi nơi, suốt ngày bị nói láo, ngượng miệng lắm.
    Các em học trò áo quần “tivi” và cô giáo “phản động” giờ gặp nhau trên đất Mỹ. Không ai phải cúi đầu khom lưng, nhân quyền nhân phẩm được tôn trọng. Chẳng còn phải khúm núm xin xỏ khi đến nơi cửa quyền.
    Qua rồi cơn ác mộng, những ngày tháng lao đao. Nhưng vẫn nhớ về quê xưa. Cố lý xa xôi.
    Nhớ về quê mẹ, ruột đau chín chiều.

 

– Lại thị Mơ

 

 

 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Cuộc điện thoại đã dứt mà Tử Linh vẫn còn đứng tần ngần một lúc rồi mới quay trở ra hiên, ngồi xuống cái ghế gỗ mà khi nãy cô đang ngồi, vừa đọc sách, vừa nhâm nhi tách trà nóng và những chiếc bánh madeleine thơm mùi vanilla trước khi tiếng chuông điện thoại từ trong phòng khách buộc cô phải chạy vào...
Ba đứa chơi thân với nhau tự thuở nào, thiên hạ ai cũng bảo ba đứa ấy như hình với bóng, họ còn kháo nhau là mật thiết hơn cả tam tinh, tam điểm, tam tụ, tam anh… Chẳng cần kết nghĩa đào viên nhưng chúng sống chết có nhau, chưa bao giờ rời nhau một li hay một khoảnh khắc nào. Thỉnh thoảng cũng có xung đột giữa ba đứa nhưng rồi cũng trôi qua êm thấm. Cả ba nương tựa nhau, hỗ trợ nhau, sinh hoạt qua lại với nhau. Thật tình mà nói thì chỉ có hai mới đúng, vì thằng Tưởng vốn là đệ tử ruột của thằng Tâm mà ra, tuy nhiên vẫn có sự khác biệt nào đó nên thiên hạ cho là ba, nói cho cùng thì là bộ bà cũng đúng hay khắt khe bảo bài trùng cũng không sai.
Lật bật đã tới tháng 9 mùa tựu trường. Lòng nao nao nhớ thời học sinh nhỏ nhít đất thần kinh xưa. Ở Huế, mùa tựu trường cũng tưng bừng rộn rịp như bất cứ nơi nào khác trên đất quê nhà. Cũng bâng khuâng luyến tiếc những ngày hè tươi đẹp chóng qua. Cũng nao nức trở lại trường lớp gặp bạn thầy cũ, mới. Có khác chăng mặt mũi mấy cô mấy cậu học trò đều phảng phất một vẻ nghiêm trọng. Làm như mình đã trưởng thành tới nơi!
Cách đây 5 năm ông bà này có cho một cậu sinh viên Việt nam trẻ tuổi, đáng tuổi con cháu xin mướn phòng ở trọ học tại nhà ông bà cho đến đầu năm tới 2025, cậu sinh viên này sẽ tốt nghiệp đại học 4 năm với văn bằng cử nhân
Cũng như các trại tỵ nạn khác, ở Thailand cũng có một khu “nhà tù” dành cho những người tỵ nạn không chấp hành quy định của Bộ Nội Vụ Thái hay của Cao Ủy tỵ nạn. Thời hạn ở tù tùy theo mức độ phạm quy, có khi từ một vài ngày cho tới một hai tuần. “Tù nhân” cũng đủ loại, nhẹ thì có những người mua lén đồ ngoài hàng rào, thức quá giờ giới nghiêm, quên làm vệ sinh khu nhà được phân công, nặng hơn là thành phần đánh lộn, gây mất trật tự trong trại, trộm cắp vặt, trốn ra ngoài trại đi chơi.
Tháng 7 năm 1954, hiệp định Genève chia đôi đất nước Việt Nam, người Pháp thất bại ở mặt trận Điện Biên Phủ, trả lại chủ quyền miền Bắc cho việt cộng. Việt Minh kéo từ mạn ngược và khắp nơi chúng đã ẩn náu về tiếp thu thủ đô Hà Nội và sau đó, toàn thể các tỉnh thành phía Bắc cho vào tới vĩ tuyến 17. Chúng ta mất một nửa giang sơn. Pháp có 80 ngày chuyển giao Hà Nội, 100 ngày giao Hải Dương, 300 ngày trả Hải Phòng, rồi chấm dứt. Việt cộng nằm vùng trong miền Nam cũng tự do ra Bắc tập kết, dù rất ít, nhưng làn sóng người miền Bắc di cư vào Nam thì đông nườm nượp… như nước vỡ bờ, họ chạy trốn, họ sợ cộng sản, họ sợ cái chế độ tam vô đang rượt đuổi sau lưng. Họ ra đi lánh nạn, đa phần phải bỏ lại gia sãn của cải, mồ mả cha ông… họ ra đi nhanh, mau lẹ nhất là các thành phố Hà Nội Hải Phòng, các xứ họ đạo công giáo Bùi Chu, Phát Diệm… có người vội vã đến chỉ ôm theo một tấm ảnh đức mẹ Maria… họ rủ nhau cứ xuống Hải Phòng là có tàu há mồm, há mồm chờ sẵn, chờ họ lên tàu và chở họ vô miền Nam.
Hà Nội có mùa Thu, Ninh Thuận quê tôi ở đó chỉ có hai mùa nắng gió. Buổi sáng mai hôm ấy mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi dẫn tôi đi qua con đường làng Xóm Động, rồi đến con đường cái quan tráng nhựa. Mẹ tôi nắm lấy tay tôi dẫn tôi đi qua cầu "Ông Cọp", rồi cầu "Nước Đá" và đến tận cửa trường tiểu học Phan Rang. Tôi cúi đầu đi qua cổng trường có tấm biển lớn có hàng chữ Tây: "Indochine Francais- École Primaire De Phanrang"...Giữa sân trường có cột cờ với lá cờ ba màu của Pháp treo tận chót vót. Trường của tôi hình như vừa quét nước vôi và có cửa kiến, tôi thoáng nghe mùi cửa sổ mới sơn.
Trước năm 1975, ngày đó tôi còn là một cậu thiếu niên ham thích đọc tiểu thuyết trinh thám mạo hiểm của Người Thứ Tám với nhiều câu truyện phiêu lưu, hồi hộp của chàng điệp viên Z-28 đào hoa, đẹp trai Tống Văn Bình. Tôi còn nhớ chàng điệp viên tài giỏi, võ nghệ siêu quần của chúng ta được phái đi thi hành một nhiệm vụ tình báo tại Maldives, một đảo quốc mà khi chúng ta nhìn về phía chân trời, nơi Trời và Biển gặp nhau, vì chính chúng ta cũng đang sống trên mặt nước...
Khoảng gần ba giờ chiều tôi rời khách sạn Ninh Kiều, cuối đường Hai Bà Trưng, nhìn ra sông Cần Thơ. Trời hanh nóng và đứng gió. Giấc ngủ trưa dài sau bữa ăn nhẹ, khiến tôi tỉnh táo và phấn chấn hẳn lên. Hãy còn sớm, hai giờ nữa tôi mới có hẹn với gia đình người bạn thân ở nhà hàng Hoa Sứ. Thời gian đủ để tôi dạo chơi và ghé chợ Cần Thơ tìm mua một vài thứ đồ lưu niệm… Vài cơn gió nhẹ mang theo hơi nước từ dòng sông thổi dọc theo công viên thật dễ chịu. Bến Ninh Kiều ngày nay thật khang trang và đẹp. Đi dọc mé sông, từ đây tôi có thể nhìn thấy chiếc cầu treo Cần Thơ sừng sững, hiện đại. Phía trước khách sạn là nhà hàng nổi và không xa là chiếc du thuyền nhà hàng lộng lẫy về đêm. Du khách vừa ăn tối vừa dạo cảnh quanh sông và có cảchương trình văn nghệ thật đặc sắc của miền Tây sông nước
Nàng tỉ tê với nhỏ bạn về những cuộc “thảo luận” sôi nổi của vợ chồng nàng. Bằng mọi giá, nàng muốn giữ cho đứa con có tuổi thơ tươi đẹp, hạnh phúc. Bao năm qua, đã có lúc nàng buồn rầu nghĩ, mình như con gà đẻ trứng vàng. Chỉ được việc, nhờ biết đẻ trứng vàng. Nàng không dám đề cập đến chuyện tiền bạc, sợ làm chồng buồn, cho rằng nàng cậy sức mạnh kim tiền lấn áp chồng. Nàng rất may mắn trong cuộc sống ngoài xã hội. Chưa ra trường, nàng đã nhận được hợp đồng làm việc với một trong những hãng hàng đầu của nước Đức. Ngược lại, chồng nàng quá lận đận. Cả năm trời, anh chạy đôn, chạy đáo tìm việc, mà vẫn phải nằm nhà. Nàng tự nhủ, tài lộc trời ban, gia đình sống thoải mái, chứ tính toán chi mà mất hòa khí vợ chồng. Tháng tháng, nàng thanh toán nợ to, nợ nhỏ, hàng hàng lớp lớp chi phí tất yếu của xã hội văn minh.
Xíu tiếp tục cuộc hành trình bất tận của mình, đừng tưởng Xíu chơi hoang hay đi rông, phiêu bạt giang hồ vô tích sự. Chính sự lang bạt kỳ hồ của Xíu và anh em nhà Xíu đã đem lại mưa thuận gió hòa, đem lại nguồn sống cho loài người và vạn vật muôn loài. Lần này Xíu quay về lại góc Đông Nam Á châu, nơi có dòng sông thiêng liêng chảy qua.
Tôi không phải là thi sĩ, nhưng chắc cũng giống như những thi nhân của đất Việt, thường gửi gấm tâm tình u uất vào những vần thơ của mình. Những bài thơ viết xong, tôi cặm cụi chép vào nhật ký, xen vào những lời than thân trách phận, hờn mây khóc gió. Cuốn nhật ký, tôi cất kỹ trong ngăn kéo ở cái table de nuit cũ kỹ bên cạnh chiếc giường nhỏ trong phòng ngủ. Cũng may là má chưa lục ra đọc lần nào...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.