Hôm nay,  

Nếu đời không có anh

02/01/202413:55:00(Xem: 2047)
Truyện

old couple 1

Chị Bông vào diễn đàn Cô Gái Việt đọc bài thơ của chị Hoài Mộng mà ngậm ngùi với những lời thơ thương nhớ  người chồng đã khuất mấy năm nay, không có anh cùng uống trà mỗi buổi sớm mai, không có anh cùng đi chùa những ngày rằm ngày lễ lớn, v.v. Trong diễn đàn còn có chị Hiền Thảo vừa mới mất chồng chưa tròn năm. Chị không bán nhà, không về ở chung với con cháu dù tuổi đã số 8, chị vẫn đang ngỡ ngàng tập làm quen sống một mình trong căn nhà rộng đầy ắp kỷ niệm của hai vợ chồng. Không có anh để hai vợ chồng cùng đi dạo trong khu phố những buổi chiều đẹp, đi ăn ở một nhà hàng cả hai cùng ưa thích. Không có anh những buổi tiệc vui  anh chị khiêu vũ bên nhau trong tiếng hát tiếng đàn.
    Ở tuổi già mất đi người chồng người vợ mới thấm thía sự chông chênh cuộc sống.
    Chị Tuyết cùng “xóm” Dallas Texas với chị Bông, chồng chị bệnh suy nhược thần kinh kém ăn kém ngủ, chị vẫn vui và tự an ủi:
    – Bông ơi, dù anh ấy bệnh, ra vào thấy nhau, nói với nhau vài câu là ấm nhà ấm cửa rồi, còn hơn góa bụa, không có anh, sống thui thủi một mình buồn lắm.
    Nhưng chồng chị Tuyết bị suy nhược thần kinh rồi tiến tới bệnh Alzheimer, anh hoàn toàn là con người khác. Bên cạnh chồng nhưng cuộc đời chị vẫn là “Không có anh”, chị không thể chuyện trò, chia sẻ buồn vui với chồng.
    Cảnh đời trớ trêu của chị Tuyết có chồng bên cạnh cũng như không, còn phải vất vả trông nom người chồng bệnh hoạn. Cảnh đời góa phụ của chị Hoài Mộng, chị Hiền Thảo làm chị Bông ngậm ngùi và chợt nhận ra mình đang may mắn, hạnh phúc hơn họ, vẫn đang có anh Bông bên cạnh, chị phải biết gìn giữ trân trọng hạnh phúc này.
    Chị Bông bỗng dạt dào cảm hứng nhất định sẽ viết một truyện ngắn “Nếu dời không có anh”. Đang ngồi trước máy tính chưa biết sẽ viết những kỷ niệm gì lãng mạn nên thơ cho giống người ta thì anh Bông vừa cắt cỏ sân sau mồ hôi nhễ nhại bước vào nhà, nhìn thấy bình hoa trên bàn chị Bông liền rút ra một cành hoa và yểu điệu trao cho anh Bông:
    – Tặng anh đóa hồng này để anh quên đi những mệt nhọc làm vườn, cắt cỏ nha.
    Giọng anh Bông xìu xìu:
    – Tôi chỉ muốn báo cho bà tin buồn là tôi lỡ cắt trụi mấy cây ớt hiểm mới gieo trồng của bà rồi.
    Chị Bông xót xa nhưng cố dịu dàng:
    – Không sao, mai mốt em mua cây khác về trồng.
    Dù đang mệt sau vụ cắt cỏ sân trước và sân sau rộng mênh mông, anh Bông cũng ngạc nhiên sửng sốt:
    – Tôi đã chuẩn bị tinh thần vào nhà thông báo sẽ nghe bà cằn nhằn đay nghiến và cãi nhau với bà suốt buổi chiều nay, mà lạ chưa, hôm nay bà lãng mạn tặng hoa và hiền từ độ lượng bất ngờ. Chắc bà mới nghe thày Pháp Hòa hay thầy Phước Tiến thuyết giảng hả?
    Chị Bông kể lể:
    – Kinh Phật nào mà hiệu nghiệm lẹ vậy anh. Dạo này em đọc tin chồng các chị bạn trên diễn đàn lần lượt qua đời, đọc những bài thơ chị Hoài Mộng tả nỗi cô đơn của người ở lại, em mủi lòng cho các chị và đã hiểu ra em đang có anh là hạnh phúc hơn các chị ấy. Em sẽ viết truyện “Nếu đời không có anh “ để ca ngợi anh, anh sẽ là nhân vật chính của truyện, anh là bóng mát chở che, là huyền thoại cuộc đời em…
    Anh Bông khua tay:
    – Thôi, bà đừng viết về tôi văn hoa, lãng mạn, bay bổng như thế tôi chả hiểu nổi, bà hãy viết những điều thường tình thực tế, mới đúng và sống động.
    Chị Bông mừng rỡ:
    – Ý kiến anh hay đấy, em sẽ suy nghĩ….
    – Dễ ợt. Bà còn suy nghĩ gì nữa. Nếu như tôi chết trước bà. “Nếu đời không có anh”, ai sẽ đổ xăng đầy bình xe cho bà? tôi dám chắc rằng bà chưa hề biết xe bà đang chạy dùng loại xăng gì, bà càng không biết ra cây xăng đổ xăng thế nào dù bà theo tôi đi đổ xăng hàng trăm lần, nhưng lần nào bà cũng ngồi đợi trong xe và nghênh mặt ngắm trời mây xa xăm không hề nhìn thực tế trước mặt tôi đổ xăng.
    Chị Bông trách:
    – Ai bảo mấy chục năm nay anh cứ tài lanh đổ xăng giùm xe em. Mà sao anh đổ xăng nhanh thế, có khi em chưa nghĩ ra một câu thơ anh đã xong rồi. Bởi thế em không biết đổ xăng cũng là tại anh.
    – Còn nữa nè “Nếu đời không có anh”, ai cắt cỏ vườn nhà cho bà. Bảo đảm bà không biết cách nổ máy cắt cỏ luôn.
    Chị Bông chống chế:
    – Em đã thử vài lần mà máy không chịu nổ. Đành thôi.
    Anh Bông lại tiếp:
    – “Nếu đời không có anh”, tôi thề rằng buổi tối bà không dám ra vườn sau một mình vì sợ ma dù buổi tối bà thích ngồi trong nhà hé màn cửa ngắm vườn trong ánh trăng hay trong ánh đèn solar tỏa sáng mơ màng khắp khu vườn.
    Chị Bông không thể chống chế được nữa:
    – Tại em nhát gan mà, vậy có kể thêm “Nếu đời không có anh” ai sẽ chở em đi chơi xa, chạy xe trên những xa lộ đường dài mà em chỉ thích ngồi ngắm cảnh bên đường và không bao giờ dám lái xe không anh?
    – Kể luôn chứ, vụ này mới hấp dẫn, hôm ấy xe đang chạy trên highway đi Houston vào một ngày đầu Xuân với tốc độ 70 mile/ giờ, bỗng bà la toáng lên “Dừng xe lại, dừng xe lại”.Tôi hết hồn tưởng bà có chuyện gì khẩn cấp, hóa ra bà đòi dừng lại để… xuống xe chụp hình với cánh đồng hoa dại rực rỡ bên đường. Bà có mấy tấm hình khoe bạn bè còn tôi suýt đâm xe vào thành cầu. Nếu tai nạn xảy ra thì người ta tưởng là tự tử chứ nào biết tôi ngừng xe gấp cho vợ xuống chụp hình, hái hoa.
    Chị Bông biết lỗi:
    – Em rút kinh nghiệm vụ này rồi.
    Anh Bông vẫn hăng hái tiếp:
    – Còn nhiều vụ khác nữa “Nếu đời không có anh” thì…
    – Thôi, thôi, thế đủ rồi, anh mà kể thêm chắc em viết thành truyện dài nhiều tập “Nếu đời không có anh” luôn đó..
    Chị Bông cảm động nhìn chồng:
    – Bây giờ em sẽ viết truyện này. Các chị ấy tiếc nhớ “ Không có anh”  với những kỷ niệm đẹp như thơ. Còn em chẳng cần tìm kiếm hình ảnh nào lãng mạn của chúng ta, em sẽ viết nếu đời không có anh với tất cả trần trụi đời thường anh vừa kể đó.
    Anh Bông cắm cành hoa hồng vào bình:
    – Trả lại bà cành hoa màu mè lãng mạn không đúng lúc nè. Tôi thích thực tế mà, phải chi bà rót cho tôi uống ly nước lạnh còn đỡ mệt, còn sung sướng hơn.

 

– Nguyễn Thị Thanh Dương

 (Dec. 12, 2023)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Năm đó, 1999, miền Trung Việt Nam nhất là ở Huế đang chịu trận thiên tai bão lụt lịch sử lớn nhât từ trước cho đến thời điểm bấy giò. Trong hội chợ tết, người Việt ở đây San Jose vui Xuân nhưng không quên đồng bào ở quê nhà. Từng đoàn Hướng Đạo Sinh Việt Nam được phân phối nhiệm vụ cầm những thùng lạc quyên để quyên tiền cứu trợ. Đang lang thang trong hội chợ, hai em bé trong đồng phục Hướng Đạo chận tôi lại. Một trai một gái. Bé gái cao hơn bé trai non nữa cái đầu, chửng chạc nói “Chú ơi, ủng hộ đồng bào bảo lụt đi chú”. Trọn một câu tiếng Việt, tuy phát âm không trọn vẹn, nhưng khá rõ ràng. Tôi nhìn hai em, nhất là bé gái đang thắt cái nơ trên đầu cái nơ mầu đỏ! Tôi bỗng thấy lòng bâng khuâng man mác.
Qua sự giới thiệu của phụ huynh học sinh, chiều nay tôi có thêm học trò mới. Tuy tin tưởng vào người giới thiệu, nhưng tôi cũng có sự dè dặt thường lệ. Đây không phải là lớp dạy thêm bình thường, mà là lớp dạy kèm “Anh văn chui” tại nhà. Nếu bị bắt “tại trận”, tôi có thể bị đuổi việc (nhẹ) hoặc cả vào trại tù "miệt thứ" dài hạn như chơi. Tuy rất nguy hiểm, nhưng được sự “bảo mật” của học trò lẫn phụ huynh và nhất là khoản tiền thù lao rất hậu. Lương giáo viên cấp 3 lúc đó (1978-1979) mỗi tháng $70 đồng cộng nhu yếu phẩm, thì mỗi học sinh "dạy thêm" tôi nhận được $80/ tháng. Chỉ cần ba học trò là mỗi tháng tôi có thêm đến $240 đồng. Đối với giáo viên lúc đó không phải nhỏ! Cà phê cà pháo, cơm hàng cháo chợ cuối tháng vẫn dư tiền bỏ ống. Phần nữa, học trò lớp “Anh văn chui” của tôi thông thường chỉ vài ba tháng là “ra đi”, nên cũng thường xuyên thay đổi.
Vừa đi vừa ngắm lá vàng vừa suy nghĩ chuyện cũ mà đến nhà Sarah hồi nào hổng hay. Sarah mở cửa với nụ cười thật tươi, Lệ thấy ngay phòng khách những giỏ táo đầy ắp, Sarah giải thích: - Hễ cuối hè đầu thu là nhà tớ hái toàn bộ các trái táo ngoài vườn sau, một phần để sên mứt, phần sấy khô, và phần làm bánh táo nướng.
Nhà thơ Trần Mộng Tú gửi tới tôi bài “Mùa Hạ Đom Đóm và Dế Mèng” khi tôi muốn cùng các ông bạn đồng lứa tuổi trở về những ngày xưa thật xưa. Chị Tú hình như cũng cùng tâm trạng với các bạn không còn trẻ của tôi: “Tháng sáu, tôi đến chơi với anh tôi ở Virginia. Cái nóng rịn mồ hôi trên thái dương, và khó ngủ lắm, buổi tối, tôi với anh ra ngồi ở bực thềm, nói chuyện. Tôi bỗng thấy thỉnh thoảng có những chớp nho nhỏ như lân tinh sáng lóe lên rồi lại biến mất trong bụi cây thấp trước mặt, hỏi anh tôi, cái gì thế? “Đom Đóm” Tôi lặng người đi một lúc như nghe thấy ai nhắc tên một người bạn thân cũ, nó làm tôi xúc động. Xúc động một cách rất mơ hồ, chẳng có nguyên nhân gì cả, chỉ là cái tên của một loại côn trùng bé tí được gọi lên. Cái tên nhắc nhở một quê hương xa lắc, một dĩ vãng nằm dưới tấm chăn phủ dầy lớp bụi thời gian. Trong bóng tối, tôi ngắm những cái chấm lửa nhỏ nhoi, lóe lên rồi tắt ngóm với trái tim nôn nao trong ngực. Có đến cả hơn bốn mươi năm tôi không được nhìn thấy những đố
Tọa lạc trong vùng ngoại ô Saint Maur, kề bên là bờ sông Marne hàng hiên ngang cửa nhà chú, chú đổ đầy đất đen đất vụn phải đi mua từng bao ở siêu thị bán cây trồng đất mua chú đổ vào lưng một cái bac ciment rộng lớn chạy ngang hàng hiên nhà. Trong bac chú trồng đầy hoa vàng, hoa nở thì lớn bằng đồng 50 xu, có năm cánh y hệt mai vàng ở Việt Nam, lá xanh non to bằng bàn tay con nít 5, 3 tuổi. Lá cũng rất thưa, hoa rất đẹp, vàng trong như mai ngày tết. Khi nắng gắt, mầu vàng có đậm thêm tí chút, sáng hé nở, trưa ấm nở rộ. Chiều chiều hoa cúp lại ngủ, ngày mai sáng sớm lại mãn khai, thân cây hoa chỉ cao lắm là đến đầu em bé 5, 6 tuổi. Nên hoa và cây không che vướng tầm nhìn từ trong nhà ra ngoài trời. Chú Phương yêu quý những cây hoa đó lắm. Vun tưới thường xuyên. Hỏi tên hoa đó là hoa gì? Chú trả lời ngon ơ: Đó là hoa vông vang của Đỗ Tốn, Chúng tôi không nhớ và cũng không biết ông Đỗ Tốn là ai
Trong sự bồi hồi xúc động, tay bắt mặt mừng, họ được gặp lại để trò chuyện với những người họ hàng thân yêu, những bạn bè xa gần thân thiết, nhìn thấy tận mắt những làng xưa chốn cũ, nhớ lại những kỷ niệm êm đẹp từ thuở thơ ấu cho đến ngày tạm thời phải rời bỏ những nơi này ra đi, ôi biết bao nhiêu nỗi xúc động trộn lẫn niềm sung sướng vô biên, nói làm sao cho hết được.
Những yếu tố lôi cuốn du khách đi du lịch đến một đất nước bao gồm cảnh đẹp thiên nhiên, văn hóa, thành phố lớn với những lối kiến trúc độc đáo, cuộc sống sôi động, ẩm thực, hoạt động phiêu lưu, kỳ thú ngoài trời, những buổi hòa nhạc, thể thao, nghệ thuật, hay lễ hội, địa điểm hành hương tôn giáo, phương tiện giao thông, vấn đề an ninh và bình yên; trong văn hóa, yếu tố con người chiếm một phần rất lớn khiến du khách khi rời xa, vẫn lưu luyến muốn trở lại lần nữa.
Nếu quý vị độc giả nào đã đọc câu chuyện tình cảm éo le, oan trái tràn đầy nước mắt: "Thằng Cu Tí và Thằng Cu Tèo" và nếu quy vị nào chưa đọc, thì xin hãy mở Google.com sẽ thấy đế tài này thuật lại 2 vị cao niên về thăm VN để hưởng tuần lễ trăng thanh gió mát quê nhà, sau nhiều năm phải rời bỏ quê hương để sống tha hương ngàn trùng xa cách nơi đất khách quê người đi tìm sự tự do. Nay mới có dịp được quay trở về thăm quê cha đất tổ, đồng thời còn được thưởng thức những món ăn đặc sản quê hương
Tôi lắng nghe, ngạc nhiên nhiều hơn thương cảm. Một người như Tầm mà bị lường gạt về lãnh vực 'xương máu' của mình. Tôi có thể hiểu và cảm thông an ủi trong mọi hoàn cảnh đau buồn, thất vọng của người thân chung quanh. Nhưng tôi lại rất vụng về khi phải đề cập đến mọi giao cảm đối với những con số. Tôi không có duyên phận và chung đường với nó. Nên tôi chỉ biết yên lặng, chờ đợi.
Lúc xưa thật xưa, người Việt Nam ta có tục lệ bầy cỗ Trung Thu vào dịp tết trăng tròn tháng 8 âm lịch. Cỗ này thường để dành cho trẻ con, vừa vui Trung Thu, vừa ăn bánh vừa ngắm trăng tròn, sáng tỏ. Thường cỗ này gồm phần lớn là bánh Trung Thu, bánh dẻo bánh nướng và rất nhiều thứ trái cây, trái cây chánh là bưởi, bưởi hồng đào ngọt và tròn xoay như một vầng trăng. Ăn bưởi xong, có thể sâu hột trái bưởi, phơi khô đi sem sém, và có thể đốt hạt bưởi từng sâu như đốt nến, đèn cầy.
Tường Vi sinh ra lớn lên từ miền “quê hương em nghèo lắm ai ơi, mùa đông thiếu áo hè thời thiếu cơm”. Trước 1975, ba Vi có chức vụ lớn trong quân đội, làm việc tại Đà Nẵng cuối tuần mới ra Huế. Gia đình Vi ở bên kia bờ Sông Hương nằm trên đường Nguyễn Công Trứ, khu nhà vườn rộng mênh mông có bến sông sau, trước ngõ trồng hàng loạt hoa Tường Vi. Mẹ rất thích loại hoa này, nên đặt tên Vi giống loài hoa. Vi có bốn chị em gồm hai em trai (Vinh, Lộc) và gái út (Tường Như), Vi là chị đầu đàng. Năm 13 tuổi vì thi rớt nên phải học trường tư thục Bồ Đề đến năm lớp tám, ba Vi từ Đà Nẵng dẫn theo người thanh niên về Huế giới thiệu tên Sơn, ra Huế học đại học luật khoa, sẽ dạy kèm chị em, làm gia sư ăn ở trong nhà luôn. Vì tò mò hỏi mạ
Sau này, mỗi khi muốn kết bạn với ai, tôi thường nghĩ về Bi, về lúc Bi cầm tay tôi cho con Nâu ngửi với sự trấn an vô tư của trẻ con thời khó khăn nhất. Chúng tôi không có đồ chơi, không có không gian lớp học năng khiếu, thi tài, không có những cuộc chạy đua đồ đạc mới hay chôm đồ đạc của nhau trong lớp học. Chúng tôi chỉ có bàn tay, con Nâu, đường đất đỏ về nhà và một bờ sông nguy hiểm.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.