Hôm nay,  

Nếu đời không có anh

1/2/202413:55:00(View: 2004)
Truyện

old couple 1

Chị Bông vào diễn đàn Cô Gái Việt đọc bài thơ của chị Hoài Mộng mà ngậm ngùi với những lời thơ thương nhớ  người chồng đã khuất mấy năm nay, không có anh cùng uống trà mỗi buổi sớm mai, không có anh cùng đi chùa những ngày rằm ngày lễ lớn, v.v. Trong diễn đàn còn có chị Hiền Thảo vừa mới mất chồng chưa tròn năm. Chị không bán nhà, không về ở chung với con cháu dù tuổi đã số 8, chị vẫn đang ngỡ ngàng tập làm quen sống một mình trong căn nhà rộng đầy ắp kỷ niệm của hai vợ chồng. Không có anh để hai vợ chồng cùng đi dạo trong khu phố những buổi chiều đẹp, đi ăn ở một nhà hàng cả hai cùng ưa thích. Không có anh những buổi tiệc vui  anh chị khiêu vũ bên nhau trong tiếng hát tiếng đàn.
    Ở tuổi già mất đi người chồng người vợ mới thấm thía sự chông chênh cuộc sống.
    Chị Tuyết cùng “xóm” Dallas Texas với chị Bông, chồng chị bệnh suy nhược thần kinh kém ăn kém ngủ, chị vẫn vui và tự an ủi:
    – Bông ơi, dù anh ấy bệnh, ra vào thấy nhau, nói với nhau vài câu là ấm nhà ấm cửa rồi, còn hơn góa bụa, không có anh, sống thui thủi một mình buồn lắm.
    Nhưng chồng chị Tuyết bị suy nhược thần kinh rồi tiến tới bệnh Alzheimer, anh hoàn toàn là con người khác. Bên cạnh chồng nhưng cuộc đời chị vẫn là “Không có anh”, chị không thể chuyện trò, chia sẻ buồn vui với chồng.
    Cảnh đời trớ trêu của chị Tuyết có chồng bên cạnh cũng như không, còn phải vất vả trông nom người chồng bệnh hoạn. Cảnh đời góa phụ của chị Hoài Mộng, chị Hiền Thảo làm chị Bông ngậm ngùi và chợt nhận ra mình đang may mắn, hạnh phúc hơn họ, vẫn đang có anh Bông bên cạnh, chị phải biết gìn giữ trân trọng hạnh phúc này.
    Chị Bông bỗng dạt dào cảm hứng nhất định sẽ viết một truyện ngắn “Nếu dời không có anh”. Đang ngồi trước máy tính chưa biết sẽ viết những kỷ niệm gì lãng mạn nên thơ cho giống người ta thì anh Bông vừa cắt cỏ sân sau mồ hôi nhễ nhại bước vào nhà, nhìn thấy bình hoa trên bàn chị Bông liền rút ra một cành hoa và yểu điệu trao cho anh Bông:
    – Tặng anh đóa hồng này để anh quên đi những mệt nhọc làm vườn, cắt cỏ nha.
    Giọng anh Bông xìu xìu:
    – Tôi chỉ muốn báo cho bà tin buồn là tôi lỡ cắt trụi mấy cây ớt hiểm mới gieo trồng của bà rồi.
    Chị Bông xót xa nhưng cố dịu dàng:
    – Không sao, mai mốt em mua cây khác về trồng.
    Dù đang mệt sau vụ cắt cỏ sân trước và sân sau rộng mênh mông, anh Bông cũng ngạc nhiên sửng sốt:
    – Tôi đã chuẩn bị tinh thần vào nhà thông báo sẽ nghe bà cằn nhằn đay nghiến và cãi nhau với bà suốt buổi chiều nay, mà lạ chưa, hôm nay bà lãng mạn tặng hoa và hiền từ độ lượng bất ngờ. Chắc bà mới nghe thày Pháp Hòa hay thầy Phước Tiến thuyết giảng hả?
    Chị Bông kể lể:
    – Kinh Phật nào mà hiệu nghiệm lẹ vậy anh. Dạo này em đọc tin chồng các chị bạn trên diễn đàn lần lượt qua đời, đọc những bài thơ chị Hoài Mộng tả nỗi cô đơn của người ở lại, em mủi lòng cho các chị và đã hiểu ra em đang có anh là hạnh phúc hơn các chị ấy. Em sẽ viết truyện “Nếu đời không có anh “ để ca ngợi anh, anh sẽ là nhân vật chính của truyện, anh là bóng mát chở che, là huyền thoại cuộc đời em…
    Anh Bông khua tay:
    – Thôi, bà đừng viết về tôi văn hoa, lãng mạn, bay bổng như thế tôi chả hiểu nổi, bà hãy viết những điều thường tình thực tế, mới đúng và sống động.
    Chị Bông mừng rỡ:
    – Ý kiến anh hay đấy, em sẽ suy nghĩ….
    – Dễ ợt. Bà còn suy nghĩ gì nữa. Nếu như tôi chết trước bà. “Nếu đời không có anh”, ai sẽ đổ xăng đầy bình xe cho bà? tôi dám chắc rằng bà chưa hề biết xe bà đang chạy dùng loại xăng gì, bà càng không biết ra cây xăng đổ xăng thế nào dù bà theo tôi đi đổ xăng hàng trăm lần, nhưng lần nào bà cũng ngồi đợi trong xe và nghênh mặt ngắm trời mây xa xăm không hề nhìn thực tế trước mặt tôi đổ xăng.
    Chị Bông trách:
    – Ai bảo mấy chục năm nay anh cứ tài lanh đổ xăng giùm xe em. Mà sao anh đổ xăng nhanh thế, có khi em chưa nghĩ ra một câu thơ anh đã xong rồi. Bởi thế em không biết đổ xăng cũng là tại anh.
    – Còn nữa nè “Nếu đời không có anh”, ai cắt cỏ vườn nhà cho bà. Bảo đảm bà không biết cách nổ máy cắt cỏ luôn.
    Chị Bông chống chế:
    – Em đã thử vài lần mà máy không chịu nổ. Đành thôi.
    Anh Bông lại tiếp:
    – “Nếu đời không có anh”, tôi thề rằng buổi tối bà không dám ra vườn sau một mình vì sợ ma dù buổi tối bà thích ngồi trong nhà hé màn cửa ngắm vườn trong ánh trăng hay trong ánh đèn solar tỏa sáng mơ màng khắp khu vườn.
    Chị Bông không thể chống chế được nữa:
    – Tại em nhát gan mà, vậy có kể thêm “Nếu đời không có anh” ai sẽ chở em đi chơi xa, chạy xe trên những xa lộ đường dài mà em chỉ thích ngồi ngắm cảnh bên đường và không bao giờ dám lái xe không anh?
    – Kể luôn chứ, vụ này mới hấp dẫn, hôm ấy xe đang chạy trên highway đi Houston vào một ngày đầu Xuân với tốc độ 70 mile/ giờ, bỗng bà la toáng lên “Dừng xe lại, dừng xe lại”.Tôi hết hồn tưởng bà có chuyện gì khẩn cấp, hóa ra bà đòi dừng lại để… xuống xe chụp hình với cánh đồng hoa dại rực rỡ bên đường. Bà có mấy tấm hình khoe bạn bè còn tôi suýt đâm xe vào thành cầu. Nếu tai nạn xảy ra thì người ta tưởng là tự tử chứ nào biết tôi ngừng xe gấp cho vợ xuống chụp hình, hái hoa.
    Chị Bông biết lỗi:
    – Em rút kinh nghiệm vụ này rồi.
    Anh Bông vẫn hăng hái tiếp:
    – Còn nhiều vụ khác nữa “Nếu đời không có anh” thì…
    – Thôi, thôi, thế đủ rồi, anh mà kể thêm chắc em viết thành truyện dài nhiều tập “Nếu đời không có anh” luôn đó..
    Chị Bông cảm động nhìn chồng:
    – Bây giờ em sẽ viết truyện này. Các chị ấy tiếc nhớ “ Không có anh”  với những kỷ niệm đẹp như thơ. Còn em chẳng cần tìm kiếm hình ảnh nào lãng mạn của chúng ta, em sẽ viết nếu đời không có anh với tất cả trần trụi đời thường anh vừa kể đó.
    Anh Bông cắm cành hoa hồng vào bình:
    – Trả lại bà cành hoa màu mè lãng mạn không đúng lúc nè. Tôi thích thực tế mà, phải chi bà rót cho tôi uống ly nước lạnh còn đỡ mệt, còn sung sướng hơn.

 

– Nguyễn Thị Thanh Dương

 (Dec. 12, 2023)

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Lúc tôi đậu thanh lọc, được chuyển từ trại “cấm” sang trại tự do, tinh thần vui vẻ, tôi không có ý định tiếp tục công việc ở post office mà muốn thử công việc mới, làm thiện nguyện 3 jobs không hề mệt mỏi . Sáng sớm dạy lớp English Vỡ Lòng cho người lớn tuổi tại trường ESL, sau đó chạy “show” qua trường Việt Ngữ dạy Tiếng Việt cho các em nhỏ, và thời gian còn lại trong ngày làm việc là dành cho Văn Phòng Cao Ủy Định Cư.
Tôi đang đổ xăng, bỗng có người thanh niên tiến đến nên tôi cảnh giác xem anh ta muốn gì? Anh ấy không có thái độ gây hấn hay gì hết, ngược lại là nụ cười xã giao dễ mến và và hành lễ khoanh tay là điều đã hiếm thấy ở giới trẻ Việt trên nước Mỹ bây giờ.
Nhân tuần lễ kỷ niệm 49 ngày Khánh Trường rời cuộc thế gian, tờ Ngôn Ngữ số đặc biệt tháng Hai dành trọn số báo tưởng niệm người họa sĩ, nhà văn, nhà thơ, nhà báo tài hoa Khánh Trường, do nhà thơ Luân Hoán và bạn hữu nhóm Ngôn Ngữ ưu ái thực hiện. Mời đọc bài viết của Trần Yên Hòa trích nhà phê bình văn học Thụy Khuê như một nén nhang tưởng nhớ người họa sĩ/nhà văn tài hoa.
Có thể nói cuộc đời của những du học sinh thời VNCH như tôi trải qua khá nhiều truân chuyên từ dạo ấy, sau tháng Tư đen 1975, từ khi cộng sản Bắc Việt thống trị Nam Việt Nam. Khác với quyết định đi tìm Tự Do, đi tìm sự sống trên cái chết qua hình thức vượt biên vượt biển của đồng hương sau 1975, chúng tôi may mắn hơn, đơn thuần chỉ phải chọn lựa một trong hai: về Việt Nam hay ở lại nước ngoài. Nếu quyết định về VN thì phải cúi đầu phục tùng nhóm sinh viên đoàn kết và toà đại sứ Việt Cộng. Còn ngược lại nếu quyết định ở lại nước ngoài thì phải chấp nhận xa quê hương, xa gia đình, bạn bè anh em và không biết khi nào mới gặp lại!
Văn hóa phương Tây, rắn vừa là biểu tượng trong lĩnh vực y khoa vừa là nguồn cảm hứng trong hội họa, kiến trúc và văn học. Văn hóa Hy Lạp bắt nguồn từ vị thần cổ đại Hermes, sứ giả của các vị thần. Thần Esculape được coi là ông tổ của ngành y dược. Biểu tượng của Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO (World Health Organization) con rắn quấn quanh cây gậy Esculape cầm. Cục Quân Y VNCH có thêm đôi cánh trên thanh kiếm.
Hồi năm sáu tuổi tôi vẫn hay theo chúng bạn ra chơi trước đình làng Thanh Thủy. Nơi đó có mấy cây sanh cổ thụ rất lớn luôn tỏa bóng râm mát mẻ cả đoạn đường bến chạy qua làng. Bên kia con đường bến là hồ Vọng Nguyệt, một cái hồ trông như vuông vức, rộng chừng nửa mẫu tây, dân địa phương vẫn quen gọi là hồ làng...
Phải chi khách đến thăm vườn hồng hơn trăm giống quý đủ màu sắc của ông Chu hằng ngày là khách mua hoa thì chắc thu nhập của gia đình ông đỡ hơn. Ông nghèo, nhưng cái máu nghệ sĩ của ông lại mạnh mẽ hơn chuyện tiền bạc, lại gặp bà vợ hết mực chiều chồng, nên cứ nghe đâu có giống hồng lạ là bằng mọi cách phải có cho bằng được. Năm ba ký gạo đắp đổi hằng ngày đã khó, mà có những giống người ta đổi cả tấn lúa ông cũng lắc đầu.
Không nhớ từ bao giờ đã không còn ngồi xuống bàn trà, tay bốc miếng mứt hạt sen bỏ vô miệng, vị ngọt tươm ra không quá gắt như ăn miếng mứt bí, vị ngọt nhẹ, thanh, kích thích vị giác bởi hương sen quyện ngọt điệu đà, tới khi nhai cái hạt sen đã ấm ấm trong miệng nên không còn cứng cũng không quá mềm như khoai lang luộc. Độ dẻo của hạt sen khi đã sên mứt rất mê hoặc và cũng đâu có gì vội để nuốt đi cho mau, cứ ngậm mà nghe hương vị đất trời tinh khiết của hương sen xông lên khoang mũi làm cho người thưởng thức lâng lâng cảm giác xuân đã về. Có thể nói món gì có hạt sen góp mặt cũng ngon như món vịt tiềm có nhân bên trong là thịt bằm, nấm mèo, táo tàu, gia vị nhiều thứ, nhưng những hạt sen luôn khêu gợi những đôi đũa gắp vì hấp dẫn và ngon lạ miệng. Nhưng đã nhiều năm không ăn mứt hạt sen sao vẫn nhớ khá rõ hương vị độc đáo của hạt sen trong món ngọt ăn chơi ngày tết, hay món mặn ăn tiệc đều ngon.
Cậu Hà người Bắc di cư năm 1954, cậu di cư có một thân một mình khi còn trẻ, nên cậu cũng không có nhiều phương tiện được học hành nhiều. Khi lớn lên ở miền Nam, lối chừng 19, 20 tuổi khoảng năm 1965-1966, cậu từ giã học đường đăng lính, cậu đi lính Việt Nam Cộng Hòa ngành Biệt Động Quân. Sau chuyển qua Thám Báo. Cậu đóng quân như ở miền đồng ruộng, lúc bấy giờ còn loáng thoáng xa xa, ít dân cư, tiếp giáp một bên Đồng Ông Cộ, miệt Gò Vấp, Gia Định.
Chị nhớ lại, vào một buổi sáng ngày cuối tháng 1 năm 1973, khi Chị đi lấy bản tin ở bên Macv về cho AP, chị thấy sao hôm nay văn phòng đông thế. Ký giả của AP và cả của NBC News bên cạnh cũng chạy qua chạy lại, Chị nghe ông chánh văn phòng nói: Viêt Nam sắp ngưng bắn rồi, sắp hòa bình rồi…” Văn phòng Associated Press xôn xao, từ ông chánh văn phòng đến các ký giả, nhân viên của AP đều hứng khởi với cái tin “Nóng bỏng” này. Chị thấy các phóng viên của các hãng thông tấn, hãng truyền hình ngoại quốc chạy hối hả sang nhau và chạy qua cả đài phát thanh Quân Đội Việt Nam để cập nhật tin tức viết bài…
Chị đi bằng xe hàng. Là dân Đà Lạt gốc Huế nên chị gọi xe đò là “xe hàng”. Đi xe hàng, tức là xe đò, là xe chở người và cả hàng chứ không chở riêng hàng. Tiếng Việt hay như vậy đó! Đến Gò Công rồi đi xe lam vào Đồng Nguơn. Ấp Đồng Nguơn. Không phải đây là lần đầu tiên chị được thấy cảnh đồng quê. Đồng quê miền nam hầu như đâu đâu cũng giống nhau. Nhưng có đi nhiều mới thấy mỗi nơi có một chút khác. Phải thế không? Hay chính là cảm giác của chị mỗi lần một khác?
Tôi ước mơ có một ngày nào đó, khi thanh bình thật sự trở về trên nước VN, khi chính thể CS hoàn toàn tan rã, khi con người công chính trở lại làm nền tảng trong xã hội mới, chúng ta sẽ trở về, những ngưới bạn từ thời xa xưa, cùng nhau làm lại một bữa tiệc Tất Niên, mời vong linh các thầy, các bạn, các anh em đồng đội đã chết trong khói lửa chinh chiến, trong các biến cố tang thương của đất nước, trong các trại tù, trên biển…cùng nhập tiệc. Kẻ đang sống cùng người thiên cổ bên cạnh nhau hoài niệm đến một miền thùy dương ngọt ngào nhân tính, một ngôi trường thân yêu giàu truyền thống giáo dục và y đức, một thành phố mến yêu thơ mộng. Để nghe những người quá cố tâm sự về cái chết oan khiên của mình. Được như vậy, hương hồn các vị đó sẽ sớm được siêu thoát và vĩnh viễn an nghỉ chốn nghìn thu. Và chúng ta đây giảm khắc khoải đau thương…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.