Hôm nay,  

Những mùa Giáng Sinh trong ký ức

23/12/202309:44:00(Xem: 1092)
Tùy bút Giáng Sinh

Ntct3

Làng quê nơi tôi sinh ra là một vùng bán sơn địa thuộc thung lũng Quế Sơn, địa danh một thời nổi tiếng trong các trận giao tranh giữa một bên là quân Cộng sản và một bên là quân đội Đồng minh & VNCH. Quế Sơn ở phía Nam Đà Nẵng, cách chừng 60km, ở Tây Nam Hội An cách chừng 40-50km.
    Thập niên 50 thế kỷ trước, ở quê tôi không hề thấy những Nhà Thờ Thiên Chúa Giáo, chỉ rải rác vài chùa Phật giáo, đa số là các Thánh thất Cao Đài ở nhiều xã trong quận. Những năm học tiểu học, 1956-61, mỗi năm đi học được nghỉ lễ “Bấc” một tuần, cứ ngỡ là gió bấc. Lớn dần thì hiểu ra đó là Lễ Phục Sinh (Pâques). Con nít, nghỉ học là vui nên không quan tâm mấy, cũng không nhớ có nghỉ Noen hay không, nghỉ ít hay nhiều ngày vì mãi đến năm 1960, làng tôi mới có một Nhà Nguyện Công Giáo. Nhà Nguyện dựng trên đất nhà anh Năm Sắc con bà Luân, vách tranh, lợp tranh. Không rõ nơi này quy tụ được bao nhiêu người tới cầu nguyện theo lễ nghi Công giáo vì với đầu óc một cậu bé lên mười, điều chú ý không phải là việc này. Điều còn nhớ được là có một linh mục ở tỉnh về giúp đỡ mọi việc thời gian đầu, anh Năm Sắc gọi ông là “Cha”, vợ con anh cũng gọi là Cha. Bà Luân, mẹ anh không đồng ý và nói rằng: “Nếu con và vợ con gọi ông này là Cha thì dứt khoát các con của con phải gọi là “ông nội!”
    Chuyện hoàn toàn có thật, không mảy may thêu dệt vì người dân quê, khi chưa hiểu, dễ dị ứng với những cái mới.
Phải đợi đến cuối thập niên 60, khi tôi lên Đà Lạt học năm đầu đại học tôi mới có nhận thức tương đối đầy đủ về LỄ NÔ-EN, NGÀY GIÁNG SINH khi thành phố này có nhiều trường Công Giáo, nhiều Nhà Thờ, bạn bè tôi là con Thiên Chúa, Đại học Đà Lạt nơi tôi học là trường Công Giáo. Khi nhà Thờ Con Gà, Domaine de Marie, nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế, các xóm đạo từ số 6 vào Thánh Mẫu đều trang trí mừng Giáng sinh, lòng mình rộn lên những cảm giác vui tươi khi nhìn và nghĩ đến câu: “Sáng danh Thiên Chúa trên Trời/ Bình an dưới thế cho người thiện tâm”. Có một lần anh em tôi vào nhà thờ Dòng Chúa Cứu thế đêm 24, được nghe từ đó tiếng đàn harmonium dạo bài “Đêm Thánh vô cùng” và bài “Hang Bêlem”. Tiếng đàn thoát ra từ bên trong bức tường đá của Nhà Thờ rất tuyệt. Chỉ đến sau này, có lần đến Nhà Thờ Kỳ Đồng Sài Gòn cũng đêm Giáng Sinh mới được nghe lại, y hệt, dù ở đây ồn ào hơn do xe cộ chạy qua.
    Về Huế, tôi được tiếp xúc với Linh mục Trần Thắng Trung là tuyên úy Công Giáo, về sau Cha về quản lý Tòa Giám mục, tôi gặp  Soeur Marie de Bernard, Soeur Jean du Calvaire Kim Thúy. Hai chị tu dòng Saint Paul, làm việc thiện nguyện ở BV Trung Ương Huế. Cha Trung và các chị vốn có giao tình với chị ruột tôi ở Đà Nẵng từ trước nên coi tôi như con em, luôn dành cho những tình cảm yêu thương và ai cũng muốn tôi “trở lại đạo”. Có lẽ tôi không nhận được sự quan phòng của Thiên Chúa nên dầu ngày ấy, tôi đi lễ chúa nhật với người bạn cùng phòng ở ký túc xá, đọc Thánh Kinh, tôi vẫn chỉ dừng lại ở việc nhận Hồng Ân của Người. Vào cuối tháng 12, khi thời tiết bên ngoài rất đẹp, trời không còn mưa, có ngày nắng vàng trải trên khóm cây các sân nhà thờ đã trang trí thông Nô-en, máng cỏ, hang lừa lòng tôi vẫn rộn lên những nao nức và nghĩ đến việc dọn mình chờ đợi đón mừng ngày Chúa Giê su Ki tô chào đời.
    Đến nhà thờ xem lễ Giáng Sinh, nghe Phúc Âm, nghe Thánh Ca cũng như nghe các Cha giảng, tôi thấy lòng mình thanh thoát, những bài giảng của các Cha luôn giúp ích cho việc bảo tồn trật tự xã hội khi con chiên thực hiện đúng 10 điều răn của Chúa. Tôi cũng đã dự một vài Thánh lễ cưới của người thân, Thánh lễ luôn đem lại cho mình cảm giác vui mừng cho hạnh phúc của cô dâu chú rễ nhất là khi giáo luật có những điều ràng buộc họ với nhau để biết nhẫn nhịn trong cuộc sống hàng ngày theo kiểu “Chồng giận thì vợ bớt lời”.
    Khi ra trường đi dạy, tôi có vài lần dự lễ mở tay của học trò cũ ở ngay chính giáo xứ mình sinh ra, tôi mặc complet, thắt cravat như đi họ đám cưới vì, cũng giống như dự lễ khấn của các nữ tu (khấn tạm, khấn lại, khấn trọn đời) đều không khác lễ cưới của người ngoại đạo. Có lần tôi dự Thánh lễ nửa đêm ở Nhà Thờ Đồng Dài, cách nhà chừng 15km. Lễ xong về dự tiệc canh thức ở nhà riêng của Chủ tịch Hội Đồng Giáo xứ có Cha chánh xứ và các chức sắc nhà thờ cùng tham dự. Tất cả những việc này và còn nhiều nhiều nữa đã luôn nằm ở một ngăn đẹp trong tủ đựng những kỷ niệm đời mình. Do vậy, cứ đến đầu tháng 12 hàng năm là bao nhiêu kỷ niệm với đất, với người trỗi dậy để thấy mình trẻ lại và lòng mình ấm áp.
    Cha mẹ tôi thờ Ông Bà, về sau, tôi tìm hiểu đạo Chúa, tuổi trung niên, tôi tìm hiểu đạo Phật, đọc sách Phật và sống theo giới luật của một Phật tử nhưng trong tôi luôn có một Đấng Toàn Năng chi phối mọi con người. Với tôi, đấng Toàn Năng đó là Thiên Chúa Ba Ngôi, luôn yêu thương và cứu chuộc trần gian.

 

– Nguyễn Hoàng Quý

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trước đây, trong một bài viết, tôi có nói về mùa đông Canada nói chung và tại thành phố Edmonton của tôi nói riêng, bắt đầu từ tháng mười một cho đến tháng hai năm sau. Nhưng tháng mười một chỉ là cái lạnh đầu đông nên không thấm thía gì với dân Cà Na Điên, tháng mười hai cuối năm bận rộn cho những ngày lễ nên cũng chóng qua, tháng hai thì chỉ có …28 ngày ngắn ngủi, lại vào dịp Tết âm lịch và Valentine ấm áp trái tim, thành ra đối với tôi, mùa đông thực sự chỉ có …tháng một mà thôi...
Qua Thiền tông, chúng ta có một số chuyện thiền được lưu truyền để nhằm mục đích diễn giải triết lý thâm sâu của đạo Phật dưới hình thức chuyện thiền hay giai thoại về các bậc thiền sư...
Tôi là con nhỏ Bắc di cư, nên hết Hè năm 75 tôi học xong đại học, chuẩn bị đi dạy. Ai dè ngày 30/4 ập đến, tất cả sinh viên miền Nam tạm ngưng việc học, để đi làm lao động công ích, dọn dẹp đường phố, phụ việc đổi tiền, đào kênh…
Có một lần, tôi gặp bài của một tác giả viết về nước Mỹ, rất hay rất cảm động, bà ấy nói về chồng bà và gọi ông là « y của tôi », cái cụm từ thật thân mật, y của tôi, nghe hợp thời hơn chồng tôi, anh tôi, nhà tôi… nhứt là trong trường hợp mà tôi đang muốn nói về chồng của bạn mình, thì còn tiện và hay hơn nữa. Thí dụ: Chồng của bạn Liên, tôi gọi là y Liên, chồng của bạn Dung, thì tôi gọi là y Dung, chồng của bạn Thu, thì tôi gọi là y Thu…
Thế là thiên hạ thoát khỏi cơn đại dịch, tuy nhiên nhiều người vẫn còn sệt, một số giới chức và bọn truyền thông quen lối bé xé ra to và hù dọa cứ tung tin linh tinh. Tất nhiên cũng có những trường hợp tái nhiễm virut nhưng không có gì nghiêm trọng. Dịch đã trở thành bình thường như những loại cúm theo mùa...
Chị Bông vào diễn đàn Cô Gái Việt đọc bài thơ của chị Hoài Mộng mà ngậm ngùi với những lời thơ thương nhớ người chồng đã khuất mấy năm nay, không có anh cùng uống trà mỗi buổi sớm mai, không có anh cùng đi chùa những ngày rằm ngày lễ lớn, v.v. Trong diễn đàn còn có chị Hiền Thảo vừa mới mất chồng chưa tròn năm...
Mùa này trời tối nhanh, Tết sắp đến, trên con đường làng vắng vẻ, hai bên là những mái tranh nghèo xơ xác, thấp thoáng vài ngọn đèn dầu tù mù, nhìn xa như những đốm ma trơi thoắt ẩn hiện sau những hàng rào tre, càng làm tăng cái vẻ đìu hiu, quạnh quẽ. Ở đây, người dân lo ăn cơm cho nhanh trước khi mặt trời đi ngủ để còn thấy đường dọn dẹp và rửa chén; hơn nữa là để tiết kiệm nhiên liệu vì tiêu chuẩn mỗi gia đình một tháng, chỉ mua được 1 lít dầu hôi thắp đèn...
Điều đáng nể phục và cũng đáng yêu quý là, sau trận cháy rừng năm 2019/2020, vùng thác Fitzroy tiêu điều tàn tạ – nhưng chỉ trong vòng 1 tuần sau đám cháy, trên cây khuynh diệp cổ thụ này đã có những chồi lá thật tươi non, đầy sức sống lại ngông nghênh nhô ra từ lớp vỏ cây xù xì đã cháy xém…
Hầu như người Việt nào cũng biết câu, “nhân sinh thất thập cổ lai hy”. Tuổi thọ ngày xưa thật đúng là khó có người sống qua bảy mươi tuổi vì điều kiện sống, chế độ dinh dưỡng, chăm sóc y tế còn hạn chế, là chưa nói tới tâm lý người lớn tuổi được sống vui với con cháu, xóm làng, hay tuổi già neo đơn vì hoàn cảnh cũng tác động nhiều đến tuổi thọ. Ngày xưa, người sáu mươi tuổi đã được con cháu mừng thọ dịp sinh nhật thứ sáu mươi. Ai tới bảy mươi là con cháu mừng ông (bà) đại thọ. Hiếm hoi có người sống tới tám mươi thì con cháu mừng thượng thọ. Qua tám mươi cũng có nhưng rất hiếm vì bảy mươi đã được coi là hiếm hoi - cổ lai hy. Nhưng nay đời sống sung túc hơn, hiện đại hơn, và y học tiến bộ hơn nên những lão ông, lão bà bảy mươi bây giờ còn khoẻ re vì họ còn có thể vui chơi, du lịch, tham gia sinh hoạt xã hội, cộng đồng… bệnh tật của họ có bác sĩ chăm sóc với y khoa hiện đại. Đời sống tinh thần vui hay không cũng tùy người, tùy suy nghĩ cá nhân vì người thấy nhà vắng con cháu thì buồn, tr
Hè năm ấy tôi dấn thân vào một việc mà kể từ nhỏ tới lớn tôi chưa từng làm. Dĩ nhiên là không có tý kinh nghiệm nào và vô cùng mạo hiểm. Nhưng người xưa có câu “đói thì đầu gối cũng phải bò”. Thôi kệ phải liều, biết đâu “không thành công, cũng thành nhân”. Sống là trải nghiệm mà...
Mỗi lần đi mua quà cho ai đó, kể cả quà Giáng Sinh, tôi thường bị tẩu hoả nhập ma, có khi đi cả buổi chẳng mua được gì. Chọn quà tân gia càng khó hơn, tôi đi hết tiệm này qua tiệm khác, suy nghĩ về “gia chủ” để đoán xem họ thích quà loại nào, cuối cùng tôi cũng phải chọn một món khi trời đã quá trưa...
Có nhiều lý do để tôi không thích và thường tránh né khi phải lái xe vào khu trung tâm thành phố. Một trong lý do chính là hầu hết các con đường trong trung tâm thành phố trên toàn nước Mỹ đều là đường một chiều...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.