Hôm nay,  

Anh Em

21/12/202314:29:00(Xem: 1145)
Truyện

Nam Bộ

Ông Tư và ông Năm có một những ngày tuổi thơ rất xanh màu da trời và rất hồng màu ráng chiều, nghĩa là ở một vùng quê có dòng suối Sầu Đâu và dòng sông Tam Mỹ. Dòng suối chảy vòng vòng qua những làng trên xóm dưới. Dòng suối cạn nên hai đứa bé cởi bò, bơi qua suối trong những ngày mùa gặt, cả khu Đồng Đất ồn ào rộn rịp, ca bài ca gánh gánh gánh gánh thóc về.
    Những ngày tuổi thơ vắt ngang lưng những sợi tơ vàng, khu Đồng Đất, xóm Gò, suối Sầu... Người mẹ tất tả sáng sớm thức dậy nấu cơm, nấu đồ ăn, cùng người cha ngồi trong căn nhà bếp. Hai ngưới nói chuyện râm rang, chuyện trời mưa trời nắng. Con Mơ con nhà bà Đương lấy chồng về xóm Đồng Rạ, sống không được thế nào ấy, mà bỏ về nhà khóc bù lu bà la. Thằng Quê bỏ quê mà đi vào Sái Gòn lập nghiệp rồi, nó than, quê hương chó ỉa. Thằng ba Đạt vào biệt kích đánh trận đâu trên Kỳ Sơn chết đem xác chở về chôn ở xóm Gò. Con tám Hường con ông Thông cũng bỏ chồng về sống với bà An, làm cái chòi ở xóm ông Đốc. Những chuyện trời mưa trời nắng đó, đã đưa cha mẹ trở về tháng ngày tuổi thơ đầy trăng sao hoa mộng của những mùa trăng thơ ấu cũ.
    Rồi những ngày ông Tư đi lính đóng tuốt xa đâu ở vùng hai chiến thuật, còn ông Năm cày lội lên thác xuống ghềnh ở vùng một, đầy bom mìn, lựu đạn, AK.
    Cũng may, hai ông đã thoát qua khỏi cơn chiến tranh đau đớn, xao xác đó.
    Ông Tư đi tập trung ở Trảng Lớn. Rồi đi qua khắp cả những trại tập trung hung hản nhất, thì ông Năm cũng vào lò cải tạo...Suốt trong gần mấy năm xa cách, hai anh em không gặp nhau. Những đêm thâu trằn trọc không ngủ được ở Trảng Lớn, ở Thành Ông Năm, ở Suối Máu, ở Long Giao, ở Long Khánh, hai ông chỉ mong ra hiện trường sản xuất để thấy nhau, ngó nhau chút thôi cũng được, nhưng vẫn không thấy, vì ở hiện trường lao động sản xuất, số tù đông như kiến. Chỉ biết nhau do người nhà thăm nuôi kể lại, thằng G đang cũng ở khu này, mi có gặp không? Đâu có gặp, trong hàng rào kẻm gai mà làm sao gặp được. Chị Ba nói như hai người đang sống ở ngoài đời vậy.
    Ông Tư về trước ông Năm mấy năm, ông lại từ miền nam về trung, xuôi theo chuyến tàu chợ, chở đầy súc vật, mắm, muối, gạo, rượu, của đám người đi buôn hàng chuyến. Ông phải đi bộ thêm hai mươi cây số nữa mới tới chỗ ông Năm. Nhìn dáng thằng em gầy trơ xương ông thương quá là thương, nhưng rồi ông nhìn lại mình, cũng vậy chứ có khác chi mô, cũng trơ xương như người trong nạn đói năm Ất dậu.
    Hai anh em nghẹn ngào không nói được câu nào ra hồn, ông Tư, ừ thì ngoài mình cũng bình an, nhờ ơn cách mạng anh có công ăn việc làm, ở kinh tế mới anh vào rẫy cày sâu cuốc bẫm cũng đủ ăn...ông Năm, cảm ơn cách mạng, em an tâm học tập tốt lao động tốt, mong sớm về với gia đình.
    Thời gian trôi qua, đến sáu năm, ông Năm trở về. Ông đã lên cùng ông Tư cũng chun vào rẫy bái ở khu kình tế mới...cũng cày sâu cuốc bẩm mà kiếm không ra đủ hột gạo để nuôi thân...
Rồi hai ông cũng lê thê lếch thếch kéo nhau về Sài Gòn, ông Năm chạy xích lô, ông Tư đi bỏ hàng lặc vặt kiếm ăn qua ngày. Buổi chiều khi mọi chuyện đã xong thì hai ông hẹn nhau xuống quán cơm bà cả đọi. Như vậy cũng suốt bốn, năm năm...
 
*
 
Rồi cũng hai mươi năm sau, gió hải ngoại rít lên qua những tầng mây xám.  
    Ông Tư về vùng đất lạnh bên trời tây bắc. Ông Năm về vùng nắng ấm. Những hai mươi năm sau hai ông mới gặp lại (dù hằng năm ông Tư cũng về thăm thằng năm mấy lần).
    Tương phùng. Đúng là tương phùng.
    Tóc hai ông già đều bạc. Nhưng xí xọn chút cho coi được, cho như còn thời trai trẻ, cố lấy lại tuổi thanh xuân. Tóc hai người đều nhuộm. Trông  trẻ hơn, nhưng sức nặng của thời gian đã đè xuống, khiến hai ông nhin đời bằng con mắt ngơ ngơ. Tóc ông Năm nhuộm đen tuyền còn ông Tư màu nâu sẩm. Họ cố kiếm nhà ở gần nhau. Hai ông lại vẫn sáng, trưa, chiều, tối, bên chung trà, bên chén rượu.
    Một buổi sáng bà Tư gọi ông Tư, ông ơi, ông ơi. Tai ông Tư bây giờ điếc đặc. Cái điếc của ông cũng mấy năm rồi, nhưng nó từ từ đến. Đến bây giờ ai nói, phải kê sát miệng vào tai ông nói lớn. Người ngoài nghe tưởng là có chuyện gì họ cự nự nhau.
    Bà Tư nói với ông Năm, ổng điếc lắm, tui cũng mệt cho ổng. Nói chuyện với ổng phải múa chân múa tay. Nói vậy nhưng bà thương ông, thường pha cho ông bình trà ngon, nấu cho ông tô ốc miu loãng để ông ăn sáng. Ông thích nhâm nhi ốc miu bên li trà và ngồi lướt net.
Ông Năm là người sa đà những chuyện vớ vẩn trên đường tình. Qua bà thứ nhất vì tù tội, nên ông trở về mỗi người mỗi ngã. Ông kết bà hai, cũng gãy đổ. Rồi đến bà ba. Cũng bỏ đi, ông nghĩ đàn bà sao dữ như con chằn lửa. Bà ba lại bỏ đi, săm soi đời ông từ ngày ông còn cởi trường, leo lên lưng bò tắm suối.
    Ông lại trở về nỗi cô đơn thui thủi một mình.
    Ông Tư thấy đứa em lận đận như vậy quá thương. Dù biết rằng mỗi người có một số trời định, nhưng thằng em của ông là một đời nghiệt ngã. Biết ông Năm có số đào hoa, nhưng thật ra, ông không lang bang, bạ ai yêu đó. Ông yêu ai, lấy ai, là yêu chết bỏ và trung thành chết bỏ. Ông không có cuộc ngoại tình nào.
    Nhưng dù có trung thành bao nhiêu đi nữa, thì (các) bà Năm cũng ghen nhau. Bà Năm ba tìm đâu một tấm hình cũ của bà Năm hai chụp với người chị, một thời xa lắc, liền tru tréo lên những lời phỉ báng độc địa rồi khăn gói bỏ đi. Ông Năm có giải thích thế nào thì cũng là những lời vô vọng. Ông đành im lặng nhìn trời hiu quạnh.
    Đàn bà là con ma. Ông Năm thường tự nhủ mình vậy, nhưng thiếu vắng con ma lòng ông tự dưng ông thấy nhớ. Trở về mái nhà xưa với các bà Năm: một, hai, ba, không được, ông phải đi tìm một người khác thế thân.
    Đó là cái số, ông Tư thương thằng em lao đao vì chuyện đàn bà. Nhưng biết làm sao? Thôi thì nó đi đâu cố đi theo nó.
    Ông già bảy bảy đi theo lẽo đẽo bên ông già bảy ba. Cà phê ngồi quán ông bảy ba phải nói thật to lên, chứ không thì ông bảy bảy cứ ngửa cổ lên ngóng. Cái gì, mi nói gì tau không nghe rõ. Điếc mà, mi không biết sao?
    Cuộc nói chuyện có lúc sôi nổi như cải cọ chuyện gì.
    Ông Năm nói nhỏ vào tai ông Tư. Tui phải kiếm một bà nữa anh Tư ơi. Một mình vò vỏ quá.
Ông Tư gục gặc cái đầu.
    Ừm. ườm.
    Ông Tư im lặng, ông muốn nói một điều gì đó cho ông Năm biết theo sách giáo khoa thư, như nhân nghĩa lễ trí tín, hay với người đàn bà phải tam tòng tứ đức, công dung ngôn hạnh... Ông gục gặc cái đầu chưa kịp nói ra thì ông Năm nói trước:
    Thôi, nghĩ cũng mệt quá anh Tư à, em đã từng tuổi này mà phải bắt đầu từ con số không thì mệt quá. Em xin nghỉ xả hơi cho khỏe. Mình một mình ngủ nghỉ ung dung, không có ai quấy rầy thì tốt nhất. Thỉnh thoảng xuống thăm con, bồng cháu, giỡn hớt với tụi nó cũng vui. Rồi chiều chiều qua anh cùng anh chè chén...lai rai ba sợi, cũng đủ lãng quên đời, thế là vui rồi, phải không anh Tư.

    Ông Tư e hèm.

    Ườm, ườm...

 

– Trần Yên Hòa

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mỗi lần đi mua quà cho ai đó, kể cả quà Giáng Sinh, tôi thường bị tẩu hoả nhập ma, có khi đi cả buổi chẳng mua được gì. Chọn quà tân gia càng khó hơn, tôi đi hết tiệm này qua tiệm khác, suy nghĩ về “gia chủ” để đoán xem họ thích quà loại nào, cuối cùng tôi cũng phải chọn một món khi trời đã quá trưa...
Có nhiều lý do để tôi không thích và thường tránh né khi phải lái xe vào khu trung tâm thành phố. Một trong lý do chính là hầu hết các con đường trong trung tâm thành phố trên toàn nước Mỹ đều là đường một chiều...
Có một Ông Già Noel như thế, mang họ Nguyễn trên đất nước Hoa Kỳ này. Không rõ tôi gọi như thế có bị xem là sai phạm luật đạo gì không, vì tôi không phải tín đồ Công Giáo, nên những so sánh văn chương có thể không thích nghi với luật đạo. Nhưng, nếu gọi Ông Già Noel là người mang những món quà yêu thương tới cho những người tội nghiệp trên trần gian này, thì ông cụ họ Nguyễn đó còn mệt nhọc hơn nữa, vì trong hơn hai thập niên, ngày nào cũng là ngày để ông tặng quà yêu thương, nghĩa là, ngày nào ông cũng thấy là ngày Lễ Giáng Sinh và ông hóa thân ra thành 365 Ông Già Noel để bận rộn trọn năm (Đúng ra, nên trừ các ngày cuối tuần mới chính xác, nhưng như thế là chẳng văn chương gì cả).
Mùa Đông năm 1975 gia đình tôi dự Lễ Giáng Sinh đầu tiên trên đất Mỹ. Tôi nhớ rất rõ đêm Giáng Sinh đó, hình ảnh đó cho đến ngày hôm nay, gần 50 năm sau vẫn hiện ra rõ rệt...
Năm 1954 và 2024 là hai năm đánh dấu 70 năm ngày đất nước chia đôi, dòng sông Bến Hải đã làm biên giới giữa hai miền. Miền Bắc thuộc về Cộng Sản, miền Nam là vùng Quốc Gia tự do...
Ông già đi vào phòng ngủ. Hai cái gối ở đầu giường ngểnh cổ nhìn ông. Ông nheo mắt nhìn lại chúng nó. Hình như cái gối của ông còn nhoẻn miệng cười. Còn cái gối của vợ ông thì nheo một con mắt, cái kiểu đá lông nheo của cô gái nghịch ngợm. Ông khẽ lắc đầu. Và ông nhắm chặt hai mắt. Loay hoay một hồi, ông ra phòng khách, nhìn trước nhìn sau. Cái ti vi dán vào vách tường nhìn ông dò hỏi. Ban nãy ông đã tắt tiếng, chỉ để hình nên ông không hiểu nó muốn nói gì.
Tôi thích hai chữ “Xóm Đạo” để chỉ một khu dân cư gồm toàn những người theo Ki Tô giáo sống chung, sinh hoạt với nhau chung một niềm tin. Xóm Đạo không nằm giữa lòng đô thị, không phố xá nhà cao cửa rộng, không có tiếng xe cộ ồn ào, không có đường lớn, không chợ búa đồ sộ bán buôn tấp nập…
Thập niên 50 thế kỷ trước, ở quê tôi không hề thấy những Nhà Thờ Thiên Chúa Giáo, chỉ rải rác vài chùa Phật giáo, đa số là các Thánh thất Cao Đài ở nhiều xã trong quận. Những năm học tiểu học, 1956-61, mỗi năm đi học được nghỉ lễ “Bấc” một tuần, cứ ngỡ là gió bấc...
Không hiểu sao Ông Già Noel lại đọc được tất cả thư của trẻ em trên khắp thế giới! Vậy Ông là ai? Ông có thật hay không? Nhà của Ông ở đâu? Đó là những câu hỏi quá quen thuộc mà các bé vẫn đặt ra, làm cha mẹ của các bé khó trả lời, có chăng là những câu trả lời để tránh làm các bé thất vọng...
Nhà vẫn đơn côi bên bờ sông. Gió về mở hội từng đêm. Đom đóm về thắp đèn. Ánh sáng lập lòe dọi qua cánh màn mỏng ngả màu vàng như quả dưa gang. Mẹ Thời ngồi đó trông ra, chiếc quạt để đầu giường. Bà lấy tay xua xua những con muỗi. Thằng Đắc đã viết gì về chưa con? Chưa mẹ ạ, có gì con sẽ báo. Mà mẹ cũng đừng nghĩ ngợi nữa, tuổi này ta sống thế này có phải vui không? Sau tiếng vui, Thời huýt một đoạn sáo gợi lên những ca từ dí dỏm lắm trong một bài hát, tiếng sáo đi xa tận ngõ, nghe được cả tiếng cá đớp ở con lạch cạnh bờ sân chạy vào. Mẹ Thời thở mạnh một cái, nó buồn hay vui bà đâu biết.
Trên vùng đồng bằng im lặng, những người chăn cừu bước đi một cách nghiêm trang, mang những lễ vật khiêm tốn của mình đến dâng cho Chúa Hài Đồng...
Chị Bông đã chuẩn bị sẵn hai chậu hoa Trạng Nguyên và ổ bánh Giáng Sinh đặt ở tiệm để mang đến nhà sui gia tương lai Brown. Họ trân trọng mời anh chị Bông tới dự bữa tiệc Christmas Eve dinner. Chị Bông ngắm hai chậu hoa tươi đẹp kể với chồng...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.