Hôm nay,  

Chuyện sư tử con và bê con

07/05/202312:58:00(Xem: 3626)
Ngụ ngôn

nguyencau

Tại cánh đồng rộng mênh mông ở Phi Châu có một con sử tử con mới lọt lòng mẹ bảy ngày. Mẹ nó trong một chuyến đi săn bị bầy linh cẩu cắn chết và không bao giờ quay trở lại. Sư tử con đói kêu la thảm thiết, chập chững đi chẳng kể phương hướng để tìm sự sống. Nó may mắn lạc vào một đàn bò. Một con bò mẹ đang nằm dài dưới đất cho bê con bú. Sư tử con cũng chẳng biết đây là bò hay sư tử, do bản năng sinh tồn nó tìm tới và và chui vào tìm sữa nơi  bò mẹ. Bò mẹ hiền từ thấy sư tử còn bé, vô hại cho nên cũng cho bú mà chẳng phản ứng gì. Nửa năm sau, sư tử con lớn rất nhanh. Nó chơi đùa với con bê như anh em vậy. Nhưng do sự phát triển của cơ thể, tự nhiên nó thèm và cần một loại đồ ăn khác với sữa mẹ. Nó nói với con bê:
     – Này anh bê, vài ngày nữa tôi phải ra đi và tìm cách gia nhập bầy đàn để có đồ ăn. Chỉ một năm nữa thôi, tôi cũng phải tự đi săn. Khi đó tôi buộc lòng phải  ăn thịt anh và mẹ bò.
     Con bê ngạc nhiên hỏi:
     – Tại sao vậy?
     Sư tử con đáp:
     – Lý do rất đơn giản là tôi không thể ăn cỏ như anh mà phải ăn thịt sống, ăn thịt tất cả các loài động vật khác. Bây giờ tôi với anh còn là anh em, nhưng vài tháng nữa anh sẽ là đồ ăn của tôi.
     Nghe vậy con bê khóc rồi nói:
     – Thôi anh đi đi, đi xa và nhớ đừng ăn thịt tôi và mẹ bò nhé.
     Cũng ngay hôm đó, tại một vườn chơi trẻ em, hai cậu bé đang vui chơi với nhau. Nhưng một cậu là công dân của một siêu cường. Còn cậu kia là công dân của một nước nhỏ yếu kém. Một ngày kia, cậu bé siêu cường nói với cậu bé nhược tiểu:
     – Này bạn ơi, nếu tôi chỉ là một công dân bình thường thì bạn và tôi có thể chơi với nhau suốt đời như những người bạn tốt. Nhưng nếu tôi là lãnh đạo của đất nước tôi thì câu chuyện sẽ khác đi.
     Cậu bé nhược tiểu hỏi:
     – Khác thế nào?
     Cậu bé siêu cường đáp:
     – Lúc đó tôi có thể tấn công, xâm chiếm đất nước bạn, có thể lật đổ chính quyền của bạn, nước bạn có thể trở thành tay sai hay chư hầu của nước tôi.
     Cậu bé nhược tiểu ngạc nhiên hỏi:
     – Tại sao lại như vậy?
     Cậu bé siêu cường đáp:
     – Chẳng có gì ngạc nhiên cả. Vì đất nước tôi là siêu cường vô địch, không ai có thể chống lại cho nên chúng tôi muốn làm gì thì làm, giống như sư tử muốn ăn thịt loài bò lúc nào cũng được. Vả lại, nếu tôi không làm thế, giữ hòa hiếu và bình đẳng với các quốc gia khác thì đảng đối lập sẽ kết tội tôi là phản quốc, là yếu hèn, là không bảo vệ quyền lợi của đất nước, sẽ tìm cách truất phế tôi. Nói là để bảo vệ đất nước nhưng thực chất là muốn bảo vệ “cái ghế”. Tôi buộc lòng phải làm như vậy vì  quy luật sinh tồn. Tôi chỉ là phàm phu nắm giữ quyền lực chứ không phải thánh nhân. Tất cả các lãnh đạo phải làm như vậy. Nó giống như nghiệp lực từ vô thủy kéo dài tới bây giờ. Có siêu cường nào chịu nhường nhịn các nước nhỏ đâu? Có sư tử nào nhường nhịn con bò, con nai đâu?
     Nghe nói thế, cậu bé nhược tiểu buồn rầu nói:
     – Tôi xin bạn đừng làm lãnh đạo để chúng ta suốt đời là bạn với nhau.
 
Lời người kể chuyện:
 
Quy luật sống của loài thú và loài người giống hệt nhau, đó là luật “Cá lớn nuốt cả bé”. Bằng cớ là nhân loại đã trải qua những thời kỳ kinh hoàng của chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa bá quyền và chủ nghĩa bành trướng. Loài người lại còn dã man và tàn bạo hơn loài thú. Sư tử ăn thịt con nai no, rồi nằm lăn ra nghỉ. Còn loài người săn bắt dân tộc yếu kém làm nô lệ, thiết lập chế độ thực dân để biến cả dân tộc họ thành nô lệ, thậm chí diệt chủng và tiêu hủy cả nền văn hóa của họ và giết hại biết bao nhà ái quốc của dân bản địa. Loài thú tuy tàn độc do bản năng nhưng không biết tuyên truyền gian trá và lừa mị. Loài người khi muốn xâm lăng nước nhỏ thường nhân danh những lý tưởng cao đẹp, kéo bè kéo đảng gọi là liên minh để hợp pháp hóa hành động của mình. Họ quảng bá rầm rộ về tính văn minh và nhân đạo khi cứu giúp một con mèo, nhưng lại tiến hành chiến tranh, giết chết cả trăm ngàn thường dân vô tội của một nước nhỏ. Bản chất của loài người vốn ác độc như Tuân Tử nói, “Nhân chi sơ tính bổn ác”. Cái ác vốn có từ vô thủy chứ chẳng phải thời nay mới ác.
     Nhưng này bạn ơi:
     Rất may, không phải tất cả con người đều như vậy. Các bậc thánh nhân thuở xưa, để hóa dân, để kiềm chế bớt thú tính của con người đã rao giảng học thuyết “Nhân chi sơ tính bổn thiện” và “Mọi chúng sinh đều có Phật tánh”. Qua lịch sử, loài người cũng đã sản sinh ra nhiều bậc cứu nhân độ thế, dám hy sinh thân mạng mình để chống lại bạo quyền, san sẻ bớt của cải để cứu giúp người nghèo khó. Thế nhưng những đức tính thiện lành này không phải bỗng nhiên mà có. Có thể do thiên bẩm nhưng phần lớn giống như quặng vàng phải đào xới, sàng lọc mới thành vàng ròng, như đá quý phải giũa phải mài mới thành ngọc. Muốn trở thành hiền nhân thì phải tu tâm dưỡng tánh, phải đọc sách thánh hiền và phải có cuộc sống đạo hạnh.
     Ngày nay, với sự bùng nổ của kỹ nghệ truyền thông, những luồng tư tưởng xấu, độc hại lan tràn không ít. Nhưng xen vào đó là những tư tưởng thiện lành đã có cơ hội nói lên tiếng nói của mình. Nó không còn bị áp chế, bưng bít, che giấu và chụp mũ như cách đây hơn một thế kỷ. Với hình ảnh của những đạo sư sống đời đạm bạc, rao giảng chân lý Từ Bi, Trí Tuệ và Bình Đẳng trên mạng lưới toàn cầu, thế hệ trẻ có cơ hội xem và học hỏi. Theo tôi nghĩ, thế hệ có tư tưởng gian ác nên từ từ chết đi và hình thành những thế hệ mới có tư tưởng bao dung, tiến bộ và nhân bản. Nhưng xin nhớ cho, gieo trồng những tư tưởng thiện lành không phải một sớm một chiều là có thể hái quả. Chúng ta phải kiên trì, nhẫn nại và không bao giờ nản chí khi gieo rắc những tư tưởng thiện lành.
     Vì thế giới này là thế giới của Tham Dục bùng cháy trong từng phút giây cho nên tôi nghĩ rằng nếu tư tưởng thiện lành lấn áp được tư tưởng hung ác thì vài trăm năm nữa thế giới mới có thể sống trong tình huynh đệ như Đức Phật dạy qua Lục Hòa, đó là Giới Hòa Đồng Trụ. Khi nhiều bậc thánh nhân ra đời thì thế giới sẽ sống trong an vui. Khi nhiều kẻ hung ác vẫn còn tồn tại thì thế giới Ta Bà này có thể vẫn tiếp tục với thói “Cá lớn nuốt cá bé” cho đến ngày tận thế. Đó là Nghiệp của chúng sinh.
     Bạn ơi:
     Hành tinh này hiện hữu có phải là tài sản riêng của các siêu cường, của kẻ mạnh muốn làm gì thì làm? Nó là mảnh đất chung của nhân loại mà không ai có quyền độc chiếm và áp đặt luật lệ của mình. Nếu có một thứ luật lệ chung thì nó phải được sự đồng thuận của tất cả các dân tộc và đạo đức phải là tôn chỉ mà loài người phải tuân thủ. Hiện nay tham vọng cuồng điên của nhân loại lớn tựa hư không mà tình thương thì chẳng chứa đầy tòa nhà Liên Hiệp Quốc.

 

– Đào Văn Bình 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi tình yêu đến độ mùi mẫn, khi hai tâm hồn hòa hợp đến mức không thể xa nhau, khi trái tim đã thuộc về nhau… Người con trai cất lời: “Em bằng lòng làm vợ anh không?” Đây là giây phút tuyệt đẹp, đẹp nhất đời, đây là cái khoảnh khắc tuyệt diệu nhất của kiếp người. Tình yêu thăng hoa bay bổng, hai người quyết định về với nhau, gắn bó với nhau, bây giờ thế giới của hai người là cả một cung trời mộng, mặt đất này là cõi địa đàng bướm hoa...
Gần đây cô cũng hay nghĩ về người chồng xấu số. Đúng ra cô thấy anh trong những giấc mơ. Cô thấy anh và cô đi dạo tại những nơi chốn thơ mộng của vùng đất cố đô nơi cô sinh ra và lớn lên. Những giấc mơ lạ, bởi cô gặp anh và kết hôn với anh khi cô đã vào Nam. Anh là người miền Nam và không hề ra thăm miền đất đó bao giờ. Nhưng trong giấc mơ cô thấy cô và anh thật rõ, khi thì ngồi bên nhau trong ngôi nhà cổ của ba mạ cô ở khu Gia Hội, khi thì thơ thẩn bên bờ sông Hương gần ngôi trường Trung học thân yêu của cô, khi thì đứng dưới bóng mát ngôi nhà thờ uy nghiêm sừng sững trên một ngọn đồi.
Thỉnh thoảng nổi hứng, ông bảo, để ông nấu nướng, bà dọn dẹp rửa chén. Ông nấu nhanh, mắm muối mạnh tay. Khi nghe ông thông báo trổ tài món thịt heo kho trứng, bà tưởng như lượng Cholesterol phóng vút lên trần nhà...
Sau khi công sản chiếm miền Nam Việt Nam họ chủ trương lùa dân thành phố đi kinh tế mới, một đề án to lớn mà rỗng tuếch vì không hề được đầu tư chuẩn bị. Bao nhiêu gia đình đã phải ra đi dù họ không hề mong muốn. Họ đập phá nhà cửa để lấy tôn, lấy gỗ hoặc là mang đến vùng kinh tế mới để cất lại nhà cửa, hoặc bán lấy tiền, nhà gỗ nhà tôn trở thành có giá trị hơn nhà xây gạch kiên cố vì còn lấy được những vật liệu...
Ngày 12 tháng 3 vừa qua, tác giả Trần Viết Ngạc vừa ra mắt cuốn sách "Bùi Huy Tín với Thực nghiệp Dân báo và Tràng An báo” tại Vườn Ý Thảo (số 3 Thạch Hãn, TP. Huế).
Thuở xưa, theo lệ thường, những cô gái được tuyển vào cung bao giờ cũng phải được các vị nữ quan hoặc các viên thái giám dạy dỗ qua một hai khóa về lễ nghi để biết phép tắc cư xử trong cung, để ôn lại bổn phận người đàn bà, v.v... Một phụ nữ từ dân giả được tuyển vào cung, dần leo lên tới địa vị quốc mẫu lẽ nào lại không trải qua những khóa giáo dục đó? Khi đã được giáo dục mà không chịu theo phép tắc, hành động vượt lễ nghi đến nỗi gây tai tiếng trong dân gian thì khó ai chấp nhận được. Những động lực thúc đẩy mấy người “đàn bà yếu đuối” ấy dám đạp đổ cả lễ nghi của triều đình thường là tình yêu, tình dục, lòng tham... Liệt kê những phụ nữ này vào hạng “lộng hành phép nước” chắc hẳn không oan!
Luật sư biện hộ cho đây là do bệnh tâm thần gây nên. Có cách nào khác để giải thích cuộc mưu sát kỳ lạ này không?
Ông Bà Ly là tên mà gia đình chúng tôi nhắc đến người bảo trợ ở thành phố Perth khi nói chuyện với nhau, gọi bằng tiếng Việt cho dễ và thân mật. Tên thật của ông bà là Colin Russell và Meg Leith. Gia đình chúng tôi được chấp nhận cho đi định cư ở Úc và đến Perth, thủ phủ của tiểu bang Tây Úc vào mùa đông năm 1980...
Buổi sáng cuối tuần, tôi vừa mở facebook thấy liền mấy cái friend requests trong đó có một tên khiến tôi phải dừng lại: BS Hoàng Hùng. Cái tên rất đặc biệt khó quên cho dù bao nhiêu năm đã trôi qua. Tôi liền vào xem profile, và đúng như trí nhớ của tôi, đó chính là người đã từng “thoáng qua đời tôi”...
Thuở xưa, theo lệ thường, những cô gái được tuyển vào cung bao giờ cũng phải được các vị nữ quan hoặc các viên thái giám dạy dỗ qua một hai khóa về lễ nghi để biết phép tắc cư xử trong cung, để ôn lại bổn phận người đàn bà, v.v... Một phụ nữ từ dân giả được tuyển vào cung, dần leo lên tới địa vị quốc mẫu lẽ nào lại không trải qua những khóa giáo dục đó? Khi đã được giáo dục mà không chịu theo phép tắc, hành động vượt lễ nghi đến nỗi gây tai tiếng trong dân gian thì khó ai chấp nhận được. Những động lực thúc đẩy mấy người “đàn bà yếu đuối” ấy dám đạp đổ cả lễ nghi của triều đình thường là tình yêu, tình dục, lòng tham... Liệt kê những phụ nữ này vào hạng “lộng hành phép nước” chắc hẳn không oan!
Mẹ tôi kể rằng ngày mẹ tôi còn thơ ấu, ở tận miền quê xa xôi, huyện Đông Anh hay Đông An gì đó thuộc tỉnh Thái Bình của bà, có một cây nhãn cổ thụ, cành lá sum suê râm mát, cây nhãn ngự trị nguyên một góc vườn lớn, độc lập, thoải mái, không chung đụng với một cây nào khác...
Tháng ba lại về, mùa xuân đang ngấp nghé bên thềm. Tuần trước những nụ hoa đào còn bé như hạt tiêu, ấy vậy mà giờ này lớn bằng đầu ngón út, những nụ hoa chi chít trên cành, có một số đã nở sớm phơn phớt sắc hồng trong nắng vàng ban mai dưới bầu trời xanh biếc...
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.