Hôm nay,  

Tình yêu

25/01/202309:30:00(Xem: 1792)

Tản mạn


couple-in-love 


Mùa xuân đang trở lại, mùa xuân mang lại một thay đổi của đất trời và của cả lòng người. Khi xưa, nhà thơ Trần Tế Xương, trong dịp đầu xuân mừng năm mới, ông viết:

 

Xuân về chớ để xuân đi, thương kẻ quạt nồng cùng ấm lạnh, (viết cho bà Tú)

Tết mới khác gì tết cũ, vẫn người bán chữ với buôn văn. (Viết cho chính ông).

 

Ông Tú Xương quanh năm ngao du sơn thủy, mà khi năm cùng tháng tận, tết đến, ông còn biết trở về, nhớ và trở về với tình yêu của ông. Chúng ta cũng bắt chước nhà thơ tìm về tình yêu, cảm nhận tình yêu khi mùa xuân đến xem thử yêu đương dào dạt đến độ nào.

 

Nói bâng quơ là vậy, mà giờ đặt bút trên giấy, bản thân tôi giật mình vì với đề tài này, nó rộng rãi bao la quá, mà mình chưa biết nên bắt đầu ở chỗ nào. Hay là ta đọc thơ Xuân Diệu:

 

Một bận em ngồi xa anh quá

Bảo em ngồi xích lại gần hơn

Xích lại gần thêm một chút anh hơn

Ngoan ngoãn xích gần thêm chút nữa…

 

Anh sắp giận, em mỉm cười vội vã

Đến gần anh và mơn trớn em đây

Anh vui liền nhưng bỗng lại buồn ngay

Vì anh nghĩ thế vẫn còn xa lắm…

 

Có một lần tôi coi và nghe Ý Lan biễu diễn bài “Xa cách“ trên đây quá hay, nguời ca sĩ hát và trình bầy xúc cảm rất tuyệt vời. Bạn cứ nghe thử coi, cái “yêu“ của Xuân Diệu nó linh động và sâu lắng đến nỗi ta chỉ cần cảm mà chưa cần hiểu đã thấy đó là tình yêu.

 

Và ta hãy nghe Xuân Diệu định nghĩa tình yêu :

 

Làm sao cắt nghĩa được tình yêu

Có nghĩa gì đâu được buổi chiều

Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt

Bằng mây nhè nhẹ gió hiu hiu

 

Rồi một ngày mai tôi sẽ đi,

Vì sao ai nỡ hỏi làm chi ?

Tôi khờ khạo lắm, ngu ngơ quá

Chỉ biết yêu thôi, chẳng biết gì…

 

Yêu là chết ở trong lòng một ít,

Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu.

 

Bạn đừng tưởng Ông thi sĩ chỉ mộng mơ, vơ vẩn trên mây, ông khéo nhìn xa và sợ không được đền đáp… vì sợ xa cách mà ông tưởng tượng ra ngàn lối mở và viết ra cả một trời thơ:

 

Thơ ta hơ hớ chưa chồng

Ta yêu muốn cười mà không thì giờ

Mùa thi sắp tới em thơ

Cái hôn âu yếm xin chờ năm sau“

 

Thưa ngài thi sĩ, yêu là yêu, là vướng mắc, yêu là yêu không bờ bến rồi, là cho đi tình cảm, cho đi những xúc động nồng nàn, nào ai có thì giờ so bì phút đầu tiên ấy, là có được hay không được đền bù hay không? Lãng mạn là sóng tràn bờ và không so đo tính toán.

 

Thông thường, người ta chuộng tình yêu thuần hậu, có cho có nhận. Thế gian muốn cân bằng. Hạnh phúc là từ cảm nhận của hai bên trao qua gửi lại. Thế thôi quá đủ. Còn như có nên duyên vợ chồng hay không, là tùy thuộc ông tơ bà nguyệt nhớ hay quên buộc sợi chỉ hồng.

 

Có nên vợ nên chồng hay không, cảnh đời nhiều chuyện rắc rối phức tạp, dễ nhớ, dễ quên. Nhưng mà tình yêu đúng nghĩa và bền bỉ thì sống mãi trong tâm tưởng con người. Cho nên có người nói tình yêu sinh ra và không mất đi. Như tình yêu trong nghịch cảnh của Rodrigue và Chimelle trong kịch bản Le Cid của Corneille như tình yêu đầy phong vị hy sinh của Aung San Suu Kyi và chồng là Michael Aris. Họ đã luôn nghĩ tới nhau dù xa nhau trên 20 năm. Bà ở lại quê hương, luôn tưởng nhớ dù không gặp lại ông cho tới ngày ông mất vì bạo bệnh.

 

Tình yêu gặp thuận cảnh và bao nhiêu cụ ông cụ bà đã sum họp bên nhau tới già. Các cụ luôn luôn người nọ biết lo và nghĩ về người sống bên cạnh mình, đúng như một nhà tâm lý đã nói: “Hôn nhân là cái chăn vừa đủ để đắp chung mà một người trong hai, trước khi kéo chăn về phần mình luôn kiểm soát xem bạn mình đã đủ ấm chưa.“ Cái chăn ấm đó mới thực sự là tình yêu đôi lứa.

 

Bạn thân, mình có người bạn gái rất thân, chị mình thì đúng hơn, chị X, con nhà bác, chị học giỏi, nữ công, nữ hạnh, đoan trang gồm đủ, tên trên giấy tờ của chị là Nguyễn Thị Đoan Trang. Khoảng năm 1960, chị vừa 18 tuổi. Chị có người yêu, một anh chàng tuấn tú có chức vụ trong quân đội, anh đẹp người, tính tình ôn hòa lẫn cương nghị. Cuộc tình của chị Trang với anh đẹp như một bài thơ, không suy tính không so đo và lớn lên ở tuổi mộng mơ. Chị hồn nhiên chép cho anh bao nhiêu là trang thơ của T.T.K.H, và anh, anh cũng nhiều lần đọc cho bạn nghe những vần thơ âu yếm của Nguyên Sa.

 

Không có anh

Ai cầm tay cho đỏ má hồng em

Ai thở nhẹ cho mây vào trong tóc

Không có anh lỡ một mai em khóc

Ánh thu buồn trong mắt sẽ hao đi…

Tóc sẽ dài thêm mớ tóc buồn thơ

Không có anh thì ai ve vuốt

Không có anh lấy ai cười trong mắt

Ai ngồi nghe em nói chuyện thu phong?

 

Cứ thế tình yêu trôi qua êm như nhung đẹp như lụa mượt mà. Vậy mà rồi hoàn cảnh không cho phép đi xa hơn, cũng đành, cho là những năm 1965-1970 chiến tranh ở Việt Nam ngày càng thô bạo. Anh T đi liên miên biền biệt vào chiến trường. Chị tôi vẫn đi học, phụ gia đình bán buôn, mỗi ngày chị vẫn trông chờ những lá thư anh gửi về. May mắn cho họ là chưa có chuyện gì đáng tiếc xẩy ra do binh lửa. Anh vẫn an toàn đứng vững giữa vùng bom đạn giăng giăng như những hàng kẽm gai xô lệch ngoài chiến hào.

 

Nhưng những tin tức đưa về từ mặt trận, những điệu ca lời hát:

 

Tôi có người yêu vừa chết đêm qua, chết không hẹn hò, chết không hận thù, chết thật tình cờ, nằm chết như mơ…

 

Tất cả đấy, những bài ca, những tác động tâm lý của âm nhạc, của cuộc chiến làm người ta hoảng loạn, khi âm thầm, khi mạnh mẽ. Cho đến một ngày, bà mẹ khuyên con gái là, xưa nay chinh chiến mấy ai về, bà thương con bà nói con là hãy quên đi người lính chiến, mặc dù anh là lính đa tình, tình non sông đất nước… gì gì đó, cũng không bằng yên thân hơn là lấy một ông thầy giáo cho yên tâm bà.

 

Trước mắt là vậy, còn anh T, anh dù không về được thành phố, có lẽ anh cũng đã cảm nhận:

 

Thôi em xanh mắt bồ câu

Vàng thau sợi nhỏ xin chờ kiếp sau.

(Cung Trầm Tưởng)

 

Chị Trang cũng qua rất nhiều trằn trọc suy nghĩ khóc thầm. Cuối cùng chị đành thuận theo ý gia đình. Trời thương, chị vẫn sống ở đó với chồng, con nhưng rồi hằng đêm, đêm khuya, vừa ru con ngủ, chị vừa chú ý lắng nghe tiếng đại bác xa xa vọng về. Chị vừa âm thầm cầu nguyện bình an vô sự cho người chị đã yêu.

 

Đó chỉ là tự nhiên, vì tình yêu và tình thân ái nhân ái hòa trộn, lẫn lộn trong những tâm hồn cao thượng thích giữ kỷ niệm lâu bền.

 

Rồi, cũng có một lần chiến tranh dữ dội tràn về thành phố. Chị mang con chạy loạn. Trong lúc bối rối loạn ly trên đường bế con chạy giặc chị gặp lại người xưa. Họ cùng thoáng qua một chút ngỡ ngàng, rồi mừng rỡ, chị đỏ bừng đôi má dù trời rất lạnh. Thằng cu tí, con chị, đói, đòi sữa khóc vang. Anh lăng xăng giúp chị, đỡ giùm cái giỏ xách nặng nề, rồi mang bình sữa nóng của cu Tí chạy đi ngâm vô bồn nước lạnh cho nguội cho lẹ cho bé bú. Cu Tí càng la to, anh càng khoắng sâu cái bình sữa làm rơi đâu mất cắi nắp đậy. Hình như có vài giọt nước thấm vô núm vú bình nên sau đó con chị bị đau bụng ít ngày.

 

Sau này, nhớ đến chuyện di tản. Chị tôi vừa mỉm cười, rồi lặng người hình dung về cử chỉ lúng túng của anh T. Chị vẫn kể rằng, lúc chia tay, anh đứng yên nhìn theo mẹ con chị rất lâu.

 

Kỷ niệm khó quên và tình yêu khó phai, làm vơi đi nhiều tình huống gian nan, khốn khó trong cuộc sống. Bây giờ họ ở rất xa nhau hầu như không còn gặp lại. Chị tâm sự nhiều lần tình huống gian nan, khốn khó trong cuộc sống. Chị tâm sự nhiều lần tình yêu sinh ra thì không khi nào mất đi dù nó nhiều mơ mộng. Con người hằng ngày sống bằng thực tế ít ai sống cả bằng mơ mộng, nhưng mơ mộng và yêu đương bao giờ cũng là món trang sức diễm lệ làm dáng cho cuộc đời, vì cuộc đời ai cũng ca thán buồn nhiều hơn vui. Không có tình yêu, chúng ta nghèo nàn lắm!

 

Ngặt là thời buổi hôm nay, nhiều cuộc tình không bình thường ập đến. Những người trẻ tuổi họ đến với nhau đôi khi không vì cảm xúc, mà vì muốn có tiền, muốn thay đổi hoàn cảnh sống, muốn được ra khỏi xã hội Việt Nam. Nguyên nhân nội tại thì ai cũng thấy là đạo đức và lòng nhân ái thoái hóa. Tình yêu mất dần ý nghĩa, đó là sự mất mát đáng tiếc và uổng phí. Đó là sự mất mát đáng tiếc nhất trong những điều ta đã mất đi.

 

Thử hỏi những cô dâu Việt Nam lấy chồng Đại Hàn, Đài Loan, lấy chồng xa xứ, dị biệt tập quán ngôn ngữ, dị biệt luôn tình cảm… với tính cách mua bán thêm vào, liệu họ có được yêu thương và yêu thương cho đi đó là bao nhiêu? Tội nghiệp tuổi thanh xuân phải đánh đổi hạnh phúc cá nhân để lấy một số tiền, lấy một cuộc sống trong giai đoạn, không được đảm bảo vô lường nguy nan.

 

Người xưa vẫn nói: Con gái như hạt mưa sa/ Hạt vào đài các, hạt ra giếng sầu! Mọi tệ đoan xuống cấp, hoàn cảnh sống điêu linh tất cả đã triệt tiêu tình yêu của thế hệ trẻ. Tôi có một đứa con gái, nếu con sa vào đài các, tôi vui được một tháng, một năm. Còn ngược lại có lẽ buồn tới cuối cuộc đời. Thật ra không hẳn là tất cả. Nhưng đa số người trẻ không tìm thấy hạnh phúc ở đâu. Không biết tình yêu là thiêng liêng, là tự nhiên, là trân quý, nên họ không cần, không lưu luyến. Nhiều khi không cần để ý vì có cần cũng khó đến.

 

Một số em lập gia đình ở các xứ Đông Âu, Tây Âu, Mỹ, Pháp, Đức v.v… cầu mong cho các em có hạnh phúc trong tình yêu tự nhiên.

 

Hạnh phúc trong tình yêu tự nhiên không nghiêng ngả về sự hưởng thụ vật chất và kể cả sự thỏa mãn giới tính.

 

Một cuộc sống buông thả vô độ và đạo đức bỏ quên sẽ làm tình yêu biến chất là một sự đào thải đáng tiếc và nhiều thiệt thòi cần suy nghiệm lại.

 

Xin lỗi là tôi nói nhiều lời quá, nhưng tôi chỉ muốn lưu ý ở một điểm là khi nữ hoàng Cléopâtre muốn bảo vệ vương quốc Ai Cập của bà, bà phải kết hợp với đại đế César, còn khi muốn bảo vệ tình yêu của bà, bà đã sai cung nữ, thị nữ của bà, cùng với bà, ra sức mang được tướng Mac Antoine vào nơi trú ẩn (ngôi mộ) của bà, dù lúc đó đại tướng bị thương nặng và đi lang thang vất vưởng trên các lối đi của hoàng thành là lúc Octave đang mang đại quân đến tấn công Ai Cập với thế lực mạnh hơn vũ bão.

 

Tình yêu Cléopâtre, tình yêu tây phương nóng bỏng nồng cháy, hung hăng. Khác hẳn mối tình đông phương đằm thắm, dịu dàng tự nhiên của một Ando Chie Nhật Bản và ngài Kỳ Ngoại Hầu Cường Để Việt Nam. Ando Chie của xứ hoa anh đào lúc đầu là một cô gái làm tình báo thám báo. Nàng được lệnh theo dõi giám sát Kỳ Ngoại Hầu. Nhưng nhìn mãi nhìn hoài cái dáng dấp trang nhã và cử chỉ trang trọng từ tốn của người trước mặt, bà yêu Kỳ Ngoại Hầu từ lúc nào ngay bà cũng không biết, yêu ông như yêu một người yêu và lâu dần yêu như yêu một người chồng.

 

Còn ông, ông sống lưu vong ở Nhật Bản hàng chục năm trời, ông đợi cụ Phan Bội Châu sang, để cùng kết hợp cùng thực hiện phong trào đông du cứu nước. Đợi hoài. Lần lần bên cạnh Ando Chie, ông đã cảm động trước nghĩa cử ưu ái, sự săn sóc kín đáo dịu dàng của người con gái Nhật và có lần ông hỏi rằng: Ando, mình có phải Phật Bà Quan Âm của tôi?

 

Khi lưu vong ở Nhật, Cường Để mong được về lại Việt Nam. Khi về quê nhà, ông đã để lại một nắm tro tàn cho Ando Chie, bà nắm được một nắm, luồn vào trong tay áo Kimono trước khi trao lại tro cốt cho gia đình ông, mà bằng cảm tính bén nhạy, Ando biết là chồng mình rất vui lòng.

 

Thưa bạn, tình yêu là tự nhiên với những bản sắc tự nó có trong sự thơ mộng và thiêng liêng của bẩm sinh. Chúng ta nuối tiếc những căn bản thuần túy của tình cảm bao nhiêu, chúng ta càng tự hỏi làm sao để làm sống lại những thế hệ rất nhân bản, những thế hệ mà tình yêu là nguyên thủy, nguyên trang và nguyên diễm…

 

-- Chúc Thanh

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Con tàu rú lên tràng còi thất thanh. Âm thanh chuyển từ trầm đục sang cao chói. Chuyện gì vậy. Mọi người hỏi nhau. Sao bỗng dưng còi tàu gầm thét như con thú bị thương vậy. Tàu bỗng dưng chạy chậm hẳn lại. Và tiếng rít của bánh sắt trên đường rầy như mũi khoan nhọn xoáy vào lỗ tai. Người soát vé tất tả chạy trên lối nhỏ giữa hai hàng ghế. Chuyện gì thế ông ơi. Những câu hỏi nhao nhao. Something wrong, very wrong. Mọi người vui lòng ngồi yên tại chỗ. Người soát vé nói vội trước khi mất hút sau khung cửa nối sang toa kế tiếp. Khủng bố hay cầu đường xe lửa bị sập. Mưa lũ đã mấy hôm rồi. Người ta xớn xác hỏi nhau. Tin tức truyền miệng lan nhanh như đám cháy rừng. Không ai biết chắc chuyện gì. Chỉ biết tàu không thể tiếp tục chạy. Nhìn qua cửa sổ, chỉ thấy rừng cây đang vùn vụt dạt về phía sau bỗng chậm dần.
Đọc thơ “nhớ nhà” của Nguyễn Thị Vinh càng thêm nhớ! Ai cũng bảo rằng mùa xuân làm ấm lòng người, nhưng chưa chắc gì. Mùa xuân đó là mùa xuân ở bên ấy, bên Việt Nam họa chăng có ấm lòng, chứ mùa xuân rơi vào tiết mùa đông lạnh lẽo bên trời tây này lạnh vô cùng...
Bà Hai Kỹ lơ mơ ngái ngủ thò chân xuống giường, chợt giật nảy cả người, nước đâu mà linh láng ngập đến tận ống quyển vậy trời. Bà tỉnh ngủ hẳn, hoảng hốt la to: – Dậy, dậy mau, nước vô ngập nhà rồi!
Anh muốn về thăm Việt Nam, chị cũng vậy. Anh nói với chị: Em à, cũng hai năm rồi, tụi mình chưa về thăm Việt Nam. Anh thấy nhớ quá, nhớ hàng cây dâm bụt, gốc ổi, cây dâu đất ngoài quê anh. Nhất là ngôi nhà có bức tường thành và cái cổng bằng xi măng. Anh đã đem theo hình ảnh đó suốt mấy mươi năm rồi, nhưng lúc nào cũng nhớ nó. Mình đi về thăm một chuyến em hè...
Lần này, 2023, tôi chọn đi xem Tuy Hòa (Phú Yên) và Qui Nhơn (Bình Định) hai thành phố nhỏ, không mấy nổi tiếng với hy vọng nhìn thấy, cuộc sống tỉnh lẽ vẫn còn đằm thắm hiền hòa, chưa huyên náo chật chội như Hội An, nơi mỗi ngày có cả chục chuyến xe buýt thả nườm nượp khách du lịch xuống bến...
Những ngày cận tết trời Sài Gòn se se lạnh. Cái lạnh mang theo chút nắng hanh làm đẹp hơn bao chiếc áo len buổi sáng những con đường. Khóa học cuối năm chấm dứt bằng đêm văn nghệ toàn trường của đại học sư phạm...
Ngày Tết ai ai cũng nhớ đến bánh chưng, bánh dầy. Bánh chưng là biểu hiệu của đất trời, là tất cả của vũ trụ và của lòng hiếu thảo, có tự truyện từ lâu đời, từ đời vua Hùng Vương xa xưa. Người trong Nam còn gọi là bánh tét, có lẽ là do chữ tiết hay Tết, ý là bánh của ngày Tết...
Hôm rồi, gia đình chúng tôi bảy người, có đặt bàn tại nhà hàng The Keg (the steak house and bar nổi tiếng ở Canada ) lúc 7.30 pm. Gần tới giờ, chúng tôi phone hỏi nếu chúng tôi đến 7pm được không, họ trả lời ok, và chúng tôi liền chạy xe đến, có mặt trước 15 phút...
Mấy cái rễ chết khô này là những gì còn lại của cây mít mà tự tay tôi trồng mấy chục năm trước, bên mép một hố bom. Chúng đã theo tôi qua chặng hành trình hơn bảy ngàn cây số từ một vùng quê Quảng Nam đến thành phố lớn nhất của nước Úc. Thời chiến quê tôi là vùng đất không người và, có lúc, là vùng “tự do oanh kích”. Trở về đó sau tháng Tư năm 1975, khu vườn xưa của tổ tiên đã là một cái rừng rậm, màu xanh chồng lên màu xanh, mấy tầng, mấy lớp với những táng cây cao thấp chằng chịt dây leo, những chùm chìm bìm phủ từ trên xuống và những bụi đơm xôi đầy gai góc cố thủ bên dưới chờ chực cơ hội ngóc đầu lên, chỉ trừ màu đất sét đỏ quạch của cái hố bom sâu hoắm ở góc vườn, dấu tích của một trận oanh tạc cách đó ba năm, trong “Mùa hè đỏ lửa”.
Đầu tháng 12, nhân dịp vợ chồng người bạn sang Pháp du lịch, chúng tôi hẹn hò nhau, rong chơi Paris vài ngày. Khi cả nhóm đang đi dạo, cười nói xôn xao, điện thoại của tôi reo. Nhìn vào màn hình nhỏ, thấy tên Manager của tôi. Tôi nhíu mày, mình đang nghỉ phép, bà ấy gọi làm gì...
Người Việt tị nạn đã có một đóng góp to lớn vào văn hóa ẩm thực nhân loại: một thức ăn mang đậm bản sắc dân tộc Việt. Thức ăn dó là Phở. Mùi Phở thơm ngon hấp dẫn, nóng hổi, hợp với mọi khẩu vị đã chinh phục bao tử mọi người thuộc mọi tôn giáo. Hễ nơi nào có bước chân con dân xứ Việt ở thì nơi đấy có Phở...
Trước đây, trong một bài viết, tôi có nói về mùa đông Canada nói chung và tại thành phố Edmonton của tôi nói riêng, bắt đầu từ tháng mười một cho đến tháng hai năm sau. Nhưng tháng mười một chỉ là cái lạnh đầu đông nên không thấm thía gì với dân Cà Na Điên, tháng mười hai cuối năm bận rộn cho những ngày lễ nên cũng chóng qua, tháng hai thì chỉ có …28 ngày ngắn ngủi, lại vào dịp Tết âm lịch và Valentine ấm áp trái tim, thành ra đối với tôi, mùa đông thực sự chỉ có …tháng một mà thôi...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.