Hôm nay,  

Câu đối ngày Tết

22/01/202314:19:00(Xem: 2277)
Tùy bút ngày Xuân

xcau-doi

Vốn là một sản phẩm của nền Hán học nhưng khi nền Hán học cáo chung thì chơi câu đối vẫn là một thú chơi tao nhã. Ngày xưa mỗi độ xuân về, nhà nhà trưng câu đối. Bậc thức giả thì câu đối đầy ý nghĩa thâm sâu, điển cố xa xưa. Người bình dân thì câu đối giản dị hơn, gần gũi đời sống hằng ngày hơn; chung quy cũng là nói lên chí hướng, chúc phúc, cầu may mắn, gởi gắm tâm tư…

 

Những năm gần đây phong trào viết thư pháp, chơi câu đối có vẻ phát khởi khá nhộn nhịp. Tuy nhiên bây giờ không còn nhiều người biết chữ Hán nên viết bằng chữ Việt. Có khá nhiều lời khen, chê nhưng dù gì đi nữa đây cũng là một cái thú tao nhã, thanh lịch làm phong phú thêm đời sống văn hoá vừa duy trì chút ít truyền thống.

 

Chuyện kể rằng, một năm nọ vào buổi sáng Nguyên Đán vua Lê Thánh Tông cùng vài cận thần bất ngờ viếng thăm một ngôi chùa ở kinh thành. Hoà thượng trụ trì đang tụng kinh, thấy vua đến bất chợt nên luống cuống đánh rơi dùi. Sứ giả nhanh tay nhặt lấy đưa nhà sư. Vua Lê hứng khởi liền ra vế đối:

 

Đường thượng tụng kinh sư sử sứ.

 

Một lát sau vẫn chưa thấy ai đối, chỉ thấy Trạng Lương Thế Vinh ra ngoài sân giả vờ lảo đảo say. Vua hỏi: "Sao khanh không đối mà làm điệu bộ quái lạ thế?" Trạng thưa: “Thần đối rồi đấy!" Vua lại hỏi: "Ta vẫn không hiểu."  Trạng bèn đọc:

 

Đình tiền tuý tửu phụ phù phu.

 

 Mọi người cười giòn vỗ tay tán thưởng. Cũng vào một sáng xuân, tại kinh đô Phú Xuân, quần thần và hoàng gia vào chúc phúc vua, hôm ấy có cả sứ giả phương Bắc. Minh Mạng hứng khởi ra vế đối:

 

Bắc sứ lai triều.

 

Chưa có ai đối kịp thì Thái tử Hồng Bảo nhanh nhẩu đối:

 

Tây Sơn phục quốc.

 

Câu đối làm cả triều đình bàng hoàng. Thái tử vô tình phạm lỗi chết người. Vua giận dữ thét lên: “Tây Sơn phục quốc thì đất đâu cho mày làm vua?” Sau này Thái tử bị truất vì nhiều lý do nhưng cũng có một phần từ câu đối tai hại này! Đây chỉ là giai thoại chứ  không phải chính sử, chưa chắc đã là sự thật, nhân ngày Tết nhắc lại góp vui thôi.

 

Có một đôi câu đối rất quen thuộc cho ngày Tết, nhiều người biết, nhiều nhà treo:

 

Thiên thiêm tuế nguyệt nhân thiêm thọ,

Xuân mãn càn khôn phúc mãn đường.

 

 

Thật hay, thật đẹp, đầy đủ ý nghĩa… Lời chúc trọn vẹn thọ, phúc… không khí xuân tràn cả đất trời, nhưng có một chút hóm hỉnh sâu xa: Nếu đem hai chữ cuối ghép laị: THỌ ĐƯỜNG thì ra một cỗ quan tài, ngày Tết mà chúc thế này thì chết! Nhiều vị viết chữ, cho câu đối không hiểu cái thâm thúy này nên thấy viết tặng rất nhiều trong dịp Tết.

 

Những năm thời bao cấp, đời sống vô cùng khốn khó, "gạo châu củi quế". Những người làm nghề giáo thì còn khốn khổ hơn, vì thế có người tức cảnh sinh tình viết như sau:

 

Tối ba mươi thầy giáo tháo giầy ra chợ bán,

Sáng mồng một giáo chức dứt cháo đợi người mua.

 

Có hai câu đối mà hầu như mọi người đều biết, có thể nói rất “kinh điển”, rất tiêu biểu cho mùa xuân, ngày Tết:

 

Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ,

Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh.

 

Hoặc là:

 

Đì đẹt ngoài sân tràng pháo chuột,

Om thòm trên vách bức tranh gà.

 

Mùa  xuân đang ngấp nghé bên thềm, mùa xuân đem laị cái vui, cái mới, cái hy vọng cho cuộc đời. Mùa xuân là mùa của tuổi trẻ, của hy vọng. Mùa xuân dân tộc gắn liền với đạo Phật cả ngàn năm rồi, xuân dân tộc cũng còn gọi là xuân Di Lặc (Ngày vía của ngài). Mùa xuân lên chùa lễ Phật, viếng tổ, tảo mộ, tưởng nhớ tổ tiên ông bà… Nếp sống bao đời nay của người Việt ta. Ngày xưa mỗi độ xuân về, dù là dân thị thành hay thôn quê; dù là người hay chữ hay người ít chữ, ai cũng đến thầy đồ xin cặp câu đối về treo trong nhà mừng ba ngày Tết; cái nếp trưng câu đối, chơi câu đối vậy mà hay. Qua câu đối người ta có thể đoán biết gia chủ là hạng người nào trong xã hội.

 

Chuyện câu đối thì dài dài, Tiểu Lục Thần Phong cũng xin góp mặt mua vui cho bạn đọc trong những ngày xuân:

 

Phật ngự toà sen cầm hoa sen truyền trao chánh pháp,

Sư toạ kiết già tụng lăng già thọ nhận thanh quy.

 

Tuệ Như Lai tử thông kinh quán sử đại bi vị tứ chúng đương thân hộ pháp thọ ấn phục quang tăng thống viện,

Sĩ đại trượng phu liễu triệt cầm thi vô úy độ quần sanh nhất tâm phù gia truyền đăng tinh tấn thị ngạn am.

 

Ông Dương tuổi mùi dáng dấp như rồng năm mèo tí tởn,

Bà Ngọ tuổi ngựa  điệu bộ tợ rắn năm chó dần lân.

 

Tết đến quan đỏ ấm áp quà cáp tùm lum khách khứa đàn em nhớ vui quá độ,

Xuân về dân đen lạnh lẽo áo cơm cạn kiệt thân thuộc láng giềng quên buồn hắt hiu.

 

Cha quan quyền ngày tháng kết bè phái đấu đá kèn cựa có tiếng ăn bẩn chẳng chừa chi tham lam lòng không biết đủ,

Con công tử quanh năm gầy gái gú đàn đúm dậm dật nổi danh chơi dơ vung vãi nào có tiếc phá táng tâm bất cần lo.

 

Dân Ch hao hao thiên t chìu lòng ly phiếu lp dưi chính tr không chê bài bn ý nguyn cui cùng phi thng,

Cộng Hòa hơi hám hu khuynh tn dng ưu thế tng trên quan quyn bt k mưu gian tâm tư hàng đu không thua.

 

Hoa khai phú phát thanh minh chính tr kinh k cc siêu đi đa trưng giang vn vt đng thng,

Kỳ pht quý phi bình đng dân quyn giáo ngh khai phóng cao sơn khoát hi nhân qun d mưu sinh.

 

Thân Tây hưởng lợi kinh tế kỹ thuật tối tân phát triển dân chủ nhân quyền toàn vẹn sơn hà lãnh thổ,

Theo Tàu chỉ tổ thương mại công nghệ lạc hậu củng cố độc tài toàn trị hao hụt biển đảo quốc gia.

 

Sau đây bút giả cũng có vài câu thách đối, xin mời huynh đệ cùng góp vui:

 

Nhân dân tệ quyền lực không tệ quan vơ vét thậm tệ nên nhân dân tệ,

 

Cây sầu đông chẳng ở đồng sâu đâu phải đầu sông sao đông sầu đồng su,

 

Bao dung nhng tưng không chp nht nào ng bng d âm thm bung dao tung võ khí,

 

– Tiểu Lục Thần Phong

(Ất Lăng thành, 01/23)

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hãy nghe một bà mẹ trẻ (Christine Derengowski, một người viết báo) an ủi khuyến khích con mình: "Con sẽ không bị phạt, và con sẽ không bị ở lại lớp một. Mà thật ra, chính con là một anh hùng. Con có biết là chưa có một đứa trẻ nào trong lịch sử phải học lớp một ở nhà qua màn hình computer, ngồi trong phòng ngủ, nhìn cô giáo qua màn hình. Con và các bạn của con đã làm nên lịch sử."
A Lượng lạch bạch chạy laị chỗ máy thằng Dĩnh giật lấy cái máy quạt tí hon của mình. Trời nóng như đổ lửa, cộng với nhiệt độ cao của dàn máy sản xuất túi nylon toả ra làm cho không khí càng ngột ngạt hơn, cái nóng như nung nấu laị như rang mấy mươi con người trong xưởng.
Tình cờ gặp lại Thúy-Minh – người bạn ngày xưa cùng học trường Võ-Tánh và cũng cùng sinh hoạt trong ban ca nhạc Bình-Minh đài phát thanh Nha-Trang – Thanh-Điệp mừng quá, hỏi hết chuyện này sang chuyện khác.
Cõi thơ 50 năm của anh chính là bức tranh đời yêu thương định phận này. Nó đậm đà sắc màu âm thanh của một dòng sông với khát vọng tìm về nguồn cội. Có thể đó là nỗi hoài niệm, thương cảm êm đềm hay kêu gào xót thương một thời vàng son đã mất, nhưng hình như sắc màu âm thanh cõi thơ anh mãi mãi không bao giờ lụi tàn.
Anh bước vội vào trong toa xe điện. Một chút ăn năn vì anh về muộn. Anh lỡ quên hôm nay là ba mươi Tết. Anh tìm chỗ ngồi kín đáo và cố thu người lại sao cho ấm. Anh nghĩ bên nhà giờ này là mùng một Tết. Anh vụt nhớ câu thơ ai viết: ”Đêm xuống bên ni/ Ngày lên bên nớ”. Mắt anh đau đáu nhìn ra ngoài trời, Chicago tràn ngập tuyết. Chiếc tàu điện cần mẫn lặng lẽ trường mình dưới tuyết lạnh đưa đoàn lữ hành về các vùng ngoại ô phía Tây thành phố Chicago.
Hậu duệ của một trong những bộ óc vĩ đại nhất của thế kỷ 20 ông Bill Gates, người làm cho năng suất làm việc, và hiệu quả kinh tế tăng bội phần) không sợ thuốc chủng ngừa đại dịch thay đổi DNA của Cô thì không hiểu tại sao những người bình thường, thậm chí chỉ số IQ (intelligence quotient) còn ở dưới mức trung bình, lại sợ thuốc chủng ngừa làm thay đổi DNA của mình !!!
Chưa thấy mặt cô giáo, Duy không biết nhan sắc của cô như thế nào. Nhưng, nhìn mái tóc dài, chiếc nón nghiêng nghiêng của cô giáo Duy tưởng như chàng đã gặp hình bóng ấy vào một chiều Xuân, tại Nha Trang, khi Trục Lôi Hạm Chương Dương II, HQ 115 ghé Cầu Đá.
Con bé yêu mẹ nó. Cứ vài ngày lại điện thoại hỏi mẹ có khỏe không. Bao giờ cũng vậy, cuộc thẩm vấn trên điện thoại với mẹ xoay quanh những câu đại loại như mẹ có bị sốt không, có bị ho không, có mệt mỏi không, có ngửi mùi thức ăn được không, có gặp người nào bị bệnh Covid không. Toàn bộ những câu mà người ta thường hỏi khi khách hàng bước chân vào một cửa tiệm trong mùa giãn cách cơn đại dịch. Ông không muốn con gái nghĩ bố bỏ mẹ ở nhà vì mẹ bị cách ly sau khi có những triệu chứng vừa kể. Nó muốn chắc ăn là cả bố lẫn mẹ không ai bị nhiễm Covid hết.
Những ngày gần cuối năm, chúng tôi nhận một ngôi nhà “mới” (của mình và “cũ” của người ta) không có đồ đạc và cần sắm sửa một vài thứ căn bản. Đồ mới, đồ đẹp thì ai lại không mê, nhưng ngặt nỗi đâu phải cái gì thích cũng đều có khả năng mua mới. Quần áo giày dép nào thích có khi còn nán đợi sale giảm giá vài ba lần mới mua, huống hồ những thứ đồ lớn với giá tiền gấp cả trăm lần… Phải thực tế và biết mình hỏng phải “First Daughter” (con gái lớn của tổng thống) mà là con gái lớn của cái anh Hai Lúa nhà kia từng làm việc ở tiệm Thrift Store (tiệm bán đồ của mấy nhà dư giả “biếu”). Đã 10 giờ tối, nằm trong túi ngủ (sleeping bag) trải trên sàn nhà (vì chưa có giường), tụi tôi “đi dạo” trên mạng xem có ai trong vùng rao bán gì hấp dẫn không. Có một quảng cáo chỉ vừa mới đăng chừng 5 phút rất ngắn gọn: “Bộ bàn ăn 8 ghế gỗ và da – giá $395, bán bởi chủ nhà”. Nhìn hình kèm lời quảng cáo phải nói là có cảm tình liền. Nguyên bộ bàn nhìn rất chắc và rất đẹp. Có vẻ là đồ “hiệu” thiết k
Người Việt chúng mình tại Mỹ hình như có cơ hội ăn “thiệt” và tiệc tùng trong năm nhiều hơn dân bản xứ, vì ngoài các ngày lễ bình thường, mà quan trọng nhất là các lễ Chiến Sĩ Trận Vong, Độc Lập, Tạ Ơn, Giáng Sinh, Tết Dương Lịch, còn có Tết Âm Lịch – bây giờ xin sửa lại như sau: Tháng 12 là tháng ăn chơi, Tháng Giêng cũng lại chơi với ăn đều đều, Tháng Hai thì Hội với Hè - đó là chưa kể đến các ngày lễ không kém phần quan trọng cho cộng đồng người Việt tỵ nạn như ngày Lễ Phật Đản, kỷ niệm Mất Nước 30 tháng 4, ngày Quân Lực VNCH… cùng các ngày kỵ giổ của từng gia đình, đại gia đình, và các đại hội của từng quân binh chủng, từng hội đoàn, từng hội thân hữu … Nhìn về những cái Tết khi còn ở quê nhà, Tết là một ngày lễ quan trọng duy nhất cho mọi người, mọi gia đình, cho cả nước. Bởi vậy có những năm Mẹ tôi được chính phủ cho thêm lương tháng 13. Người lớn rộn ràng sửa soạn Tết theo cách người lớn, tỉ mỉ, chuẩn bị trước cả tháng. Con nít chúng tôi có những náo nức riêng. Nhà nhà đều ăn
Tết càng cận kề, từ làng trên xuống xóm dưới, mọi người càng chộn rộn lo đủ thứ, y như cả năm chưa đủ lu bu vậy. Nhà bà hội đồng thì khỏi nói. Song le, năm nay bà hội đồng lại bận bịu một cách khác. Số là giữa bà và cậu Hai Đức đang có chuyện gây cấn. Sẵn dịp xuân về, bà muốn mời cô Tư Nhung qua nhà chơi vào ngày mùng hai Tết.
Nhớ, những năm mấy chị em còn nhỏ, có lần được Ba chở bằng xe vespa, ra tận Vũng Tàu. Trên đường đi, Ba ghé một khu rừng nào đó, đậu xe, đem theo cây dao, vào sâu trong rừng để tìm mấy cội mai. Ba chặt vài nhánh, chở về nhà. Lại nhớ, Ba cặm cụi tỉa nhánh, lặt lá, những cành có rất nhiều nụ. Ba ngâm mấy nhánh mai trong chậu nước lạnh để hãm nụ. Sau đó, cận cuối năm, Ba sẽ ngâm những nhánh mai chi chít nụ vào thau nước nóng, để sang giờ khắc giao thừa, những nụ mai bừng nở, vàng tươi cả bàn thờ, rực rỡ trên bàn phòng khách, mang điềm may mắn suốt năm. Mai vàng khoe sắc cùng mấy chậu cúc vàng, vạn thọ màu cam tươi, mồng gà đỏ rực, màu và sắc Tết trong gia đình Tím ngày xưa.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.