Hôm nay,  

quà tết…

20/01/202300:00:00(Xem: 2000)
20220120_155807
Hình minh họa
 
Sáng thứ hai đi làm, anh bạn già của tôi đội cái nón kết hơi sặc sỡ như mùa hè chứ không phải mùa đông. Tôi nhớ tay này giống tôi, thuộc loại người không thích đội nón sao mùa lạnh này lại chịu trùm lên đầu cái nón kết? Chưa kịp hỏi thì anh ta lại hỏi tôi trước khi vào đến chỗ làm, “ông thấy tôi đội cái nón này có được không?” Tôi trả lời gọn lỏn vì sáng sớm lười nói, “Được thì được chắc rồi vì nón đâu có rớt xuống đất.”
 
   Anh ta nhìn tôi khó chịu, “tôi không biết sao ông có thể sống tới bây giờ?”
 
   “Cà chớn như tôi thì lẽ ra thiên hạ đánh chết từ lâu rồi phải không?”
 
   “Hoàn toàn chính xác.”
 
   “Vậy tôi cũng nói hoàn toàn chính xác với ông, có hồi xuân thì cũng không nên đội cái nón mùa hè rực rỡ trên đầu giữa mùa đông…”
 
   “Ông bà mình nói: gần mực thì đen. Tôi làm chung với ông riết rồi nhiễm. Có phải ông thường nói với tôi: Người khác có quyền không xem trọng mình nhưng mình không được quyền xem thường mình, người khác nhìn mình không giống ai cũng không sao vì họ có giống mình đâu mà nói…”
 
   Tôi khen anh, “Hay nha, sáng nay ông nói chuyện nghe có lý. Con mụ nào tặng ông cái nón màu mè thấy ớn vậy, và tôi nhớ là ông đâu đội nón bao giờ?”
 
   “Đúng vậy, đúng vậy. Nhưng cái nón này là quà tết, món quà tôi trông mong, không ngờ đến tay bất ngờ làm tôi vui quá, vui tới đêm qua khó ngủ… vì đội cái nón trên đầu thì làm sao ngủ được.”
 
   “Vậy thì chúc mừng ông, sáu mươi tuổi đầu mới được món quà tết vui bụng.”
 
   “Vui quá ông ơi! Con nhỏ con gái út của tôi, nó là con gái mà chơi rắn mắt, quậy phá hơn hai thằng anh trai của nó. Tôi chỉ cầu mong cho nó điềm tĩnh lại, biết suy nghĩ, chín chắn hơn chứ con gái mà ngang ngược, táo tợn thì… Không ngờ nó đi đại học mới mấy tháng sống xa nhà. Hôm cuối tuần xin nghỉ một tuần để về nhà ăn tết truyền thống với gia đình. Nó nói với bà xã tôi là đừng sai nó đi đâu hết, ý nó là chở mẹ nó đi thăm dì, cậu như mọi năm vì nó muốn ở nhà trọn tuần với gia đình. Bà xã tôi làm dấu thánh giá, rồi đi xá bàn thờ Phật bà ba xá. Tôi mắc cười quá nhưng không nói gì vì có tết tây, tết ta nào thấy mặt nó ở nhà, cứ đi chơi suốt với bạn bè hết nhà thờ tới chùa chiền, hội chợ tết xuyên bang…Sao năm nay lạ? Chắc sống xa nhà mấy tháng nay từ hôm nhập học nên mới có thời giờ suy nghĩ lại nên tính tình điềm đạm hẳn ra, ăn nói từ tốn, mạch lạc, không ngang bướng nữa.
 
   Nó vô phòng kéo luôn cái vali của nó ra giữa nhà để tặng quà cho mọi người, làm ai cũng cảm động. Con tặng mẹ cái khăn quàng cổ cho ấm cổ, ấm ngực khi mẹ phải ra ngoài trời lạnh. Con tặng ba cái nón cho ấm đầu vì tóc ba rụng nhiều rồi, con sợ ba bệnh. Con mua tặng anh Hai cái điện thoại mới vì cái điện thoại cùi bắp của anh Hai cũ quá rồi, anh Hai là lính thì thường đi xa, nhiều khi muốn gọi về nhà mà điện thoại của anh ấy chỉ xài được năm mười phút là hết pin. Con mua tặng anh Ba cái áo lạnh vì anh ấy đi học, đi làm trên miền bắc lạnh lắm…
 
    Bà xã tôi đang nấu bún bò huế cho cả nhà ăn, bà ấy bốc bún vô tô hết nổi, đứng khóc ngọt khi hỏi con, “tiền đâu con mua mấy món quà tết này cho gia đình?” Nó trả lời tỉnh bơ, con đi học về thì đi làm thêm cho tiệm cà phê Starbucks. Con không tốn tiền mua cà phê Starbucks để uống còn được cho thức ăn, bánh kẹo khi tiệm đóng cửa nên hôm sau con cũng không tốn tiền ăn sáng…
 
    Ông biết tính tôi nào giờ có nhỏ nhẹ được với vợ con đâu, nhưng nghe nó nói tôi cũng muốn ứa nước mắt vì con mình mà, từ nhỏ tới lớn không phải động móng tay tới bất cứ việc gì ở nhà, muốn gì có nấy vì phe tôi ba cha con là đàn ông con trai, phe mẹ nó chỉ có hai mẹ con là đàn bà con gái nên bà ấy ưa rầy la nó hơn tôi nhưng cuối cùng con hư tại mẹ cũng là bà ấy nuông chiều. Sao nay nó thay đổi đột ngột cho cực thân đã đi học còn đi làm tới mười giờ đêm. Tôi nhớ nó lắm chứ, những bữa cơm chiều hai vợ chồng ăn không hết mà trong lòng không vui vì không biết con mình có gì ăn chiều nay không? Hai thằng con trai tôi không lo lắng như nó vì con gái sống bụi đương nhiên khó hơn con trai. Hai ngày nghỉ cuối tuần tôi cũng không vui khi không có nó ở nhà, đi qua nhéo ba đi lại khều mẹ cho tới bị rầy thì léo nhéo xin tiền đi chơi, không cho thì giở trò. Nhiều khi nhớ tới nó rồi cười một mình cái con nhỏ quá trờ quá đất mấy năm còn học trung học. Thường cuối tuần bà xã tôi hay nấu ăn ở nhà, nhưng nó không ăn mà xin tiền đi ăn ngoài với bạn bè. Mẹ nó đương nhiên không cho, và nó cũng không dám hỏi xin tôi vì sợ bị rầy. Nhưng có hôm cuối tuần kẹt quá, bạn bè đã hẹn thì nó canh tôi ngồi xem tin tức trên tivi ở phòng khách, nó lẻn vô phòng tôi. Cả nhà đều biết cái bóp với chìa khóa xe tôi thường để ở chỗ đánh răng cho sáng khỏi quên bóp, khỏi tìm chìa khóa xe đi làm. Nó dám mở bóp tôi lấy hai chục đi chơi với bạn, nhưng viết tiếng Việt cho tôi vui, viết sai bét cũng được miễn tôi hiểu, “cảm ơn ba cho con hai chục”. Tôi muốn trừng phạt nó tội trộm cắp nhưng không kết án được vì có viết giấy để lại đàng hoàng thì không phải trộm cắp mà chỉ là mượn tạm. Rồi tôi nhớ tới hồi xưa tôi cũng móc bóp ông già ngủ trưa chôm tiền lẻ, còn tày trời hơn nó là đi mua mấy điếu thuốc lá để hút lén với bạn bè khi tôi còn nhỏ xíu.
 
   Nói tóm lại là tôi không thích đội nón từ nhỏ, đi học nắng chang chang, mẹ tôi mua cho cái nón thì tôi cũng cho bạn bè rồi về nhà nói láo khi mẹ hỏi là con bỏ quên đâu rồi, mất rồi. Con không quen đội nón, mẹ đừng mua nữa. Bị rầy la mấy câu rồi cũng qua, mẹ tôi cũng nghèo nên không mua nón cho tôi nữa sau nhiều lần mất nón khó tin còn ăn nói ngang bướng với mẹ. Tôi còn táo tợn hơn nhiều mấy đứa con tôi là dám đá banh ăn tiền với xóm trên. Hồi thua, mấy đứa xóm dưới chúng tôi có tiền đâu mà chung, đánh lộn thì đánh không lại vì tụi nó đông hơn, lớn hơn phe mình, tụi nó đón trước chận sau kín kẽ thì làm sao chạy. Tôi lột hết dép nhựa của đám xóm dưới, luôn cả tôi để bán ve chai mới có tiền chung độ. Đoàn quân chiến bại của chúng tôi trở về xóm dưới còn chưa tới nhà thì mấy bà mẹ đã xách chổi chà ra cửa đón những chiến binh khát khô cổ họng vì cãi nhau, vì tụi con gái đã nhanh chân về báo tin đội nhà thua tới bán dép hết rồi.
 
    Hôm Giáng sinh có bão tuyết, trời lạnh nhiều, ông nhớ không. Nó gởi cho tôi cái tin nhắn: Ba nghỉ làm vài ngày được không ba, thời tiết xấu lắm. Nếu phải đi làm thì ba đi sớm hơn để lái xe thật cẩn thận nha ba… món quà Giáng sinh đắt giá nhất mà tôi có được trong đời. Hôm qua tôi đội cái nón quà tết trên đầu từ sáng được tặng tới đi ngủ cũng không cởi nón. Bà xã tôi cười mỉa mấy lần trong ngày, nào giờ chỉ biết ưu tiên hai thằng quý tử, sao hôm nay thương con gái út dữ vậy ta? Tôi chơi lại chứ sợ gì, hồi bà xã hỏi tôi: Anh để máy sưởi bao nhiêu độ mà sao lạnh quá vậy, sao ngủ được? Tôi chơi lại liền: Em đi lấy cái khăn quàng cổ quấn đi cho ấm cổ, ấm ngực, dễ ngủ… vì biết đâu thức dậy, nó trở chứng quậy tiếp thì em treo cổ lên cây quạt trần luôn cho tiện, nhẹ ký như em không sợ sập nhà đâu. Bả đạp tôi muốn lọt giường, rồi thao thức không biết là điềm lành hay dữ với con quậy đổi tính, biết thương yêu, lo lắng cho mọi người trong nhà…”
   “…”
   Sáng sớm ngày cận tết còn biệt biền chân trời góc biển. Dù đã quen nhiều với cảm giác nhớ nhà từ tóc xanh nay đã bạc thì vẫn nhớ như chưa bao giờ quên. Nhưng tôi cũng hưởng phước ké được khi nghe câu chuyện về cô bé Việt sinh ra ở Mỹ. Dù Mỹ đến đâu thì trong sâu thẳm tâm hồn, tình cảm của cô bé cũng vẫn là người phụ nữ Việt nam - luôn quan tâm đến người thân còn hơn bản thân mình. Ngồi nhớ màn hình tivi sáng qua chủ nhật, tôi lên YouTube xem chợ hoa ở Việt nam cho đỡ nhớ nhà, nhớ quê, nhớ thân nhân, bạn bè… Nhớ hình ảnh những cô gái trẻ, mặc áo dài kéo nhau đi chợ hoa để chụp hình. Các cô vui nhộn và xinh đẹp như bạn bè tôi khi còn đi học, mấy chú nhóc chụp hình cho bạn gái không biết tay nghề tới đâu nhưng dáng bộ chuyên nghiệp thấy ghét như tôi với mấy thằng đực rựa trong lớp hồi đó. Tuổi thần tiên đó đã qua nhưng quê nhà tôi vẫn vậy, lão mai đắt nhất chợ hoa Long xuyên có giá tới bảy tỷ đồng Việt nam, tương đương một trăm sáu mươi tám ngàn đô la Mỹ - có người mua. Trong khi người đàn bà bán bánh mì nhân bò cuốn lá lốp trên chiếc xe đạp tự chế thành xe bán bánh mì cùng ướt sũng với cơn mưa, với lão mai ướt như con cá vàng đã có người rước về dinh sau cơn mưa trời lại sáng, về biệt thự sa hoa lộng lẫy nào đó. Tôi hơi ngậm ngùi cho bà chị bán bánh mì rong cũng ướt sũng như con chuột lột để bảo vệ cái lò than với mấy ổ bánh mì thì không ai mua giúp chị vài ổ để có tiền mua gạo nuôi con, mua manh áo mới cho xấp nhỏ khi năm hết tết đến.
 
   Xuống tới chợ Rạch giá vẫn có người mua những cặp dưa độc lạ với tiền triệu, khi ngoài bãi rác của chợ vẫn có những đứa trẻ cùng nhau nhặt những trái dưa vỡ bể, người ta bỏ rác thì chúng nhặt ăn chung, những nụ cười hồn nhiên vẫn nở trên những đôi môi đỏ tươi màu dưa rác. Ở đâu trên địa cầu cũng không có thiên đường cộng sản với phương châm làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu, ở đâu trên hành tinh cũng có khoảng cách giàu-nghèo rõ rệt. Sao không vui trong lòng khi nhìn những đứa trẻ bụi đời ăn dưa rác vớ nụ cười hồn nhiên để đỡ buồn cho người đi mua cặp dưa bạc triệu nhưng không đem về nhà mà đi cúng tế những người còn sống, những người chức quyền trong nước bây giờ. Biết đâu con của những người đi mua dưa bạc triệu tết này không được ăn dưa rác như những đứa trẻ bụi đời. Biết đâu lão mai trị giá bảy tỷ từ tết này không còn tự tại, tự do ở một góc sân vắng nhà quê nào đó. Lão bị biệt giam từ tết này trong bốn bức tường cao của ngôi biệt thự mà lão không hề muốn, lão chết buồn một mình cũng không ai biết vì không ai quay phim bỏ lên YouTube cho mọi người xem cây lão mai mắc nhất chợ hoa đã chết trong nhà ông cán bộ lớn nào đó.
 
   Tôi cứ suy nghĩ lung tung một mình như thói quen không thích nói, thỉnh thoảng nhìn trộm anh bạn không thích đội nón từ nhỏ nhưng hình như anh trông trẻ ra với cái nón xanh xanh đỏ đỏ trên đầu, mặt anh bớt nhăn do niềm vui trong lòng trào lên gương mặt sáu bó cuộc đời mới được quà Giáng sinh còn đang vui bụng lại được thêm món quà tết chỉ mấy chục bạc nhưng vui tràn trề khi không bị chê già mà còn được quan tâm đến tóc ba đã rụng nhiều, sợ ba lạnh đầu, sợ ba bị bệnh… Không biết ông chủ ngôi biệt thự được nhận quà tết này là cây lão mai trị giá bảy tỷ có lặng lẽ vui lòng như anh bạn tôi không quen đội nón nên ngứa đầu, thỉnh thoảng giỡ nón ra nhìn ngắm, cười một mình, cười mãn nguyện rồi lại đội lên đầu chứ không vứt bỏ hay cho bạn để về nhà phải nói dối mẹ là quên đâu không nhớ, mất rồi. Ông chủ ngôi biệt thự có cây lão mai bảy tỷ trong nhà ăn tết vui chứ, hay đứng ngồi không yên vì sắp bị đốt lò, lò củi đỏ của tổng lú trong nước. Đến Giang trạch bên tàu còn chết, sao tổng lú sống giai như đĩa.
 
   Cuộc sống muôn màu như quà tết, đôi khi hình thức bên ngoài không nói lên được phẩm chất bên trong. Ngược lại giá trị vô giá lại nằm trong những món quà rẻ tiền nhưng thể hiện được lòng yêu thương, sự quan tâm đạt đến mức chân tình, ngây ngô đến ấm lòng người cha gian khổ cả đời không uổng phí công sức nuôi con.
 
   Quà tết của tôi năm nay cũng đã nhận được vào tối qua, tối chủ nhật khó quên trong đời rong ruổi là đi ăn tân gia ngôi nhà mới của cậu em phiêu bạt hơn tôi đã dừng chân với mái ấm gia đình. Người bạn trẻ cảm ơn tôi ba lần về sự hiện diện sau mấy năm tôi không ra khỏi nhà trừ đi làm, cảm ơn món quà tân gia có ý nghĩa nhiều hơn giá trị. Tôi chỉ nói thật lòng, anh cảm ơn chú mới đúng. Tết này chú đã cho anh không phải bận tâm, lo lắng về chú nữa. Món quà anh không mua bằng tiền được như món quà thấy được mà anh đã mua để mừng tân gia đâu. Bạn bè, anh em thương nhau là phải, nhưng thương nhất là không để anh em, bạn bè phải lo lắng cho mình nữa. Anh cảm ơn món quà tết của chú là vậy. Vô cùng quý giá với anh khi anh không còn giúp chú được như xua.
 
Phan
 
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong một căn phòng motel nhỏ sạch sẽ gọn gàng chăn ga gối trắng, trên giường phủ một tấm trải lớn có thể dùng làm chăn đắp màu lông chuột, một người phụ nữ nằm khóc, và người đàn ông đang ra sức dỗ dành. Cô gái mếu máo “Anh à, anh X đã bỏ đi rồi!”...
Những ngày cuối tháng tư quân trường Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung vẫn đang cắm trại, chồng tôi chưa về, nhưng trước khi đi anh đã bảo tôi ở nhà có gì thì bám theo cha mẹ và các em để đùm bọc lẫn nhau. Gia đình cha mẹ tôi ở gần nên hai nhà như một...
Tôi bồn chồn liếc mắt nhìn đồng hồ, rồi lại nhìn chừng về phía hội trường đầy ấp hơi người và ồn ào tiếng cười nói. Đã hơn tám giờ mà chương trình vẫn chưa bắt đầu. Chưa bao giờ tôi thấy khó chịu về chuyện giờ giấc như lúc nầy. Thấp thoáng trong đám đông, tôi thấy Khánh đang chạy đôn đáo chừng như kiểm điểm sự có mặt của một số khách “nồng cốt”, để bắt đầu chương trình...
Tiếng hát Cẩm Vân trong trẻo, vút cao, nghèn nghẹn đầy xúc cảm. Tôi buông thả Mi7 và chuyển vội La thứ như chưa muốn ngừng những âm vang cuối. Nốt dứt đoạn ngân dài, tất cả lặng yên, bên ngoài có tiếng gió đêm Sài Gòn vội về, bất chợt...
Tố Như tiên sinh đã để lại cho hậu thế câu thơ tháng ba đẹp như tranh trong truyện Kiều, “cỏ non xanh tận chân trời/ cành lê trắng điểm một vài bông hoa…” Đọc xong câu thơ thì nửa số người đọc đã nhắm mắt lại để hình dung ra bức tranh mùa xuân vẽ bằng thơ; với hai màu xanh, trắng vào tay hoạ sĩ, chúng ta có bức tranh chiêm ngưỡng bằng mắt, nhưng với nhà thơ chúng ta có bức tranh trong trí tưởng tuyệt vời… Tôi nói với ông bạn mê thơ đang ngồi chung bàn cà phê mà mọi người đang nói chuyện thời sự nên không phù hợp với một sáng tháng ba trời mát lạnh vì mưa đêm qua rả rích tới sáng, anh em rủ nhau ra ngoài trời ngồi uống cà phê cho mấy ông bạn còn hút thuốc được thỏa mãn thú tính. Thế là những ông đã giã từ làn khói mỏng bị những ông còn hút thuốc giận cho, rồi cãi nhau.
Đầu tháng Tư, hoa tulip đã vội gõ cửa mọi nhà sau giấc đông miên ngắn ngủi. Mùa Xuân cũng theo hoa tulip trở về, mở ra khúc giao mùa. Trong gió Xuân đầu mùa còn lạnh, ngoài xa trên cánh đồng rừng quê muôn vạn búp non đang nẩy lộc đâm chồi. Cỏ non, cây rừng già vẫn mạnh mẽ vươn lên tràn đầy sức sống. Đàn cá hồi thức giấc bắt đầu vượt thác trở lại quê hương nguồn cội...
Một thời gian ngắn sau Hiệp Định Genève tháng 7, 1954, gia đình chúng tôi rời Phủ Cam dọn vào ở trong khuôn viên trường Đồng Khánh. Măng chúng tôi dạy môn Nữ Công Gia Chánh, và có lẽ vì là một quả phụ với 6 con, nên được Bà Hiệu Trưởng Nguyễn Đình Chi, ưu ái giúp đỡ cho gia đình được sống trong 2 căn phòng trên lầu Ba (bên phải, nếu từ cổng trước nhìn vào). Cùng ở trên lầu Ba sát cạnh gia đình chúng tôi là gia đình của bà quả phụ Trần Thi, mà chúng tôi thường kêu là Dì Hoàn vì Dì là bạn của Măng tôi từ khi 2 người học chung với nhau tại trường Đồng Khánh trong thập niên 30. Gia đình Dì cũng đông không kém gia đình tôi – 7 người. Dì ít cười và có vẻ nghiêm khắc. Các nữ sinh nghỉ trưa tại trường rất sợ gặp “Bà Thi”, dễ bị Bà la rầy hay cho “kỷ luật”, nhất khi bị bắt gặp đi lang thang trong hành lang thay vì phải ở trong phòng học.
Hạo chỉ có cậu Tân là người cậu duy nhất. Mẹ Hạo là chị cả trong gia đình có bốn người con. Mẹ, dì Hiên, cậu Tân và dì út Hậu. Cậu Tân vốn là một nông dân chính hiệu. Hình như cậu học mới qua bậc tiểu học là cậu bỏ cây bút để cầm cái cày, cái cuốc. Đến năm cậu trên bốn mươi, cậu đã có bảy người con, bốn trai, ba gái. Có lẽ cậu thấy cuộc sống làm một người nông dân quá cực hay sao mà cậu nhảy ra tham gia chánh quyền. Cậu được bầu làm xã trưởng...
Những chuyến xe ngập ngừng, chậm chạp lăn trên con đường gập ghềnh để chuyên chở đoàn người đi thăm cha, anh, em, con, chồng ở khắp nơi trong những trại tù, nơi mà lớp người mới gọi là "Trại Học Tập Cải Tạo" nghe ngược ngạo, chua chát nhiều đắng cay. Từ Quốc Lộ 1, phải đi khoảng chừng 2 cây số, trên một con đường mòn, xuyên qua rừng cây gỗ quý cẩm lai là đến trại tù cải tạo Hàm Tân...
Cuộc hôn nhân ngắn ngủi vài năm của Bình với người vợ cũ tan vỡ. Mộng Điệp là người phụ nữ vật chất, đứng núi này trông núi nọ, tính nết đanh đá chua ngoa luôn có những lời nặng nhẹ chê bai chồng không biết kiếm tiền giỏi như người ta...
Chuỗi dài thời gian của quá khứ ta còn giữ được. Giữ được mãi mãi cho đến khi trí đã mòn sức đã kiệt. Giây phút hiện tại coi như chẳng có gì. Nó vuột khỏi tay ta từng sát na rồi cũng tan biến vào quá khứ đề xếp hàng cùng với chuỗi thời gian đã qua. Tương lai là điều chưa có, chưa đến nên ta cũng chẳng làm chủ được gì của những điều ở cõi xa thẳm diệu vợi...
Hôm đi Cần Thơ, đứa cháu gọi bằng chú kể chuyện đi Hòn Kẽm- Đá Dừng, ranh giới tự nhiên hiện nay giữa 2 huyện Quế Sơn-Hiệp Đức, một địa danh mà thời trung học và đến mãi sau này tôi vẫn nghĩ là vùng núi non hiểm trở phía thượng nguồn sông Thu Bồn, nơi được biết đến nhiều bởi trận lụt kinh hoàng ở Quảng Nam năm Giáp Thìn 1964...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.