Hôm nay,  

Nào là số và chữ

08/11/202209:36:00(Xem: 3609)

Truyện ngắn

poetry

 

– Giấy để viết tay, thưa bà? Giấy để viết thư ạ? người bán hàng hỏi tôi, vẻ ngạc nhiên.

 

– Không phải, để nhúm lửa. – Tôi đang định trả lời.

 

Nhưng rồi tôi xác nhận với cậu ta. Vâng, tôi muốn viết thư tay. Thật là kỳ lạ, đúng không?

 

Rõ ràng, nhìn thấy vẻ mặt của cậu là biết cậu không thể đáp ứng yêu cầu này. Cậu đã phải gọi sếp của mình, cô ấy đã sắp đến tuổi nghỉ hưu, chắc hẳn là từ xưa giờ có biết về sản phẩm này. Thật đúng như cậu ta nghĩ. Cô ấy đã đi tìm trong kho của cửa hàng và mang cho tôi món hàng mà tôi yêu cầu: một tập giấy Vê-lanh (giấy trắng rất mịn) màu mỡ gà, giống như loại mà đôi khi tôi vẫn thích sử dụng, với phong bì cùng màu.

 

Cậu bán hàng trẻ tuổi lúc nãy và một vài khách hàng có mặt trong cửa hàng cùng bước đến để xem món hàng lạ lẫm này.

 

– Cô viết thư thật sao? Rồi đem đến bưu điện gởi hả cô?

 

– Cô không viết thư điện tử? Không nhắn tin trên điện thoại sao cô?

 

Tôi trả lời cho họ rằng đúng như vậy. Có, tôi có gởi điện thư chứ, tôi cũng có biết gởi tin nhắn trên điện thoại – các cháu nội ngoại của tôi đã dạy cho tôi làm – cho dù lúc đầu tôi rất chậm chạp, và không dễ dàng tí nào, vì phải gõ nhiều lần vào các phím số, để không bị đánh sai, để gõ... chữ. Ôi thật là phiền toái! Thậm chí tôi đã bấm giờ để gõ chữ "nụ hôn" (bisous). Này nhé, tôi đã gõ hai lần

vào số 2, ba lần vào số 4, bốn lần vào số 7, ba lần vào số 6, ôi, không phải, sai rồi, lại nhầm nữa,

nó ra chữ m, bism, rồi bực mình quá, tôi phải gõ bốn lần. Tôi xóa, rồi bắt đầu lại, cuối cùng hai

lần vào số 8. Thôi thì như thế này, tôi sẽ chỉ gởi kèm hình một nụ hôn vào tin nhắn của mình, để

cho khỏi rắc rối cho rồi!

 

Đây là kết quả: một phút hai mươi bốn giây. Còn nếu dùng bút thì bốn giây! Và như thế gọi là sự tiến bộ đó.

 

Tôi không nản lòng, tập lại nhiều lần thì "thành tích" của tôi sẽ khá hơn lên thôi. Đó không phải cực nhọc hay to tát gì như phải ngốn cả đại dương, nếu như nhìn xem bọn trẻ nhỏ luôn gõ, quẹt hết tốc lực, trong tàu điện ngầm hoặc xe buýt. Chắc chắn là chúng đã nắm vững kỹ thuật một cách am tường rồi. Còn tôi thì thấy rằng nếu tôi sử dụng cây bút viết tay của tôi thì sẽ đơn giản và nhanh hơn rất nhiều. Nhưng tôi tự cho mình là một người đàn bà thông thạo thời sự. Thời sự về Internet. Các cháu tôi gửi tin nhắn cho tôi, bất cứ lúc nào trong ngày hoặc ban đêm. Chúng nó chỉ quên rằng lúc nửa đêm thì tôi đã ngủ rồi, và khi có tiếng "bíp" trên bàn nhỏ cạnh giường thì sẽ làm tôi thức giấc.

Thật may là bây giờ tôi không còn hoảng sợ nữa khi điện thoại báo một trong những tin nhắn này vào đêm thật khuya khoắt, lúc tôi đang ngon giấc: “Ai mà gọi cho mình vào giờ này thế nhỉ? Để báo cho tôi biết tin xấu gì đây? Bởi vì chắc hẳn là một tin xấu. Không ai mà gọi vào giữa đêm để nói về trời mưa nắng gió cả.” Nhưng rồi, sự tò mò khiến tôi phải tự hỏi: “Ai vậy? Tại sao?” Rồi phải bật đèn đầu giường, tìm cặp kính đeo vào mắt, và đọc: CHÁU CÁM ƠN BÀ RẤT NHIỀU đã tg ch ng phiếu cho snh 18t của cháu, ng nụ hôn (tặng cháu ngân phiếu cho sinh nhật 18t của cháu, ngàn nụ hôn), (lỗi chính tả sẽ luôn làm cho tôi bực mình, nhưng thôi, không thể nói gì với chúng, điều này là tối kỵ nếu tôi muốn duy trì các cuộc trao đổi "văn thư"của chúng nó và tôi) và Léo của bà ơi , thế là giấc ngủ của Bà Ngoại chắc chắn đã bay lên mây rồi!

 

Tốc độ tin nhắn (À, còn cái này nữa, texto – đây là một từ mà tôi đã thêm vào kho từ vựng của bà già đã được kết nối), dù sao đó là tốc độ nhanh của chúng, rất hữu dụng cho mọi người. Vì vậy, khi một đứa hỏi tôi Chủ nhật cháu có thể đến ăn trưa với bà không, tất nhiên tôi không thể nào gửi cho nó một bức thư tay viết vài chữ rồi gởi qua đường bưu điện để xác nhận cuộc hẹn. Nhất là từ lúc các bác đưa thư hầu như không còn đưa thư nữa, nên người nhận thư sẽ phải chờ đợi lâu lắm. Bạn hãy đi mà tự hiểu tại sao đi nhé!

 

Nhưng tôi còn vài người bạn từ xưa không kết nối với mạng internet, giờ nào trong ngày họ cũng

không dám gọi vì sợ làm phiền và cũng giống như tôi, rất thích tìm thấy trong hộp thư nhà mình

phong bì thực sự, phong bì chứa đựng điều vui thích về một khoảng thời gian nào đó mình đã

cùng vui chơi với người bạn phương xa, với nét chữ rất đặc biệt mà mình sẽ nhận ra trong

muôn vàn nét chữ, viết về những tin tức nào đó, rồi nhận xét về những mẩu tin ấy, và chính tả

của những dòng chữ đó thì không chê vào đâu được, (vâng, điều ấy vẫn hiện hữu và rất được

yêu chuộng), một lá thư mà ta sẽ đọc đi đọc lại hai, ba lần, và để sang một bên để rồi lại tìm lấy

và đọc nữa, để có cảm giác rằng bạn mình vẫn hiện hữu bên mình thêm lâu hơn.

 

Nhớ làm sao ngòi bút lá tre, màu mực tím của tuổi thơ, trong lọ mực bằng sứ để trong lỗ hổng

trên bàn học bằng gỗ, những chữ in hoa thanh lịch, nét đậm nét thanh, nét chữ đẹp làm sao. Lúc còn bé, tôi thường được quà là những tờ giấy viết thư màu phấn nhạt, đôi khi có hình hoa văn, và tôi rất háo hức dùng để viết thư cho các bạn thân cùng lớp, khi chúng tôi phải xa nhau trong những kỳ nghỉ hè. Những tờ giấy êm mịn đó ngày nay đã được thay thế bằng bàn phím lạnh tanh và các phím gõ chữ, số...

 

Hôm qua, Charlotte đã báo cho tôi rằng vào cuối tuần này bé sẽ đến thăm tôi. Tôi lập tức trả lời

tin nhắn của cháu bằng cách nhấn ba lần vào số 6, hai lần vào số 5. Về vấn để hiệu quả, đó là

thượng sách, tôi phải thừa nhận như thế. Đặc biệt là vào lúc nửa đêm! (Nhưng đến mấy giờ thì

chúng đi ngủ kia chứ?)

 

Trên bàn làm việc của tôi, cô bé khám phá nào là những ngòi bút, những lọ mực nhiều màu, rồi có một tờ giấy trắng loại để vẽ màu nước, tôi đã viết tên của cô bé theo kiểu giống như thuật

viết chữ đẹp nhiều lần, theo nét chữ tiếng Anh (copperplate), Rô-man, Gô-tic...

 

– Ôi cháu thích quá bà ơi!

 

– Đó là tất cả nghệ thuật viết chữ đẹp cháu à.

 

– Bà ơi, bà có thể dạy cháu viết như thế không hở bà? Bạn bè của cháu sẽ phục lăn luôn đó bà!

Cháu dám cá với bà rằng chúng cũng sẽ muốn thử viết luôn, bà ạ!

 

Và chúng sẽ bỏ cái điện thoại thông minh ra để cầm bút ngòi lá tre hay sao? Chắc tôi đang mơ?

 

Mone Dompnier

Tháilan dịch

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một truyện ngắn mang tính hài, châm biếm, phê phán cuộc sống cơ khí văn minh hiện đại, của nhà văn Tiểu Lục Thần Phong. Mời đọc.
Mẹ vội vàng đón lấy. Con bé nhìn mẹ, nhoẻn miệng cười theo thói quen. Rồi vội vã quay về phòng. Chợt con bé đứng sựng lại. Dường như lúc mẹ đưa tay đón lấy cái headphone, những đầu ngón tay gầy của mẹ run rẩy ít nhiều. Bên ngoài tuyết đổ trắng phố phường nhưng trong này ấm áp. Ít ra là ấm áp đối với con bé. Sao hình như những ngón tay của mẹ run run. Nhà đâu có lạnh mà mẹ run thế nhỉ. Ngẫm nghĩ, rồi con bé nhún vai. Chắc chẳng có gì đâu. Mình hấp tấp nên nhìn ra như vậy thôi. Con bé tự trấn an, rồi lại nhìn mình trong tấm gương hình chữ nhật. Một vệt son lem ở cánh môi. Con bé trong gương mỉm cười. Hai con mắt to tròn. Jimmy bảo Jimmy thích hai con mắt to tròn và đen láy này. Jimmy là bạn trai của con bé. Bố cũng thường bảo con bé có hai con mắt của mẹ. Ngày trước bố vẫn hay nói vậy.
Giáo dân nhà thờ Chula Vista cứ than, tuyết vẫn chẳng màng. Tuyết cứ thản nhiên đổ xuống từng tảng bông tuyết trắng xóa. Sáng trưa chiều tối, bốn cữ đủ cả bốn. Tuyết rơi bám trắng tháp chuông nhà thờ Chula Vista vươn cao sừng sững. Cha Quang, người gầy gò ốm yếu nom như dân bàn đèn thuốc phiện. Thế mà sáng trưa chiều tối lại cứ lom khom xách cái xẻng mới mua ngoài tiệm Home Depot ra sân nhà thờ rộng mênh mông cào tuyết. Dân Mễ sùng đạo đi ngang qua ái ngại, — Sao cố không gọi ông Bõ làm cho? Cha Quang nhìn lên, ánh mắt hấp háy như người mắt toét dưới cặp kính cận dầy cộm, — Ông Bõ? Ông Bõ nào?
Nhân mùa Xuân sắp về, nhà báo/ doanh nhân Kiều Mỹ Duyên viết bài tản mạn sau, trong đó bà kêu gọi chúng ta hãy yêu thương tha nhân như chính mình. Những trường hợp bà đơn cử và ca ngợi hết lời, phần nhiều lại là nhân viên làm việc trong văn phòng của bà, một trường hợp đáng quý hiếm hoi. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Một bài tản mạn của nhà thơ Trần Thị Nguyệt Mai viết từ xứ tuyết Ohio về những ngày lễ cuối năm. Cảm xúc đơn sơ nhưng chân thực về niềm tin Thiên Chúa sẽ đem an bình về cho loài người. Mời đọc.
Một bài tản mạn của nhà văn Hoàng Quân viết về những niềm vui nhỏ nhoi nhưng đầy ý nghĩa thân tình đối với cá nhân mình. Mời đọc.
Những ngày cận kề lễ Giáng Sinh, mời bạn đọc theo bước chân phiêu lãng của nhà văn/ nhà báo Trịnh Thanh Thủy đi thăm những ngôi thánh đường cổ nổi tiếng thế giới.
Trận đại dịch càn quét, và vẫn chưa ngừng, làm tan nát không biết bao nhiêu kiếp sống con người khắp nơi trên thế giới hôm nay, kể cả Việt Nam. Nhưng niềm tin yêu của những em bé vẫn sáng ngời, nhất là trong ngày lễ Thiên Chúa Giáng Sinh, như được miêu tả trong thiên truyện dưới đây của nhà văn Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh. Việt Báo hân hạnh giới thiệu.
Một truyện ngắn vui tếu của người viết Ngọc Thanh Thi. Tuy viết theo hình thức một truyện hài, nhưng ngụ ý của tác giả là nhắc lại những chuyện đau buồn của đời sống người dân miền Nam Việt Nam thời kỳ sau 1975.
Tết Nhâm Dần 2022 sắp tới, nhà báo/doanh nhân Kiều Mỹ Duyên có những cảm nghĩ ấm áp đầy ắp hy vọng vào tình người và bà muốn chia sẻ với bạn đọc qua bài viết sau đây. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Một truyện ngắn nhẹ nhàng, dễ thương, không thiếu phần dí dỏm, của tác giả Hoàng Quân, mà tác giả không ngần ngại chia sẻ với người đọc nhân sinh quan của mình: "Thời gian, không gian vẫn đầy đủ màu và hương, nếu mình làm những điều mình thích và tận hưởng cuộc sống hiện tại chung quanh mình". Việt Báo hân hạnh giới thiệu.
Khởi đi từ hai câu thơ của thi sĩ Huy Cận trong bài thơ nổi tiếng "Ngậm ngùi", tác giả Trần Hoàng Vy, trích dẫn nhiều ca dao từ kho tàng văn chương bình dân Việt Nam, gửi đến người đọc bốn phương một bài tản mạn đặc sắc, thấm đẫm phong cách hoài niệm về... cái quạt, một vật dụng tuy đơn sơ nhưng rất quen thuộc trong cuộc sống người dân Việt thuở trước. Kính mời bạn đọc thưởng thức đoản thiên dưới đây để thấy... ấm lòng (dù là với cái quạt) trong những ngày giá lạnh của buổi cuối Thu.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.