Hôm nay,  

Nào là số và chữ

11/8/202209:36:00(View: 3591)

Truyện ngắn

poetry

 

– Giấy để viết tay, thưa bà? Giấy để viết thư ạ? người bán hàng hỏi tôi, vẻ ngạc nhiên.

 

– Không phải, để nhúm lửa. – Tôi đang định trả lời.

 

Nhưng rồi tôi xác nhận với cậu ta. Vâng, tôi muốn viết thư tay. Thật là kỳ lạ, đúng không?

 

Rõ ràng, nhìn thấy vẻ mặt của cậu là biết cậu không thể đáp ứng yêu cầu này. Cậu đã phải gọi sếp của mình, cô ấy đã sắp đến tuổi nghỉ hưu, chắc hẳn là từ xưa giờ có biết về sản phẩm này. Thật đúng như cậu ta nghĩ. Cô ấy đã đi tìm trong kho của cửa hàng và mang cho tôi món hàng mà tôi yêu cầu: một tập giấy Vê-lanh (giấy trắng rất mịn) màu mỡ gà, giống như loại mà đôi khi tôi vẫn thích sử dụng, với phong bì cùng màu.

 

Cậu bán hàng trẻ tuổi lúc nãy và một vài khách hàng có mặt trong cửa hàng cùng bước đến để xem món hàng lạ lẫm này.

 

– Cô viết thư thật sao? Rồi đem đến bưu điện gởi hả cô?

 

– Cô không viết thư điện tử? Không nhắn tin trên điện thoại sao cô?

 

Tôi trả lời cho họ rằng đúng như vậy. Có, tôi có gởi điện thư chứ, tôi cũng có biết gởi tin nhắn trên điện thoại – các cháu nội ngoại của tôi đã dạy cho tôi làm – cho dù lúc đầu tôi rất chậm chạp, và không dễ dàng tí nào, vì phải gõ nhiều lần vào các phím số, để không bị đánh sai, để gõ... chữ. Ôi thật là phiền toái! Thậm chí tôi đã bấm giờ để gõ chữ "nụ hôn" (bisous). Này nhé, tôi đã gõ hai lần

vào số 2, ba lần vào số 4, bốn lần vào số 7, ba lần vào số 6, ôi, không phải, sai rồi, lại nhầm nữa,

nó ra chữ m, bism, rồi bực mình quá, tôi phải gõ bốn lần. Tôi xóa, rồi bắt đầu lại, cuối cùng hai

lần vào số 8. Thôi thì như thế này, tôi sẽ chỉ gởi kèm hình một nụ hôn vào tin nhắn của mình, để

cho khỏi rắc rối cho rồi!

 

Đây là kết quả: một phút hai mươi bốn giây. Còn nếu dùng bút thì bốn giây! Và như thế gọi là sự tiến bộ đó.

 

Tôi không nản lòng, tập lại nhiều lần thì "thành tích" của tôi sẽ khá hơn lên thôi. Đó không phải cực nhọc hay to tát gì như phải ngốn cả đại dương, nếu như nhìn xem bọn trẻ nhỏ luôn gõ, quẹt hết tốc lực, trong tàu điện ngầm hoặc xe buýt. Chắc chắn là chúng đã nắm vững kỹ thuật một cách am tường rồi. Còn tôi thì thấy rằng nếu tôi sử dụng cây bút viết tay của tôi thì sẽ đơn giản và nhanh hơn rất nhiều. Nhưng tôi tự cho mình là một người đàn bà thông thạo thời sự. Thời sự về Internet. Các cháu tôi gửi tin nhắn cho tôi, bất cứ lúc nào trong ngày hoặc ban đêm. Chúng nó chỉ quên rằng lúc nửa đêm thì tôi đã ngủ rồi, và khi có tiếng "bíp" trên bàn nhỏ cạnh giường thì sẽ làm tôi thức giấc.

Thật may là bây giờ tôi không còn hoảng sợ nữa khi điện thoại báo một trong những tin nhắn này vào đêm thật khuya khoắt, lúc tôi đang ngon giấc: “Ai mà gọi cho mình vào giờ này thế nhỉ? Để báo cho tôi biết tin xấu gì đây? Bởi vì chắc hẳn là một tin xấu. Không ai mà gọi vào giữa đêm để nói về trời mưa nắng gió cả.” Nhưng rồi, sự tò mò khiến tôi phải tự hỏi: “Ai vậy? Tại sao?” Rồi phải bật đèn đầu giường, tìm cặp kính đeo vào mắt, và đọc: CHÁU CÁM ƠN BÀ RẤT NHIỀU đã tg ch ng phiếu cho snh 18t của cháu, ng nụ hôn (tặng cháu ngân phiếu cho sinh nhật 18t của cháu, ngàn nụ hôn), (lỗi chính tả sẽ luôn làm cho tôi bực mình, nhưng thôi, không thể nói gì với chúng, điều này là tối kỵ nếu tôi muốn duy trì các cuộc trao đổi "văn thư"của chúng nó và tôi) và Léo của bà ơi , thế là giấc ngủ của Bà Ngoại chắc chắn đã bay lên mây rồi!

 

Tốc độ tin nhắn (À, còn cái này nữa, texto – đây là một từ mà tôi đã thêm vào kho từ vựng của bà già đã được kết nối), dù sao đó là tốc độ nhanh của chúng, rất hữu dụng cho mọi người. Vì vậy, khi một đứa hỏi tôi Chủ nhật cháu có thể đến ăn trưa với bà không, tất nhiên tôi không thể nào gửi cho nó một bức thư tay viết vài chữ rồi gởi qua đường bưu điện để xác nhận cuộc hẹn. Nhất là từ lúc các bác đưa thư hầu như không còn đưa thư nữa, nên người nhận thư sẽ phải chờ đợi lâu lắm. Bạn hãy đi mà tự hiểu tại sao đi nhé!

 

Nhưng tôi còn vài người bạn từ xưa không kết nối với mạng internet, giờ nào trong ngày họ cũng

không dám gọi vì sợ làm phiền và cũng giống như tôi, rất thích tìm thấy trong hộp thư nhà mình

phong bì thực sự, phong bì chứa đựng điều vui thích về một khoảng thời gian nào đó mình đã

cùng vui chơi với người bạn phương xa, với nét chữ rất đặc biệt mà mình sẽ nhận ra trong

muôn vàn nét chữ, viết về những tin tức nào đó, rồi nhận xét về những mẩu tin ấy, và chính tả

của những dòng chữ đó thì không chê vào đâu được, (vâng, điều ấy vẫn hiện hữu và rất được

yêu chuộng), một lá thư mà ta sẽ đọc đi đọc lại hai, ba lần, và để sang một bên để rồi lại tìm lấy

và đọc nữa, để có cảm giác rằng bạn mình vẫn hiện hữu bên mình thêm lâu hơn.

 

Nhớ làm sao ngòi bút lá tre, màu mực tím của tuổi thơ, trong lọ mực bằng sứ để trong lỗ hổng

trên bàn học bằng gỗ, những chữ in hoa thanh lịch, nét đậm nét thanh, nét chữ đẹp làm sao. Lúc còn bé, tôi thường được quà là những tờ giấy viết thư màu phấn nhạt, đôi khi có hình hoa văn, và tôi rất háo hức dùng để viết thư cho các bạn thân cùng lớp, khi chúng tôi phải xa nhau trong những kỳ nghỉ hè. Những tờ giấy êm mịn đó ngày nay đã được thay thế bằng bàn phím lạnh tanh và các phím gõ chữ, số...

 

Hôm qua, Charlotte đã báo cho tôi rằng vào cuối tuần này bé sẽ đến thăm tôi. Tôi lập tức trả lời

tin nhắn của cháu bằng cách nhấn ba lần vào số 6, hai lần vào số 5. Về vấn để hiệu quả, đó là

thượng sách, tôi phải thừa nhận như thế. Đặc biệt là vào lúc nửa đêm! (Nhưng đến mấy giờ thì

chúng đi ngủ kia chứ?)

 

Trên bàn làm việc của tôi, cô bé khám phá nào là những ngòi bút, những lọ mực nhiều màu, rồi có một tờ giấy trắng loại để vẽ màu nước, tôi đã viết tên của cô bé theo kiểu giống như thuật

viết chữ đẹp nhiều lần, theo nét chữ tiếng Anh (copperplate), Rô-man, Gô-tic...

 

– Ôi cháu thích quá bà ơi!

 

– Đó là tất cả nghệ thuật viết chữ đẹp cháu à.

 

– Bà ơi, bà có thể dạy cháu viết như thế không hở bà? Bạn bè của cháu sẽ phục lăn luôn đó bà!

Cháu dám cá với bà rằng chúng cũng sẽ muốn thử viết luôn, bà ạ!

 

Và chúng sẽ bỏ cái điện thoại thông minh ra để cầm bút ngòi lá tre hay sao? Chắc tôi đang mơ?

 

Mone Dompnier

Tháilan dịch

 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Tôi bước ra cửa, vì biết không giành nổi với mấy bà đang chết mê chết mệt thằng bé con và thầm mỉm cười. Mới hôm kia, bà nào cũng hăng máu đả đảo hải tặc rất quyết liệt, tưởng như không có gì cản nổi, mà bữa nay ôm cưng thằng… con hải tặc quên trời đất, mà câu nào cũng có chữ “cha mày, cha mày” thiệt là âu yếm, đáng yêu làm sao!
Vào ngày 22 tháng 7 năm 2011, cánh hữu cực đoan Anders Breivik đã đặt một quả bom ở thủ đô Oslo, giết chết tám người, trước khi tiến đến hòn đảo Utoya nhỏ bé, nơi hắn rình rập và bắn chết 69 người, phần lớn là thành viên thiếu niên thuộc cánh thanh niên của Đảng Lao động.
Bây giờ cô Laura mới hiểu ra một điều đơn giản mà sung sướng hạnh phúc cho cả đôi bên, thà mỗi tháng cô gởi 200 đô về Việt Nam nuôi má là xong bổn phận báo hiếu lại còn được tiếng giúp đỡ gia đình anh trai vì họ ăn ké vào những đồng tiền đó và thỉnh thoảng cô gởi riêng cho nhà anh Hiền chút tiền họ mừng vui và mang ơn cô biết bao nhiêu.
Chỉ đơn giản có thế. Và họ đi cùng chuyến. Ghe không lớn lắm. Sáu mươi mấy người chen chúc nhau dưới hầm. Tiếng máy khậm khoạc inh tai. Được một ngày một đêm thì máy nóng, tỏa khói mịt mù. Bầy người giúi đầu vào nhau, tay quạt liên hồi, miệng nhào nháo những cơn ho. Tài công tắt máy, chờ cho nguội bớt. Gặp cơn bão nhiệt đới. Sóng cao như những ngọn đồi. Chiếc ghe lắc đám dân vượt biên chồng chất trong khoang như lắc những con xúc sắc trong lòng đĩa. Cơn bão lắng dần, người nằm vùi cả lên nhau. Người con gái co quắp một xó. Người thanh niên co ro một xó khác, lẫn lộn giữa những thân người xa lạ. Ướt át, nhớp nhúa, hôi hám nồng nặc. Tàn cơn bão, biển lặng, sóng êm. Dưới ánh sáng lờ mờ của hầm tàu, người thanh niên nhìn quanh, toàn những khuôn mặt lạ. Cô gái tỉnh dậy, tròn mắt nhìn người đàn ông không quen mà cô đang nằm úp trên ngực anh ta. Cô luống cuống chống tay ngồi dậy. Chân tay nhơm nhớp chất bài tiết. Nhìn quanh. Toàn những người lạ. Mãi, hai người mới nhìn thấy nhau.
Đoản thiên của một nhà văn Pháp Mone Dompnier, do Thái Lan chuyển ngữ. Lần đầu đến với Việt Báo, xin trân trọng iới thiệu.
Tác giả là cư dân San Diego, đã hai lần thắng giải Viết Về Nước Mỹ. Năm 2001, với bài "Hoa Ve Chai", ông nhận giải danh dự. Ba năm sau, với bài viết "Giọt Nước Mắt," kể về Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam tại tiểu bang New Jersey do một kiến trúc sư Việt Nam vẽ kiểu, ông nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2004.Câu chuyện dưới đây đã được loan truyền nhiều trên internet, báo chí, các đài truyền thanh lẫn truyền hình của cả Việt Nam lẫn Hoa Kỳ. Tác giả viết: "Tôi may mắn có dịp hỏi han vài nhân vật trong câu chuyện, nên muốn viết lại để gởi độc giả Việt Báo." Trong khi cả thế giới đang hướng đến Ukraine, mời đọc lại câu chuyện em bé Việt trên đại lộ kinh hoàng trong cuộc chiến Việt, để cùng thông hiểu và cầu nguyện cho dân tộc Ukraine với biết bao em bé mất cha mất mẹ trở thành mồ côi trong một khoảnh khắc bom đạn.
Kể từ cuối đông tân sửu, xứ sở Hoa Dương bỗng dưng lâm đại nạn, khói lửa ngút trời, cơ sở vật chất bị phá hủy, hàng chục vạn dân lành phải bỏ nhà cửa tài sản để di tản... Quốc chủ Hoa Dương cùng với các sĩ quan và dân chúng quyết lòng chiến đấu để bảo vệ quê hương. Quốc chủ vốn xuất thân từ hí kịch trường vậy mà giờ lại can đảm và xuất sắc trên chiến trường...
Chị ngồi ngắm đứa con gái trong áo cưới cô dâu trắng tinh khôi. Cô dâu và chú rể đang đi từng bàn thăm hỏi nhóm bạn bè trẻ trong tiệc cưới của hai đứa. Mỗi bàn chúng nó dừng lại là không khí bùng lên náo nhiệt, kẻ đưa ly mời rượu, kẻ đứng lên nói vài câu trêu chọc đôi tân lang giai nhân và lúc nào cũng kết thúc với cảnh chú rể hôn cô dâu để chụp hình...
Cuối cùng thì Quân cũng tìm thấy nhà Hào sau hơn 2 tiếng lái xe từ Westminster đến San Diego. Ngôi nhà nằm trên một khu đồi dốc, trước sân có hai cây Crepe Myrtle đang ra hoa, những chùm hoa đỏ thoáng trông như loài hoa giấy làm Quân nhớ đến những mùa Hè ở Texas mà một thời anh đã ở đó, có những con đường lộng lẫy một màu hoa đỏ Crepe Myrtle làm cái nóng mùa Hè như dịu lại. Ở thành phố này Crepe Myrtle ít thấy hơn...
Tôi ngồi ở “ghế” này mấy năm. Bổng lộc đến bằng cửa trước đàng hoàng, ghi tên tôi là người nhận ngay ngắn. Có lịch các loại, hoặc dao rọc thư, hoặc khối thủy tinh, thẻ kim loại để chận giấy. Cứ đà này, tôi bám trụ ở đây mãn kiếp, vẫn chưa đủ vật liệu xây nhà. Thật ra, tôi chẳng hề mơ màng đến những đặc quyền, đặc lợi của công việc...
Đúng vào ngày quân Nga bắt đầu xâm lăng Ukraine, Yaryna Arieva và Svyatoslav Fursin làm đám cưới chớp nhoáng. Lẽ ra đám cưới của họ sẽ được tổ chức vào tháng Năm. Nhưng trước hoàn cảnh đất nước lâm nguy, họ đã đổi ý. Vài giờ sau lễ cưới, chú rể Fursin gia nhập đoàn quân kháng chiến Ukraine. Cô dâu Arieva mong đợi được gieo hạt hướng dương trong những ngày đầu xuân này – hướng dương, quốc hoa của Ukraine. Cô quả quyết: “Tôi sẽ làm việc và đợi chồng về. Chúng tôi sẽ chiến thắng. Chúng tôi muốn tự do.”...
Đã gần 50 năm trôi qua, thời gian mang đi bao nhiêu âu yếm của một đời người, và biết bao kỷ niệm đã phôi phai, nhưng sao trong lòng tôi quê hương yêu dấu ngày nào vẫn in hình rõ mồn một, tựa như tháng năm không hề làm mai một những kỷ niệm yêu dấu trong tôi của thời niên thiếu. Banmethuột, lòng yêu không cùng và nỗi nhớ không nguôi...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.