Hôm nay,  

Nào là số và chữ

11/8/202209:36:00(View: 3485)

Truyện ngắn

poetry

 

– Giấy để viết tay, thưa bà? Giấy để viết thư ạ? người bán hàng hỏi tôi, vẻ ngạc nhiên.

 

– Không phải, để nhúm lửa. – Tôi đang định trả lời.

 

Nhưng rồi tôi xác nhận với cậu ta. Vâng, tôi muốn viết thư tay. Thật là kỳ lạ, đúng không?

 

Rõ ràng, nhìn thấy vẻ mặt của cậu là biết cậu không thể đáp ứng yêu cầu này. Cậu đã phải gọi sếp của mình, cô ấy đã sắp đến tuổi nghỉ hưu, chắc hẳn là từ xưa giờ có biết về sản phẩm này. Thật đúng như cậu ta nghĩ. Cô ấy đã đi tìm trong kho của cửa hàng và mang cho tôi món hàng mà tôi yêu cầu: một tập giấy Vê-lanh (giấy trắng rất mịn) màu mỡ gà, giống như loại mà đôi khi tôi vẫn thích sử dụng, với phong bì cùng màu.

 

Cậu bán hàng trẻ tuổi lúc nãy và một vài khách hàng có mặt trong cửa hàng cùng bước đến để xem món hàng lạ lẫm này.

 

– Cô viết thư thật sao? Rồi đem đến bưu điện gởi hả cô?

 

– Cô không viết thư điện tử? Không nhắn tin trên điện thoại sao cô?

 

Tôi trả lời cho họ rằng đúng như vậy. Có, tôi có gởi điện thư chứ, tôi cũng có biết gởi tin nhắn trên điện thoại – các cháu nội ngoại của tôi đã dạy cho tôi làm – cho dù lúc đầu tôi rất chậm chạp, và không dễ dàng tí nào, vì phải gõ nhiều lần vào các phím số, để không bị đánh sai, để gõ... chữ. Ôi thật là phiền toái! Thậm chí tôi đã bấm giờ để gõ chữ "nụ hôn" (bisous). Này nhé, tôi đã gõ hai lần

vào số 2, ba lần vào số 4, bốn lần vào số 7, ba lần vào số 6, ôi, không phải, sai rồi, lại nhầm nữa,

nó ra chữ m, bism, rồi bực mình quá, tôi phải gõ bốn lần. Tôi xóa, rồi bắt đầu lại, cuối cùng hai

lần vào số 8. Thôi thì như thế này, tôi sẽ chỉ gởi kèm hình một nụ hôn vào tin nhắn của mình, để

cho khỏi rắc rối cho rồi!

 

Đây là kết quả: một phút hai mươi bốn giây. Còn nếu dùng bút thì bốn giây! Và như thế gọi là sự tiến bộ đó.

 

Tôi không nản lòng, tập lại nhiều lần thì "thành tích" của tôi sẽ khá hơn lên thôi. Đó không phải cực nhọc hay to tát gì như phải ngốn cả đại dương, nếu như nhìn xem bọn trẻ nhỏ luôn gõ, quẹt hết tốc lực, trong tàu điện ngầm hoặc xe buýt. Chắc chắn là chúng đã nắm vững kỹ thuật một cách am tường rồi. Còn tôi thì thấy rằng nếu tôi sử dụng cây bút viết tay của tôi thì sẽ đơn giản và nhanh hơn rất nhiều. Nhưng tôi tự cho mình là một người đàn bà thông thạo thời sự. Thời sự về Internet. Các cháu tôi gửi tin nhắn cho tôi, bất cứ lúc nào trong ngày hoặc ban đêm. Chúng nó chỉ quên rằng lúc nửa đêm thì tôi đã ngủ rồi, và khi có tiếng "bíp" trên bàn nhỏ cạnh giường thì sẽ làm tôi thức giấc.

Thật may là bây giờ tôi không còn hoảng sợ nữa khi điện thoại báo một trong những tin nhắn này vào đêm thật khuya khoắt, lúc tôi đang ngon giấc: “Ai mà gọi cho mình vào giờ này thế nhỉ? Để báo cho tôi biết tin xấu gì đây? Bởi vì chắc hẳn là một tin xấu. Không ai mà gọi vào giữa đêm để nói về trời mưa nắng gió cả.” Nhưng rồi, sự tò mò khiến tôi phải tự hỏi: “Ai vậy? Tại sao?” Rồi phải bật đèn đầu giường, tìm cặp kính đeo vào mắt, và đọc: CHÁU CÁM ƠN BÀ RẤT NHIỀU đã tg ch ng phiếu cho snh 18t của cháu, ng nụ hôn (tặng cháu ngân phiếu cho sinh nhật 18t của cháu, ngàn nụ hôn), (lỗi chính tả sẽ luôn làm cho tôi bực mình, nhưng thôi, không thể nói gì với chúng, điều này là tối kỵ nếu tôi muốn duy trì các cuộc trao đổi "văn thư"của chúng nó và tôi) và Léo của bà ơi , thế là giấc ngủ của Bà Ngoại chắc chắn đã bay lên mây rồi!

 

Tốc độ tin nhắn (À, còn cái này nữa, texto – đây là một từ mà tôi đã thêm vào kho từ vựng của bà già đã được kết nối), dù sao đó là tốc độ nhanh của chúng, rất hữu dụng cho mọi người. Vì vậy, khi một đứa hỏi tôi Chủ nhật cháu có thể đến ăn trưa với bà không, tất nhiên tôi không thể nào gửi cho nó một bức thư tay viết vài chữ rồi gởi qua đường bưu điện để xác nhận cuộc hẹn. Nhất là từ lúc các bác đưa thư hầu như không còn đưa thư nữa, nên người nhận thư sẽ phải chờ đợi lâu lắm. Bạn hãy đi mà tự hiểu tại sao đi nhé!

 

Nhưng tôi còn vài người bạn từ xưa không kết nối với mạng internet, giờ nào trong ngày họ cũng

không dám gọi vì sợ làm phiền và cũng giống như tôi, rất thích tìm thấy trong hộp thư nhà mình

phong bì thực sự, phong bì chứa đựng điều vui thích về một khoảng thời gian nào đó mình đã

cùng vui chơi với người bạn phương xa, với nét chữ rất đặc biệt mà mình sẽ nhận ra trong

muôn vàn nét chữ, viết về những tin tức nào đó, rồi nhận xét về những mẩu tin ấy, và chính tả

của những dòng chữ đó thì không chê vào đâu được, (vâng, điều ấy vẫn hiện hữu và rất được

yêu chuộng), một lá thư mà ta sẽ đọc đi đọc lại hai, ba lần, và để sang một bên để rồi lại tìm lấy

và đọc nữa, để có cảm giác rằng bạn mình vẫn hiện hữu bên mình thêm lâu hơn.

 

Nhớ làm sao ngòi bút lá tre, màu mực tím của tuổi thơ, trong lọ mực bằng sứ để trong lỗ hổng

trên bàn học bằng gỗ, những chữ in hoa thanh lịch, nét đậm nét thanh, nét chữ đẹp làm sao. Lúc còn bé, tôi thường được quà là những tờ giấy viết thư màu phấn nhạt, đôi khi có hình hoa văn, và tôi rất háo hức dùng để viết thư cho các bạn thân cùng lớp, khi chúng tôi phải xa nhau trong những kỳ nghỉ hè. Những tờ giấy êm mịn đó ngày nay đã được thay thế bằng bàn phím lạnh tanh và các phím gõ chữ, số...

 

Hôm qua, Charlotte đã báo cho tôi rằng vào cuối tuần này bé sẽ đến thăm tôi. Tôi lập tức trả lời

tin nhắn của cháu bằng cách nhấn ba lần vào số 6, hai lần vào số 5. Về vấn để hiệu quả, đó là

thượng sách, tôi phải thừa nhận như thế. Đặc biệt là vào lúc nửa đêm! (Nhưng đến mấy giờ thì

chúng đi ngủ kia chứ?)

 

Trên bàn làm việc của tôi, cô bé khám phá nào là những ngòi bút, những lọ mực nhiều màu, rồi có một tờ giấy trắng loại để vẽ màu nước, tôi đã viết tên của cô bé theo kiểu giống như thuật

viết chữ đẹp nhiều lần, theo nét chữ tiếng Anh (copperplate), Rô-man, Gô-tic...

 

– Ôi cháu thích quá bà ơi!

 

– Đó là tất cả nghệ thuật viết chữ đẹp cháu à.

 

– Bà ơi, bà có thể dạy cháu viết như thế không hở bà? Bạn bè của cháu sẽ phục lăn luôn đó bà!

Cháu dám cá với bà rằng chúng cũng sẽ muốn thử viết luôn, bà ạ!

 

Và chúng sẽ bỏ cái điện thoại thông minh ra để cầm bút ngòi lá tre hay sao? Chắc tôi đang mơ?

 

Mone Dompnier

Tháilan dịch

 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Kim-Ly bật tung cánh cửa trước và bước cà nhắc về phía mẹ. “Mẹ ơi, đau quá!” Kim-Ly khóc, đau đớn vì bị một kẻ lạ bất cẩn đang vội phóng tới để bắt kịp xe buýt đụng té bật ngã. Kim-Ly trước đó vừa bước ra khỏi nhà và định dắt chó cưng, Ni-Ni, đi dạo thì kẻ lạ mặt chạy tới từ phía sau không kịp ngừng, và đã xô ngã cô xuống đất.
Sau khi đánh bại nhà Hồ vào năm Đinh Hợi (1407), nhà Minh cho bắt hầu hết các tôn thất và quan chức trọng yếu của Hồ triều áp giải về Tàu. Phần lớn những thê thiếp, đày tớ của những gia đình nạn nhân này đã bị nhà Minh đem phân phối cho những quan chức, quân lính có công của họ tùy nhu cầu sử dụng...
Ngày tháng rụng rơi nhanh, quanh qua quẩn lại năm hết tết đến, thời gian lúc cuối cũng chính là thời gian của mùa lễ. Không khí Giáng Sinh rộn ràng từ thôn quê đến thị thành, khắp nơi giăng mắc đèn hoa rực rỡ, phố xá tấp nập khách đi mua sắm, người người tất bật rộn ràng, nhà nhà chuẩn bị đón lễ tết với tất cả sự sung túc mà mình có được...
Mỗi năm, cứ tới ngày 24 tháng 12, trẻ con nao nức chờ ăn Noël. Noël đã trở thành lễ truyền thống, không còn chỉ dành riêng cho người Công giáo, mà cho cả mọi người ngày nay trên khắp thế giới. Ở những nước đang phát triển, Noël lại được đón tiếp tưng bừng hơn...
Lúc Kay còn nằm trong bụng mẹ, bác sĩ đã cho biết em mắc phải nhiều căn bệnh hiểm nghèo, cuộc sống em sẽ rất ngắn ngủi. Cát đau đớn tột cùng, nhưng vẫn quyết định giữ lại con. Việc Cát quyết định giữ lại con là mối bất hòa giữa vợ chồng cô. Anh có lý lẽ của anh. Cát có lý lẽ của Cát. Lý lẽ nào nghe ra cũng hợp lý...
Theo trí nhớ của tôi về quá khứ xa xôi, tôi vẫn nhìn thấy bà hầu tước De Flavigny luôn tươi cười và thanh thản. Bà thường ngồi ở chiếc ghế bành thấp bọc nhung màu vàng nhạt, đầu đội chiếc nón len viền ren, có vài lọn tóc bạch kim lòa xòa trên mặt. Bên cạnh bà luôn có một phụ nữ khác cùng lứa tuổi, ngồi ở chiếc ghế thấp, cũng tươi cười hiền hậu: bà ấy thường được gọi là "Cô Odile". Bà ấy không phải là cô hầu, mà hình như có một mối dây thân mật khiến hai bà là đôi bạn thân; họ thường ngồi đan những chiếc váy lót bằng len để rồi mỗi thứ năm đem tặng cho người nghèo cùng với một mẩu bánh mì và năm đồng tiền hai xeng (liard = 1/4 xu của Pháp thời đó), vừa kể cho nhau những dòng tâm sự không bao giờ cạn.
Hôm trước dự báo thời tiết bảo đêm nay tuyết sẽ rơi liên tục đến sáng, đường phố sẽ có lớp tuyết dày đến 15 xăng ti mét. Tin dự báo thật chính xác. Tôi cố ngủ từ sáu giờ chiều. Đầu ép giữa hai lớp gối bông. Tiếng xe cộ dưới đường vẫn lọt vào giấc ngủ chập chờn. Mười một giờ ba mươi, tôi uể oải chống tay ngồi dậy. Ngủ từ sáu giờ chiều đến mười một rưỡi đêm kể ra cũng đủ. Đã lại khuya nữa. Năm lớp áo, ba lớp quần. Chân ba lớp bí tất. Đôi giầy tuyết quá khổ, để khi luồn bàn chân có ba lớp vớ dầy vào là vừa khít. Nhiệt độ sẽ tụt xuống thật thấp. Ti vi cảnh báo như thế. Hai mươi độ âm. Chiếc xe khậm khoặc mãi mới chịu nổ máy. Khói bay mù trời. Tuyết đang rơi. Từng mảng bông tuyết đậu xuống mặt, lạnh buốt. Tôi ngồi vào xe, chờ cho nóng máy. Tiếng nhạc Giáng sinh luồn lách trong lòng xe như những ngón tay cào cấu tảng không khí keo đặc.
Một đêm đầy sao, lạnh cóng. Một cô bé trằn trọc, quay qua quay lại trên giường, quá bồn chồn để có thể nhắm mắt. Ở trường, chiều nay cô giáo đã kể về ông già Nô En, các chú tuần lộc và chiếc xe trượt tuyết của ông ấy, những món quà ông phân phát cho trẻ em...
Chúng tôi là bạn bè thân thiết suốt ba năm học Trung học, năm nào lớp trưởng cũng tổ chức tiệc Noel cho cả lớp tại nhà của một người nào đó luân phiên nhau. Năm ấy là năm chúng tôi vừa tốt nghiệp ra trường mỗi đứa một nơi, kẻ vào Đại Học, người vào Cao Đẳng, đứa thì đi làm, đứa ở nhà chờ sang năm thi tiếp...
Mùa Giáng Sinh, hai vợ chồng nàng có sứ mệnh đặc biệt: hộ tống thân mẫu chàng và thân phụ nàng về Việt Nam. Đi chung đường bốn người. Nhưng đến Sài Gòn, chia thành hai nhóm. Chồng nàng cùng thân mẫu tá túc nhà người bà con ở quận Mười...
Mỗi khi mùa Giáng Sinh về gia đình chị Bông đều đón mừng vui vẻ nhưng năm nay chị Bông vui nhiều hơn, nao nức nhiều hơn vì hai con sẽ trở về nhà. Thằng lớn Chester tốt nghiệp đại học mới rời khỏi nhà vì nhận việc làm ở thành phố khác và thằng nhỏ Ben cũng vừa mới giã từ mái nhà cha mẹ vào ở dorm khi bắt đầu đại học ở Austin...
Nhiều năm sau, mỗi lần có dịp về lại thành phố, tôi đều tìm cách ghé qua ngôi nhà thờ. Tôi không phải là tín đồ ngoan đạo; đúng ra, mấy chục năm nay, từ khi trưởng thành, đủ lông cánh thoát khỏi tầm kiềm toả của người lớn, tôi chưa bước chân vào nhà thờ lần nào. Tất cả những bài kinh cầu trúc trắc mẹ tôi cố nhồi nhét vào đầu tôi lúc ấu thơ tôi đều quên sạch...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.