Hôm nay,  

Cảnh sắc Mùa Thu Bắc Mỹ

10/28/202215:42:00(View: 6734)
Cảnh sắc Mùa Thu Bắc Mỹ
 
Trịnh Thanh Thủy

 

 

Hằng năm, cứ đến cuối hè là tôi lại hoạch định cho một chương trình đi tìm, ngắm và chụp ảnh cho mùa thu sắp đến. Khác với mọi năm, chỉ quanh quẩn các vùng quanh tiểu bang Cali vào khoảng vài tiếng lái xe, năm nay tôi quyết định đi xa. Theo tiếng gọi của lá phong vùng Đông Bắc Hoa Kỳ, tôi quyết định lên đường trực chỉ miền đất thơ mộng nổi tiếng, nơi có mùa thu vang vang rực rỡ những sắc màu. Mùa xuân có hoa, mùa thu có lá, đời sống vạn vật đổi thay một cách vô thường.
 

Tuy nhiên, có lẽ không gì huy hoàng và kỳ thú hơn sự chuyển sắc vào cuối cuộc đời của một chiếc lá lại mầu nhiệm đến vậy. Có đến đây các bạn mới cảm và nhận được phút giây huy hoàng rực đỏ trong vòng quay cuộc sống của một chiếc lá. Đặc biệt là chiếc lá phong, từ lúc nó sinh ra cho đến khi trưởng thành, già cỗi rồi từ từ đổi màu từ ngọn cây cho đến toàn thân cây. Khi tàn úa lá phải lìa cành theo tiếng gọi của trăng, sao, muôn ngàn tinh tú và gió để về với lòng đất.

 blank

Nhà trên đồi ở Vermont
blank

Nhà ven bờ hồ ở Vermont

 

 

Tôi bắt đầu cuộc hành trình dài hơn nửa tháng của mình bằng cả ba phương tiện, đường bộ, đường thủy và phi cơ để đi xuyên qua các tiểu bang vùng Bắc Mỹ. Bằng du thuyền thì tàu khởi hành từ Cảng Baltimore, Maryland, rồi đi dọc theo bờ duyên hải đến tận Alma, Brunswick, Canada, xong quay lại Baltimore. Bằng đường bộ, tôi xuôi ngược các nơi với gia đình bằng xe hơi để ghi lại hình ảnh cảnh thu tuyệt vời của miền Đông Bắc. Các tiểu bang tôi ghé qua như Maryland, Virginia, West Virginia, Pennsylvania, NewYork, Boston, Massachussetts, New England, và một phần của Canada, Alma, Brunswick.

 

Chuyến đi dài ngày giúp tôi ngắm được mùa thu tuyệt vời ở các vùng khác nhau tùy theo thời gian và khí hậu. Lá thu có nơi còn xanh nõn, lốm đốm vàng đỏ, nơi đã rực đỏ chín vàng, chỗ thì xanh, đỏ, vàng, cam, hồng, tím đủ mọi hương sắc. Chưa bao giờ mắt tôi lại được no đầy và rộng mở tràn ngập để thu vào những sắc tố đẹp tuyệt vời của lá mùa thu đến vậy.

 blank

Hoàng hôn xuống trên hai nhịp cầu xưa

blankSleepy Hollow Farm ở Vermont

 

 

Buổi sáng, tôi sống, thở và ôm ấp khí thiêng của trời đất khi nhìn sương giá lãng đãng giăng ngang các trang trại còn đang mơ màng nằm yên ngủ. Buổi trưa vào các công viên quốc gia, leo đồi, vượt núi, lên thác, xuống ghềnh để chụp những bức hình ghi lại cảnh quan thiên nhiên hoang dã của trời đất. Buổi chiều tìm đến các bến sông, bờ hồ, con đập, hay các cây cầu để ngắm và chụp cảnh hoàng hôn rực đỏ soi mình trong bóng nước.

Với tôi, có lẽ tiểu bang New England là nơi có lá thu nhiều và đẹp nhất. Du khách thường đến Vermont, New Hampshire và Maine của tiểu bang này đông nhất vào mùa thu. Trước khi viếng thăm bạn nên theo dõi các bản báo cáo dự đoán về thời gian lá chín ở các nơi bạn sắp đến. Không ai có thể xác định được mùa thu mỗi năm lá sẽ chín vào thời điểm nào, nhưng người ta có thể phỏng đoán dựa theo dữ kiện đã xảy ra vào các năm vừa qua. (Lá chín nghĩa là lúc lá rực lên và đẹp nhất). Năm nay lá chín sớm hơn vì sự hâm nóng toàn cầu làm rừng thu thiếu nước, lá khô và đổi màu sớm hơn mọi năm.

 

Đi vào cuối tháng chín , 2022, tôi theo bản dự đoán chạy dọc quanh vùng Vermont từ Bắc xuống Nam và ngược lại để ngắm và chụp ảnh. Phía Bắc lá chín trước rồi đến phía Nam. Sở dĩ tôi chọn nơi này vì lá thu ở đây có nhiều màu sắc khác nhau nhờ loại lá Phong Đường(Native Sugar Maples) khi chuyển sắc, chúng có nhiều màu sáng đẹp, đỏ, vàng, cam. Có cả lá phong Nhật màu hồng nhạt và đậm nữa. Khi chín chúng chỉ rực rỡ khoảng 1 hay 2 tuần, rồi những trận gió thu ào tới là tất cả thi nhau lả tả tìm về với đất. Bạn tính sai ngày giờ, có khi đến, bạn chỉ còn biết ngẩn ngơ nhìn rừng cây đen đủi trơ cành, lá thì phủ đầy dưới đất. Bạn có thể mua và nếm thử những đặc sản của loại lá Phong Đường này hoặc đem về làm quà tặng người thân, bạn bè vì bạn khó tìm ra ở nơi khác. 

 

Vermont được biết đến là vùng đất thơ mộng, yên bình bậc nhất nước Mỹ. Dân số thưa, thấp nhất nhì toàn quốc. Từ cuối tháng 9, những rừng cây đồng loạt thay áo. Xung quanh rừng là những mặt hồ phẳng lặng, con đường trải dài đầy thơ mộng. Đầu tháng 10, những tán cây đã phủ đỏ, vàng các ngôi nhà nhiều màu sắc. Các trang trại với bãi cỏ xanh mượt, ẩn nấp bên rừng cây rực đỏ, cũng là lựa chọn thú vị khi du khách ghé Vermont. Để trải nghiệm cuộc sống vùng quê yên bình, bạn có thể ghé xem Sleepy Hollow, là một trong những trang trại đẹp ở Vermont. Bạn nhớ đặt phòng trước nếu muốn ngủ lại Vermont vì trúng mùa du lịch, giá phòng ngủ rất cao, lại không còn chỗ trống. Bằng không, bạn phải lái xe ra các vùng tỉnh lân cận của New York để qua đêm rồi lái xe trở lại.

blank Một con thác ở Newyork

blankThe Great Fall ở Newyork

blankWorld War 1 Memorial

 

 

Từ Maryland đi và về Vermont, chiếc xe của tôi đã lấm bụi đường của mấy tiểu bang rộng lớn. Tôi vào New York chụp thác, sông và suối, xuống Pennsylvania thăm phố cổ của Thế Chiến Thứ 2. Qua Washington DC ngắm thủ đô Hoa Kỳ và lang thang ở mấy viện bảo tàng quốc gia mấy ngày trời cho thoả ước ao từ lâu.
 

Tôi chọn điểm đến của Boston, New Hampshire, Maine và Brunswick của Canada bằng đi du thuyền. Bồng bềnh trên mặt Đại Tây Dương 9 ngày tôi đi dọc theo vùng duyên hải để ngắm lá thu Đông Bắc xanh hơn và hữu tình hơn trong sóng nước. Mùa thu Boston lãng đãng trong mắt tôi là những bến thuyền, các dãy nhà ngói đỏ cổ kính và sân trường đại học rải rác những lá vàng. Boston làm tôi nhớ lại những cây đèn đường phố cổ ngày nào tôi ghé thăm bạn bè nơi đây. Tôi đến những địa điểm ghi lại chứng tích lịch sử của Boston như Boston Tea Party Museum và chụp hình chiếc tàu trong cuộc nổi loạn . Bạn đừng quên nếm thử món tôm hùm, clam chowder và lobster rolls nổi tiếng ở đây.

 

Đẹp nhất là những cung đường dọc theo dãy núi White Mountain ở vùng New Hampshire. Lái xe rong ruổi các đoạn đường này bạn có thể gặp hồ, thác, suối, và cảnh lá thu rực rỡ ở mỗi khúc quanh, mỗi chân trời. Biết bao là cảnh đẹp đất trời cho bạn chụp ảnh, hãy ghi vào mắt, vào máy, ký ức của bạn giờ phút thiên liêng ấy vì "biết ra sao ngày sau?". Bạn có được trở lại nơi đây không, hay đất trời đổi thay, chúng ta còn có được cái cảnh đẹp như bây giờ không?
 

Du thuyền ghé Maine ở hai địa phương ven biển là Bar Habor và Portland nơi có những ngọn hải đăng nổi tiếng và các công viên đẹp. Hải cảng Bar Habor có con phố biển nho nhỏ nên thơ với những cánh buồm trắng phần phật gió trên nền trời xanh. Con phố với nhiều căn biệt thự xưa nhưng tuyệt đẹp sẽ tạo cho bạn cảm giác mến yêu chốn này. Bạn đừng quên nếm món tôm hùm đặc sản nhé bạn. Tôm hùm tươi sống được hấp chín trong những cái nồi khổng lồ nghi ngút khói vô cùng ngon các bạn ạ. Tôm hùm ở đây phải nói là ngon hơn tôm hùm ở Boston, theo tôi. Công Viên Quốc Gia Acadia vô cùng rộng lớn là nơi chụp lá vàng nổi tiếng của Main. Vào thời điểm giữa và cuối tháng mười lá sẽ chín ở nơi này. Tôi chạy xe suốt 5 tiếng chưa đi hết mọi nơi của công viên nhưng cũng thăm và ngắm được nhiều cảnh đẹp. Tuy nhiên hơi tiếc vì thời điểm tôi đi lá chưa được chín vàng hay đỏ cho lắm. Portland thì quyến rũ du khách bằng những ngọn hải đăng. Có tới 57 ngọn hải đăng còn hoạt động trong vùng biển này. Không biết tại sao lại nhiều hải đăng đến thế. Buổi sớm bình minh mờ sương khi tàu vừa đến cảng và chiều hoàng hôn ngày tàu rời cảng, tôi đứng trên boong chụp được nhiều tấm hình hải đăng loé sáng trông thật sống động.

 blank

Một quán tôm hùm ở Main

blankBay of Fundy ở Canada

  

Phút chờ đợi ghé St John, Canada để đi thăm Bay of Fundy ở Alma, Brunswick cũng tới. Tôi được đi thăm Bay of Fundy là một cái vịnh nằm cuối vịnh Maine và ở giữa Brunswick và Nova  Scotia, Canada. Đây là một trong những nơi có thủy triều cao nhất trên thế giới. Hình dạng độc đáo của vịnh và lượng nước lớn nhận được là nguyên nhân gây ra thủy triều. Thủy triều đôi khi cao tới 56 feet, mức thủy triều cao nhất được ghi nhận trên thế giới. Vịnh còn được biết đến với những vách đá cao, hang động và những khối đá ngoạn mục. Thành phần địa chất của vịnh cũng khá độc đáo. Có rất nhiều hóa thạch đã được phát hiện ở đó. Những hóa thạch này bao gồm các loài khủng long thuộc kỷ Trias và các khoáng chất khác. Thành phố Brunswik là thành phố biển có những ngôi nhà rất đẹp và sang trọng của giới thượng lưu. Canada luôn là nơi tôi yêu mến với nếp sống an bình và tâm tính hiền hoà, dễ mến của người bản xứ.
 

Trịnh Thanh Thủy

 



Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Hồi còn nhỏ, tôi nghe nhạc xuân với tinh thần “kỳ thị” cao độ. Nghe “…tình xuân chớm nở đêm qua, khi mùa chinh chiến đã lui ra ngoài đời…” thì thấy phê quá xá! Nhưng lại hết sức bực mình khi nghe bên hàng xóm vẳng sang “… trên đường đi lễ xuân đầu năm… chách chách chách chách bum chách bùm chách bum (tiết tấu habanera) Qua một năm ruột rối tơ tằm…”. Tôi càu nhàu trong đầu “nhạc xuân gì mà buồn thế!...” Sau này lớn lên, tôi mới thấy mình vô lý quá cỡ. Thực ra bài Xuân Thì của Phạm Duy giai điệu buồn cũng không kém gì bài Câu Chuyện Đầu Năm của Hoài An. Vấn đề chỉ là tại mình thích thì khen hay, còn không thích thì chê là buồn, thế thôi!
Những cánh mai đua nở giữa mùa đông, xác rơi phủ mặt đất màu vàng tươi của cái chết còn rất mới. Mới như tuổi thơ của tôi ngày hôm qua. Suốt tuổi trẻ, Tết vẫn đem cho tôi một hạnh phúc buồn bã khi sống lại kỷ niệm, thứ cảm giác hao hao như gốc mai gọi mùa xuân bằng những cánh hoa rơi. Tôi yêu những tập tục ngày xưa mà bây giờ có sự cảm thông rằng không mấy ai đủ sức làm theo. Người ngoài nước thay đổi để hội nhập vào văn hóa mới, cả người trong nước cũng vậy. Tôi hoài niệm sự yên bình của đời sống và sự đơn giản của con người trong mắt tôi ngày ấy.
Bé gái tên Nhiên hầu bà nội đã nhiều năm nay, từ năm cô lên mười. Hầu, là phải luôn gần nội, đôi lúc đọc truyện cho bà nghe, mô tả những gì đang có trước mắt nhưng nay bà không còn nhìn thấy. Cây mai vườn nhà ngày giáp Tết nhiều hoa hay ít. Có đàn chim trời nào đang bay qua trên từng cao kia không? Tính tình bà rất hiền hòa. Hay kể chuyện xưa. Hồi ông nội là một sĩ quan quan trẻ, rất đẹp trai, hào hoa, rất thương yêu bà. Bà bảo, thuở bé, bà đã thấy đàn chim bay từ phương bắc vào nam trốn mùa lạnh, ngày đầu xuân trời quang mây tạnh, khí tiết ấm áp, chúng bay trở về phương bắc. Đại khái bà muốn biết những gì giờ đây bà chỉ cảm, chỉ nghe, chỉ ngửi được, nhưng không thể nhìn thấy được.
Hẳn nhiên rồng được cho là loài linh thú. Ngày xưa cha ông chúng tôi săn rồng ngoài biển, có khi trên núi. Về sau, rồng bị săn giết nhiều, không kịp sinh đẻ, thế giới sợ chúng tuyệt chủng nên đưa vào sách đỏ. Tôi ở xa về, tôi nghĩ mình sống ngang với lịch sử. Tôi thèm thịt rồng. Nga là đại gia, nó làm giàu vô cùng nhanh nhờ buôn đất đai, chứng khoán, và mọi thứ ám muội khác. Nga nói, “Ngày nay không mấy ai biết vị thịt rồng ta ra sao, các nhà hàng sang trọng trong nước phải mua rồng tận bên Tàu. Thịt rồng Tàu tanh lợm, nhưng thèm thì đành phải ăn.”
Truyện ngắn của nhà văn Hoàng Quân lúc nào cũng trĩu nặng hoài niệm quá khứ dù đang trăn trở với cuộc sống hiện tại nơi quê người. Việt Báo trân trọng gửi đến quý độc giả một sáng tác mới nhất của chị.
Một truyện ngắn của nhà văn Tiểu Lục Thần Phong – truyện không có cốt truyện mà chỉ là những gam màu của cuộc sống hiện đại trên nước Mỹ, xen lẫn những quan điểm riêng tư của tác giả. Việt Báo hân hạnh giới thiệu.
Hôm 22/1/2022, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc (pronounced Foock, xin đừng xuyên tạc) đăng đàn phát biểu trong chương trình “Xuân Quê Hương” dành cho kiều bào về Việt Nam đón Tết, có đọc hai câu thơ của ông, nguyên văn: Mỗi năm Tết đến Xuân về/ Quê hương đất mẹ đề huề đón con. Lê Thị Mộng Nở tôi vốn dòng dõi mười đời con cháu nhà bần cố nông, dù thơ văn dốt đặc cán mai, nhưng đọc hai câu thơ này của Nguyễn Chủ tịch
Một truyện ngắn mang phong vị Thiền và triết lý Phật giáo của nhà văn Trần Hoàng Vy. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Chùa có thầy viện chủ, thầy trụ trì, nhiều sư thầy khác hay đăng đàn giảng pháp, có sư cô giảng kinh kệ và đánh trống rất oai nghi! Đặc biệt có ban ẩm thực làm bếp rất ngon. Cũng có một bác vừa làm quản lý vừa là thủ quỹ trông coi thu vén mọi việc trong ngoài chùa… nhất là chỉ huy việc nấu nướng, bà ấy thường rất hiền và đôi khi cũng rất dữ… đó là vị hộ pháp thứ hai của chùa. Chùa còn rất may có chị Diệu Thảo ở đâu đến từ lâu, đến ở chùa, coi như phụ tá của bác thủ quỹ. Chị Diệu Thảo, người như tên, rất từ tốn và dễ thương bên cạnh bà chef của chị. Cũng có nhiều chị khác đến làm công quả mà tôi không nhớ tên rõ lắm.
"Cuối năm ngồi tính lại sổ đời mà lạnh run lên Bác Lý ơi! Năm Trâu đúng là thiệt khổ như trâu. Đã cùng cực vì dịch giã, thấy cảnh người mất chẳng gặp được thân nhân, mình chẳng biết phải làm những gì để bù đắp cho. Đau đớn nào bằng, chẳng còn tâm trí đâu mà hoài vọng chuyện ngày xưa. Chuyện Năm Hết Tết Đến của ngày xưa, ai dù có khó khổ mấy cũng sắp xếp được thảnh thơi để đón năm mới, mong năm mới có những ngày an lạc." -- Tác giả Lâm Minh Anh, qua thi ca và ca dao - tục ngữ, giúp chúng ta có cái nhìn hoài niệm về sinh hoạt và tâm thức của người xưa chuẩn bị cái Tết như thế nào. Việt Báo hân hạnh giới thiệu một cây bút trẻ lần đầu góp mặt.
Thời tiết nước Mỹ năm nay rất khác với những năm trước. Virginia từ ngày lập Đông đến Christmas tới New Year chưa có lấy một lần tuyết rơi, trong khi bờ Tây Bắc nước Mỹ tuyết phủ trắng đường phố. Bạn tôi phần đông đang sống ở phía Bắc và Nam California, quanh năm khí hậu ôn hòa, khi nghe tôi kể chuyện phải cào tuyết trên xe mỗi mùa Đông ai cũng sợ. Giờ đây dân “Cali nắng ấm tình nồng” được thấy tuyết rơi đẹp như trong mơ, còn sợ nữa không? -- Một bài tản mạn đọc ấm lòng trong những ngày tuyết rơi tầm tã hiên ngoài, của tác giả Hồ Thị Kim Trâm. Việt Báo hân hạnh giới thiệu.
Một bài "Phiếm" về chuyện lái xe ở bên ta và bên... Đức, của nhà văn Hoàng Quân. Việt Báo hân hạnh mời đọc.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.