Hôm nay,  

Cà phê dĩ vãng

06/10/202221:08:00(Xem: 2122)

Truyện ngắn


ca-phe 


Thành ngồi yên lặng trong góc quán cà phê quen thuộc, phải nói là thân thuộc mới đúng. Nơi này đã chứng  kiến bao nhiêu kỷ  niệm của chàng từ thuở tóc xanh cho đến lúc phai màu. Quán đã trải qua bao đời chủ, qua bao thăng trầm của lịch sử, được sửa đi, sửa lại nhiều lần, nhưng lần nào về ngồi lại nơi này, chàng luôn có cảm tưởng như một người về lại căn nhà cũ thân thương sau bao tháng ngày nhung nhớ. Hôm nay, Thành trở lại với một tâm trạng thật buồn: Chàng vừa hoàn tất xong thủ tục li dị với Thu Hằng, cô vợ trẻ đẹp, lại có giọng hát hay như ca sĩ làm chàng  mất cả linh hồn khi lần đầu tiên gặp gỡ ở một tiêm karaoke đèn mờ trong một lần về nước bị đám bạn rủ rê đi... rửa mắt. Thành không thể quên được thời gian đó, chàng đã tả xông hữu đột, chiến đấu không mệt mỏi để đánh bại bao đối thủ vây quanh người đẹp, nhưng đối thủ nặng ký nhất (hiểu theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng) lại là Thuý Lan, vợ chàng. Cuối cùng nhờ danh hiệu bác sĩ lại có phòng mạch riêng, tiền bạc dư giả, những đối thủ kia đều lượng sức mình nên lần lượt bỏ cuộc. Thuý Lan cũng đầu hàng vì biết rằng có đi hết cả thẩm mỹ viện trên thế giới này cũng chẳng thể nào kéo lại được hơn 20 tuổi xuân xanh như đám cỏ non phơi phới kia, nên đành an phận với căn nhà và số tiền bồi thường đủ sống thỏa thuê cùng con cháu đến cuối đời. Phải mất gần bốn năm năm công sức  cả về vật chất lẫn tinh thần chàng mới... ẵm được người đẹp Thu Hằng từ quán karaoke đèn mờ Việt Nam qua chốn đèn... cao áp của nước Mỹ.

 

Những giọt cà phê vẫn chậm chạp rơi đều như những giọt đắng của đời chàng. Thành lơ đãng nhìn ra ngoài đường, dòng xe cộ tấp nập. Sài Gòn của chàng đó muôn đời sống động, nhưng với chàng hình như đã chết hẳn tình thương. Chàng nghe như có cái gì đó chơi vơi, trống trải trong tâm hồn, cứ tưởng rời Mỹ về lại Việt Nam thì có thể quên đi phần nào nỗi đau và sự nhục nhã của cuộc hôn nhân ngu muội. Nhưng giờ ngồi đây, mọi việc quay lại như một cuốn phim khá rõ nét trong tâm tư của chàng. Chợt có tiếng chuông điên thoại reo, Thành uể oải nhấc máy, tiếng một gã bạn cũ rủ rê đi nghe nhạc hay đi karaoke tối nay. Vừa nghe xong, chàng đã nổi nóng cố kìm tiếng chửi nặng chỉ chực tuôn ra trong cơn giận dữ. Chàng thật không sao hiểu được có nhưng người không hề biết đau thương và liêm sỉ là gì bởi họ sẵn sàng lăn lóc từ những cuộc tình nhơ nhuốc hết quán bia đến phòng trà rồi karaoke, họ bị phụ bạc, mất trắng nhưng rồi lại lao đầu vào như những con thiêu thân vậy.

 

Chàng về lại Việt Nam, tìm sự bình yên nơi quán cà phê đầy kỷ niệm của tuổi trẻ hồn nhiên trong trắng, với một mối tình đầu thanh cao không vướng chút bụi đời. Bao lần rồi chàng đến đây, ngồi một mình cùng ly cà phê nóng mơ màng thả hồn về dĩ vãng, mỉm cười một mình, suy tư một mình và thưởng thức cảm giác yên tĩnh một minh. Nhưng lần này thì không, càng cố quên chàng càng nhớ đến THU HẰNG với sự THÙ HẰN còn in đậm trong tâm trí. Chàng đã yêu quý, chiều chuộng cô ta chỉ với ước mơ có một ca sĩ của riêng mình nên mới cất công đem cô ta sang đây. Ai ngờ, cô sửa soạn, tiêu xài xa hoa cho sắc đẹp của mình để đi hát cho kẻ khác nghe. Chàng tỏ vẻ ghen tuông thì cô ta càng làm tợn hơn nữa. Thời buổi công nghệ thông tin mà, đời nào cô chịu yên phận với một “nạn nhân” gầy gò, tuổi đời hơn cả bố mình, chi tiêu lại không rộng rãi như cô mơ ước, thế là cô tìm bạn, suốt  ngày lướt Facebook để biết thông tin về thủ tục li dị, rồi sau đó làm sao để tiếp tục được ở lại Mỹ. Sự lạnh nhạt xa cách của cô ta làm Thành điên tiết, nhưng không làm gì được. Cuối cùng bác sĩ Thành lại phải đi bác sĩ tâm lý để chữa bệnh căng thẳng thần kinh. Sau ba năm khi cô ném tờ giấy xuống bàn và hất hàm bảo Thành ký. Chàng biết thừa đó là giấy gì nhưng vẫn hỏi:

 

– Giấy gì vậy? Tại sao tôi phải ký?

 

– Giấy li dị – Cô ta lạnh lùng nói – Anh không ký cũng chẳng sao nhưng sẽ trả giá rất đắt

– Thật là con khốn nạn, đồ rác rưởi, vô liêm sỉ –  Thành hét lên uất ức.

 

Thu Hằng hiền dịu, nũng nịu thỏ con ngày nào chợt hiên nguyên hình là môt ả Hồ Ly sắc sảo và tàn độc. Cô ta chỉ tay vào mặt Thành nói từng câu như, từng mũi dao nhọn xoáy thẳng vào tim chàng đau nhói:

 

– Nè ông già ngu xuẩn kia! Uổng công cho ông ăn học thành bác sĩ nhưng cũng chẳng khác gì con bò trong mắt tôi. Ông tự soi gương coi mình là ai mà dám đem con này sang để sở hữu một mình? Ông chửi ai khốn nạn? Chính những hạng khốn nạn như ông về Việt Nam để thỏa mãn thú tính mới đẩy bọn tôi vào con đường này. Nếu các ông thực sự yêu quê  hương dân tộc sao không đi tìm những nơi dân tình lầm than mà giúp đỡ? Nếu các ông không khốn nạn thì tại sao bỏ vợ hiền con ngoan, đem tiền của nạp mạng cho bọn tôi? Nếu các ông không khốn nạn thì tại sao toàn đem tuổi trẻ của bọn tôi ra như một thú vui để đáp ứng nhu cầu dơ bẩn như những con vật? Ông và những kẻ như ông liệu có xứng đáng để bọn tôi quý trọng ăn đời ở kiếp không? Ông chửi ai vô liêm sỉ? Chính ông và những hạng người như ông làm gì có liêm sỉ nên mới lao vào chốn ăn chơi sa đọa, cưới về một người đáng tuổi con cháu ông. Đó là tình yêu hả? Liêm sỉ gì? Cái thứ liêm sỉ của ông tôi vứt ra đường chưa chắc chó nó thèm nhìn? Ông chửi ai rác rưởi? Tôi không biết bác sĩ như ông danh giá chỗ  nào? Sạch sẽ chỗ nào? Chui vào chỗ đèn mờ ông cũng là một thứ vi trùng rác rưởi mà thôi. Vì sao? Tâm ông bệnh hoạn, thân ông cũng bệnh luôn, làm gì có tình yêu trong sạch khi những người như ông ôm ấp môt người đàn bà đã qua tay biết bao người trước đó rồi. Ông mà có liêm sỉ thì đi làm từ thiện, đọc sách, đi du lịch hay tìm đến nhưng nơi tôn nghiêm thanh tinh, sống cuộc đời thanh cao. Đằng này, ông không đem tiền ra giúp đỡ những kẻ khốn cùng lại sẵn sàng chi mạnh tay cho những người như bọn tôi. Ông có biết là trước khi lăn lóc vào con đường này, bọn tôi từng là những kẻ khốn cùng không? Nếu ông và  những người như ông mà đem tiền bạc ra xây trường học, cấp phát học bổng cho học sinh nghèo, đem kiến thức dạy dỗ người hay ít ra là tấm gương trong gia đình nhỏ của mình thì đó mới gọi là: có liêm sỉ. Ông nghĩ xem, ông vừa khốn nạn, vừa vô liêm sỉ, vừa như một thứ rác rưỡi đầy vi trùng, liệu tôi có thể sống tiếp tục với ông không? Ông và những hạng người như ông lại ngu xuẩn đến nỗi nghĩ rằng tiền có thể buộc chân được bọn này sao? Ông có, người khác có nhiều hơn, còn tinh thần của ông, thế giới của ông làm sao hợp với những người cách ông cả một thế hệ, thậm chí là hai hoàn cảnh sống khác biệt. Ông chỉ biết thoả mãn nhu cầu tình, còn bọn tôi là tiền và còn nhiều thứ khác nữa, với tuổi đời như các ông thì đáp ứng được bao lâu? Đừng chửi ai, hãy tự chửi cái ngu của mình trước đã!

 

Cả bầu trời như tối sầm ngay trước mặt mỗi khi Thành chợt nhớ lại những lời nói độc địa kinh hoàng của người đẹp karaoke ngày  nào. Chợt cả quán cà phê bừng lên như có ánh nắng đầu  xuân bừng chiếu vì Thành thấy có hai phụ nữ vừa bước vào, người phụ nữ đứng tuổi đi trước có một khuôn mặt quen quen mà có lẽ cả đời chàng không bao giờ quên được.Thành bật gọi:

 

– Mỹ Hạnh !

 

Cô giật mình quay lại nhìn chàng đăm đăm rồi reo lên mừng rỡ:

 

– Anh Thành! Phải là anh không?

 

Trước sự ngạc nhiên của người phụ nữ trẻ đi cùng, cô kéo ghế ngồi ngay cạnh Thành tíu tít thăm hỏi. Chàng cũng vui mừng quá đỗi nên cứ ngẩn ngơ tưởng như đang nằm mộng. Mỹ Hạnh, hoa hậu trong lớp ngày xưa, một thời hoa bướm tươi đẹp với những ngày dối bố mẹ đi học thêm để hẹn hò cùng nàng. Rồi những đêm đưa nàng về, Thành đứng thật lâu dưới đường ngước nhìn lên khung cửa sổ vẫn còn ánh đèn như lời nhắn nhủ: Em vẫn chờ anh! Sau ngày mất nước, cả hai cũng mất liên lạc với nhau. Căn biệt thự của gia đình nàng bị tịch thu, bố đi học tập cải tạo, anh trai chết trận, chị dâu nghe nói cũng chết vì sinh khó đứa con thứ hai hay là do chị buồn quá nên chết? Cả gia đình nàng tan tác. Thành may mắn vẫn học tiếp đại học rồi tốt nghiệp vài năm sau đó. Dòng đời đưa đẩy Thành tình cờ nhìn thấy Mỹ Hạnh ngồi trước quầy bán thuốc lá nhỏ, bên cạnh là một đứa bé xinh xắn nhưng có vẻ gầy guộc vì thiếu ăn. Chàng định tiến lại nhưng rồi ngập ngừng, cuối cùng thì ngoảnh mặt đi thẳng với trái tim tan nát vì thương cảm mà chẳng giúp được gì. Mỹ Hạnh đã có chồng, chàng phải chấp nhận sự thật cay đắng này, nhưng chàng cũng cảm thấy an ủi vì ít ra trong thời buổi khó khăn đó, nàng cũng có nơi nương tựa. Quay sang cô gái đi cùng, Mỹ Hạnh nói:

 

– Anh còn nhớ bé Thanh Ly không? Nhỏ con đầu của anh Hưng anh trai của em đó.

 

Thành à lên một tiếng rồi vui vẻ nói:

 

– Trời ơi! Anh nhớ chứ, nhưng ngày xưa bé Ly mới được hai, ba tuổi gì đó. Thấm thoát mà đã hơn 40 năm qua rồi.

 

Mỹ Hạnh thở dài buồn buồn:

 

– Vâng! Mới đó mà đã hơn 40 năm rồi.Hồi đó, nhà em còn lại bốn người: hai mẹ con em, bé Ly và thằng Hùng, con út của anh Hưng, tội nghiệp nó, mới sinh ra đã mồ côi cha mẹ. Có thời gian từ kinh tế mới về, em tá túc nhờ bên ngoại bé Ly, vừa bán cà phê, thuốc lá, vừa trông cháu. Thời gian đó, em nhớ đến anh, rồi chợt nghĩ nếu như anh nhìn thấy, chắc anh tưởng là em đã có gia đình.

 

Vì ngồi khuất trong góc, ánh đèn của quán cà phê lại mờ nên Mỹ Hạnh không để ý nét mặt của Thành. Lời tâm  sự của nàng làm Thành choáng váng, tiếng kêu trời tắt nghẽn trong tim, chàng tự biết dù có trách mình đến đâu thì cũng quá muộn rồi. Mỹ Hạnh hình như cũng quá xúc động khi nhắc đến thời gian đó, nàng lấy khăn chậm nước mắt. Cả ba cùng  im lặng một lúc, cô cháu gái tên Ly giờ mới tham gia câu chuyện khi Thành chuyển sang đề tài khác cho Mỹ Hạnh bình tĩnh lại:

 

– Tội nghiệp hai chị em Ly quá! Hồi đó không có cô và bà nội chắc…

 

Ly bùi ngùi nói:

 

– Vâng! Cô Hạnh như mẹ của hai chị em con vậy, cô thương bố mẹ con mất sớm nên hết lòng lo cho tụi con. Cô hy sinh cả chuyện tình cảm nhận lời lấy chú Ký Tàu để được đi theo diện bán chính thức. Nhưng chú Ký Tàu cũng tốt lắm, chú xoay xở cho hai chị em con đi theo luôn, bà nội không chịu đi vì còn chờ tin ông nội.

 

– Cái gì? Ký Tàu? Phải thằng béo, mắt hí hồi xưa theo em rồi cứ đem tiệm vàng nhà nó ra khoe không? – Thành bất mãn hỏi.

 

Mỹ Hạnh ngượng ngùng cúi đầu im lặng, cô cháu gái lại lên tiếng:

 

– Chú cũng qua thời kỳ khó khăn đó mà, người ta đem tình yêu ra cân ngang với sổ gạo. Bản năng sinh tồn, tình gia đình, nhân nghĩa, trách nhiệm khiến cô Hạnh của con cũng như bao người khác phải có những quyết định mà khi còn danh giá nằm mơ cũng không nghĩ đến. Với lại, chú Ký đến bây giờ vẫn đối xử rất tốt với cô và tụi con lắm.

 

Mỹ Hạnh nhìn cô cháu gái, cái nhìn ngụ ý đừng nói nữa. Thành chọt cảm thấy lòng mình thoải mái lạ lùng, những nặng nề đè nặng tâm tư bao tháng ngày qua chọt tan biến. À thì ra là thế! Cô gái vừa dùng chữ gì nhỉ BẢN NĂNG SINH TỒN. Ngày đó chàng đã làm được gì cho nàng mà bây giờ có  quyền trách móc? Nếu ngày xưa chàng thành hôn với Mỹ Hạnh biết đâu bây giờ cô lại đứng ở vị trí của Thuý Lan không chừng. Chàng nhìn kỹ lại người mình đã từng yêu say đắm, thời gian đã in hằn dấu ấn lên dáng người đẫy đà, khuôn mặt dù có trang điểm kỹ đến đâu, chàng cũng đoán được bộ mặt thật khi phấn son trôi mất. May mà nàng bây giờ là bà chủ lớn có nhà hàng, tiệm vàng, mấy căn nhà cho thuê, lấy chàng chắc gì ngày nay được sung túc đến thế. Nhưng tình cũ không rủ cũng đến, Thành biết cả hai đều còn dư âm ngày cũ, thậm chí rất nồng nàn, ngày xưa thì còn lễ giáo, sợ dư luận nên không dám tiến xa hơn… một cái nắm tay, bây giờ còn gì nữa cho nhau thì cho nhanh lên kẻo tình non sắp muộn rồi.

 

Ánh đèn đường bật sáng, câu chuyện đã tàn, Thành xin số điện thoại và địa chỉ khách sạn của hai cô cháu. Lúc bắt tay và nhìn thẳng (vì lúc đầu cô cháu  ngồi ngang nên cả buổi nói chuyện chàng không nhìn rõ). Chàng sững sờ nhận ra cô chính là hình ảnh sống động của Mỹ Hạnh  ngày xưa. Trong chiếc áo đầm trắng muốt, kiểu cách đơn giản nhưng lịch sự, trang nhã, mái tóc đen huyền, khuôn mặt không dấu vết của thẩm mỹ viện. Thành cứ nghĩ nếu cô thay chiếc áo đầm bằng tà áo dài trắng thì một dĩ vãng đẹp đẽ xa xưa sẽ hiện ra  trước chàng như bao lần chàng từng mơ khi trở lại quán cà phê này. Lúc chia tay, Mỹ Hạnh nhắn nhủ rằng cô về kỳ này không có chồng đi theo vì ông bận trông coi cửa tiệm. Lời thì thầm và ánh mắt tình tứ của Mỹ Hạnh không qua khỏi tia nhìn tinh tế của cô cháu gái. Thành thoáng thấy hình như cô lắc đầu thở dài, hành động đó làm chàng nhớ đến bài học LIÊM SỈ mà Thu Hằng dạy cho ngày nào. Chàng ngượng ngùng né tránh sự kề cận lộ liễu của người yêu cũ bằng cách giả vờ hỏi:

 

– Anh muốn mời hai cô cháu mai cùng đi ăn sáng, nhưng Ly chắc phải xin phép ông xã.

 

– Con bé này làm em mệt vì nó lắm, ai đời vợ chồng thôi nhau mười mấy năm rồi mà cứ tỉnh bơ ở không như vậy – Mỹ Hạnh than thở.

 

Thành thầm nghĩ: “Chứ ai như bà cô nó, chồng còn sờ sờ ra đấy mà đã có manh tâm rước giặc vào nhà rồi“. Chàng biết tinh thần mình đang dao động dữ dội, cơ hội dồn nén của mấy chục năm qua đã đến lúc được giải toả. Có nên một lần nữa đạp lên LIÊM SỈ để thoả cơn dục vọng không? Gã Ký Tàu kia không sao biết được, vả lại gã đã chiếm hữu người đẹp của chàng mấy chục năm rồi còn gì. Chợt con chó nhỏ của ông chủ quán cà phê chậm rãi lách mọi người đi qua, Cô cháu gái của Mỹ Hạnh mỉm cười chỉ nó:

 

– Con chó dễ thương quá! Nó là chó mà biết  LIÊM SỈ cố tránh không động vào ai để người ta không chửi.

 

Thành lặng người, lẫn lộn trước mắt chàng là Mỹ Hạnh và Thu Hằng chập chờn. Xa xa là Thanh Ly như một vầng sáng trắng mơ màng huyền ảo giữa đêm đen.

 

Ngọc Thanh Thi

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Như Ý đã trên bốn mươi, nhan sắc trung bình hay hơn trung bình một tí. Khuôn mặt trái soan, mái tóc dài, cao trên thước sáu đã níu lại được cái dáng đi hấp tấp, nhanh lẹ của cô.
Ở đất Sài Gòn, vào những đêm giao thừa xa xưa hầu như gia đình nào cũng bỏ lệ nhắc bọn trẻ đi ngủ sớm. Ở nhà tôi, trong khi mấy đứa em được tha hồ xem chương trình ti-vi đặc biệt chủ đề mừng năm mới, tôi được phụ mẹ tôi chuẩn bị mâm cúng đón giao thừa đúng 12 giờ khuya. Rồi khi mẹ tôi cùng mấy bà hàng xóm đi Lăng Ông Bà Chiểu, tôi cũng được tháp tùng.
Từ tờ mờ sáng, chúng tôi đã chuẩn bị xong và sẵn sàng cho cuộc đi chơi hôm nay. Mỗi người trong chúng tôi đều đeo trên vai một chiếc ba-lô nhỏ, trong đựng vài bộ quần áo đủ để thay đổi đôi ngày. Chúng tôi không quên sắp thêm chút ít thức ăn dọc đường, thêm vài ba chai “nước suối” nhỏ và ít trái cây trước khi ra khỏi nhà...
LTG: Viết chưa xong bài viết hàng tuần đã nhận tin nhà thơ Phan Xuân Sinh vừa qua đời ở Houston do bệnh tim mạch ngày 28 tháng 02 năm 2024. Thêm một người anh xứ Quảng ra đi. Cha sanh mẹ đẻ anh nguyên vẹn, nhưng chiến tranh đã lấy mất của anh một bên chân khi anh làm sĩ quan Thám báo bên bờ sông Thạch Hãn năm 1972. Anh không oán hận gì vì từ trong khói súng mịt mù của mùa hè đỏ lửa anh đã từng viết cho người lính Bắc phương, “Nếu có thể ta gầy thêm cuộc nhậu/ bày làm chi trò chơi xương máu/ để đôi bên thêm mầm mống hận thù/ ta chán lắm rồi ba chuyện ruồi bu/ chỉ có bạn, có ta là người thua cuộc…” Bây chừ thì anh đã có thể đi uống rượu thoải mái với những người anh em bên kia chiến tuyến cho thoả lòng anh không thích hận thù, tâm anh chỉ thấy anh em một nhà chém giết lẫn nhau làm đau lòng cha ông dựng nước… Chúc anh lên đường khoẻ nhẹ tâm linh sau cuộc đời nhiều uẩn khúc, thiệt thòi với chiến tranh và hoà bình trên quê hương chúng ta.
Khoảng chín giờ tối, tôi lặng lẽ rời trường đi về hướng giếng Cây Trâm như lời hướng dẫn. Đèn đường lưa thưa, nên đoạn đường tối lờ mờ không nhìn rõ mặt người. Đêm như lặng lẽ bắt đầu với vài cơn gió hanh hanh mùi rạ khô dọc ven đường...
Từ sáng sớm tinh mơ, chúng tôi đã thức dậy để chuẩn bị cho chuyến đi chơi chùa Hương hôm nay. Nhìn Thi, ở cái tuổi lăm, mười sáu trăng tròn tôi không thể không nhớ tới bài thơ “Chùa Hương”...
Cô Tư tôi (tên cô là Ngọc Quỳnh) dáng người thanh thoát, gương mặt sáng, đôi mắt đẹp, đài các. Năm nay bước qua tuổi thất thập nhưng vẫn khỏe mạnh nhanh nhẹn, dấu ấn thời gian vẫn chưa xóa hết nét xuân sắc một thời. Cô có một mối tình “thời xa vắng” thật lâm ly, và bi văn đát. Hôm nay giấu cô, tôi kể lén cho mọi người nghe chơi...
Sau cái ngày mắc dịch 30 tháng 04 năm 1975, tôi bị tống cổ khỏi trường trung học ở Sài gòn vì chạy giặc trước đó và khai hộ khẩu ở ngoại thành sau hoà bình nên phải về học ở ngoại thành. Đúng là trời bắt phong trần phải phong trần/ cho thanh cao mới được phần thanh cao… Mẹ tôi dụng câu Kiều để an ủi tôi hay chửi xéo: Mày ăn ở làm sao mà ra nông nỗi? Thôi thì ý trời biết đâu mà cãi, lòng mẹ bao la như biển Thái bình, chắc mẹ thương cảm mình đó! Nên từ đó tôi yên tâm được biết cây lúa, con trâu… và Thùy.
Từ ngày May về sống với anh. May và Ngạc là cặp đôi trùng phùng do dây tơ hồng nào đâu định liệu, kết lại thành keo dán với nhau. Ơ, có ai biết thời này là thời đại nào rồi, mà hai người tự thề non hẹn biển, kết nối, giao ước sống đời, mà chưa tỏ tường biết rõ mặt nhau. May giới thiệu mình qua điện thoại (thiệt hay giả cũng chẳng biết đâu mà mò). Em không đẹp, chỉ nhìn tàm tạm, bắt mắt với người này nhưng không bắt mắt với người kia. Em chỉ được nước da trắng thôi...
Tiếng hát khàn đục, nghẹn ngào của người ca sĩ da đen phát ra từ chiếc loa nhỏ, cũ kỷ tình cờ ở một góc đường thành phố New York. Họ là những ca sĩ đường phố, hát lang thang đây đó để bán những đĩa hát của mình...
Mẹ và hai chị em tôi đã chuẩn bị xong một bữa ăn ngon lành. Chiều nay nhà có khách. Gia đình bác Hải từ tiểu bang California đến Salt Lake City du lịch và sẽ ghé nhà tôi, mục đích chính là cho trưởng nam của hai bác là anh Nhân gặp Kim Thịnh chị tôi...
Trời xanh lơ, dịu dàng. Chơi vơi đôi ba cánh ưng chao liệng tìm mồi. Rừng thông bát ngát xanh kín rặng núi trùng điệp xa xa. Con đường đất từ ngôi nhà ra đến khu rừng chỉ vừa hai người đi lọt, cỏ tranh mọc um tùm hai bên. Đến bìa rừng, con đường bỗng doãng ra thành khu đất trống, trên đó trơ trọi một mái nhà nhỏ cũ kỹ làm toàn bằng thân gỗ thông trông như nơi trú ẩn của những người liều mạng đi khai phá đất đai, tìm vàng thuở miền đất này còn hoang vu, yên ắng...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.