Hôm nay,  

Chiếc xe cũ

25/09/202216:49:00(Xem: 2851)
Truyện ngắn

xecu

Vợ chồng chị Bông quyết định bán chiếc Acura cũ với giá 4,500 đồng. Thời buổi dịch bệnh Covid làm kinh tế thế giới đảo điên, mọi thứ đều lên giá ầm ầm, nhà cửa xe cộ nơi nào cũng hot, cũng cao giá. Như thuở yên lành “xưa” thì chiếc xe đời cũ này phải vừa bán vừa cho với giá rẻ bèo.  Ban đầu định rao bán trên net trên báo cho nhanh nhưng chị Bông chợt nhớ đến Mohamed, lần đến nhà sửa xe Acura cho chị Bông gần đây nhất Mohamed đã dặn dò: Khi nào chị muốn bán xe này thì gọi tôi. Thế là chị Bông liền nhắn tin cho anh ta.

 

Mohamed là thợ sửa xe chuyên nghiệp làm việc cho một tiệm sửa xe của đồng hương anh ta trong thành phố này. Mohamed là hàng xóm chị Bông trước kia, sau anh ta dọn nhà nơi khác gần trường học con cái nhưng tình hàng xóm vẫn còn nhờ những lần xe cộ hư hỏng vợ chồng chị Bông đều gọi Mohamed đến tận nhà xem xét hay sửa chữa nếu có thể, anh ta biết điều, luôn làm việc chân thật và giá cả hợp lý nên chị Bông rất tin cậy.

 

Mohamed đến cùng với thằng con trai tuổi độ đôi mươi, anh ta xem xét trong ngoài chiếc xe lần nữa, cho thằng con tha hồ chạy thử trong khi đứng nói chuyện với vợ chồng chị Bông ngoài sân. Người di dân đạo Hồi này chăm chỉ làm ăn và dành dụm như người Việt tị nạn chúng ta, Mohamed từng kể ước mơ khi đến Mỹ là các con sẽ ăn học nên người. Nước Mỹ chẳng phải là thiên đường hoàn hảo, cũng có bao chuyện đau buồn, nhưng nước Mỹ vẫn là thiên đường ước mơ của bao di dân trên thế giới. Thằng con lớn của Mohamed đang học đại học dự tính sẽ học y khoa. Nó đang cần có một chiếc xe.

 

Chiếc Acura đời 1999 nhưng mới chạy hơn 130 ngàn mile. Thằng con đã lái thử xe cả chục phút mới quay về, nó vừa ý thế là Mohamed trả giá chiếc xe xuống còn 4,000 đồng. Chị Bông đồng ý bán, dù có rẻ hơn ý muốn của mình nhưng chiếc xe Acura thân yêu của chị vào nhà Mohamed chị yên tâm, xe sẽ luôn luôn được sửa chữa tu bổ, sẽ chạy thêm cả chục năm nữa và nhất là có ngày chị sẽ gặp Mohamed là có ngày chị sẽ gặp lại chiếc xe. Mohamed ký check trả tiền, chị Bông trao giấy xe cho anh ta. Hai cha con ra về. Chị Bông bỗng nhiên bồi hồi, từ giây phút này người ngồi vào xe không là mình nữa khi nhìn thằng con của Mohamed mở cửa xe ngồi vào chiếc ghế mà chị đã từng ngồi và cái tay lái kia chị đã từng quen thuộc bàn tay đặt chỗ nào thoải mái nhất, thuận tiện nhất. Nó lái xe vèo một cái ra khỏi góc phố, chị phản ứng tự nhiên chạy theo vài bước làm anh Bông phải ngạc nhiên… níu áo cản lại:

 

– Ơ kìa! Bà tính chạy đi đâu đấy?

 

– Chiếc xe Acura… của em!

 

– Xe nào của bà? Title xe đã đưa cho Mohamed, tiền người ta trả bà còn cầm trong tay kìa.

 

Chị Bông vẫn còn ngẩn ngơ như người vừa… mất của:

 

– Nhưng sao em vẫn cứ tiếc chiếc xe. Em quên mất… em quên mất…

 

Anh Bông cũng ngẩn ngơ:

 

– Bà làm gì mà thất thần lên thế? Bà quên gì trong xe? Bà có vàng bạc kim cương gì đâu chứ.

 

– Em quên lúc nãy không đứng bên cạnh chiếc xe chụp vài tấm hình làm kỷ niệm giây phút cuối chiếc xe còn thuộc về mình, ở bên mình trước khi chúng ta đồng ý bán cho Mohamed.

 

Anh Bông kêu lên:

 

– Ôi giời, bán chiếc xe cũ mà bà cũng đa sầu đa cảm. Tôi biết thế nào bà cũng sẽ làm bài thơ than thở thương thương nhớ nhớ chiếc xe cũ rích ấy.

 

Chị Bông rưng rưng:

 

– Cuộc đời phù du quá, nay của mình mai của người khác.

 

Là sự trao đổi mua bán. Bà chỉ nói chuyện huề vốn. Anh Bông chỉ tay vào garage:

 

– Đó, bà tha hồ chụp hình với xe Honda Accord kia đi, sau này thành xe cũ có bán đi bà sẽ có một đống hình kỷ niệm.

 

Anh Bông vô tâm chẳng hiểu vợ gì cả. Đúng là một chiếc xe cũ rích, chiếc Acura đời 1999 ấy, người khác thì đã bán nó từ hồi nào rồi thế mà chị Bông vẫn yêu thích đi chiếc xe Acura. Nó là kỷ niệm của thằng con, là chiếc xe đầu tiên trong đời nó, khi vừa ra trường là mua ngay chiếc xe mới tinh để đi làm. Xe kiểu thể thao hai cửa, mui xe có thể mở ra đóng vào. Nó đã yêu thích nâng niu giữ gìn chiếc xe không một vết dơ bẩn từ trong ra ngoài làm chị Bông thương con thương cả… xe của con. Vậy mà đi được mấy năm nó chán và muốn mang ra dealer đổi xe khác. Chị Bông luôn thương tiếc kỷ niệm và tiếc chiếc xe còn mới mang ra dealer sẽ bị trả rẻ nên chị đưa tiền cho con để “mua lại” chiếc Acura. Bây giờ con sống ở tiểu bang khác, chiếc xe Acura càng là kỷ niệm chị chẳng muốn rời xa.

 

Thế là chiếc xe Acura thể thao đã thuộc về chị Bông người luôn lái xe với tốc độ khiêm nhường trên đường phố đôi khi bị người xe sau bực mình bóp còi giục giã. Nhà vẫn có hai xe khác, một Toyota của chị Bông và một xe truck của anh Bông mà hai vợ chồng vẫn lái đi làm, bây giờ chị Bông lái thêm chiếc Acura, đi chợ và quanh quẩn trong thành phố. Mười mấy năm qua chị vẫn dùng cả hai xe cho đến khi chiếc xe Toyota bị tai nạn, người xe sau không kịp thắng đã tông xe vào đuôi xe Toyota làm hư hỏng khá nặng nên chị Bông đã bán đi. Chiếc xe Acura còn ở lại, dù đã thuộc hàng “đồ cổ” nhưng tuổi mile thì vẫn còn trẻ.

 

Vợ chồng chị Bông đã mua một chiếc xe Honda Accord đời mới nhưng chị Bông không nỡ phế thải chiếc xe Acura ân tình này dù anh Bông đã nhiều lần thúc giục bán xe cũ để chỉ đi xe mới.

Chị Bông đã sử dụng chiếc xe Acura nhiều hơn chiếc Honda Accord. Chiếc xe Acura đã đưa chị Bông đi làm, đi các chợ búa, văn phòng bác sĩ, v.v... Chiếc xe đã trải qua bao mùa cùng chị rong ruổi ngoài đường, lúc gấp gáp hay lúc thong thả vừa lái xe vừa nhìn trời mây, nhìn cây lá bên đường. Mỗi mùa Đông chiếc xe vẫn tử tế nổ máy ngon lành dù nằm ở ngoài trời cửa kính xe lạnh đến đông đá, thành ra chiếc Honda Accord vẫn nằm thường trú trong garage thỉnh thoảng vợ chồng chị Bông mới dùng đến hay mỗi lần người thân từ phương xa về chơi chị Bông đều đưa xe Honda Accord để người nhà đi cho thoải mái và cho xe… nóng máy.

 

Anh Bông nói phải chi nhà mình ở trong farm đất rộng riêng tư thì sẽ dành một chỗ làm… bảo tàng viện cho chị Bông trưng bày chiếc xe Acura làm kỷ niệm suốt đời. Anh năn nỉ chị Bông bán xe cho đỡ chật sân thậm chí đe dọa nếu không đi xe Honda Accord thì năm mười năm nữa chiếc xe Honda Accord lại là tuổi đời già nhưng tuổi mile trẻ, lại là chiếc xe kỷ niệm, là “đồ cổ” trong nhà không bao giờ dứt thì chị Bông mới đành lòng đồng ý bán chiếc xe Acura.

 

Chị Bông vào nhà mà lòng vẫn ngậm ngùi thương tiếc chiếc xe Acura. Cầm vài ngàn trong tay sẽ tiêu hết nhưng hình ảnh thân thương thì đã xa. Chiếc xe Acura đến với nhà này khi còn mới còn trẻ và chỉ hư cũ già đi theo thời gian, gần gũi như người thân, là chiếc xe may mắn và dễ thương, suốt 20 năm trời không xảy ra tai nạn lớn nhỏ nào.

 

Chị Bông hỏi thầm một mình: “Xe ơi, về với người mới rồi có nhớ tôi không? Cám ơn xe đã là “bạn đường” đầu tiên và yêu mến của con tôi, ghi dấu thời điểm con tôi mới đi làm kiếm tiền, ngày ngày xe đã đưa nó đi làm và về nhà. Cám ơn xe lại là “bạn đường” của tôi, đã cùng tôi đi tiếp bao nhiêu dặm đường, bao nhiêu tháng năm, bao lúc thời tiết nóng lạnh gió mưa trong thành phố nhỏ này. “Bạn đường” ơi, bạn đã gần gũi mẹ con tôi, đã đưa chúng tôi đi đến nơi về đến chốn bình yên thế nào thì nay về với người ta cũng yên bình thế ấy nhá”.

 

Nguyễn Thị Thanh Dương

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong một căn phòng motel nhỏ sạch sẽ gọn gàng chăn ga gối trắng, trên giường phủ một tấm trải lớn có thể dùng làm chăn đắp màu lông chuột, một người phụ nữ nằm khóc, và người đàn ông đang ra sức dỗ dành. Cô gái mếu máo “Anh à, anh X đã bỏ đi rồi!”...
Những ngày cuối tháng tư quân trường Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung vẫn đang cắm trại, chồng tôi chưa về, nhưng trước khi đi anh đã bảo tôi ở nhà có gì thì bám theo cha mẹ và các em để đùm bọc lẫn nhau. Gia đình cha mẹ tôi ở gần nên hai nhà như một...
Tôi bồn chồn liếc mắt nhìn đồng hồ, rồi lại nhìn chừng về phía hội trường đầy ấp hơi người và ồn ào tiếng cười nói. Đã hơn tám giờ mà chương trình vẫn chưa bắt đầu. Chưa bao giờ tôi thấy khó chịu về chuyện giờ giấc như lúc nầy. Thấp thoáng trong đám đông, tôi thấy Khánh đang chạy đôn đáo chừng như kiểm điểm sự có mặt của một số khách “nồng cốt”, để bắt đầu chương trình...
Tiếng hát Cẩm Vân trong trẻo, vút cao, nghèn nghẹn đầy xúc cảm. Tôi buông thả Mi7 và chuyển vội La thứ như chưa muốn ngừng những âm vang cuối. Nốt dứt đoạn ngân dài, tất cả lặng yên, bên ngoài có tiếng gió đêm Sài Gòn vội về, bất chợt...
Tố Như tiên sinh đã để lại cho hậu thế câu thơ tháng ba đẹp như tranh trong truyện Kiều, “cỏ non xanh tận chân trời/ cành lê trắng điểm một vài bông hoa…” Đọc xong câu thơ thì nửa số người đọc đã nhắm mắt lại để hình dung ra bức tranh mùa xuân vẽ bằng thơ; với hai màu xanh, trắng vào tay hoạ sĩ, chúng ta có bức tranh chiêm ngưỡng bằng mắt, nhưng với nhà thơ chúng ta có bức tranh trong trí tưởng tuyệt vời… Tôi nói với ông bạn mê thơ đang ngồi chung bàn cà phê mà mọi người đang nói chuyện thời sự nên không phù hợp với một sáng tháng ba trời mát lạnh vì mưa đêm qua rả rích tới sáng, anh em rủ nhau ra ngoài trời ngồi uống cà phê cho mấy ông bạn còn hút thuốc được thỏa mãn thú tính. Thế là những ông đã giã từ làn khói mỏng bị những ông còn hút thuốc giận cho, rồi cãi nhau.
Đầu tháng Tư, hoa tulip đã vội gõ cửa mọi nhà sau giấc đông miên ngắn ngủi. Mùa Xuân cũng theo hoa tulip trở về, mở ra khúc giao mùa. Trong gió Xuân đầu mùa còn lạnh, ngoài xa trên cánh đồng rừng quê muôn vạn búp non đang nẩy lộc đâm chồi. Cỏ non, cây rừng già vẫn mạnh mẽ vươn lên tràn đầy sức sống. Đàn cá hồi thức giấc bắt đầu vượt thác trở lại quê hương nguồn cội...
Một thời gian ngắn sau Hiệp Định Genève tháng 7, 1954, gia đình chúng tôi rời Phủ Cam dọn vào ở trong khuôn viên trường Đồng Khánh. Măng chúng tôi dạy môn Nữ Công Gia Chánh, và có lẽ vì là một quả phụ với 6 con, nên được Bà Hiệu Trưởng Nguyễn Đình Chi, ưu ái giúp đỡ cho gia đình được sống trong 2 căn phòng trên lầu Ba (bên phải, nếu từ cổng trước nhìn vào). Cùng ở trên lầu Ba sát cạnh gia đình chúng tôi là gia đình của bà quả phụ Trần Thi, mà chúng tôi thường kêu là Dì Hoàn vì Dì là bạn của Măng tôi từ khi 2 người học chung với nhau tại trường Đồng Khánh trong thập niên 30. Gia đình Dì cũng đông không kém gia đình tôi – 7 người. Dì ít cười và có vẻ nghiêm khắc. Các nữ sinh nghỉ trưa tại trường rất sợ gặp “Bà Thi”, dễ bị Bà la rầy hay cho “kỷ luật”, nhất khi bị bắt gặp đi lang thang trong hành lang thay vì phải ở trong phòng học.
Hạo chỉ có cậu Tân là người cậu duy nhất. Mẹ Hạo là chị cả trong gia đình có bốn người con. Mẹ, dì Hiên, cậu Tân và dì út Hậu. Cậu Tân vốn là một nông dân chính hiệu. Hình như cậu học mới qua bậc tiểu học là cậu bỏ cây bút để cầm cái cày, cái cuốc. Đến năm cậu trên bốn mươi, cậu đã có bảy người con, bốn trai, ba gái. Có lẽ cậu thấy cuộc sống làm một người nông dân quá cực hay sao mà cậu nhảy ra tham gia chánh quyền. Cậu được bầu làm xã trưởng...
Những chuyến xe ngập ngừng, chậm chạp lăn trên con đường gập ghềnh để chuyên chở đoàn người đi thăm cha, anh, em, con, chồng ở khắp nơi trong những trại tù, nơi mà lớp người mới gọi là "Trại Học Tập Cải Tạo" nghe ngược ngạo, chua chát nhiều đắng cay. Từ Quốc Lộ 1, phải đi khoảng chừng 2 cây số, trên một con đường mòn, xuyên qua rừng cây gỗ quý cẩm lai là đến trại tù cải tạo Hàm Tân...
Cuộc hôn nhân ngắn ngủi vài năm của Bình với người vợ cũ tan vỡ. Mộng Điệp là người phụ nữ vật chất, đứng núi này trông núi nọ, tính nết đanh đá chua ngoa luôn có những lời nặng nhẹ chê bai chồng không biết kiếm tiền giỏi như người ta...
Chuỗi dài thời gian của quá khứ ta còn giữ được. Giữ được mãi mãi cho đến khi trí đã mòn sức đã kiệt. Giây phút hiện tại coi như chẳng có gì. Nó vuột khỏi tay ta từng sát na rồi cũng tan biến vào quá khứ đề xếp hàng cùng với chuỗi thời gian đã qua. Tương lai là điều chưa có, chưa đến nên ta cũng chẳng làm chủ được gì của những điều ở cõi xa thẳm diệu vợi...
Hôm đi Cần Thơ, đứa cháu gọi bằng chú kể chuyện đi Hòn Kẽm- Đá Dừng, ranh giới tự nhiên hiện nay giữa 2 huyện Quế Sơn-Hiệp Đức, một địa danh mà thời trung học và đến mãi sau này tôi vẫn nghĩ là vùng núi non hiểm trở phía thượng nguồn sông Thu Bồn, nơi được biết đến nhiều bởi trận lụt kinh hoàng ở Quảng Nam năm Giáp Thìn 1964...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.