Hôm nay,  

Mẹ

21/10/202113:33:00(Xem: 2072)

Văn chương Việt Nam vẫn ví von Mẹ qua hình ảnh cánh cò, tôi thì lại thấy mẹ tôi thật là cánh cò, và mẹ đẹp như những câu thơ của Từ Kế Tường:


Mẹ như cánh cò nơi bãi vắng

Tôi lênh đênh chẳng khác dòng sông

Cánh cò đẫm mùi bùn thầm lặng

Cả một đời mẹ mãi long đong

(Mẹ và Cánh Cò – Từ Kế Tường)


Trong mỗi mái nhà ở quê tôi, ai ai cũng có một cánh cò thương khó, dù anh là anh bộ đội hay anh lính cộng hoà. Cánh cò của tôi, giờ đây tuy đã cách xa quê hương hàng đại dương vẫn chẳng hề đổi thay - vẫn cái áo bà ba màu nâu xẫm, vẫn chiếc nón lá lấp lánh trong nắng trưa phố Bolsa, … Và dưới cái nón lá ấy, trong bộ bà ba ấy, tâm hồn mẹ là cả một quê hương.

blank


Mẹ yêu quê hương tự nhiên như mây yêu bầu trời, như cây yêu rừng xanh. Tình yêu ấy không bị vướng mắc vào chủ nghĩa này, chính kiến nọ. Thời còn là thiếu nữ làng Mai Sơn môi hồng má thắm, mẹ từng theo Việt Minh đi hát dân công. Đêm đêm, mẹ cùng các thiếu nữ trong làng đi đến các đồn Tây. Công tác của các cô là hát hò, hát ví, hay dùng loa cầm tay kêu gọi những người đi lính Tây buông súng trở về với xóm làng. Mỗi khi lính trong đồn bắn ra hàng loạt đạn, các cô lại nằm thụp xuống bờ ruộng để tránh, và cứ thế họ hát cho đến nửa đêm mới về nhà.


Thời cách mạng thành công, rồi Cải Cách Ruộng Đất, chính mẹ cũng lại cùng một số gia đình trong làng nuôi dấu những vị linh mục đối kháng. Mẹ tôi là một phật tử thuần thành nhưng bà hay nói về các linh mục ấy với một lòng tôn kính. Ngày ấy, một linh mục bị cộng sản truy bắt đã được dấu trên căn gác xép của nhà mẹ tôi. Theo lời bà, ngài được luân chuyển hết từ nhà này đến nhà khác trong vùng. Cứ sáng sáng, mẹ lại đem một rổ tro bếp lên cho ngài đi vệ sinh. Cho đến một hôm, khi ngài vừa rời khỏi thì cộng sản ập vào nhà mẹ. Sau này, tôi cứ tiếc mãi rằng đến khi tôi đủ quan tâm để tìm biết tên vị linh mục kia thì những mảng ký ức trong đầu mẹ đã bị xoá. Mẹ đã mang chứng bệnh mất trí nhớ “alzheimer”.


Kể câu chuyện trên, tôi muốn nói với bạn đọc về những bà mẹ quê tôi. Mẹ có thể ít học, có thể không biết gì về chính trị, khoa học, … nhưng mẹ không ngại hiểm nguy khi phải đứng cùng lẽ phải, khi phải  hy sinh cho những điều lớn lao hơn mình. Và tính cách ấy được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ thế hệ của bà, của cụ cố chúng tôi.


Ở đất nước tôi, ai ai cũng được nuôi lớn lên bằng lời ru của mẹ. Tiếng ru của mẹ thấm vào mạch máu, tiếng à ơi những đêm sâu như còn đọng mãi trong ký ức. Chiến tranh ở đâu đó, nhưng nó đâu có át được tiếng kẽo kẹt êm đềm, tiếng võng mẹ đưa những trưa vắng và những câu ru.  Ơi! những câu ru:


Cái ngủ mày ngủ cho lâu

Mẹ mày đi cấy đồng sâu chưa về

Bắt được con bống con trê

Nắm cổ lôi về cho cái ngủ ăn


Cái ngủ ăn, cái ngủ chóng lớn, cái ngủ yêu con bống con trê, yêu bờ ruộng, yêu mảnh đất quê nghèo thấm đẫm câu ru của mẹ. Mẹ yêu con và dạy con yêu đất nước mình. Đất chẳng là gì cả, người ta sẽ bỏ đất ra đi, nhưng khi mẹ làm chốn ấy trở thành đất mẹ thì tất cả hóa linh hồn. 


Rồi con lớn lên, con đi theo lời gọi của núi sông. Mẹ hướng mắt theo con, con ra đi và sẽ trở về khi đất mẹ yên bình. Người bộ đội mơ một ngày hoà bình cho mẹ hết khổ, cho đường quê hương nở đầy hoa. Nhưng tất cả chỉ là giấc mộng, hoà bình rồi oan khuất vẫn cứ trùng trùng trên đất mẹ.


Người lính miền nam mơ ngày trở về, mẹ đón anh trên cánh đồng lúa vàng với tiếng sáo diều vi vu thay tiếng đạn bom. Nhưng ngày ấy không tới, rồi mẹ lưu vong ôm mãi giấc mơ hồi hương! Mẹ tôi hay bảo: vì chiến tranh loạn lạc mà tới đây, mai kia không còn cộng sản nữa thì mình về quê mình chứ con. Không ai muốn chia lìa, không ai bỏ quê mình ra đi vì nghèo khó”


Mỗi 30 tháng 4, khi cờ vàng bay rực phố là đôi mắt mẹ tôi ánh lên một niềm tự hào. Câu mẹ nói hơn bốn mươi năm trước, giờ ở tuổi chín mươi mẹ vẫn nói: “con thấy không, người Việt mình giỏi lắm đi đến đâu là cờ rợp phố, đi đâu cũng nhìn thấy Việt Nam”. 


Mẹ chẳng thiết đi du lịch, chẳng thiết đi đâu chơi, chỉ thích đi họp cộng đồng hay đi biểu tình. Ngày ca nhạc sĩ Việt Dũng còn sống, trong một buổi họp cộng đồng, anh hô to khẩu hiệu cổ vũ  xoá bỏ điều 4 hiến pháp. Mẹ chưa bước khỏi xe, chưa kịp cầm gậy đã hô to “xoá bỏ, xoá bỏ, xoá bỏ …” Giờ anh đã đi lâu rồi, biết bao nước trôi qua cầu, bao người trẻ tuổi đã rời bỏ cuộc đời này mà mẹ vẫn còn đây với mái tóc bạc trắng thời gian.


Chẳng biết ai là người đầu tiên đã ví von mẹ qua hình ảnh cánh cò. Nhưng con cò sao mà giống mẹ tôi quá vậy? lúc nào cũng một mình. Cái hình ảnh con cò một mình nơi ao nông, cái hình ảnh mẹ tôi một mình với đàn con qua chiến tranh - mẹ cõng con chạy giặc; mẹ gánh gồng con trên đôi quang gánh; mẹ lầm rầm đọc kinh trong hầm bao cát khi những trái hoả châu sáng rực ngoài trời, … Chiến tranh là thế! Gian nan là thế! Nhưng nó đâu có làm mẹ quên mất quê hương. Ngược lại là khác, mẹ vẫn nhớ từng gốc cây bờ ruộng, từng con rạch bờ đê. Mẹ thường bảo mai này khi tôi có dịp về đất bắc, hãy tìm lại cho mẹ cây sung ngày xưa, cây sung mẹ vẫn leo trèo thời con gái. Cây sung nay đã ngả dài bên bờ ao, con nước ngày xưa hẳn còn in dấu hình ảnh xinh đẹp của cô Tấm ngày nào. 


Ai đã làm cho quê hương không còn là đất mẹ, cho người Việt tiếp tục dứt áo ra đi, và để mẹ tôi cứ mơ mãi giấc mơ được trở về quê mình. Bốn mươi năm, mẹ mang quê hương đến xứ người; giờ tóc mẹ đổi màu, tình yêu đó vẫn chẳng đổi thay. Mẹ nói hết cộng sản thì mình về quê mình, nhưng quê mình đâu còn cộng sản nữa mẹ ơi! Chỉ cái tên thôi.


Mẹ tôi đã ở vào cái tuổi chín mươi. Bao giờ ước mơ của mẹ trở thành sự thật? Bao giờ cho quê mình dẹp được cái ác? Bao giờ, bao giờ con đưa được mẹ về? Ơi! cánh cò của tôi.


Ai cũng có sông quê, đường cỏ

Thương cánh cò lận đận quanh năm

Mỗi mùa thu vàng thêm sắc lá

Tóc mẹ rơi mây trắng âm thầm

(Mẹ và Cánh Cò – Từ Kế Tường)


Nguyệt Quỳnh

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ở cái xứ sở u Tây này cũng có quá nhiều tự do, thành ra cuộc sống có lúc thành bất cập, công đoàn ra sức nhiều lần đình công, yêu sách này kia, đòi tăng lương, đòi làm ít thời giờ hơn, đòi nghỉ hưu sớm v.v… nhất là công đoàn CGT vận chuyển công cộng người đi làm việc như métro, RER, tramway, bus…
Ngày 21 tháng 4 năm 1975, Tư Tưởng ghé ngang hậu cứ, dẫn ba thằng em: Bắc Hà, Th/úy Trọng và tui đi nhậu ở quán Thuỷ Tiên, gần Bộ Chỉ Huy Thiết Đoàn ngày xưa, trước khi dời vô Phi trường Vĩnh Long...
Trên đường đến phòng trưng bày tác phẩm nghệ thuật của Gertrude Stein, tôi bước đi với tâm trạng phấn khích của một người sắp gặp Ernest Hemingway. Nắng chiều Paris phản chiếu từ cửa sổ những quán cà phê xuống con đường đá cũ tạo thành bóng râm dài phía trước. Tiếng reo hò chen lẫn tiếng đàn từ mấy quán bar nhỏ nơi góc phố gây nên bầu không khí sôi động dội vào tâm trí tôi...
Tôi bán hàng giải khát trước cổng nhà máy, khách hàng là những công nhân, bộ đội và cán bộ trong nhà máy. Tôi là “mụ” bán hàng “phản động” luôn tơ tưởng đến chuyện vượt biên. “tri kỷ” của tôi có chị Ky buôn bán ở xa cảng miền Tây, nghề mới của chị sau cuộc đổi đời 1975, trước kia chị là nhân viên một ngân hàng quận Gò Vấp. Chị Ky là hàng xóm, hôm nào ghé quán tôi không chỉ để uống ly đá chanh, uống ly cà phê mà cũng là dịp cùng tôi tâm tình than thở cuộc sống dưới thời xã hội chủ nghĩa, mơ ước chuyện vượt biên...
Mạ xếp hạng chuyện học hành của con cái là quan trọng hàng đầu. Với tiệm sách và quán cà phê, Mạ đã quán xuyến, lo cho gia đình có cuộc sống sung túc, thoải mái một thời gian dài...
Nghe tin chú Nghĩa sắp cưới vợ, bà con trong khu phố xôn xao nửa tin nửa ngờ. Chuyện lập gia đình ai trưởng thành chả thế! Ấy vậy mà với chú Nghĩa thì chuyện này hơi lạ. Đến khi chú đem thiệp đi mời hẳn hoi vậy chắc chắn là sự thật rồi không còn nghi ngờ gì nữa!
Từ ngày về hưu non, hai vợ chồng tôi cứ lục lọi hết website này đến website khác để tìm nơi đẹp đi du lịch; sợ rằng sự hào hứng của tuổi trẻ sẽ không còn nữa, nên phải đi hết những chỗ mình ao ước từ hồi nhỏ đã đọc sách mà không có thì giờ và phương tiện để thực hiện...
Cơn mưa nhỏ lướt qua bầu trời từ bình minh cũng đã chấm dứt; một tia nắng vàng lách qua lùm cây sồi chui vào góc chuồng cừu lớn. Những chú cừu đực ngập trong rơm rạ của máng ăn buổi sáng vừa ngẩng đầu về phía tia nắng và kêu be be...
Bây giờ, việc đi về giữa Mỹ và Việt Nam thật dễ dàng. Nhưng vào thập niên 80, 90 người đi kẻ ở tưởng chừng là biệt ly mãi mãi. Bạn đã nói với tôi như thế trong nước mắt. Và với sự ngăn cấm của gia đình, với tuổi trẻ khờ dại nông nổi, họ đã lạc mất nhau. Để rồi suốt phần đời còn lại, nỗi đau vẫn còn là vết thương rưng rức. Tôi xin ghi lại câu chuyện tình của bạn, như là một lời đồng cảm...
Ngạn rời căn nhà đó và xuống đây theo đơn xin đi làm trong hảng thịt bò. Ngày Ngạn đi cũng buồn tẻ ảm đạm như ngày anh rời đất nước. Người vợ và hai đứa con tiễn anh ở bến xe buýt ''Con chó rừng''...
Chiếc ghe vượt biển nhỏ xíu, mỏng mảnh của chúng tôi vậy mà chất lúc nhúc đến hơn 80 thuyền nhân, chẳng khác nào một cái lá lạc loài trên đại dương mênh mông, không biết đâu là bờ bến. Đoàn người rời bỏ quê hương tụm năm tụm ba, rải rác khắp thuyền, co ro trong cái lạnh ngoài khơi xa tít tắp, đầu óc hoang mang với trăm ngàn ý nghĩ...
Hôm ấy, trên facebook Group của nhóm cựu thuyền/ bộ nhân ty nạn Thailand, có xuất hiện bài post của Đức, chụp hình vợ chồng Đức đang tiễn con gái tại sân bay Tân Sơn Nhất đi qua Dallas Hoa Kỳ định cư theo chồng mới cưới. Ôi, chàng Đức chung chuyến tàu của tôi. Nhiều người quen cũ vào để lại những comments chúc mừng, cũng là những người tôi biết mặt biết tên, tôi liền vào tham dự, góp vui...