Hôm nay,  

Chàng Lười và Chiếc Mũ Ba Cạnh (Lazy Peter and His Three Cornered Hat)

9/13/202110:05:00(View: 3290)

Do Ricardo E. Alegria kể lại

Đôi lời giới thiệu: Chuyện lừa đảo không phải chỉ mới đây mà đã có từ ngàn xưa. Bị lừa có thể do khờ khạo, thiếu kinh nghiệm, ngay tình…nhưng nguyên do chính của “mắc lừa” là lòng Tham. Tại Hoa Kỳ, chuyện lửa đảo diễn ra từng ngày và có thể nhanh hơn thế nữa cho nên các nhà quan sát nói rằng Tại Hoa Kỳ cứ mỗi phút lại có thêm một thằng khờ  tức cứ mỗi phút lại có thểm một kẻ bị lừa đảo. Cho vay với lãi thật cao, đầu tư lời nhiều và nhanh chóng, công ăn việc làm với lương hậu mà không đòi hỏi bằng cấp, kỹ năng gì cả. Rồi biếu không đất xây chùa rất đẹp ở Đà Lạt, không đòi hỏi gì cả mà chỉ cần chút đỉnh lo giấy tờ sang tên (theo lời kể của TT. Thích Chân Tính Chùa Hoằng Pháp). Việt kiều từ Mỹ về chơi rất bảnh, lỡ kẹt tiền mượn chút ít hứa trả ngay nhưng sau đó biến mất. Cũng Việt kiều từ Mỹ về với dự án đầu tư làm ăn “chắc như bắp” sau đó mới biết “dự án ma”.  Việt kiều dỏm, tình yêu…nhất là tình yêu say đắm mù quáng là điều kiện lường gạt dễ dàng nhất. Ham thích đi Mỹ cũng khiến nhiều cô, nhiều bà cười đau khóc hận trong tình trường. Rồi bao nhiêu “dự án xây dựng ma” ở trong nước mua nhà, mua đất đầu tư làm giàu mau chóng khiến bao người cười đau khóc hận.

            Chính lòng Tham, lòng Si Mê khiến chúng ta “tối mắt” không còn phân biệt được thế nào là hợp lý, có thực hay không thực. Do đó để không bị mắc lừa trước hết phải diệt trừ lòng Tham. Một bậc tu hành công phu, một đại trí thức, một kẻ kinh nghiệm đời …vẫn có thể mắc lừa như thường nếu còn lòng Tham. 

            Câu chuyện ngụ ngôn dưới đây dù chỉ là vui chơi nhưng giúp chúng ta cảnh giác rất nhiều về “tính Tham” nằm sâu trong tạng thức chúng ta. Nó không chỉ khiến chúng ta “mắc lừa” mà còn tạo ra nhiều thảm họa cho chính chúng ta và cho người khác nữa.

Đào Văn Bình

(Dịch ra Việt Ngữ và giới thiệu)

 

Một ngày nọ Chàng Lười Peter hay biết có một ngôi làng đang tổ chức hội chợ. Chàng ta biết chắc rằng nhiều dân quê sẽ tới đây để bán ngựa, bò và những gia súc khác và thế nào họ cũng có nhiều tiền. Mặc dù rất cần tiền nhưng chàng ta có thói xấu là không chịu làm việc để kiếm tiền. Chàng ta, đầu đội chiếc mũ đỏ ba cạnh, tìm cách mò đến ngôi làng.

Thoạt tiên, Chàng Lười tiến tới một cái quầy, đưa một túi tiền cho người chủ rồi nhờ ông ta giữ giùm cho đến khi nào chàng ta quay lại lấy. Peter nói rằng để cho người chủ dễ nhận diện, chàng ta sẽ quay trở lại với chiếc mũ bẻ cụp xuống. Người chủ hứa sẽ làm theo lời Peter.

Sau khi nói lời cảm ơn, Chàng Lười đi tới nhà ông thầy thuốc, đưa cho người chủ một túi tiền khác, nhờ ông ta giữ dùm và nói sẽ quay trở lại với chiếc mũ có một cạnh bẻ lên. Ông chủ tiệm thuốc đồng ý. Sau đó Chàng Lười Peter lại đi tới nhà thờ nhờ một linh mục giữ dùm một túi tiền khác và nhờ linh mục trao lại khi nào chàng ta quay trở về với cái mũ có một cạnh bị vặn chéo.

Sau khi đã nhờ ba người giữ dùm ba túi tiền, Peter đi tới bìa làng là nơi các người nông dân đang trao đổi, bán buôn. Chàng Lười dừng lại và quan sát để nhận diện một trong những người nhà quê có nhiều tiền nhất vì ông ta đã bán hết cả bò lẫn ngựa. Và đây cũng là người rất keo kiệt chẳng bao giờ hài lòng với những gì mình đang có và lúc nào cũng muốn kiếm thêm thật nhiều tiền. Đó chính là con mồi của Peter. Lúc này trời đang mưa, thay vì đội mũ để che mưa, chàng ta gói chiếc mũ cẩn thận trong chiếc áo choàng như thể đây là món đồ quý giá lắm.

Người nhà quê hết sức ngạc nhiên khi thấy Peter đứng dưới mưa mà lại ôm chiếc mũ gói trong chiếc áo  choàng. Sau một lúc quan sát người nhà quê hỏi:

-Tại sao cậu lại quý cái mũ hơn cái đầu của cậu?

            Peter thấy “Cá đã cắn câu”. Chàng ta cười thầm trong  bụng rồi nói rằng mình có món đồ quý giá nhất trên đời cho nên cần phải  bảo vệ không cho mưa làm ướt. Câu trả lời làm cho người nhà quê càng tò mò thêm cho nên ông ta yêu cầu chàng Peter giải thích rõ xem chiếc mũ ba cạnh có gì quý giá. Peter nói rằng chiếc mũ này làm ra tiền cho chàng. Chàng biết ơn nó vô cùng vì chẳng cần làm việc gì cả mà chỉ cần đội chiếc mũ này lên với một cạnh bẻ lên thì người ta sẽ bỏ tiền vào đó tùy thích. Vì người nhà quê có tham vọng kiếm thật nhiều tiền cho nên ông ta nói với Peter rằng ông ta chẳng thể tin nếu sự việc không diễn ra trước mắt. Chàng Lười Peter hứa chắc với ông nhà quê điều này chẳng có gì khó. Nói xong chàng Peter đội chiếc mũ lên đầu có bẻ một cạnh rồi nói người nhà quê đi theo để xem chiếc mũ kiếm tiền như thế nào. Peter đưa người nhà quê tới chiếc quầy. Khi thấy Peter đội chiếc mũ như đã giao ước, người chủ giao cho chàng một túi tiền mà Peter đã gửi trước. Người nhà quê đứng há hốc miệng vì ngạc nhiên. Ông ta không hiểu tại sao nhưng có điều chắc chắn là ông ta rất thích chiếc mũ này.

            Peter mỉm cười hỏi xem người nhà quê có hài lòng không? Người nhà quê trong bụng thật thích thú cho nên lên tiếng hỏi Peter có muốn bán chiếc mũ không. Peter như mở cờ trong bụng nhưng giả vờ nói rằng chàng không có ý bán chiếc mũ đó vì với chiếc mũ này chàng chẳng phải làm việc mà lúc nào cũng có tiền. Người nhà quê nói rằng đó là lối suy nghĩ không đúng vì kẻ gian có thể đánh cắp chiếc mũ. Nếu như để một chủ trại có nhiều trâu bò giữ chiếc mũ thì đó có phải là điều an toàn hơn không? Thế là hai bên bắt đầu thảo luận. Peter giả bộ cảm động về những gì người nhà quê nói. Cuối cùng Chàng Lười nói rằng nếu người nhà quê trả giá đúng mức thì chàng ta có thể bán. Vì người nhà quê đã quyết định mua chiếc mũ băng mọi giá cho nên ông ta trả 1000 đồng pesos. Thấy vậy Chàng Lười bật cười nói rằng anh ta có thể kiếm được số tiền đó mà chỉ cần đội chiếc mũ lên đầu hai, ba lần mà thôi.

            Trong lúc hai bên còn cò kè thì người nhà quê càng nóng lòng muốn mua chiếc mũ. Cuối cùng ông ta đề nghị trả mười ngàn đồng vàng pesos là tất cả số tiền bán ngựa và bò. Chàng Lười ta vẫn còn giả bộ như chưa muốn bán nhưng trong bụng cười thầm vì người nhà quê đã trúng kế. Cuối cùng chàng ta nói:

-Thôi được rồi. Tôi chịu bán với giá đó.

            Vì muốn cho chắc ăn, người nhà quê đề nghị trước khi trao mười ngàn đồng tiền vàng, ông ta muốn xem chiếc mũ có linh nghiệm không. Chàng Lười nói rằng điều đó cũng đúng thôi. Nói xong, chàng ta đội chiếc mũ với một cạnh bẻ lên rồi cùng người nhà quê đi tới tiệm thuốc. Thấy Peter đội chiếc mũ đúng như hẹn ước, người chủ tiệm liền trao túi tiền cho Peter. Thấy vậy người nhà quê thật vững tin và háo hức muốn có cái mũ để chính ông ta thử xem. Ông ta móc ra một cái túi đựng mười ngàn đồng tiền vàng và định giao cho Peter nhưng chợt dừng lại. Sau đó ông ta nói rằng ông buộc lòng phải xin lỗi vì ông ta muốn xem cái túi thật linh nghiệm một lần nữa trước khi trao túi tiền. Chàng Lười nói rằng điều đó cũng đúng, nhưng lần này chàng ta đòi người nhà quê phải đưa thêm cho anh ta con ngựa quý nữa. Người nhà quên nói rằng để ông ta suy nghĩ lại xem.

            Chàng Lười Peter đội chiếc mũ lên rồi vặn chéo một góc. Chàng ta nói với người nhà quê rằng vì ông ta còn nghi ngờ cho nên lần này chàng sẽ biểu diễn tại một nhà thờ cho ông ta coi. Nghe nói vậy người nhà quê mừng ra mặt và mọi nghi ngờ đều tiêu tan. Trong bụng ông ta hớn hở khi nghĩ tới số tiền mà ông ta sẽ kiếm được.

            Hai người bước vào nhà thờ. Lúc này ông linh mục đang nghe người ta xưng tội nhưng khi thấy Peter đội chiếc mũ như ước hẹn, ông linh mục nói:

-Chờ đây.

            Nói xong ông ta đi vào chỗ để đồ thờ rồi quay ra giao túi tiền cho Peter. Peter nói lời cám ơn rồi quỳ xuống xin cha ban phước lành cho trước khi rời nhà thờ. Trước sự kiện đó người nhà quê hoàn toàn tin tưởng vào sự linh nghiệm của chiếc mũ. Ngay khi ra khỏi nhà thờ, ông ta trao túi tiền mười ngàn pesos và cả con ngựa cho Chàng Lười. Peter cột túi tiền vào yên ngựa, trao cái mũ cho người nhà quê và dặn ông ta phải giữ gìn cẩn thận cái mũ. Nói xong Peter thúc ngựa rồi phóng như bay ra khỏi thành phố.

            Còn lại một mình, người nhà quê phá lên cười khi nghĩ tới việc mình đã đánh lừa được Chàng Lười vì chiếc mũ là vật vô giá. Không thể chờ đợi hơn nữa, người nhà quê đội chiếc mũ với một góc bẻ lên rồi bước vào quầy bán thịt. Người bán thịt nhìn chiếc mũ, chiếc mũ quả rất đẹp nhưng không nói năng gì cả. Người nhà quê quay một vòng, bước tới bước lui cho đến khi người bán thịt hỏi ông ta muốn gì? Người nhà quê nói rằng ông ta đang chờ túi tiền đây. Nghe vậy người bán thịt cười lớn rồi hỏi liệu ông ta có điên không? Thấy vậy người nhà quê nghĩ rằng có thể mình đội chiếc mũ không đúng cách cho nên vội vã lấy chiếc mũ xuống và gấp thêm một cạnh nữa. Nhưng dù làm như vậy nhưng chiếc mũ cũng chẳng có tác dụng gì cho nên ông ta quyết định đi tới nơi khác để thử xem. Ông ta đi tới nơi làm việc của quan tổng quản. Quan tổng quản nhìn chiếc mũ nhưng cũng chẳng nói năng gì. Người nhà quê chán nản và quyết định đi tới nhà người bán thuốc là người đã trao túi tiền cho Peter. Ông ta bước vào và đội chiếc mũ lên nhưng người bán thuốc cũng chỉ đưa mắt nhìn và chẳng nói năng gì. Người nhà quê nghĩ rằng có điều gì quái lạ ở bên trong cho nên ông ta quát lớn:

-Ngừng ta lại và đưa túi tiền đây!

            Người bán thuốc nói rằng ông ta chẳng nợ nần ai cả và túi tiền người nhà quê đòi hỏi là cái gì? Khi người nhà quê vẫn tiếp tục quát tháo thì người bán thuốc cho người nhà đi báo quan trên. Khi lính tráng kéo tới thì người bán thuốc nói rằng người nhà quê đã mất trí cho nên cứ nằng nặc đòi tiền ông ta. Khi bị cật vấn, người nhà quê khai ra chiếc mũ thần mà ông ta đã mua của Chàng Lười. Khi nghe xong câu chuyện, người bán thuốc nói rằng Chàng Lười đã nhờ ông giữ dùm túi tiền rồi quay trở lại lấy với cái mũ có một góc bẻ lên. Rồi ông chủ hàng thịt và ông linh mục cũng nói như vậy.

            Tới đây thì bạn đọc cũng đã biết người nhà quê đau khổ dường nào. Ông ta xé nát chiếc mũ rồi lủi thủi đi bộ về nhà vì ngựa cũng chẳng còn./.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Cho đến lúc nào có thuốc chủng ngừa COVID-19, càng ngày người ta càng cẩn thận hơn trong giao tiếp. Những lối đi giữa các aisle trong chợ Mỹ bắt đầu trở thành "đường một chiều" để tránh "mặt đối mặt" giữa khách hàng, tránh tình trạng Coronavirus "bành trướng" qua nạn nhân mới. Còn hơn thế nữa, các chợ đã bắt đầu cấm người không đeo khẩu trang vào chợ. Mỗi chợ còn cử một nhân viên ngồi ở cửa ra, vào để bảo đảm 100% khách hàng vào chợ đều có mang khẩu trang.
Cưu mang lắm việc rồi đến tuổi hưu ta cũng phải tự hỏi, ta làm được những gì cho đời? Lớn lên trong chiến tranh, hư hao đổ nát, mang nhiều ước vọng vào đời, phục vụ đất nước chưa đầy mươi năm, trôi giạt xứ người, cuộc sống lưu vong của ông thật là hẩm. Đến Mỹ tháng 11 năm 79, sau thiên hạ gần 4 năm, ông không thể nào trở lại nghề bác sĩ, mặc dầu ông thi đậu bằng cấp hành nghề bác sĩ tại Mỹ. Ông hài lòng với nghề tư vấn tâm thần vì với nghề này, ông có cơ hội trở lại phục vụ cộng đồng người Việt tại hải ngoại. Ông đã được nhận là Giám đốc chương trình Bịnh Tâm Thần cho người tị nạn Đông Dương tại Chicago. Nhờ vậy, ông lúc nào cũng thấy phấn khởi. Ông chưa bao giờ an phận dừng chân. Năm nay, tuổi thật, ông đã 68, ông vẫn chưa biết đâu là bến đậu, lúc nào là lúc thả neo lần cuối để cho chiếc tàu đời ông được an nghỉ.
Cả ngàn cây im phăng phắc, không một chiếc lá lay, không một cơn gió thoảng. Khu rừng trầm lắng đến độ có thể nghe được âm thanh tăng trưởng của từng thớ gỗ trong thân cây, cái không khí lặng mà căng như dây đàn, nó dồn nén tưởng chừng chỉ cần một tác động nhỏ cũng có thể làm bùng lên, nổ tung ra. Toàn bộ cây rừng đang lo lắng cho số phận của mình, dù biết rằng có lo sợ cũng không giải quyết được gì, nhưng một khi đứng trước cái chết gần kề thì không thể nào không lo. Các loài thú rừng, chim muông, sâu bọ…cũng hoang mang tột độ.
Tôi không hề biết nguyên tên họ của bác Bích, vì từ lâu lắm rồi, bác là: Bà Tô Thùy Yên. Tôi lâu lắm mới gặp Bác Bích, ôm Bác được vài lần, nhưng tôi cảm nhận được hơi ấm rất gần gũi, thân quen, vì đó là hơi ấm của mẹ tôi, của một người đi trọn con đường chông gai, nhọc nhằn bên cạnh một tên tuổi lớn, của thi ca Việt Nam.
quý vị và các bạn đã cùng tôi trở về Mỹ Tho thân yêu qua hình ảnh sinh hoạt của một thời hoa mộng trên những con đường chính của thành phố, những con đường một thời đã in hình gót chân bay nhảy của tuổi thơ và thanh xuân nhưng chắc chắn rằng Mỹ Tho luôn luôn khắc ghi trong tâm tưởng những người đã gắn bó một phần đời hay cả đời với thành phố yêu dấu.
Đêm qua trăng sáng lắm, sáng đến nỗi tỏ cả đường chỉ tay, không gian im ắng lạ thường, tiếng côn trùng vốn nỉ non hàng đêm ấy vậy mà cũng im bặt, sự im lặng đến nghe rõ cả nhịp tim thì thụp. Chừng nửa canh giờ quá khuya thì gió bắt đầu nổi lên ào ào, dân quanh đình nhiều người nghe rõ mồm một tiếng ngựa hí, tiếng quân reo, sau đó thì tất cả bất chợt im bặt, chỉ còn tiếng vó độc mã gõ lộp cộp ở sân đình.
Rất buồn khi nghe tin Sweet Tomatoes (salad buffet restaurant) sau 42 năm hoạt động đã vĩnh viễn đóng cửa 97 nhà hàng khắp nước Mỹ từ Đông sang Tây. Nhà hàng này đã góp phần vào việc giúp người Mỹ sống khỏe mạnh, và có sức đề kháng cao hơn. Tình hình tài chính không cho phép họ tiếp tục cầm cự để mở cửa sau đại dịch với những yêu cầu mới. Nhà hàng này là một nơi chốn quen thuộc của chúng tôi từ thời sinh viên "cơ hàn" đến tận trung tuần tháng 3 năm nay, trước khi California ban hành lệnh cấm túc một tuần.
Sau 55 ngày đóng cửa, hôm thứ hai 11/05, Chánh phủ Pháp ra lệnh mở cửa nhưng cẩn thận tùy theo từng vùng do tình trạng và mức độ lây nhiễm. Nước Pháp chia làm hai: vùng XANH chiếm gần hết nước Pháp là nơi sự lây nhiễm hạ thấp quan trọng. Vùng ĐỎ gồm phân nửa nước Pháp phía Đông và hơn phân nửa từ Bắc xuống, với vùng Paris, là nơi lấy nhiễm chưa kiểm soát được.
Hằng năm vào dịp Hè, trời yên biển lặng, ngư dân Việt Nam có cơ hội đánh bắt cá trên Biển Đông từ xưa đến nay. Đó là sự sống còn của hàng triệu ngư dân và ngành hải sản của Việt Nam. Nhưng hơn một thập niên qua, Trung Cộng đã lộng hành ngăn cấm hoạt động đánh bắt cá trong hải phận quốc tế mà cả lãnh hải của Việt Nam. Điều đáng nói không thuần túy ở lãnh vực nầy mà Trung Cộng thể hiện chủ quyền của họ trên Biển Đông.
Có nhiều nhà văn, nhà thơ, khi viết về mẹ, đã thảng thốt kêu lên rằng, mẹ ơi, con đã làm bao nhiêu bài thơ cho nhiều người con gái, con đã viết bao nhiêu truyện, bao nhiêu hồi ức cho nhiều người con gái, nhưng con viết về mẹ ít quá, chỉ một, hai bài, hay, chỉ một, hai trang. Tôi cũng vậy, những bài tôi viết về mẹ có lẽ là lúc tôi đang thất tình hay cạn đề tài… Tình yêu của tôi cũng linh tinh, lang tang lắm, có thể có người phê phán tôi là đào hoa, đa tình… Nhưng chuyện này xin hãy nói sau… Bây giờ nhân Ngày của Mẹ, tôi viết về mẹ tôi, một truyện (như thật) cho Ngày Của Mẹ. Có một điều, tôi hiểu và nói ra trước, là Mẹ tôi, rất bình thường, tầm thường nữa là khác. Nhưng với tôi, Mẹ thật vĩ đại, ít ra trong những ngày cơ khổ nhất đời tôi.
Ánh trăng bàng bạc nhuộm cả không gian này, xuyên qua những tán lá tàng cây. Ánh trăng rơi xuống khu vườn tạo nên những hình thù kỳ lạ cứ lấp loáng, mỗi khi có cơn gió thổi qua thì biến thành muôn hình vạn trạng sinh động lạ lùng. Dưới ánh vàng ngà ngà, khu vườn trở nên đẹp một cách huyền hoặc nhưng thanh bình đến vô cùng. Hoa trong vườn lặng lẽ tỏa hương, những đoá hồng kiêu sa thì đã ngậm vành, hàng ngàn nụ lài thanh khiết hương bay ngan ngát, đám dã yên, hoa bướm… thì rực rỡ sắc màu, góc vườn hoa xoan thơm bát ngát. Riêng những đoá quỳnh thì lặng lẽ như muôn đời nay, từng lớp cánh mỏng xếp lớp như những lần lụa là xiêm y. Hoa quỳnh là những lớp xiêm y hay xiêm y xếp laị tạo thành thì cũng chẳng ai dám đoan chắc cả! mùi hương cũng thanh tao, thoát tục lắm.
Dù Mẹ ở tuổi nào đi nữa, ngọn lửa thương yêu trong mắt mẹ dành cho các con vẫn luôn tỏa sáng, không hề lụi tàn. Ngọn lửa đó theo chúng ta suốt cuộc đời, nâng đỡ chúng ta khi vấp ngã, giúp chúng ta thêm sức mạnh trong mọi giông bão của đời sống.. Xin đừng quên cầu nguyện cho những bà Mẹ được an toàn trước Coronavirus. Cũng xin gởi đến bông hồng tươi thắm nhất cho những bà mẹ trẻ đang làm việc ở “tuyến đầu”, không thể ôm hôn con mình mỗi tối.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.