Hôm nay,  

Mộng Làm Văn Sĩ

10/07/202110:30:00(Xem: 2048)

 


Thế là một ngày đẹp trời y bỗng nảy ra ý nghĩ: "Sao mình không thử làm văn sĩ?”, nói là làm ngay. Y vội lấy giấy bút và ngồi vào bàn hẳn hoi. Y lại nghĩ: "Phàm làm việc gì cũng phải có lễ, khai trương bá cáo cho thiên hạ biết, huống chi đây là việc quan trọng của đời người và còn ảnh hưởng đến đời sau”, nghĩ thế bèn đứng lên chỉnh sửa y phục thẳng thớm trang nghiêm, chải tóc, rửa mặt cho trông dễ coi một tí, đoạn nói lớn:

- Tôi tên Mộng Thường Sinh, người đất Mắc Sê, nay tôi khởi sự viết văn, hòng ghi lại những sự kiện lớn nhỏ của đời người, những tâm tình tư tưởng của kiếp nhân sinh. Mộng Thường Sinh này không nệ đề tài lớn hay nhỏ, cao cả hay tầm thường. Tôi cũng không hẳn vì nghệ thuật cũng chẳng hoàn toàn vì nhân sinh. Tôi sẽ dung hòa cả hai thái cực, hy vọng sẽ cho ra những tác phẩm để đời…

Tuyên bố xong y lại ngồi vào bàn viết, vuốt tờ giấy trắng tinh vốn đã thẳng thớm lắm rồi, không thể nào thẳng hơn được nữa, cầm bút lên toan viết ra nhưng lúc ấy đầu óc lại nảy ra câu hỏi:” Mình sẽ bắt đầu bằng ngôn từ gì đây, bình dân hay bác học? Đề tài nào? Chính luận hay phiếm? Nghiêm túc hay trào lộng? Truyện hay tản văn?, giọng bắc hay nam?...” cả ngàn lẻ một câu hỏi quay như những con số lô tô trong lồng. Thường Sinh không tài nào chọn được lời giải nên đặt bút xuống, lòng nhủ thầm:”Thế này thì không xong!phải tĩnh tâm, phải lắng đọng thì mới có thể tập trung viết được.

Phàm việc gỉ cũng phải toàn tâm, toàn ý thì mới thành công. Phải dụng công như thiền sư miên mật, dõng mãnh như võ sĩ giác đấu, kiên trì như người mài gươm đặng phục quốc thì mới có thể sáng tác được và tác phẩm mới hay, lời văn sẽ sắc sảo, ngôn từ bóng bẩy, câu cú rõ ràng, ngữ nghĩa đúng quy tắc...”. Sau vài phút tập trung tư tưởng. Y cầm bút lên toan hạ thủ, tiếc  thay lòng y lại có khúc mắc nên lẩm bẩm:

- Mình thật rõ đểnh đoảng, trước khi khởi sự chưa chịu suy nghĩ chính chắn nên có lắm việc phát sinh. Đã làm văn sĩ thì ắt phải có đề tài nhất định, văn chương chữ nghĩa vốn mênh mông như biển cả, không chọn đề tài thì mình sẽ như con tàu lênh đênh giữa muôn trùng sóng nước, không có đề tài thì tác phẩm viết ra sẽ lạc lõng, rời rạc và nhạt lắm. Chính trị xã hội là một đề tài lớn, tác động đến mọi người và mọi giới trong xã hội. Nó có ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội và quốc gia, thậm chí liên quan đến thế giới… Đề tài chính trị xã hội cũng là đề tài gai góc, rất dễ đụng chạm đến các thế lực chính trị của xã hội đen lẫn xã hội đỏ, dễ gây yêu – ghét trong quần chúng, đặc biệt sẽ tạo ra những làn sóng bênh – chống trong xã hội. Đã có không ít văn sĩ bị búa rìu dư luận phang tới tấp, bị ném đá thô bạo, bị giang hồ xã hội đen lẫn côn đồ xã hội đỏ tấn công, hành hung, truy sát, triệt đường sống… Mình đã quyết dấn thân làm văn sĩ nhưng liệu có đủ bản lãnh để đương đầu chăng?

Lẩm bẩm một mình như thế, nội tâm y có cuộc nội chiến quyết liệt, hoặc là né tránh đề tài này hoặc là can đảm lao vào? Có lẽ sự suy nghĩ đã chín muồi nên y bật đứng dậy hét to:

- Hooray! Ta nhất định dấn thân, ta phải đối đầu với cái ác, chiến đầu vì xã hội văn minh và nhân ái, tranh đấu cho dân quyền, dân sinh.

Lòng y đang phấn khích bừng  bừng khí thế như một dũng sĩ ra trận, tinh thần hăng hái như chiến binh ở tuyến đầu. Y viết liền một mạch đầy mấy trang giấy, văn chương lai láng, chữ nghĩa tuôn trào ào ào như triều dâng thác đổ. Y viết về nạn quan quyền cướp đất, nhũng nhiễu dân, quỳ gối thờ giặc; nào là nạn tham nhũng như nội tặc; nào là đạo đức phong hóa xã hội suy đồi; giới trẻ lệch lạc lối sống, đam mê hưởng thụ và sống tầm thường; giới showbiz chỉ biết ăn chơi khoe thân, khoe của, làm trò đú đởn, nói xàm… Vấn đề quan trọng và có liên quan đến mộng của y là nạn văn chương chữ nghĩa nhảm nhí, ngôn ngữ lai căng, chính tả và ngữ pháp thì quá tệ hại….Y viết liền một mạch thêm mấy trang giấy cho đến khi mỏi tay, ý tứ vơi bớt mới chịu tạm dừng. Sự đời cái gì lên cao độ thì sẽ xuống thấp, lửa cháy đến đỉnh thì sẽ lụi tàn. Y cũng thế thôi, không thể nằm ngoài quy luật tự nhiên, nhiệt huyết lên đến cao trào tột đỉnh thì hạ nhiệt, sau khi viết được mươi trang thì bắt đầu kẹt ý. Y chột dạ:

- Hay là mình đổi đề tài? Văn chương mà đụng đến chính trị thì mất hay, mất sự trong sáng và cái duyên dáng đẹp đẽ. Văn chương là hiện thân của cái đẹp, không thể để dính với chính trị,vả lại đề tài chính trị xã hội đã có các nhà hoạt động xã hội lo, để cho các nhà bất đồng chính kiến viết. Có lẽ mình chỉ viết về tình cảm con người hay những vấn đề liên quan đến tình gia đình, anh em, tình trai gái lứa đôi… Hiện nay đề tài tình yêu đồng tính rất hấp dẫn và là thời thượng. Tình yêu đồng tính cũng là vấn đề nhân văn, mình phải góp phần xóa bỏ những kỳ thị bất công đối với giới đồng tính. Mình phải đánh thức lương tâm con người, đối xử bình đẳng với họ. Họ cũng là con người, có quyền yêu thương như mọi người. Họ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân sao không được hưởng đầy đủ quyền lợi của công dân? Đồng tính nam, đồng tính nữ, chuyển giới… luôn chịu sự kỳ thị, phân biệt đối xử thậm chí bị hành hung. Họ có nỗi đau của họ, vì vậy mình phải tranh đấu cho sự công bằng. Nghĩ đến đây y bùi ngùi xúc động bèn xé hết những trang giấy vừa viết về đề tài chính trị xã hội. Y cắm cúi viết lại từ đầu với đề tài tình yêu và giới tính. Y dự định sẽ viết một truyện dài cỡ ba trăm trang, trong đầu y mường tượng ra một mối tình đồng tính rất đẹp và cũng bi thảm kiểu cách như Romeo và Juliet. Y viết:”… Hạo Quân trên sân khấu say xưa hát bài hát:” Vầng trăng thố lộ thay tim tôi”. Anh dồn hết tâm tư vào bài hát, sự diễn xuất của anh rất nhập vai, rất thần thái. Giai điệu bài hát vừa nồng nàn, tha thiết lại vừa sâu lắng lay động lòng người. Khán giả bên dưới dường như lặng cả người. Người ca sĩ trên sân khấu như mơ như thực nhưng ánh mắt tràn đầy tình cảm đắm đuối dành cho vị khách ngồi ở hàng ghế danh dự hàng đầu đã bị những ống kính thâu hình ghi nhận và phát lên trên những màn hình khổng lồ. Cả nhà hát dường như ngưng thần trong phút giây này. Bài hát hay, giọng ca trầm ấm truyền cảm, dáng vóc ca sĩ đẹp khiến cho khán giả yêu thích anh vô cùng. Khi Hạo Quân định công khai tình yêu dành cho Hạc Thanh thì bị ông bầu ngăn cấm, ông ấy sợ khán giả phản ứng tẩy chay sẽ làm doanh số thất thu. Hạo Quân cũng lo nghĩ điều này nhiều lắm, nhưng rồi anh cũng thố lộ ra. Nào ngờ khán giả không tẩy chay mà lại còn yêu quý anh hơn, ủng hộ anh còn nồng nhiệt hơn. Mối tình đồng tính của anh và Hạc Thanh đã làm tốn không biết bao nhiêu giấy mực của báo chí xứ này. Hương Cảng chịu ảnh hưởng văn minh Tây Phương nên cái nhìn cũng thông thoáng phóng khoáng. Hạc Thanh là một doanh nhân thành đạt, anh đã dành trọn tình yêu cho Hạo Quân, chăm sóc và nâng đỡ Hạo Quân suốt cả mười năm ròng và anh thệ nguyện sẽ yêu Hạo Quân suốt đời. Hạo Quân mượn bài hát để công khai một cách chính danh và lãng mạn tình yêu của mình đối với Hạc Thanh...”. Y viết liền một hơi dài cả mười trang giấy, với cái đà này thì truyện dài ba trăm trang có thể hoàn thành trong tháng sau. Y hy vọng các nhà xuất bản sẽ in ngay lập tức vì đây là đề tài nóng bỏng hiện nay, vả lại đề tài này cũng không đụng chạm gì đến các thế lực chính trị nên các nhà xuất bản thích lắm. Y tin chắc như đinh đóng cột, như cua gạch, như bắp rang tác phẩm của y sẽ bán chạy, sẽ nằm trong nhóm sách ăn khách hàng đầu kiểu như bestseller! Điều này cũng có nghĩa là y sẽ có một khoản nhuận bút không nhỏ. Y sẽ đưa vợ con đi nghỉ mát một tuần bù lại quãng thời gian cắm cúi dồn sức viết lách. Quan trọng là y sẽ chứng minh cho vợ biết bọn viết lách không hề vô tích sự như cô ta vẫn nghĩ. Y sẽ mua một món quà có giá trị tặng cho vợ và bảo rằng:” Đây là quả ngọt của việc viết lách, món quà này từ chữ nghĩa đem lại để anh tặng em”.

Nghĩ thế y thấy sung sướng vô cùng, tim đập thình thịch, máu huyết nhộn nhạo chảy rần rần trong huyết quản, tâm ý bay bổng như mây trời. Y không chích xì ke, không hít bạch phiến cũng chẳng chơi thuốc lắc nên không biết cảm giác phê của những món ấy như thế nào, thế mà y cứ nằng nặc bảo cái phê do chữ nghĩa mang lại cũng như thế! Quả thật y đang sống trong những giây phút phê tột đỉnh do ý tưởng về chữ nghĩa mang lại. Khi ngón tay mỏi quá, y dừng lại nghỉ mà ý tưởng cứ phọt ra như đài phun nước, chữ nghĩa múa may như ảo giác, những nhân vật và các tình tiết xuất hiện trước mắt y. Y mơ màng như đang xem một vở tuồng. Những nhân vật mà y dự định tạo ra đang diễn xướng và y ngồi giám sát chúng. Y ngồi ngây cả buổi quên cả đói khát và đi vệ sinh. Y bẻ đốt ngón tay kêu rôm rốp, vặn vẹo người vài phát rồi lại tiếp tục viết. Lúc mới viết y định tháng sau sẽ xong nhưng giờ y chốt hạ là phải xong trong tháng này. Câu chuyện tiếp tục:”… Ca sĩ Hạo Quân như một thiên thần trên sân khấu, một vòng tròn sáng từ trên cao rọi xuống. Hạo Quân di chuyển đến đâu thì vòng tròn ánh sáng di chuyển theo đến đó. Vòng tròn sáng ấy cứ như là bóng trăng, bóng trăng huyền hoặc đầy sức quyến rũ hòa cùng nội dung bài hát làm cho khán giả ngất ngây. Bài hát kết thúc, toàn bộ khán giả đứng dậy vỗ tay như sấm động triều dâng; rất nhiều hoa tươi, gấu bông được ném tới tấp lên sân khấu. Hạc Thanh lên sân khấu với bó hoa hồng đỏ thắm, anh trao cho Hạo Quân và hai người ôm chầm lấy nhau, trao nhau nụ hôn nồng cháy. Ống kính truyền thông quây cận cảnh và phát đi lập tức, khán giả tại nhà hát vỗ tay không ngớt, khán giả truyền hình khắp xứ Hương Cảng, Ma Cao, Đài Loan, Singapore… như dậy sóng với sự kiện này...”



Y viết say sưa suốt ba giờ không ngưng nghỉ, quên cả thời gian và không gian, giờ chỉ có chữ nghĩa và những nhân vật trong truyện với y mà thôi. Y bất chợt giật mình khi nghe tiếng vợ gọi:

- Anh, nghỉ tay một tí để ăn cơm, quá bữa hai giờ rồi!

Tiếng vợ làm cho y bừng tỉnh thoát ra khỏi ảo ảnh với những nhân vật trong truyện. Y cụt hứng, dòng tư tưởng bị cắt ngang tựa như cây chuối bị một nhát dao phạt ngang thân. Hình ảnh và lời thoại của những nhân vật tắt ngúm, y chưng hửng đành buông bút và đi ra phòng ăn. Giờ thì y thấy đói bụng và mắc tiểu dễ sợ. Ăn cơm với vợ nhưng y vẫn nghĩ những tình tiết sắp tới của câu chuyện, do cụt hứng nên y cố moi trí óc nhớ mài mại hòng khơi lại nguồn mạch truyện. Thấy y lơ ngơ, vợ y mỉa mai:

- Thưa ông văn sĩ, tạm ngừng suy nghĩ lúc ăn cơm kẻo không bệnh đau dạ dày lại tái phát, chữ nghĩa vớ vẩn, thời buổi này mà còn lao tâm khổ tứ mày mò viết lách thì còn gì khờ bằng!

Y cắm cúi ăn không trả lời, vợ y được thể làm tới:

- Nếu gái làng chơi nó nhọc thân còn có tiền nuôi thân, bọn văn sĩ cực thân chỉ tổ tốn cơm nhà quà vợ, rõ khổ!

Bị so sánh với gái làng chơi nên sanh tự ái, y xẵng giọng:

- Em đừng xía vào chuyện văn chương chữ nghĩa, em chẳng hiểu cái quái gì đâu! Bọn viết lách lắm đứa còn chưa hiểu nổi bản thân thì em sao hiểu nổi? Em đừng có so sánh gái làng chơi với bọn anh, gái làng chơi lấy lỗ làm lãi, bọn viết lách như anh thì chấp nhận lấy lãi làm lỗ. Gái làng chơi tuy có khổ tâm vì bị người đời khinh khi coi thường nhưng thân còn có chút sướng. Bọn văn sĩ thì thân chẳng những không sướng mà tinh thần lại khổ, khổ vì tự khi dễ bản thân mình và khi dễ lẫn nhau; tự cười mình rồi cười cợt lẫn nhau. Nhiều kẻ vừa tự ti lại vừa tự tôn quá khỏi đầu, cứ ngỡ mình nhất thiên hạ theo cái kiểu tự sướng ảo tưởng đầy ngạo mạn và ích kỷ, tỷ như câu nói:”văn mình vợ người” vậy! Bọn họ vừa tự cười mình vô tích sự nhưng mặc khác lại ngông ngênh cho thiên hạ không ai bằng mình. Văn sĩ là bọn thủ dâm tinh thần, là những kẻ khổ dâm, càng khổ càng đau thì càng sướng tợn, sướng đến cực điểm thì phát tiết tinh anh.

Y nói một hơi dài như thể xưa nay chưa từng được nói, nhất là những lúc nói với vợ, bao nhiêu tâm tư dồn nén y xả hết giống như cái nồi áp suất được mở van. Vợ y khựng lại vì ngạc nhiên, ăn ở với nhau bao nhiêu năm nay, có bao giờ thấy chồng mình nói thao thao bất tuyệt, nói một hơi mút chỉ cà tha như thế? Có bao giờ anh ta bộc bạch tâm tư, dốc hết ruột gan ra như vậy? Cô ấy biết chồng đang bị kích thích tăng động nên im lặng không dám nói gì thêm. Bữa cơm dường như nguội lạnh mất hết mùi vị, cả hai lặng yên ăn cho xong. 

Sở dĩ y chọn viết tay mà không viết trên máy vi tính là vì y nghĩ viết tay mới quý. Thời buổi này không ai viết tay cả, mình chịu viết tay là số ít hiếm hoi, mà ở đời cái gì ít thì quý, có khổ mới thành tựu rực rỡ. Viết trên máy vi tính tuy dễ và tiện lợi nhưng mất đi một sản phẩm quý đó là bản thảo. Y còn thầm ảo vọng, biết đâu mình trở thành một văn sĩ nổi tiếng thì bản thảo ấy sẽ là vật vô giá, chẳng những có giá trị cao về mặt tiền bạc mà còn là báu vật tinh thần, sẽ được lưu giữ ở thư viện danh tiếng hoặc trong bộ sưu tập của những nhà sưu tầm vật quý hiếm...Y tận lực viết hai giờ nữa được mưởi lăm trang, quá mệt nên ngủ gục ngay ở bàn viết. Giấc xế chiều, vợ y xem ti vi thấy tin tức nóng vừa phổ cập bèn la toáng lên:

- Một vụ án mạng  kinh hoàng vừa xảy ra tại trung tâm thành phố. Ông Mai Văn Tình, một cán bộ cấp sở vừa bị cướp tài sản và bị giết chết, cán bộ điều tra đang nghi ngờ bạn tình đồng tính của ông ta ra tay. Bấy lâu nay truyền thông vốn nghi ngờ giới tính ông ấy, nhiều lời đồn đại nhưng ông ấy bác bỏ, nay thì sự việc rõ rồi.

Nghe thế y chột dạ:” Ấy chết! Thế này thì không ổn rồi, mình viết đề tài tình yêu đồng tính nhỡ bạn bè đọc rồi nghi ngờ giới tính của mình thì biết làm sao đây? Tích “ sửa dép ruộng dưa” vẫn sờ sờ ra đấy, làm sao mà thanh minh? Ấy là chưa nói gia đình và vợ mình đọc được thì họ lại phàn nàn thì rắc rối to!không được, phải dẹp đề tài này tìm đề tài khác thôi!”. Y đứng dậy cầm lấy xấp giấy viết mấy ngày nay đem ra ngoài hiên đốt sạch, ngọn lửa bừng lên trong phút giây thiêu hết công sức mấy ngày liền, một làm khói trắng bay lên để lại trên thềm vết nám cháy đen. Y quay lại phòng viết bóp trán suy nghĩ đề tài khác, không biết có phải vì gặp được ý tưởng thích thú nên reo lên:

- Có lẽ đây là đề tài hay, tôn giáo gắn bó với con người từ thuở xa xưa đến nay, là một phần của cuộc sống, vừa là chỗ dựa tinh thần vừa làm thăng hoa đời sống tâm linh của con người. Tôn giáo hướng con người đến mục đích cao cả: chân – thiện – mỹ – tuệ. Tôn giáo xoa dịu những nỗi đau về mặt tinh thần. Con người mà không có tôn giáo thì đời sống sẽ băng hoại, đạo đức suy đồi, nhân luân phế bỏ… Tuy nhiên tôn giáo cũng có nhiều loại khác nhau, có vài tôn giáo quá cực đoan, kích thích thù hận chém giết hoặc có tôn giáo mê muội làm người ta lạc vào đường tà. Y nhận thấy Phật giáo là ưu việt hơn cả, vừa có đủ trí huệ và tình thương, không buộc người ta phải nhắm mắt tuân theo giáo điều, đã thế còn khuyến khích người ta hãy học hỏi và kiểm nghiệm chứ không tin theo một cách mù quáng. Phật giáo rất khoan dung, dân chủ và hòa bình tuyệt đối không có lên án hay trừng phạt. Ai tin thì theo không tin thì thôi. Phật giáo kêu gọi hiểu biết và yêu thương, không phân chia màu da, sắc tộc, chánh kiến, quan điểm, giới tính… Y quyết định viết một thiên tiểu luận về các tôn giáo, phục vụ tâm linh cũng có ý nghĩa nhân văn cao cả, không cứ gì chính trị xã hội hay tình cảm giới tính. Tôn giáo cũng là một đề tài lớn, một vấn đề gắn bó mât thiết với loài người. Conn người ngoài vật chất còn có tinh thần, tinh thần vô cùng quan trọng, “Tâm bình thế giới bình” hoặc “ Nhất thiết duy tâm tạo” cơ mà! Viết về đề tài tôn giáo cũng là phụng sự con người, nghĩ đến đây lòng y thênh thang như đất trời, ý chí cao ngất như Thái sơn, cảm hứng lại dạt dào tuôn như sông suối mùa xuân. Y kiên quyết viết cho xong thiên tiểu luận về tôn giáo chứ không thay đổi đề tài nào nữa. Y tập trung tư tưởng, vận dụng kiến thức và sự hiểu biết của mình viết liền một mạch cho đến khi trời chạng vạng. Những ngày kế tiếp y viết ào ào, viết cấp tập xem ra đề tài này hợp với y. Y nôn nóng viết cho xong thiên tiểu luận, vì y sợ nhỡ có sự việc nào đó bất ngờ xảy ra sẽ làm mất hứng. Lần này xem ra suôn sẻ, y viết về cái hay cái đẹp của tôn giáo nhưng cũng không ngần ngại vạch trần những trò mê tín dị đoan, những phạm luật phá giới của tu sĩ, liệt kê những hành vi mang tính “ mượn đạo tạo đời”. Y cũng đề cập đến một bộ phận dân chúng mê muội tin những điều phi lý hay a dua theo những trò phù phiếm của những tu sĩ thiếu đức hạnh. Phải công nhận y táo gan dám phê phán quan quyền lũng đoạn tôn giáo, lợi dụng tôn giáo cho mục đích chính trị… Y viết rõ ràng minh bạch những gì mà y biết.

Ngày cuối tuần lại đến, y tạm nghỉ viết một buổi để đưa vợ đi ăn sáng. Quán cafe Mimosa thật đẹp và thức ăn ngon có tiếng, Thực khách toàn nam thanh nữ tú và tất nhiên không thể thiếu những thành phần nhiều tiền lắm của tìm đến. Trong lúc chờ đợi, y nhâm nhi ly cà phê Ý và mở máy tính cá nhân để xem email. Một tin nhắn từ người bạn văn chương lâu năm viết:

- “ Này bạn mình ơi, tôi gởi cho bạn cái tin nóng và quan trọng, mong bạn đọc và suy nghĩ cẩn thận. Tôi vừa bị nhà cầm quyền phạt một khoản tiền lớn và thu hồi để hủy toàn bộ số sách mới in. Họ kết tội tôi làm chính trị, bội nhọ quan quyền, bêu xấu những vấn đề chính trị xã hội, phá hoại sự đoàn kết tôn giáo, gây sự hiểu lầm về tôn giáo. Họ kết tội tôi kích động lối sống đồi trụy phương tây bằng cách đòi bình đẳng giới tính, xúi giục lớp trẻ sống lệch lạc giới tính, làm suy yếu tính chiến đấu. Bạn cũng biết đấy, họ lập ra cái hội viết lách để quản lý và định hướng tư tưởng người viết. Họ rình mò kiểm duyệt một cách nghiệt ngã, soi từng câu chữ, vạch lá tìm sâu đến từng ý nghĩ được viết ra, còn rất nhiều điều muốn nói nhưng không tiện viết ra, khi nào có dịp gặp lại mình sẽ nói nhiều hơn.

 Bạn mình ơi! Quả thật oan uổng và cay đắng quá! Công trình mình viết mấy tháng trời giờ bị đem đốt bỏ. Làm sao có thể tưởng tượng họ suy diễn được như thế này? Bạn mình hãy cẩn thận, muốn viết gì thì viết, viết nhăng viết cuội, viết bá xàm bá láp, viết những trò ăn chơi đú đởn, khoe của khoe thân… vậy mà an toàn lại còn bán chạy, đừng đụng đến ba đề tài mà tôi vừa bị dính chấu!  Kẻo không lại mang họa vào thân. Ở đời muốn làm việc tốt không phải dễ, muốn nói lời thật cũng rất nguy hiểm. Thiên hạ có trăm nghề nhưng đâm đầu vào viết lách là cái nghề khốn khổ nhất, thật ra thì đấy chẳng phải là nghề, nói chính xác là nghiệp chữ của bọn ta. Một lần nữa mình muốn nhắc bạn, hãy tránh ba cái đề tài nhạy cảm và dễ gây nên tai họa ấy!”

Nguyễn Trần Lê

Bạn thân  

Đọc xong thư của người bạn y thấy chưng hửng, ly cà phê Ý vốn thơm ngon bỗng dưng đắng chát lạ lùng, bao nhiêu hứng thú và nhiệt huyết viết lách tan như viên đá lạnh bỏ vào ly trà nóng. Mộng văn sĩ xem ra lơ lửng như cộng lông hồng bay trước gió, thế là dự định thiên tiểu luận cũng bay theo làn khói thuốc lá mà y tập tễnh phì phà.


TIỂU LỤC THẦN PHONG

Ất Lăng thành, 04/2021 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Em nhìn lên trăng qua khung cửa sổ. Đêm nay trăng đã tròn. Trăng chiếu vào nơi Bà Ngoại ngồi. Em thấy nhớ Bà Ngoại quá! Chú Cuội, Chị Hằng đi vắng rồi! Chỉ còn vầng trăng trải một màu thương nhớ. Bỗng em nghe tiếng Mẹ thì thầm. Em lắng nghe. Mẹ ở trong phòng. Mẹ đang nói chuyện điện thoại với Ba. Tiếng của Mẹ nghe khác lạ. “Có gì thì anh về nhé!”
Thiên đạp xe hết tốc lực, cái sức một thằng bé mười lăm tuổi đang nhổ giò phát lớn cộng với sự háo hức chờ mấy ngày qua, chẳng mấy chốc là đến nhà nội. Nhà nội Thiên ở quê, cách thị trấn chừng ba cây số, ngôi nhà nằm giữa một vườn cây xanh mát nào là mít, ổi, xoài, chanh, khế… ra khỏi vườn cây là đến rẫy mía phía sau nhà.
Ngày cuối tuần tôi theo đám trẻ đi rước đèn tháng Tám. Đàn em bé ca hát rộn ràng những bài hát Trung Thu của Sài Gòn ngày trước. Những cái đèn giấy đủ mọi hình dạng. Có thật nhiều đèn cá chép. Những con cá chép mập ú, tròn quay, có ngọn nến lung linh mờ ảo bên trong. Đám rước chỉ thiếu những chiếc đèn làm bằng giấy bóng kính trong suốt. Những chiếc đèn đủ sắc màu. Lũ trẻ một tay níu tay mẹ, tay bà, tay bố, tay anh, tay chị; một tay cầm khúc que ngắn với chiếc đèn treo ở đầu. Ríu rít theo chân nhau đi dọc theo đoạn đường ngắn ngủn bọc quanh ngôi chùa, dưới ánh đèn đường nhạt nhòa. Những chiếc đèn trung thu, bầy trẻ nhỏ, những câu hát quen, giọng trẻ thơ ê a đưa tôi về những ngày thơ ấu.
Trong một dịp cùng đi hướng dẫn thực tập Chánh Niệm (Mindfulness) cho một liên đoàn hướng đạo ở Quận Cam, tôi có tâm sự với anh bạn trẻ Bạch Xuân Phẻ rằng có lẽ một trong những nơi thanh thiếu niên cần thực tập chánh niệm nhất chính là Việt Nam. Ước gì những buổi hướng dẫn chánh niệm như thế này được tổ chức rộng rãi ở những đoàn thể của thanh thiếu niên Việt Nam trong nước. Ước muốn được thì làm cũng được. Trong một chuyến về Việt Nam năm 2018, tôi liên lạc trước với chị T., một người bạn thân lâu năm của gia đình. Chị T. là Giám Đốc Điều Hành của WWO Việt Nam, một tổ chức phi chính phủ Hoa Kỳ chuyên giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Chị là một người có đầu óc cởi mở, thích học hỏi cái mới. Dưới tay chị là một đội ngũ nhân viên trẻ, hàng ngày phải đối mặt với những hoàn cảnh đáng thương trong xã hội. Tôi nói với chị T. là muốn có một buổi hướng dẫn thực tập chánh niệm cho nhân viên WWO, vì điều này có thể đem lại lợi lộc cho các bạn trong môi trường làm việc mà tâm lý dễ bị
Một ngày nọ Chàng Lười Peter hay biết có một ngôi làng đang tổ chức hội chợ. Chàng ta biết chắc rằng nhiều dân quê sẽ tới đây để bán ngựa, bò và những gia súc khác và thế nào họ cũng có nhiều tiền. Mặc dù rất cần tiền nhưng chàng ta có thói xấu là không chịu làm việc để kiếm tiền. Chàng ta, đầu đội chiếc mũ đỏ ba cạnh, tìm cách mò đến ngôi làng.
Tiếng trống thì thùng vang khắp xóm chợ, xóm chùa, xóm đình… Âm thanh trống lân giục giã đầy hào hứng tỏa đến từng nhà, lọt vào lỗ nhĩ thằng Tí. Tiếng trống kích thích nó, làm cho nó và cơm thật lẹ, đoạn nó chan canh vào chén để húp cho xong, dường như nó nuốt chứ hổng có nhai. Cô Hai nhìn nó rồi đưa mắt cho chú Hai: - Thường ngày đâu có vậy, nó ăn nhơi nhơi cả buổi hổng hết chén cơm, vậy mà bữa nay nó ăn nhanh như lân ăn bắp cải.
Buổi sáng định mệnh đó, thầy giáo lớp 5 của Max, nhận được một cú điện thoại. Max còn nhớ khuôn mặt thầy tái đi sau cú điện thoại đó, Thầy bảo Max thu dọn cặp sách lên ngay văn phòng của trường. Max kinh ngạc nhưng vâng lời Thầy thu xếp ra về. Ở cửa văn phòng, Mẹ của Max đứng đó, khuôn mặt nhợt nhạt, thất thần còn hơn cả Thầy giáo. Cho đến tận bây giờ, mỗi khi có ai đó nói với Max "chúng tôi rất tiếc, ba của bạn đã qua đời", người đàn ông 30 tuổi đã buồn bã trả lời "Không, ông bị giết chết bởi không tặc."
Mọi người như muốn cướp thời gian để vui sống. Họ không chịu ngồi yên nhìn thời gian trôi nhanh vuột khỏi tầm tay. Las Vegas là nơi họ thích đến để “hành lạc” mỗi năm một lần, hay vài ba lần (Có thể họ còn đến những nơi khác để chen vào những kẽ hở của một năm cặm cụi làm việc). Thế nhưng đại dịch đã ngang nhiên xía vào cuộc sống của họ. Nay “xả cảng”, thì họ phải vội vàng “đến bù”.
Một con cú to lớn màu trắng, đột nhiên quay đầu nhìn Steven, đôi mắt nó tròn đen như hai hột nhãn, cứ như ai đó gắn vào cái mặt bẹt của nó, cái nhìn lạnh tanh mà xoáy vào lòng người ta. Steven nổi da gà, nỗi sợ bắt đầu len lỏi từng tế bào, luồng sóng lạnh lan tỏa từ thần kinh trung ương đi khắp thân. Steven thoáng nghĩ: ”Con cú nhồi bông không thể cử động được? mình đã nhìn nó bao nhiêu năm nay rồi cơ mà”.
Buổi chiều mưa rây rây. Thành phố lạ. Nhà hàng có cái tên quen. Chúng tôi vào, náo nức gọi món ăn. Sau gần một tuần lễ rong ruổi núi đá chênh vênh, với thác nước tung bọt trắng, với mặt hồ biếc xanh, với vô vàn những con dốc cheo leo, chúng tôi về thành phố. Cả tuần lễ ăn toàn đồ Tây, hôm nay ai cũng thèm món Á châu. Vừa ngồi vào ghế, âm thanh nhốn nháo đã kéo tôi ngước nhìn màn hình ti vi trước mặt. Khung cảnh quen thuộc từ ký ức nào đó bỗng dưng chói lòa. Lũ người chen chúc nhau bu quanh chiếc máy bay khổng lồ đang lăn bánh trên phi đạo. Mắt tôi dán lên màn hình. Ngực tôi thắt lại. Tôi không dám nhìn. Tôi nhắm mắt. Tôi cố không nghe. Nhưng hình ảnh và những âm thanh ấy vẫn còn. Thật rõ nét. Dù tôi chỉ tình cờ bắt gặp.
Bà Tám Niệm chết hai ngày rồi, nhà chưa lo được đủ bộ ván hòm. Thằng con Út ở nông trường về chiều hôm qua đã không biết làm gì để tiếp giúp mọi người, chỉ ngồi đầu giường mà khóc. Đầu hôm, có người này người nọ, đi ra đi vô cũng đỡ trống lạnh. Khuya lại, âm u thấy mà ghê. Nhà ngoài còn hai người, ông Xã Miễng và thằng Cu Ngọng ngồi đánh cờ tướng. Cái chái lợp bằng tàu dừa, không có vách vừng, gió thổi u u mà bốn năm đứa nhỏ nằm trên bàn ngủ ngon lành.
Ánh trăng bàng bạc phủ khắp sơn hà, gió thổi qua tàng lá cây quanh vùng làm cho ánh sáng loang loáng rơi trên mặt đất, tạo ra những mảng sáng tối xen kẽ nhau. Dòng ánh sáng chảy từ đỉnh Stone Mountain xuống trông cứ như những dòng sữa từ biển Hương Thủy. Stone Mountain không phải là núi lớn, nó chỉ là một hòn đá liền khối khổng lồ. Người ta ước tính nó đã hai trăm năm mươi triệu tuổi rồi. Nó đã chứng kiến biết bao dâu bể của xứ sở này. Đêm nay cũng như hàng vạn đêm trăng khác, lặng lẽ, tịch mịch đến vô cùng. Chợt có tiếng chuông từ đâu đó ngân lên, làn sóng âm thanh lan tỏa khắp đất trời. Dòng ánh sáng của trăng chảy từ trên xuống hòa vào dòng âm thanh bay lên lay động cả ngân hà. Tiếng chuông loang như những vòng sóng âm tan vào không gian cả một vùng ngoại thành đang yên ả ngủ. Thằng Jeffrey lẩm bẩm: - Quái lạ nhỉ? Giờ này sao lại có tiếng chuông? Mà tiếng chuông cũng không ngân nga thánh thót như chuông nhà thờ của cha xứ Jame Winston. Tiếng chuông này thỉnh thoảng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.