Hôm nay,  

Chuyện Ngày Xưa

10/12/202011:55:00(Xem: 4658)


Tình cờ thấy một tấm hình xưa trên Facebook của anh bạn, tuổi thơ đầy kỷ niệm của tôi bỗng hiện về, hiền hòa trong trẻo trong môi trường sống lành mạnh của Sài Gòn những năm 50-60.


Khi tôi sắp học xong lớp năm (lớp một) trường Tiểu Học thì cha tôi qua đời. Mẹ tôi bắt đầu đi làm việc, trong khi năm anh em chúng tôi còn quá nhỏ dại. Anh cả tôi vài tháng nữa là thi vào lớp đệ thất. Mẹ tôi quyết định bán căn biệt thự tọa lạc trên đường Trương Minh Giảng để mua một căn nhà có gác trong hẻm nhỏ đường Trần Quang Diệu, gần nhà dì cả. Sau đó mẹ tôi nhờ dì tìm thuê một người về giúp việc nhà.


Chúng tôi không biết tên của chị giúp việc, chỉ nghe mẹ tôi kêu chị Tám. Chị Tám người gốc Quảng Ngãi, còn trẻ tuổi nên mạnh khỏe lắm. Mọi việc trong nhà như nấu ăn, giặt giũ, lau dọn, v.v.. chị Tám đều làm hết, đặc biệt là gánh nước. Lúc đó, hầu hết các gia đình có người giúp việc đều phải biết gánh nước. Chị Tám không biết gánh nước từ lúc nào mà gánh thiệt là giỏi. Chị giữ người thẳng khi đặt đòn gánh trên vai nên trông dáng đi nhẹ nhàng, uyển chuyển lắm. Nhất là khi chị đổi đòn gánh từ vai này sang vai kia cho đỡ mỏi, chỉ cần vừa đi vừa lắc nhẹ một cái thôi đủ khiến chúng tôi phục sát đất.


Chị Tám, giống như những chị giúp việc khác trong xóm, ngày ngày với bốn cái thùng không, hai cái gánh trên vai, hai cái xách hai tay, ra phông-tên (fountain) công cộng đầu hẻm sắp hàng lấy nước. Mấy chị rảnh rang thì đứng tụ lại nói chuyện rôm rả. Ai còn việc nhà thì cứ sắp thùng theo thứ tự rồi đi về, xong việc nhà thì ra chờ… nói chuyện tiếp. Hồi đó, không ai nghĩ tới việc thùng bị lấy cắp hoặc bị tráo đổi vị trí. Nhà nào cũng cần nước, nhưng những việc làm gian xảo không bao giờ xảy ra, ngay cả trong xóm lao động nghèo.


Những chị giúp việc nhà, đi gánh nước từ phông tên công cộng thường được đặt cho cái tên “Mary Phông-Tên”. Từ chữ fountain đọc kiểu phiên âm tiếng Việt rồi ghép cho cái tên Tây để chỉ nữ giới. Không biết học từ đâu mà anh em chúng tôi và con nít trong xóm đều gọi các chị như chị Tám bằng cái tên lạ đời đó. Chúng tôi có biết phân biệt chủng tộc hay giai cấp là gì đâu, chỉ nghe vui vui thôi! 


Có lần mẹ tôi nghe anh tôi nói với chị Tám, “Chị Mary phông tên áo xanh kêu chị ra gánh nước về, nước đầy thùng rồi.” Mẹ tôi phải giải thích cho chúng tôi hiểu, và cấm không được dùng những chữ vô nghĩa đó nữa. 


Chị Tám ở với gia đình chúng tôi khoảng ba hay bốn năm thì xin mẹ tôi cho nghỉ việc để đi lấy chồng, một anh thanh niên cùng quê. Lúc từ biệt, mẹ tôi tặng chị tiền và nữ trang làm của hồi môn làm chị cảm động khóc sướt mướt. Mẹ tôi nói chị thiệt thà, siêng năng đáng được thưởng như vậy. Không biết vợ chồng chị Tám về quê hay chị theo chồng vô “bưng” như lời đồn?


Tiếp sau chị Tám là bà Hai vào làm người giúp việc cho chúng tôi. Bà Hai may mắn hơn vì không phải gánh nước như chị Tám. Lúc đó đã có những xe ba gác chở nước thuê, chở đến tận nhà. Nghĩ vậy chứ có khi chị Tám thích nhất thời gian đi ra phông tên lấy nước, chỉ ở đây mới gặp được nhiều bạn để nói chuyện trên trời dưới đất, xả “stress”. Đối với mấy chị đó, gánh nước là chuyện nhỏ!


Những buổi sáng đi học, đến đầu hẻm, tôi vẫn còn thấy nhiều chị Mary bạn của chị Tám đứng tụ tập nói chuyện bên dãy thùng sắp thứ tự chờ lấy nước từ cái phông-tên quen thuộc. 


Hồ Thị Kim Trâm

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hôm đi Cần Thơ, đứa cháu gọi bằng chú kể chuyện đi Hòn Kẽm- Đá Dừng, ranh giới tự nhiên hiện nay giữa 2 huyện Quế Sơn-Hiệp Đức, một địa danh mà thời trung học và đến mãi sau này tôi vẫn nghĩ là vùng núi non hiểm trở phía thượng nguồn sông Thu Bồn, nơi được biết đến nhiều bởi trận lụt kinh hoàng ở Quảng Nam năm Giáp Thìn 1964...
Mùa hè một chín bảy hai, cha tôi tử trận ở Long Mỹ, để lại một vợ và bốn con. Mẹ lúc đó mới ba mươi sáu, tôi mười lăm và thằng Thanh vừa bảy tuổi. Sau gần ba tháng bàng hoàng, tang thương mẹ tôi trở lại với cuộc sống cơm áo đời thường với đàn con nhỏ dại...
Ngồi trên bãi biển Nha Trang khi thủy triều xuống cuốn nước xa bờ để lại vạt cát dài màu trắng mịn, và lúc nắng chiều chiếu xiên trên mặt biển gợn sóng lăn tăn, trông như dải lụa dát vàng lung linh đến tận các hải đảo xa mờ mây nước, khách nhàn du sẽ mê mẩn với sắc màu kỳ diệu của buổi chiều tà mà quên hết cảnh huyên náo chung quanh...
Buổi tối hôm ấy, Quân đến nhà Phượng chơi như thường lệ. Sau vài câu thăm hỏi tình hình bệnh của má Phượng, chàng thầm thì...
Mấy nay phân xưởng Debug của hãng máy tính nhận người vô liên tục, hàng hóa đang cần gấp. Hoài Hương lướt web và thấy hãng IMF đang cần nhiều người làm việc, có thể làm bán thời gian hoặc toàn phần...
Hoạt đạp chiếc xe đạp cà tàng đi lang thang trên khắp những con đường Sài Gòn để mua đồ phế liệu...
Tôi thuộc lứa sinh viên “tú tài Mậu Thân, cử nhân Nhâm Tý”, nhưng chỉ được vế đầu, còn đỗ cử nhân thì phải đợi đến… Giáp Dần...
Căn phòng này / chiếc bàn này / nơi chúng ta đã từng ngồi / nâng ly / chúc mừng một bức tranh vừa hoàn tất / chúc mừng một cuốn sách vừa in xong / chào mừng một người bạn từ phương xa đến...
Tôi xin kể bạn nghe câu chuyện về hai ngôi làng, một của người Bahnar và làng kia của người J’rai trên vùng cao nguyên Trung phần Việt Nam, bây giờ được nhập chung là tỉnh Gia Lai-Kontum. Nói rõ hơn một chút, Làng Hồ, ngôn ngữ Bahnar là Kontum; Làng Đuôi, tiếng J’rai là Pleiku...
Làm người Huế là đã mang một cái “nghiệp” tha hương. Vì đất thì chật mà lòng người thì rộng lớn nên không giữ được những bước chân ôm mộng viễn xứ sông hồ. Huế kỳ cục, ở thì không thấy thương mà đi xa rồi mới quay quắt nhớ. Nhớ đất, nhớ quê có khi di lụy cả một đời…
Nhà Trần đã khởi nghiệp với năm vị vua liên tiếp đều là những bậc anh hùng. Mặt ngoài các ngài đã lập được những chiến công hiển hách, đẩy lùi được mấy cuộc xâm lăng của lũ cường khấu phương Bắc. Mặt trong các ngài lại giỏi việc văn trị, cố gắng lo cho muôn dân được sống trong cảnh no ấm, yên vui. Thời kỳ vinh quang, thịnh vượng đó đã kéo dài gần một trăm năm...
Cầu Hội có dáng “hình thang” thật đơn giản, cao và thông thoáng. Chỉ là chiếc cầu gỗ mảnh khảnh nên nó lại phù hợp, hài hòa với sự êm đềm lắng đọng của cảnh vật chung quanh. Vì cầu Hội cao và thông thoáng nên thuyền qua lại ngược xuôi dưới gầm cầu được dễ dàng. Dưới gầm cầu, bóng núi và mây vẫn lung linh, trôi chảy theo dòng suối mà không bị vướng mắt, hay bị cắt ngang hoặc che lấp...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.