Hôm nay,  

Hoài Niệm Một Thời Yêu Quý Nhất Trên Đời

05/12/202016:46:00(Xem: 3448)

Mỗi năm cứ vào ngày Thứ Năm trong tuần lễ thứ 4 của tháng 11, toàn dân Hoa Kỳ mừng Lễ Tạ Ơn Thượng Đế, đã ban ơn phước lành cho chúng ta có một đời sống ấm no, tự do, dân chủ, hạnh phúc như hiện nay và đồng thời đây cũng là một dịp có ý nghĩa cao đẹp nhất, cho những thân nhân trong gia đình, họ hàng, bạn bè bà con lối xóm, từ những nơi xa xôi hàng ngàn dặm, hôm nay quay trở về lại thăm nơi xưa chốn cũ, để họp mặt chung vui bên nhau, trong bầu không khí thân ái vui tươi dưới mái ấm nhà êm. Do đó, mọi gia đinh trên toàn quốc Hoa Kỳ, dù nghèo hay giầu đều tổ chức một bữa tiệc thân mật trong gia đình, theo tập tục truyền thống kể từ ngày Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ được thành lập hơn 200 năm qua, với mục đích chính trước tiên là để cảm tạ những ơn tốt lành mà Thiên Chúa đã ban cho mọi người trong gia đình, sau là một dịp để cho con cháu có cơ hội bầy tỏ nỗi lòng biết ơn đến Ông Bà, Cha Mẹ, mà các Ngài đã phải hy sinh thân mình, chịu đựng nhiều sự gian khổ vất vả, cả về thể xác lẫn tinh thần, dày công dưỡng dục các con các cháu cho đến ngày chúng trưởng thành, ra đời tự lập cuộc sống ấm no cho bản thân chúng như hiện tại. Ngoài hai mục đích chính này ra, còn là một dịp để anh chị em trong nhà cùng bạn bè tâm sự cho nhau nghe những mẩu chuyện vui buồn, trong những tháng năm qua, chưa có dịp được gặp lại mặt nhau, vì mỗi người ở mỗi nơi xa xôi. 

Để cùng mọi người đón mừng ngày Lễ Tạ Ơn, mang nhiều ý nghĩa tình người biết ơn với nhau, như đã kể trên đây nên tác giả cũng xin được chia sẻ với thân bằng quyến thuộc, bạn bè thân thiết cùng những quý vị thân thương của tác giả, trong quá khứ cũng như trong hiện tại, về lòng biết ơn sâu xa của tác giả đối với quý vị là những vị ân nhân, đã tận tình khuyến khích và nâng đỡ tác giả thăng tiến trong nghề nghiệp chuyên môn, qua 4  lãnh vực khác biệt nhau trong Ngành Ngoại Giao VNCH, Ngành Giáo Dục Sư Phạm Thời Chính Phủ Đệ Nhị VNCH trước năm 1975, Ngành Tư Pháp Liên Bang Hoa Kỳ và Ngành Truyền Thông Báo Chí VN hải ngoại tại Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. 

Thứ nhất xin được nói đến Ngành Ngoại Giao VNCH trước 1975. Nếu đừng có cuộc vấn nạn quốc gia vào tháng 4 năm 1975, thì tôi đã được phục vụ trong Ngành Ngoại Giao VNCH, trong khi đã nắm trong tay sự vụ lệnh của Bộ Ngoại Giao lên đường trình diện Đại Sứ Đoàn Bá Cang tại Úc Đại Lợi để nhận nhiệm sở mới. Trong thời Đệ Nhị VNCH nếu ai muốn vào ngành này, phải tốt nghiệp Trường Quốc Gia Hành Chánh VNCH mà lúc đó tôi chỉ là sinh viên luật khoa nên thân chinh ông Đại Sứ ĐBC phải về nước để gặp TT. Nguyễn Văn Thiệu, xin cho tôi được miễn trừ điều kiện tiên quyết này. Cho tới nay, tôi rất lấy làm ân hận vô cùng về một câu nói của cố ĐS. ĐBC viết trong thư gửi cho tôi, trước khi ông qua đời: “Vì tuổi già sức yếu tôi không thể đi xa đến thăm gia đình anh được. Vậy anh hãy sang đây thăm tôi hay anh định chờ tới khi nào tôi mặc áo chemise gỗ, thì anh mới tới thăm tôi được”. Câu nói này của ông làm tôi nhớ mãi muôn đời, không bao giờ có thể quên được. Vì bất cứ ai quen biết tôi từ xưa tới nay, đều thấy rõ tôi không phải là hạng người vô ơn bạc nghĩa. Thế rồi tới ngày ông mặc áo chemise gỗ, vì lý do tình trạng gia đình riêng tư của tôi và cũng không có ai báo tin cho tôi biết ông đã qua đời, nên tôi đã không đến tiễn đưa ông đến nơi an nghỉ cuối cùng. Tuy nhiên có một điều an ủi cho tôi, là khi TS Nguyễn Tiến Hưng là người bạn thân thiết với tôi như anh em trong một nhà rất nhiều năm, từ khi chúng tôi còn ở VN. Nhân dịp TS Hưng ra mắt sách “Khi Đồng Minh Tháo Chạy” tại Úc, tôi có yêu cầu ông đến thăm cựu ĐS. ĐBC để cho ông biết rõ tình trạng gia đình của tôi và tôi ước mong sao nếu linh hồn ông có linh thiêng, thi xin ông hãy chứng giám cho lòng đầy biết ơn đối với vị đại ân nhân của tôi. 


C:\Users\tqnguyen\Desktop\IMG_0791.jpg


Thứ nhì xin được nói tới Ngành Giáo Dục Sư Phạm Thời Chính Phủ Đệ Nhị VNCH, trước năm 1975 tại Sàigòn. Thời gian này tôi đang làm Phụ Tá Trung Tâm Trưởng, Trung Tâm Tiếp Liệu Quân Sự Hoa Kỳ MACV, gồm 18 kho hàng tại Tân Thuận Đông Nhà Bè, Sàigòn với hơn 300 nhân viên địa phương làm việc trong trung tâm này, trước khi trung tâm được di chuyển về Long Bình Biên Hòa. 

C:\Users\tqnguyen\Desktop\IMG_0782.jpg


Trong thời gian này, Frere Bề Trên Adrien Phạm Văn Hóa là Hiệu Trưởng Trường Taberd, đường Nguyễn Du Sàigòn. Frere mở lớp Đàm Thoại Anh Ngữ tại trường Taberd và Ngài mời tôi giảng dạy lớp học này liên tục 5 năm cho đến đầu tháng 4, 1975. Ngoài việc dạy học ra, vào những ngày nghỉ cuối tuần, Frere Algilbert Nguyễn Văn Cách dạy học tại Trường LaSan Taberd đường Hiền Vương đã cùng với tôi, tình nguyện làm tài xế thay phiên nhau, lái chiếc xe van của trường Taberd, để chở các bác sĩ tình nguyện viên, các chị em hội viên trong Ủy Ban Y Tế Xã Hội COMITA của nhà trường, đến các khu xóm lao động ở ngoại ô Sàigòn, để khám bệnh, phát thuốc và hớt tóc cho những người nghèo và trẻ em. Tất cả các dịch vụ này đều miễn phí. 


zz 03


Vào năm 1981, Frere Adrien là dân tị nạn cư ngụ tại Paris nước Pháp và Ngài sang Hoa Kỳ thăm bà con họ hàng tại đây và nhân dịp này Frere có ghé thăm tôi tại Oklahoma City. Frere cũng cho tôi biết là Ngài đang làm việc cho một trường trung học Pháp tại Paris. Để đáp lại lòng quý mến của Ngài đã đến thăm tôi tại Hoa Kỳ và cũng để một lần nữa được tỏ lòng biết ơn sâu xa của tôi đối với sự nâng đỡ tận tình của Ngài, đã đưa tôi vào dạy học tại trường Taberd, trong suốt 5 năm liên tục như đã nói trên đây. Nên năm 1988 trên đường tôi đến Tòa Thánh Vatican, để lãnh nhận một ân huệ đặc biệt, cho phép tôi được diện kiến với Đức Giáo Hoàng John Paul II vì lý do tôi là người VN đầu tiên trên thế giới, được chịu chức Phó Tế Vĩnh Viễn (Permanent Deacon) vào ngày 31 tháng 3, 1979 tại Hoa Kỳ, mà nay Đức Giáo Hoàng đã được phong Thánh danh hiệu Phaolô Đệ Nhị, thì tôi có ghé Paris thăm Frere, là vị ân nhân của tôi mà tôi không bao giờ có thể quên được Ngài. Tôi trân trọng mời Ngài đi dùng bữa cơm trưa với tôi ở một nhà hàng VN, tọa lạc tại quận 13 thành phố Paris. Theo như giờ đã hẹn trước với Ngài và khi tôi đến đón Ngài tại trường học là nơi Ngài làm việc, tôi vừa mở cửa bước vào trong trường, tôi trông thấy Ngài đang ngồi sẵn chờ tôi ở bàn viết nhỏ, kê đối diện trước mặt cửa chính ra vào nhà trường. Tôi chưa kịp lên tiếng để hỏi xem văn phòng làm việc của Ngài ở chỗ nào, thì Ngài tự lên tiếng trước cho tôi biết đây là văn phòng và bàn giấy làm việc của Ngài, làm cho tôi quá ngạc nhiên, cứ ngỡ là Ngài nói đùa. Rồi Ngài yêu cầu tôi hãy ngồi chờ đợi Ngài ở đây vài phút Ngài sẽ quay trở lại, vì Ngài còn phải đến các lớp học, góp nhặt các thư từ của các giáo sư để đem ra bưu điện gửi đi. Nói xong, Ngài đeo lên vai một cái túi vải lớn để đựng thư, bước vào các lớp học, góp nhặt các thư từ bỏ vào túi vải lớn mà Ngài đang đeo trên vai. Nhìn thấy trước mắt cảnh tượng quá thương tâm này, làm cho đôi mắt tôi nhòa lệ, không thể nào ngờ được một người trước kia ở VN, là Frere Bề Trên Dòng LaSan Taberd, là Hiệu Trưởng Trường Taberd nổi tiếng ở Sàigòn, là giáo sư chấm thi Tú Tài Pháp mà đã có biết bao nhiêu học trò của Ngài trở thành bác sĩ, luật sư, kỹ sư v.v.. Thế mà nay Ngài chỉ là một tùy phái viên cho một trường trung học tại Paris, trong khi Ngài nói tiếng Pháp lưu loát như người Pháp, giỏi hơn Ngài nói tiếng Việt là tiếng Mẹ đẻ của Ngài. Vài phút sau Ngài quay trở lại với tôi, trên vai vác một túi vải lớn đựng đầy thư và Ngài yêu cầu tôi hãy đi theo Ngài ra ty bưu điện bỏ thư, trước khi đi ăn nhà hàng. Trong giây phút bàng hoàng xúc động này, trong thâm tâm tôi bất chợt có ý nghĩ so sánh về trình độ học thức và kinh nghiệm sống với tuổi đời của Ngài thuộc vào hàng sư phụ của tôi, thế mà ngày nay ra nông nỗi này. Nhờ được chứng kiến tận mắt cảnh ngộ thương tâm này của Frere, nên tới giây phút này, tôi mới tỉnh ngộ thấy rằng Chúa đã ban ơn cho tôi có quá nhiều hồng ân, để thật sự mới biết cảm tạ ơn Chúa từ đáy lòng tôi. Giờ đây Chúa đã gọi Frere về với Ngài trên nước Thiên Đàng và tôi xin thắp nén hương lòng để cầu nguyện và để tưởng nhớ đến Ngài, là một vị ân nhân khiêm tốn khả kính nhất của tôi. Vị ân nhân thứ hai của tôi là Soeur Nguyễn Thị Chuyên, Hiệu Trưởng Trường Nữ Trung Học Thánh Mẫu của Dòng Nữ Tu Mến Thánh Giá Phát Diệm, đường Lê Văn Duyệt Chí Hòa Sàigòn trước năm 1975. Sau ngày Soeur đi du học ở Hoa Kỳ về nước và được Mẹ Bề Trên Nhà Dòng bổ nhiệm làm Hiệu Trưởng. Dù không hề có sự quen biết trước, Soeur đã thâu nhận tôi vào làm giáo sư dạy học tại trường này. 




Theo truyền thống của Nhà Dòng từ trước cho đến nay, tất cả giáo sư dạy học trong trường học này đều phải là dân Phát Diệm, ngoại trừ tôi ra lại là dân Bắc Ninh. Vậy theo sự suy đoán của riêng tôi, nếu Soeur Chuyên không đi du học ở Hoa Kỳ về nước làm Hiệu Trưởng, mà nếu tôi không làm việc cho cơ quan viện trợ quân sự Hoa Kỳ MACV và đã được gửi đi tu nghiêp ở Hoa Kỳ về nước, thì chưa chắc gì tôi có cơ may được Soeur Chuyên thâu nhận vào dạy học tại trường Thánh Mẫu này. Rất tiếc kể từ ngày di tản sang Hoa Kỳ và được định cư tại tiểu bang Oklahoma cho đến nay, tôi chưa có một dịp nào được gặp lại Soeur Chuyên, để được trực tiếp tỏ lòng biết ơn sâu xa của riêng tôi, đối với một vị nữ tu hiền hòa, bao dung, dễ mến, có một kiến thức văn hóa sâu sắc bén nhậy là ân nhân của tôi, mà tôi sẽ không bao giờ có thể quên được. Tuy nhiên vào năm 1988, khi tôi đến Tòa Thánh Vatican để tham dự Nghi Lễ Phong Thánh cho 118 vị tử đạo VN. Trong suốt thời gian này, tôi đã được tạm trú tại nhà Foyer Phát Diệm gần Toà Thánh, nên tôi đã gặp Soeur Giám Thị cùng với một số các Soeurs khác phục vụ trong trường Thánh Mẫu trước kia. Các Soeurs nhận ra tôi và tiếp đãi tôi hết sức chu đáo như một thượng khách. Đây đúng là một hồng ân đặc biệt lẫn bất ngờ mà Thiên Chúa đã ban cho tôi. 

zz 04
Thứ ba xin được nói tới Ngành Tư Pháp Liên Bang Hoa Kỳ tại tiểu bang Oklahoma. Ông Chánh Án Liên Bang Hoa Kỳ Ralph G. Thompson (US Chief District Judge) tại Oklahoma City là vị ân nhân đầu tiên của tôi trong ngành tư pháp liên bang Hoa Kỳ, đã tận tình nâng đỡ tôi thi hành nhiệm vụ Phụ Tá Trưởng Phòng Tố Tụng Hoa Kỳ (US Deputy of Court Clerk Office), đặc trách Luật Sư Đoàn Liên Bang và Nhập Tịch Hoa Kỳ thật tốt đẹp. tôi đã tiến hành thủ tục pháp lý cho hơn 16 ngàn luật sư tuyên thệ lấy bằng hành nghề luật sư cấp liên bang và cho hơn 27 ngàn ứng viên từ 50 quốc gia trên thế giới tuyên thệ nhập tịch, để trở thành công dân Hoa Kỳ, tại Tòa Án Liên Bang Hoa Kỳ, Oklahoma City, Oklahoma. Vị ân nhân thứ hai là Quan Tòa Lên Bang Hoa Kỳ (US District Judge) Wayne Alley đã giúp đỡ tôi được quyền ghi danh theo học Trường Luật Khoa Oklahoma University (Law School of OU), trong tình trạng là một sinh viên luật khoa đặc biệt (Special Law Student), mà từ trước cho tới nay chưa có một trường hơp nào như thế này xảy ra tại đại học Luật Khoa OU. Vì bất cứ ai muốn được chấp thuận ghi danh vào học phân khoa này, thì phải qua một kỳ thi tuyển, đòi hỏi thí sinh phải đạt được đủ số điểm tối thiểu đã được ấn định của nhà trường, thi mới được ghi danh nhập học. 


zz 05   


Vị ân nhân thứ ba là một luật sư nổi tiếng Michael Joseph, là một trong những sáng lập viên kỳ cựu của một hãng luật (Law Firm), lớn nhất của tiểu bang Oklahoma. Vị luật sư này đã viết thỉnh nguyện thư gửi tới Hội Luật Sư Đoàn Tiểu Bang Oklahoma (Oklahoma Bar Association), liệt kê các thành tích những việc làm thiện nguyện xã hội của tôi, cho Cộng Đồng Người Mỹ cũng như cho Cộng Đồng Người Việt tại tiểu bang Oklahoma và đề nghị Hội Luật Sư Đoàn trao tặng giải thưởng Liberty Bell Award cho tôi và tôi đã được chấp thuận do bà Chủ Tịch Hội Luật Sư Đoàn trao tặng giải thưởng này cho tôi, trong một nghi thức rất trọng thể, với sự tham dự đông đảo của nhiều quan khách trong ngành tư pháp tiểu bang và liên bang Hoa Kỳ. Theo một hội viên trong Ban Tổ Chức trao giải thưởng này cho biết, trong tất cả 50 Hội Luật Sư Đoàn của 50 tiểu bang trên toàn quốc Hoa Kỳ, cho tới nay tôi là một người VN duy nhất được trao tặng giải thưởng này. Nếu quý vị nào muốn biết them chi tiết và ý nghĩa của giải thưởng này, xin hãy search vào Google Online sẽ biết rõ hơn. 


C:\Users\tqnguyen\Desktop\the Liberty Bell Award to Deacon San Manh Nguyen.jpg


Thứ tư xin được nói tới Ngành Truyền Thông Báo Chí tại Hoa Kỳ. Trong khi tôi đang phục vụ trong Ngành Tư Pháp Liên Bang Hoa Kỳ tại tiểu bang Oklahoma, như tôi vừa mới trình bầy ở phần trên đây, thì ngoài ra vào những ngày nghỉ cuối tuần, suốt hơn 21 năm qua tôi tình nguyện vào thăm hỏi các anh chị em tù nhân, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, màu da, trong các trại tù tiểu bang và liên bang, để rao giảng Tin Mừng, cho tù nhân rước Mình Thánh Chúa và chỉ dẫn cho họ hiểu rõ những thủ tục pháp lý (Legal Procedures) và các quyền lợi của tù nhân sẽ được hưởng. 


C:\Users\tqnguyen\Desktop\IMG_0788.jpg

 

Biết được tôi đang phục vụ trong ngành tư pháp liên bang Hoa Kỳ, tại Tòa Án Liên Bang Hoa Kỳ, tiều bang Oklahoma. Người đầu tiên là ông Nguyễn Thanh Hoàng, Chủ Nhiệm tờ báo nguyệt san Văn Nghệ Tiền Phong với bút hiệu là Hồ Anh, đã mời tôi hợp tác với ông để viết những đề tài pháp luật Hoa Kỳ thực dụng để đăng trên tờ báo của ông và được nhiều độc giả ở những tiểu bang có đông người Việt cư ngụ như California, Texas, Virginia, Washington DC v.v…hoan hỉ đón nhận. Sau khi họ đọc những đề tài tôi viết, nhiều độc giả đã điện thoại hoặc điện thư cho tôi, tỏ lời ủng hộ những bài tôi viết và họ nói cho tôi biết là những đề tài pháp luật của tôi viết có nội dung thực tiễn, tình cảm ướt át lâm ly, xen lẫn với những câu văn đượm chút hài hước nhưng ngụ ý có chút mỉa mai trong câu truyện pháp lý. Nhờ vậy, những vị Chủ Nhiệm của các tờ báo khác cũng cho phổ biến đăng những bài tôi viết trên các báo của họ, như tờ báo nguyệt san Ngày Mai của ông Vũ Bội Quang Khôi ở California, tờ Việt Nam Thời Báo của ông Nguyễn Quý Thành ở Canada, tờ Thế  Giới Ngày Nay của ông Lê Hồng Long ở Kansas, tờ Người Việt Illinois của ông Francis Khúc ở Illinois, tờ Thời Luận của ông Ngô Việt ở Colorado, tờ Tự Do của bà Mặc Bích ở Texas, tờ Người Việt Dallas của ông Thái Hóa Lộc ở Texas, tờ Nguồn Việt của ông Nguyễn Thanh Liêm ở Oklahoma, tờ điện tử Việt Báo của ông Phan Tấn Hải ở California, tờ điện tử BaoMai của ông Bảo Mai ở Texas và tờ điện tử Gia Đình Nazareth của TS Trần Mỹ Duyệt ở California. Phải công nhận nếu không có được sự hỗ trợ tích cực của các quý vị Chủ Nhiệm các tờ báo có tên nêu trên đây, đã phổ biến cho đăng trên báo những bài pháp luật Hoa Kỳ thực dụng của tôi viết, đến độc giả khắp nơi có đông đồng bào VN cư ngụ tại Hoa Kỳ và đến những quốc gia hải ngoại có đông người Việt cư ngụ đọc, với những lời khen ngợi những bài tôi viết, làm cho tôi lên tinh thần, bỏ rất nhiều thì giờ ngồi tra cứu những tài liệu pháp luật và tham khảo với các luật sư chuyên môn từng ngành pháp lý. Nhờ thế, tôi đã hoàn thành xong 2 cuốn Tuyển Tập Pháp Luật Hoa Kỳ Thực Dụng và đã ấn bản 3 ngàn cuốn tiếng Việt và 1 ngàn cuốn tiếng Mỹ, với mục đích duy nhất chỉ để tặng không bán. 

Một lần nữa, nhân dịp ngày Lễ Tạ Ơn, tôi xin chân thành có đôi lời được bầy tỏ lòng biết ơn sâu xa nhất của tôi, đến với tất cả những quý vị ân nhân của tôi mà tôi đã trân trọng ghi danh tánh quý vị trong bài viết hồi tưởng này. Tôi cũng không bao giờ có thể quên câu nói của một thày giáo dạy tôi môn Công Dân Giáo Dục tại quê nhà rằng: Lòng biết ơn của con người đối với con người, là điều quý giá nhất trên cõi đời này. Dù giàu có tiền rừng bạc bể, dù có chức tước cao trọng tột đỉnh trong xã hội, cũng không thể nào mua được điều quý giá này.  


PT. Nguyễn Mạnh San


Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đây là chiến trường đẫm máu và nổi tiếng nhất trong cuộc Chiến Tranh Nội Chiến (Civil War), hay Chiến Tranh Nam-Bắc của người Hoa Kỳ. Chiến tranh diễn ra giữa người Miền Nam và người Miền Bắc, kéo dài trong suốt bốn năm từ 1861 tới 1865...
Huân cầm cái vỉ đập ruồi, chăm chú, im lặng, rình mấy con ruồi đang bay, đợi chúng đáp xuống một chỗ nào đó trên cái bàn ăn dành cho tù nhân được đúc bằng xi măng nham nhở...
Mùa hè, nói chuyện hoa phượng có vẻ... “xưa rồi Diễm”, bởi lứa tuổi học trò của quê mình, từ hồi nẵm đã thuộc nằm lòng những câu hát: “ Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn...” rồi “ Tiếng ve nức nở buồn hơn tiếng lòng... Màu hoa phượng thắm như máu con tim...” trong bài hát “Nỗi buồn hoa phượng” của cố nhạc sĩ Thanh Sơn sáng tác từ những năm 1963 của thế kỷ trước.
Khi không có kẻ buột miệng thốt lên: “Trời, sao đẹp thế!” Chẳng biết gã ta có phải là tay ba phải? Mùa nào cũng đẹp cả. Đông hạ nghịch chiều, xuân thu trái hướng, không lẽ gã không biết hay là biết như không biết? Mùa nào cũng yêu em.
Thời tiết mấy tuần qua đã hết mưa, nắng rực hồng tươi sáng, vườn nhà tôi các loại hoa vươn lên chào mùa hạ, tạo nên khung tranh tươi mát và đáng yêu. Đặt biệt nhất là chậu Quỳnh hoa nở cả trăm nụ màu vàng nhạt thanh nhã đúng ngày rằm tháng tư...
Người đàn ông đứng nhìn vào khung cửa kính to rộng của gian hàng đồ chơi trẻ con. Tiệm đóng cửa từ lâu. Có lẽ đã gần nửa khuya. Đêm Chủ nhật, khu buôn bán chẳng còn ai lui tới, lâu lắm mới có người tạt ngang tiệm 7-Eleven mua vội vài món cần thiết rồi tất tả ra xe phóng đi. Bãi đậu xe vắng lặng, hơi sương lù mù khiến không gian như hẹp lại, xập xoạng dưới những vũng sáng yếu ớt trắng nhờ, nhợt nhạt phả xuống từ mấy cột đèn trong bãi đậu xe...
Tôi trở về làng khi xã tôi đã tổ chức làm ăn theo lề lối tập thể. Công việc chính cũng chỉ là ruộng với rẫy. Ngày còn đi học tôi đã từng phụ giúp việc đồng áng cho cha tôi, sau này lại được dồi mài khá chăm trong "trại cải tạo Ngụy quân Ngụy quyền" nên việc ruộng rẫy đối với tôi cũng không xa lạ. Dĩ nhiên, dù muốn dù không, tôi vẫn phải tham gia...
Trưa chủ nhật tuần vừa qua, bữa tiệc mừng sinh nhật thứ 83 của tôi đã được các con cháu xúm nhau tổ chức tại nhà gia đình đứa con thứ hai của tôi. Đếm sơ đầu người thì thấy vắng tới gần một nửa, thế mà cũng trên ba chục nhân mạng, gồm cả con trai con gái, con dâu, con rể, con kết nghĩa lẫn các cháu nội ngoại ríu rít lần lượt đến khoanh tay trình diện và thưa trình với tôi, ông nội, ông ngoại. Đang ăn uống thì nhiều cú phôn liên tiếp gọi về, của những đứa con và cháu đang bận việc bất ngờ hay vì nhà ở xa, những Bắc Cali hay San Diego, không kịp đến...
“FIFA World Cup 2022,” Giải Vô Địch Bóng Đá Thế Giới lần thứ 22 đang diễn ra tại Qatar, vùng đất của thế giới Ả Rập và Hồi Giáo. Những rộn ràng sôi nổi của bạn bè xung quanh, toàn là người hâm mộ môn túc cầu, những trận đấu trực tiếp trên TV Mỹ, và những bảng kết quả từ các trận đấu được các đài truyền hình Mỹ Việt, báo chí khắp nơi loan tải từng ngày, từng giờ, đã đưa Uyên trở về với tuổi thơ, về những kỷ niệm xưa, và về cái thuở người dân miền Nam khắp nơi ham mê môn bóng tròn...
Đây là ngôi làng tiêu biểu của người Amish sinh sống ở vùng này. Làng được dựng lên để giới thiệu với du khách ghé thăm những sinh hoạt hàng ngày và những sản phẩm tiểu công nghệ có tính cách cổ truyền đặc thù của người Amish...
Khi tôi về làm dâu mợ, bà còn khá trẻ, khoảng năm mươi. Bà lanh lẹ, vóc dáng nhỏ và có khuôn mặt vui với nụ cười tươi. Bà luôn niềm nở cởi mở với mọi người. Bà như thế đó, chưa bao giờ làm buồn lòng ai và cũng chẳng ai quấy phiền chi bà...
Tôi đành vay mượn tên nhạc phẩm “Con đường mang tên em” của Trúc Phương để đặt cho con đường nhà tôi vì quá hợp lý luôn, không thể đặt tựa đề khác được. Con đường này dài hơn một cây số nhưng chỉ một đoạn đường ngắn nơi khu buôn bán gần những trại lính thật khó mà tin nổi 9 căn nhà liên tiếp nhau đã có 3 người con gái tên Thanh, thật ngẫu nhiên chúng tôi cùng lứa tuổi mới lớn, lại ngẫu nhiên nữa là có hai người cùng họ Nguyễn Thị…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.