Hôm nay,  

Nhập Dòng Chính

31/10/202011:45:00(Xem: 3251)

 

Giữa biển người mênh mông, sân nhà của đội Bravo đang cuồng nhiệt với trận đấu nảy lửa giữa Bravo và Panther. Cả sân như cái lòng chảo đầy ắp người, tiếng hò reo tán thưởng, tiếng huýt sáo rộn ràng tràn ngập cả sân. Paul N ngất ngây với cái cảm giác sung sướng cực độ, cơn hưng phấn làm cho Paul N thấy mình như nhập dòng chính một cách hoàn hảo, đảo mắt nhìn quanh Paul thấy chỉ có mình là có sắc vóc châu Á. Paul chợt liên tưởng mình như hạt cát vàng giữa mâm bột trắng, lác đác cũng có một nhúm hạt tiêu đen rải rác quanh đó. Từ lâu Paul N cố gắng nhập dòng chính thống, từ cách ăn uống, nói năng, từ cái nhún vai, xoè tay… tuy ăn theo kiểu dòng chính nhưng nước mắn thì không thể thiếu được, bữa ăn mà thiếu thì nhạt lắm. Hôm nay giữa sân bóng cà na này, Paul N thấy mình thực sự thuộc dòng chính thống rồi chứ không còn là dân nhập cư nữa. Đồng hương có mấy ai biết cái thú chơi hay coi môn bóng quốc hồn quốc tuý của xứ sở Cờ Hoa này? cùng lắm thì bọn họ chỉ đi shopping, đi biển, đi Việt Nam…là cùng. Bọn họ thật khác xa với mình, cái ý nghĩ ấy làm cho Paul N càng hãnh tiến hơn, Paul N cũng huýt sáo, hò hét khi có một cú quarter back hay một cú ném đẹp…

Ngồi cách Paul N. và con ghệ vài hàng ghế là một nhóm da trắng xăm trổ vằn vện, xỏ mũi, xỏ miệng, tóc tai bờm xờm, cơ bắp cuồn cuộn. Bỗng nhiên trong đám có đứa hét to:” Ching chong”, rồi cả đám cười hô hố. Có đứa lấy hai tay kéo đôi mắt xếch lên để chế giễu, thậm chí có đứa còn hét to:” flat face, ugly noise”… tụi nó nhìn Paul như thể lần đầu thấy người Á châu vậy.  Paul N đỏ cả mặt, cơn giận bốc lên ngùn ngụt. Con ghệ thấy thế nắm tay Paul ghì xuống. Cái từ miệt thị người Tàu mà bọn kỳ thị vẫn thường nói, tụi nó đâu có phân biệt được đâu là Tàu, đâu là Việt, dẫu có phân biệt được thì chúng nó vẫn kỳ thị châu Á chứ đâu chỉ riêng người Tàu. Bàn tay Paul nắm cứng laị, cắn chặt răng chứ không dám ho he tiếng nào. Paul mà cự cãi gây hấn với cái đám ấy, tuị nó bề hội đồng thì về nhà má cũng không nhận ra. Amanda A. , con ghệ của Paul đứng dậy hét to:

- Mấy người làm ơn lịch sự một chút có được không?

Đám thanh niên hippi ấy cười rộ lên tỏ vẻ châm chọc và khiêu khích, một thằng trong bọn nói với Amanda A.

- Mày không thấy bọn tao lịch sự đầy người sao? có chỗ nào nữa để không lịch sự?

Amanda A. chưa biết nên nói gì thì một thằng khác tóc như bờm sư tử chu mỏ vểnh môi cười cợt khiếm nhã:

- Này cô em xinh đẹp, em cảm nhận vị gì khi gã châu Á đó hôn?

Amanda A không nhịn được nữa:

- Đó không phải việc của mày, con bà mày, tuị mày đi chết đi!

Paul tức giận ghê gớm nhưng bất lực chứ không thể làm gì được, còn đang tiến thoái lưỡng nan thì dưới sân thằng Micheal V ném một quả cà na tuyệt vời, với cú touchdown này thì đội của Micheal V lấy trọn sáu điểm. Cả biển người ủng hộ đội nhà đứng dậy huýt sáo, vỗ tay, reo hò tán thưởng như làn sóng dậy. Paul cũng bị cuốn hút vào cơn phấn kích của cú ném ấy mà quên đi chuyện bị kêu:” Ching chong”. Amanda A. cũng hưng phấn theo làn sóng cuồng nhiệt của mọi người nên không còn để ý đến bọn cổ đỏ kỳ thị kia.

Cặp vé này Paul N đặt mua từ mấy tháng trước, tốn gần hết tháng lương chứ ít ỏi gì, dù đó mới chỉ là vé hạng B. Những vé hạng A, A+ thì còn mắc kinh khủng, chẳng dám rớ tới. Paul N. mê môn banh cà na này từ hồi còn học phổ thông, cũng như những cư dân khác của xứ sở này,  banh cà na, hamburger và Coca cola là thứ không thể thiếu được trong cuộc đời. Đội banh mà Paul thích nhất chính là đội Bravo và đội Eagle. Paul cũng bắt cá độ nhưng chỉ chơi chút chút chứ hổng chơi lớn như thằng George Le. Thằng bạn nối khố của Paul, nó có máu liều, chơi lớn, có lần nó thắng mấy mươi xấp, sau đó ăn chơi du hí mát trời ông địa luôn. Thế nhưng cũng có lần tổ trác, nó phải bán tiệm Nails để trả nợ. Đám bạn học cùng trường Clayton High school ngày trước, đứa nào cũng cá độ cả và hầu hết đều nếm mùi đau thương, lúc thắng lớn thì ăn chơi thả giàn, nhưng cũng có lúc trong nhà bank không còn một xu, thậm chí phải bỏ đi xuyên bang để trốn nợ.

Paul N cũng như đám bạn này, dù không nói ra nhưng vẫn tự hào mình hoà nhập như người bản xứ, thuộc dòng chính, cao hơn những đồng hương đến sau. Lúc nào cũng nhìn người đến sau còn “chưa sạch phèn” nên chưa thể nhập vào dòng chính được. Dĩ nhiên là Paul cũng như mấy đứa bạn kia khi dễ cả tụi Mễ làm phu cầu đường, tụi lao động chân tay... Cả nhóm vừa ghét kỳ thị nhưng chính bản thân thì kỳ thị cũng không kém ai, hễ mở miệng ra là: tụi xì, tụ Mễ, rệp… làm biếng, ăn bám. Cái tâm lý vừa tự tôn laị vừa tự ti, đôi khi Paul cũng thấy mình vô lý nhưng cái ý nghĩ mình đã nhập dòng chính thống vẫn làm cho Paul lâng lâng hãnh diện.

Hôm nay ở sân banh cà na này, Paul bị một lời kỳ thị nặng làm cho bao nhiêu cao hứng tụt xuống thê thảm. Paul thầm chửi:

- F…ck! đừng nghĩ tụi bay ngon, chẳng qua tuị bay đến xứ này trước thôi!

Paul còn đang tư lự thì con ghệ vỗ tay reo lên “Yeah!” cả sân laị đứng dậy hò hét lần nữa, thằng Micheal V ném thêm một cú đẹp tuyệt cú mèo luôn, với touchdown này nữa thì đội Bravo nắm chắc phần thắng, việc này cũng đồng nghĩa là Paul sẽ nhận được ngàn rưỡi tiền thắng cược. Paul ôm hôn con ghệ cái chụt, mấy đứa Mỹ ngồi gần bên húyt sáo tán thưởng nhưng cũng có vài đứa vẻ mặt thiếu thiện cảm thấy rõ. Con ghệ của Paul tên Amanda A. hai đứa cặp cũng hơn năm rồi, lúc mới quen thằng Joshua J. đã cảnh báo:

- Gái Mỹ nhu cầu cao, đòi hỏi dữ lắm, cả tình dục lẫn tiền bạc,  mầy đáp ứng không nổi là nó bỏ ngay!

Paul cũng nghe điều này nhiều rồi, tuy biết không phải ai cũng vậy nhưng ban đầu Paul cũng có ý nghĩ như thế với Amanda A. và Paul cũng không có ý định cặp lâu dài, không ngờ qua một thời gian thì Paul thương thật luôn và Amamda A. cũng thương Paul, Amanda A. cũng chẳng đòi hỏi gì nhiều như những lời đồn đại, tất nhiên những việc chi phí ăn chơi thì Paul phải chi cũng là lẽ đương nhiên, đàn ông trai tráng phải ga lăng, nhất là ở cái xứ này. Trên đời này mấy ai cua gái, tán gái, cặp bồ mà không phải chi? chỉ trừ những anh đào mỏ mới để phụ nữ bao mình. Lần đầu Paul dẫn con ghệ đi ăn bún mắm, nó chun mũi kêu trời, “ Oh, my God! cái mùi kinh khủng thế, sao mà ăn được?” ấy vậy mà dần dà sau đó Amanda A. cũng ăn được và còn ăn bạo như Paul, món nào cũng quất sạch trơn: bánh mì, phở, bún bò, gỏi, sầu riêng… thậm chí ngồi lể ốc mà hút sành điệu như những cô gái Việt ăn hàng. Có lẽ món nào cũng chơi nên chẳng mấy chốc đẫy đà phì nhiêu thấy rõ. Amamda A. laị phải uống thuốc diet. Paul trêu nó:

- Em ăn xong rồi uống thuốc diet để xổ hết, vậy thì cũng như không.

Con ghệ cười ửng đỏ đôi má đào đẹp đến mê hồn.

- Em cũng biết vậy nhưng không ăn thì thèm chết, còn ăn mà hổng uống thuốc diet thì em sẽ thành cái thùng barrel.

Thế gian này nhiều chuyện buồn cười thật, như cái vòng lẩn quẩn không thoát ra được, giờ chuyện con ghệ của thằng Paul cũng lẩn quẩn không kém. Amanda thấy món nào cũng quất cho khoái khẩu, quất xong phải uống thuốc diet để xổ đi, không chỉ mỗi Amanda mà rất nhiều những người như thế. Những người nhạy bén lập tức nhảy vào cuộc, họ làm ra những sản phẩm ít năng lượng để phục vụ cho những người như Amanda Những món ăn hoặc uống kiêng khem này hầu như không có năng lượng, nó giúp cho người ta ăn cho đã thèm mà không sợ bị béo phì.

Năm rồi Paul dẫn con ghệ đi Việt Nam chơi, Paul chỉ nói tiếng Anh nên nhiều người không biết anh ta dân gốc mít, nhờ đó Paul nghe được những chuyện mắc cười lẫn chuyện tức muốn chết. Khi nhận phòng, tay lễ tân còn trẻ và có vẻ láu cá, y liếc nhìn con ghệ của Paul rồi quay qua xì xầm với cô bạn tiếp viên:

- Con ghệ bốc lửa quá, hổng biết thằng châu Á này có chịu nổi không?

Paul nghe thế thì thích thú và hãnh diện về con ghệ da trắng đẹp bốc lửa của mình. Paul giả vờ như không nghe biết gì. Tối đó Paul dẫn con ghệ đi dạo chơi loanh quanh, đi ngang qua một tiệm massage ở khu phố tây, trước cửa tiệm có nhiều cô gái ngồi chờ khách, bọn họ nhìn Paul và Amanda với ánh mắt rất thô lỗ, một cô đanh đá:

-  Thằng châu Á này chắc có tiền, con phò này cặp nó để đào mỏ!

Một cô khác xen vô:

- Mấy con Tây dâm thấy mồ, thằng châu Á chịu sao thấu, nó quần cho một đêm là hết xí quách.

Nói xong cả bọn cười ngả ngớn vô cùng trâng tráo và trơ trẽn. Paul nóng mặt nhưng giả đò không nghe biết gì, nắm tay Amanda kéo đi thật nhanh. Amanda tuy không hiểu tiếng Việt, không biết mấy cô đó nói gì nhưng qua cái cách nhìn và thái độ đó thì Amanda hiểu là không tốt đẹp gì. Amanda hỏi Paul:” Có phải bọn họ nói xấu em?” Paul gạt đi:

- Em đừng bận tâm làm chi, những lời không ra gì của những người không ra gì!

Paul vừa tức cười vừa khó hiểu lòng tự nhủ:” mình với họ không quen biết, chẳng va chạm, khi không laị buông lời xấu xa đầy ghen tức đố kỵ, cái tâm của bọn họ sao nhỏ nhen quá. Bọn họ thật kỳ cục, cứ thấy da trắng thì xun xoe muốn quàng làm họ, còn gặp đồng hương, đồng chủng  thì cạch ra mặt”

Xứ này là cả một thế giới lạ lùng, nhiều điều thú vị nhưng cũng đầy ắp điều kỳ quái và mới lạ với Amanda. Cô mê tít hoa quả nhiệt đới, thức ăn đường phố, lạ một điều là Paul ăn vặt thì tiêu chảy té re trong khi ấy Amanda ăn không bỏ món nào mà chẳng bị gì cả. Amanda cứ mắt tròn mắt dẹt, miệng chữ o liên tục :” Oh, my God” nhìn những dòng xe máy cuồn cuộn trên đường, những em bé bán vé số, xin ăn…cô cứ hỏi:” tại sao con nít không được đi học mà phải đi làm?” nào là:” Người già không có an sinh xã hội sao?” rồi thì “tiếng ồn kinh khủng vậy sống sao nổi?”Paul cười:

- Em thấy đấy, họ vẫn sống khoẻ, vẫn tưng bừng cả ngày lẫn đêm kia mà!

Amanda lắc đầu không sao hiểu nổi. Paul dắt cô ấy vào một thương xá lớn, ở đấy có đủ các nhãn hiệu danh tiếng: LV, Prada, Gucci, AX, CK…nhìn giá tiền trên món đồ, Amanda lấy tay bụm miệng thốt:

- Oh, my God! Giá mắc kinh khủng mà những món đồ ấy vốn đã không còn là hàng thời thượng nữa!

Paul bảo:

- Những người giàu mới nổi khá nhiều, bọn họ mua không tiếc tiền đâu em, tuy chẳng sành điệu, thậm chí khoác lên người thì đồ ra đồ người ra người nhưng bọn họ cũng không biết đâu.

Hai tuần qua nhanh, kỳ nghỉ kết thúc, Paul và Amanda quay trở laị Mỹ, về sân bay nhà thì thấy ti vi đang phát trực tiếp trận đấu giữa Eagle và Dolphin. Paul lập tức bắt đội Eagle và nói:

- Hy vọng thắng sẽ lấy laị cặp tiền vé máy bay của kỳ nghỉ này!

Tháng này hãng tổ chức kỷ niệm cho những người làm việc được mười năm. Paul và ba người châu Á hai người châu Phi được nhận một cái kỷ niệm chương, trên ấy ghi dòng chữ:” Chúng tôi cảm ơn bạn đã làm việc chăm chỉ trong mười năm qua, chúng tôi trân trọng sự đóng góp của bạn”. Cả bọn cười cười nói nói chụp hình chung với ban quản trị nhưng chẳng ai vui. Paul thì thầm với con bạn Lào:

- Con mẹ nó, năm trước hai đứa da trắng kỷ niệm mười năm được thưởng cái rolex và dây chuyền nạm kim cương, năm nay bọn mình chỉ có mỗi cái kỷ niệm chương!

Con nhỏ Lào cười méo xẹo cái miệng:

- Bọn nó là dòng chính thống, tụi mình là dân nhập cư, mầy hổng hiểu sao?

Một lần nữa Paul thấy hụt hẫng, những tưởng mình hoàn toàn hoà nhập không còn sự cách biệt nào, té ra cái nhìn của họ về nhân dạng châu Á vẫn không thay đổi. Paul thấy mình lúc này lung túng không biết nên xếp vào đâu. Ở quê của cha mẹ thì Paul hoàn toàn xa lạ không biết tí gì, cũng không thể nào sống ở nơi đó được. Ở nơi Paul sinh ra và lớn lên thì bọn họ laị coi mình như người ngoại quốc. Paul không nói tiếng mẹ đẻ, cố che đi thân phận nhưng gương mặt và nhân dạng châu Á làm sao che được? nhiều lúc Paul ước ao:” Giá mà sau một đêm ngủ dậy, nhân dạng thay đổi thành người da trắng có phải hay hơn không?”. Paul biết ở trong hãng vẫn có sự ngấm ngầm kỳ thị, cùng một việc như nhau, thời gian như nhau nhưng những đứa da trắng vẫn được âm thầm lên lương và tiền công trả cao hơn Paul. Paul thừa biết việc kiện tụng là không khả thi, ở đây phe nào nhiều tiền, mướn được luật sư giỏi thì nắm chắc phần thắng. Không biết tình cờ hay giới chủ cố tình tiết lộ tin để giằn mặt nhân viên” hễ đứa nào thắc mắc thì tìm lý do cho nó nghỉ việc ngay!”.

Amanda A. thương Paul thật tình, tuy không có khác biệt mấy về văn hoá và lối sống, vì Paul vốn sinh ra và lớn lên ở đây. Lần đầu về nhà Amanda chơi, gia đình họ lịch sự đón tiếp, mọi người vui vẻ khá hoà đồng  nên Paul càng tự tin. Thằng Tony A. anh trai Amanda A. hỏi:

- Mày có ăn thịt chó không? Tao nghe người châu Á ăn thích ăn thịt chó, thịt mèo, chuột, rắn…

Paul hơi khựng laị, nó vốn nhạy cảm nên ngầm hiểu là thằng Tony A. có thành kiến về người châu Á. Paul bảo:

- Tao không biết, riêng tao và gia đình tao thì không hề, có thể cũng có nhóm người thích ăn những món ấy, đó là sự khác biệt về tập quán và văn hoá.

Thằng Tony A. laị nói:

- Có phải ở châu Á, phụ nữ không bằng đàn ông?

Paul hơi bực mình nhưng giữ vẻ thản nhiên:

- Ai nói với mầy như thế? đó là cái nhìn phiến diện và thiếu hiểu biết, ở nơi này cũng không hiếm chuyện phụ nữ bị chèn ép, bị đánh đập, hãm hiếp hoặc trả công lao động thấp hơn đàn ông.

Nó laị hỏi tiếp:

 - Tao nghe người châu Á không kỷ niệm ngày sinh nhật nhưng laị kỷ niệm ngày chết rất linh đình, việc ấy có đúng vậy không?

Paul trả lời:

- Tao không biết rõ lắm, vì tao sanh ra và lớn lên ở đây. Tao nghĩ có lẽ đó là sự khác biệt về văn hoá và cái nhìn. Nền văn hoá nghìn năm của phương Đông còn nhiều huyền bí và khó hiểu đối với người phương Tây, có rất nhiều điều mà chính bản thân tao cũng không hiểu biết gì, mặc dù tao vốn sinh ra trong một gia đình người Á châu.

Amanda A. sợ việc đối đáp như thế sẽ làm buổi gặp mặt kém vui nên lập tức nâng ly mời mọi người uống, khuấy động không khí vui vẻ, nó kéo Paul ra nhảy. Mọi người cũng hào hứng nhảy nhót tưng bừng, tiếng khui lon lốp bóp, tiếng nhạc dập tưng tưng  làm xoá nhoà nhanh chóng cái ý nghĩ vừa khởi lên bực bội trong đầu Paul. Amanda âu yếm vỗ vỗ vào má Paul.

- Honey, đừng nghĩ gì nhé! đừng quan tâm những gì Tony nói, nó chỉ tò mò thôi! mọi người trong nhà đều vui lòng chấp nhận Paul. 

 

TIỂU LỤC THẦN PHONG

Ất Lăng thành, 092020

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi may mắn hơn nhiều người Việt sống bên ngoài Việt nam là được sống trong một thành phố không cần biết tiếng Anh vì mọi dịch vụ đều có người Việt phục vụ đồng hương. Dịch vụ mới nhất tôi nghe được trong chiều ba mươi từ người bạn bị mất việc hôm tháng trước, anh giao hết cho dịch vụ trương bảng nhận khai thuế nhưng có làm thêm dịch vụ xin tiền thất nghiệp, nghĩa là lo khâu xin việc mỗi tuần ở những hãng xưởng khác nhau theo yêu cầu của Sở thất nghiệp TWC để được hưởng tiền thất nghiệp hàng tuần nhưng bảo đảm không ai gọi đi làm đâu mà sợ. Tiền thất nghiệp cứ chuyển vào tài khoản nhà băng người thất nghiệp mỗi tuần, không phải lo gì hết ngoài việc trả cho dịch vụ vài chục bạc. Nghe xong không biết nên vui hay buồn với cộng đồng mình vào một chiều cuối năm ở hải ngoại.
Trong buổi họp chuẩn bị cho ngày liên hoan Tết năm ấy, cô giáo trẻ sung sức là tôi, cao hứng giao cho nhóm lớp trưởng lớp phó lo phần trang trí, mua bánh kẹo, nước uống, còn tôi sẽ nấu một nồi chè bà ba và một hũ đậu phộng rang...
Kể từ năm 1558, con ông Nguyễn Kim là chúa Nguyễn Hoàng vào cai trị Thuận Hóa, gọi là Đàng Trong. Đàng Ngoài là ngoài Bắc vẫn thuộc quyền của chúa Trịnh. Họ chia đôi đất nước, lấy sông Gianh làm giới tuyến. Rồi Trịnh Nguyễn đánh nhau suốt 200 năm vẫn không phân thắng bại, con sông Gianh oan nghiệt là đề tài cho bao nhiêu đau thương, bao nhiêu than vãn...
Bà vợ của Martsa đã ra khỏi phòng với thằng bé, còn lại tôi đối mặt với Martsa, không khí trong phòng như cô đặc lại. Toàn bộ sự chú ý của tôi tập trung vào bàn tay phải, tôi nắm chặt cây dao găm. Tôi xua hết ý nghĩ trong tâm trí, chỉ còn trong đầu một ý kiến: giết Martsa để trả thù cho chàng Khampa và cha anh ta...
Đã gần đến Tết. Trời vẫn rét căm căm nhưng có lẽ mùa đông năm nay Seattle không có tuyết. Nhiều năm giờ này băng giá đã phủ kín các cành cây khẳng khiu trụi lá. Toàn cảnh như một cánh rừng bằng pha lê lóng lánh, trông đẹp như trong cảnh thần tiên, nhưng bước ra ngoài trên mặt đất giá băng lại rất nguy hiểm. Trượt té gẫy xương là chuyện thường...
Mấy ngày nay John cứ như một cái xác vô hồn, vẫn ăn uống, vẫn đi làm như mọi người nhưng John chỉ làm theo quán tính; toàn bộ mọi hoạt động và nói năng cứ như thể lập trình sẵn trong người máy chứ không hề có mộtc cảm xúc gì về việc mình làm. Đâu phải chỉ tuần này, đã lâu rồi, cái tình trạng này trong John tiếp diễn khi thì lên cao lúc xuống thấp. John thấy đời mình vô vị và vô nghĩa quá, chẳng biết sống để làm gì...
Không có đồng hồ đeo tay nên tôi chẳng biết Oanh đã vào chợ được bao lâu rồi. Con nhỏ định để tôi chết đứng ở đây. Trời đã trưa, khu chợ vắng dần. Ôm cặp, áo dài trắng đứng trước chợ giờ nầy, chướng ơi là chướng. Tôi cúi mặt, không dám nhìn ai vừa rủa thầm con nhỏ...
Có lời bái hát xưa nào đó mà tôi còn nhớ loáng thoáng trong đầu, “ngoài kia tuyết rơi đầy, sao em không đến bên tôi chiều nay…” chỉ nhớ mỗi câu ấy thôi nên ngân nga cho đỡ buồn khi mỏi mắt nhìn ra cửa sổ… ngoài kia tuyết rơi đầy. Dù sao cũng đỡ nản hơn nhìn vào chỗ làm là những hàng bàn làm việc dài im lặng, những hàng ghế ngồi có bánh xe xếp ngay ngắn; tiếng nói cười của đồng nghiệp hoà quyện vào âm thanh phát ra từ máy móc đã lui về quá khứ như một triều đại huy hoàng đã lụi tàn. Mọi thứ chưa đóng bụi thời gian đã thành phế tích của nền kinh tế đã chết trước cả chính quyền điều hành nó là thực tế nước Mỹ.
Tôi lái xe về nhà, trong lòng nặng trĩu nỗi buồn, thương cho Vi và giận chồng của Vi quá, tôi đâm xe thẳng vào garage và xồng xộc đi vào nhà, chồng tôi có lẽ vẫn đang lúi húi trong bếp nên không thấy tôi. Thay quần áo, nằm lăn trên giường, tôi nghĩ đến những lời Thu nói, nếu như tôi lấy phải một người chồng như của Vi?
Đêm đầu tiên về Saigon vì trái giờ nên khoảng 3 giờ sáng tôi đã thức giấc. Háo hức muốn tìm hiểu cuộc sống ban đêm ở Sài Gòn hoa lệ. Tôi trang bị nhẹ với máy ảnh đi lang thang một mình trên đường phố vắng. Ban đầu hơi ái ngại, tôi chỉ định rảo bộ quanh khách sạn ở Q1 cho an toàn. Ra ngoài khách sạn khoảng trăm thước, tôi thấy mấy chị đạp xe chở hàng có lẽ để bán lẻ ở đâu đó trong thành phố...
Trong tận thâm tâm tôi, thầy là một vì sao sáng, một hiền nhân vô cùng tôn kính giữa nhân gian này. Tôi chưa từng diện kiến hay bái sư nhưng toàn tâm ý của tôi thì thầy là thầy tôi từ quá khứ xa xưa chứ chẳng phải chỉ mỗi kiếp này...
Nằm trên giường tôi vươn vai duỗi chân thật thoải mái làm sao ấy, nhìn lên đồng hồ trên bàn đã 9 giờ sáng, bên ngoài trời Montreal tuyết nhè nhẹ bay trắng xóa thật đẹp. Hôm nay thứ hai đầu tuần, mọi người hàng xóm xung quanh đi làm hết, cả khu nhà yên ắng đến lạ thường, tôi mỉm cười thỏa mãn “mình về hưu rồi mà, phải tự sướng chứ!”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.