Hôm nay,  

Ơn Sâu Nghĩa Nặng

24/07/202014:24:00(Xem: 2785)
Nguyen Manh San-1
Trên thế gian này trong đời sống hàng ngày, ai cũng có những lúc thăng trầm trong đời sống riêng tư của mỗi người, lúc gian nan khốn khó, lúc thành công hay thất bại, lúc hạnh phúc hay đau khổ, nhưng nhờ vào những vị ân nhân có lòng bác ái, giúp đỡ lẫn nhau một cách trực tiếp hay gián tiếp, để cùng nhau vượt qua được những sự gian nan thử thách trên trần gian này, rồi cùng nhau tiến tới sự thành công trong tương lai mà không một ai có thể biết trước được. Do đó, không ai trong chúng ta là không có những vị ân nhân giúp đỡ chúng ta, nếu không về vật chất thì cũng về tinh thần, ít nhất cũng phải là một lần trong đời chúng ta nhận được sự giúp đỡ này. Chính vì ỳ nghĩa cao quý nhất đời qua những hành động bác ái vô giá này, mà người Việt Nam chúng ta nói riêng, không bao giờ có thể quên 2 câu nói nằm lòng là: Uống Nước Phải Nhớ Nguồn hay Ăn Quả Nhớ Kẻ Trồng Cây và để tỏ lòng biết ơn sâu xa qua 2 câu nói tràn đầy ý nghĩa này, nói riêng những người Việt Nam tỵ nạn cộng sản đã định cư tại Hoa Kỳ vào Tháng Tư Đen 1975 cho đến nay, mà cứ mỗi năm vào dịp Lễ Tạ Ơn của người dân Hoa Kỳ, chúng ta lại có dịp cùng nhau tỏ lòng biết ơn của chúng ta đối với các vị ân nhân của chúng ta bằng nhiều hình thức cụ thể khác nhau, đối với những ân nhân người Hoa Kỳ đã bảo trợ cho chúng ta ra khỏi các trại tạm cư, để được hòa nhập vào đời sống hàng ngày trong xã hội Hoa Kỳ, tại đất nước Tự Do Dân Chủ này. 
Hôm nay ở cái tuổi gần đất xa trời tám bó, tôi ngồi một mình trong đêm khuya thanh vắng, hồi tưởng lại những ngày khi tôi còn thơ ấu, Mẹ tôi đưa tôi với 3 cô em gái của tôi rời khỏi tỉnh Bắc Ninh về Hanoi sinh sốngTại đây, gia đình tôi được 2 người em trai ruột của Mẹ tôi, đã tận tình giúp đỡ cho cả gia đình chúng tôi từ tinh thần lẫn vật chất, đó là nhạc sĩ Hoàng Trọng và nhạc sĩ Hoàng An. Riêng cá nhân tôi ghi dấu những mối chân tình sâu đậm đặc biệt của 2 người Cậu ruột, nhạc sĩ Hoàng Trọng và nhạc sĩ Hoàng An, đã dành cho tôi nhiều sự thương mến, những kỷ niệm quý báu nhất trong thời niên thiếu của tôi với 2 người Cậu ruột này, mà trong đời tôi không bao giờ có thể quên được như sau: 
Trong khoảng thời gian đầu mới từ tỉnh Bắc Ninh về Hanoi định cư, Mẹ tôi làm những loại bánh ngọt tại nhà, theo đúng y như công thức của người Pháp chỉ dạy, rồi đem đến cho một tiệm bán bánh ngọt của người Pháp tiêu thụ và để giúp thêm một chút ít lợi tức hàng tháng cho Mẹ tôi, nên vào hai ngày nghỉ cuối tuần, nhạc sĩ Hoàng An là em trai út của Mẹ tôi mà tôi gọi bằng Cậu, đánh đàn Accordion trong một vũ trường dành cho người Pháp, tôi vác trên vai một thùng bánh ngọt Caravat, rồi Cậu tôi chở tôi trên xe vespa đến vũ trường buổi tối, để bán bánh cho các quan khách khiêu vũ mua ăn tại chỗ. Điều đáng nhớ nhất là lúc đó tôi còn nhỏ tuổi, nên tôi rất sợ những ông Tây bà Đầm uống rượu ngà ngà say, noi to tiếng với nhau, Cậu tôi thấy tôi lo sợ nên phải cho tôi ngồi bán bánh caravat ngay cạnh chỗ Cậu tôi ngồi đánh đàn, để tôi không còn bị lo sợ nữa, nhất là thỉnh thoảng mấy ông Tây đến véo tai tôi hoặc vuốt má tôi tỏ cử chỉ thương mến tôi, vì thấy mặt mũi tôi trông khôi ngô kháu khỉnh. Ngồi nghĩ lại những kỷ niệm này, tôi thấy thương nhớ Cậu nhạc sĩ Hoàng An của tôi vô cùng, không những Cậu tôi không xấu hổ đem theo tôi đi bán bánh ngọt trong vũ trường, mà còn để tôi ngồi gần bên phía Cậu tôi ngồi đánh đàn trong ban nhạc, rồi trước khi vũ trường đóng cửa, Cậu tôi tỏ vẻ hãnh diện, dẫn tôi ra giới thiệu với mấy ông Tây bà Đầm khiêu vũ: Đây là thằng cháu ruột của ông. Cậu nhạc sĩ Hoàng An mến yêu của tôi đã qua đời ngày 4 tháng 7 năm 1971 tại Sàigòn, cách đây đã 50 năm rồi. Cố nhạc sĩ Hoàng An là một người chồng chung thủy với vợ, là một người Cha gương mẫu hết lòng tận tụy chăm sóc con cái và còn là một nhạc sĩ được nhiều người quý mến vì tính tình hiền hòa của Cậu tôi. 
Người Cậu ruột thứ hai của tôi, tức là anh ruột của nhạc sĩ Hoàng An và là em trai sát Mẹ tôi, là một nhạc sĩ nổi tiếng tài danh Hoàng Trọng. Trước năm 1954 khi gia đình 4 Mẹ con tôi mới dọn từ tỉnh Bắc Ninh về Hanoi như đã nói ở trên, gia đình chúng tôi được Cậu tôi cung cấp cho nơi ăn chốn ở, để cùng sống chung trong cùng một nhà với Cậu tôi trong vài năm đầu. Vì Bố tôi mất sớm khi tôi mới lên 9 tuổi nên Cậu tôi coi tôi như con ruột của Cậu tôi. Sau khi Mẹ con chúng tôi di cư vào Miền Nam VN 1954, tôi được Cậu tôi chỉ dạy tôi về âm nhạc và sáng tác nhạc, nhất là Cậu tôi mời nhạc sĩ dương cầm Vũ Ngọc Lan về dạy đàn dương cầm cho nữ ca sĩ Bạch La là ái nữ duy nhất của Cậu tôi, nên tôi cũng được học đàn dương cầm cùng với nữ ca sĩ Bạch La. Tôi vẫn còn nhớ mãi một kỷ niệm hết sức đặc biệt với Cậu Hoàng Trọng của tôi, mà trong đời tôi sẽ không bao giờ có thể quên được kỷ niệm này. Vì những năm đầu tiên từ Miền Bắc di cư vào Miền Nam, phương tiện thâu băng nhạc vẫn còn eo hẹp, chưa có những phòng thâu băng chuyên nghiệp như những năm sau này, nên mỗi lần Cậu tôi sáng tác một ca khúc mới và ca khúc này đã được xuất bản, Cậu tôi muốn phát thanh cho những khách bộ hành dạo phố trên đường Lê Lợi, Saigon nghe những ca khúc mới này, qua máy phát thanh được đặt tại trước cửa tiệm sách Khai Trí, thì Cậu tôi phải cho thu âm bản nhạc mới này tại nhà của Cậu tôi. Rồi có một lần Cậu tôi thâu bản nhạc mới tại nhà, tôi được phép đệm đàn guitar nhưng có một đoạn nhạc, tôi chuyển âm giai chậm mất một nhịp, Cậu tôi trừng đôi mắt nhìn tôi, làm tôi sợ quá xuýt tí nữa tôi vãi nước đái ra quần. Tôi nói ra câu này sẽ không làm ngạc nhiên đối với tất cả những ca sĩ nhạc sĩ nào đã từng cộng tác với Cậu tôi trong ban nhạc Đại Hòa Tấu Tiếng Tơ Đồng trước năm 1975 và mọi người coi Cậu tôi như là một Thầy Đồ Nho ít nói, lúc nào nét mặt cũng nghiêm khắc, cùng lắm chỉ tủm tỉm cười. Cho đến giờ phút này, cứ mỗi lần nhớ tới Cậu tôi, thì tôi vẫn cảm thấy ân hận một điều trong lương tâm tôi là, mặc dầu tôi là người lo liệu tất cả các giấy tờ và thủ tục pháp lý di trú Hoa Kỳ, cho gia đình Cậu tôi sang tới Hoa Kỳ, theo diện đoàn tụ gia đình với Mẹ của tôi tại đây. Nhưng tôi chưa kịp được đền ơn báo hiếu Cậu tôi một điều gì, đối với những gì mà Cậu tôi đã tận tình giúp đỡ cho gia đình tôi và cho riêng tôi khi còn ở quê nhà, thì Cậu tôi đã vĩnh viễn nhắm mắt lìa trần tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên chỉ còn một chút điều an ủi trong lương tâm tôi, là tôi đã có mặt tại nhà hòm để đọc kinh cầu nguyện cho Linh Hồn Giuse Hoàng Trọng là người Cậu của tôi, tiếp theo được hiện diện trong Thánh Lễ An Táng tại Nhà Thờ trong thiên chức Phó Tế của tôi tại Bàn Tiệc Thánh và cuối cùng tiễn đưa Cậu tôi đến nơi an nghỉ cuối cùng, trong tình thương yêu của Chúa Kitô. Nói tóm lại, ngày 4 tháng 7, 2020 vừa qua là ngày Giỗ kỷ niệm 50 năm của nhạc sĩ Hoàng An và ngày 16 tháng 7 năm 2020 vừa qua cũng là ngày Giỗ kỷ niệm 22 năm của nhạc sĩ Hoàng Trọng, tôi xin kính cẩn thắp nén hương lòng để tưởng nhớ 2 người Cậu ruột yêu quý nhất đời của tôi.
Hồi ký PT. Nguyễn Mạnh San

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đã lâu lắm tôi không về lại Việt Nam. Nói vậy không có nghĩa là tôi không nhớ quê hay nhớ ít hơn những người đi đi về về từ mấy năm nay. Không, tôi nhớ quê tôi lắm chớ. Tôi nhớ đâu ngay từ khi mới vừa đặt chân xuống ghe trong đêm vượt biển. Nỗi nhớ như những lọn máu nhỏ từ đời kiếp nào vẫn chảy rì rầm trong trái tim héo mỏi.
Một tháng phép do Tòa Đại Sứ Mỹ chấp thuận qua rất nhanh. Lúc chỉ còn ở chơi với mẹ vài ngày trước khi trở về Việt Nam, tôi nấu những thức ăn mẹ thích để dành trong tủ lạnh cho mẹ. Vậy mà, tôi vẫn chưa nói được một câu rất bình thường “Mẹ, con thương mẹ” để rồi ân hận khóc thầm trên chuyến bay dài xuyên Thái Bình Dương...
Các nhà nghiên cứu của trường Đại học Oxford ở Anh đã cộng tác với viện bào chế AstraZeneca của Anh và Thụy Điển đã đi đến giai đoạn thử nghiệm vaccine thứ III ở Mỹ.
Không hiểu vì nhận biết được niềm lo âu hiện rõ trên nét mặt và trong mắt Huyền hay là vì thói quen nghề nghiệp, cô chuyên viên điện tuyến trấn an Huyền trong khi sửa lại thế nằm của nàng: - Đừng lo. Bà cố nằm yên, đừng cử động. Bà chỉ nghe những âm thanh lạ, vậy thôi. Đây, hai vật dụng ngăn tiếng động, bà cho vào tai đi.
Để tưởng nhớ nhà văn Đỗ Phương Khanh vừa tạ thế ngày 26 tháng Tám, 2020, tại Westminster, California. Thành kính phân ưu cùng nhà văn Nhật Tiến và đại gia đình.
Từ tâm dịch Victoria ở miền Đông nước Úc, Asher Sanden được phép bay về nhà ở Perth, miền Tây với điều kiện cô phải bỏ tiền tự cách ly 14 ngày trong một hotel gần phi trường. Ỷ lại ở sức khỏe của tuổi 28, Asher trốn trong một chiếc xe compact được vận chuyển trên một xe truck lớn để đến Perth, thành phố ven biển miền Tây Úc. Với cách trốn khá thông minh, an toàn đó, Asher đến nhà của người bạn ở Srarbougough. Nhưng đến ngày thứ 10 (vẫn còn trong hạn 14 ngày quarantine), cô bị người có trách nhiệm phát giác "kẻ đào tẩu cách ly", Asher bị Chính phủ Úc phạt ở tù 6 tháng.
Em thướt tha trong ta áo dài màu hoa dương, cái màu tươi sáng rực rỡ như màu nắng của xứ sở này, tà áo dài của em như nổi bật giữa vườn chùa xanh biếc. Các bà, các cô cũng xúng xính với những tà áo dài thiên thanh, hồng phấn, cánh sen, bạch ngọc…
Lời thưa đầu: cách đây hơn 30 năm, vào tháng 8 năm 1988, người viết theo chân một đơn vị kháng chiến quân VN đi từ Thái Lan vào Kampuchea để tìm kiếm một nguời bạn bị mất tích giữa vùng biên giới Thái – Miên. Vào ngày 20 tháng 7 năm 2001, kẻ bị coi như đã thất tung (có tên là Võ Hoàng) đã được một tổ chức chính trị ở hải ngoại chính thức thừa nhận là đã “hy sinh” nhưng “vì hoàn cảnh” họ đã “không thể thông báo sớm hơn”! Bút ký ngắn ngủi này xin được phổ biến như một nén hương lòng (muộn màng) để gửi đến những người đã khuất.
Buổi sáng sớm, hai tín hữu một nam một nữ đến viếng chùa. Có lẽ họ dạo cảnh bên ngoài cũng khá lâu rồi mới vào trong, thầy Đàm nghe họ nói với nhau những lời phê bình, so sánh giữa hai đám bông hồng ở trước và sau chùa. Thấy thầy, chừng như biết chắc là người ở đây, họ cúi đầu chào ra vẻ kính trọng và xin phép được vào chánh điện lễ Phật.
Nắng đã lên cao khi gã tới ven sông. Dọc theo con nước, hàng phượng tím rủ bóng êm đềm, thả rơi trong gió những cánh hoa tím nhạt, điểm lấm tấm trên viền cỏ xanh. Trời trong vắt, chan hòa nắng vàng và lãng đãng mây xanh.
Mặc dù ông qua mặt được mọi người kể cả chính quyền nhưng việc làm của ông Trời biết, Đất biết. Thực ra ông cũng chẳng sợ Trời, sợ Đất gì. Chỉ có một chỗ ”biết” mà ông rất sợ đó là lương tâm. Ông có thể che dấu tất cả, kể cả vợ con ông, nhưng ông không thể che giấu được lương tâm của chính ông. Mà lương tâm thì nó liên hệ đến đời sau tức là sau khi ông chết đi.
Cả hai nhà hàng phải đóng cửa một thời gian vì đại dịch, đến lúc được mở cửa lại, doanh thu giảm hơn 90% do không còn du khách đến thăm San Francisco. Cùng lúc, tiền thuê mặt bằng vẫn phải trả đều như thường lệ, tinh thần ông AJ Sanchez ngày càng suy sụp. Đến một mức độ không còn có thể chịu đựng được nữa, ông tự kết thúc đời mình vào ngày 24 tháng 7.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.