Hôm nay,  

Ơn Sâu Nghĩa Nặng

24/07/202014:24:00(Xem: 2716)
Nguyen Manh San-1
Trên thế gian này trong đời sống hàng ngày, ai cũng có những lúc thăng trầm trong đời sống riêng tư của mỗi người, lúc gian nan khốn khó, lúc thành công hay thất bại, lúc hạnh phúc hay đau khổ, nhưng nhờ vào những vị ân nhân có lòng bác ái, giúp đỡ lẫn nhau một cách trực tiếp hay gián tiếp, để cùng nhau vượt qua được những sự gian nan thử thách trên trần gian này, rồi cùng nhau tiến tới sự thành công trong tương lai mà không một ai có thể biết trước được. Do đó, không ai trong chúng ta là không có những vị ân nhân giúp đỡ chúng ta, nếu không về vật chất thì cũng về tinh thần, ít nhất cũng phải là một lần trong đời chúng ta nhận được sự giúp đỡ này. Chính vì ỳ nghĩa cao quý nhất đời qua những hành động bác ái vô giá này, mà người Việt Nam chúng ta nói riêng, không bao giờ có thể quên 2 câu nói nằm lòng là: Uống Nước Phải Nhớ Nguồn hay Ăn Quả Nhớ Kẻ Trồng Cây và để tỏ lòng biết ơn sâu xa qua 2 câu nói tràn đầy ý nghĩa này, nói riêng những người Việt Nam tỵ nạn cộng sản đã định cư tại Hoa Kỳ vào Tháng Tư Đen 1975 cho đến nay, mà cứ mỗi năm vào dịp Lễ Tạ Ơn của người dân Hoa Kỳ, chúng ta lại có dịp cùng nhau tỏ lòng biết ơn của chúng ta đối với các vị ân nhân của chúng ta bằng nhiều hình thức cụ thể khác nhau, đối với những ân nhân người Hoa Kỳ đã bảo trợ cho chúng ta ra khỏi các trại tạm cư, để được hòa nhập vào đời sống hàng ngày trong xã hội Hoa Kỳ, tại đất nước Tự Do Dân Chủ này. 
Hôm nay ở cái tuổi gần đất xa trời tám bó, tôi ngồi một mình trong đêm khuya thanh vắng, hồi tưởng lại những ngày khi tôi còn thơ ấu, Mẹ tôi đưa tôi với 3 cô em gái của tôi rời khỏi tỉnh Bắc Ninh về Hanoi sinh sốngTại đây, gia đình tôi được 2 người em trai ruột của Mẹ tôi, đã tận tình giúp đỡ cho cả gia đình chúng tôi từ tinh thần lẫn vật chất, đó là nhạc sĩ Hoàng Trọng và nhạc sĩ Hoàng An. Riêng cá nhân tôi ghi dấu những mối chân tình sâu đậm đặc biệt của 2 người Cậu ruột, nhạc sĩ Hoàng Trọng và nhạc sĩ Hoàng An, đã dành cho tôi nhiều sự thương mến, những kỷ niệm quý báu nhất trong thời niên thiếu của tôi với 2 người Cậu ruột này, mà trong đời tôi không bao giờ có thể quên được như sau: 
Trong khoảng thời gian đầu mới từ tỉnh Bắc Ninh về Hanoi định cư, Mẹ tôi làm những loại bánh ngọt tại nhà, theo đúng y như công thức của người Pháp chỉ dạy, rồi đem đến cho một tiệm bán bánh ngọt của người Pháp tiêu thụ và để giúp thêm một chút ít lợi tức hàng tháng cho Mẹ tôi, nên vào hai ngày nghỉ cuối tuần, nhạc sĩ Hoàng An là em trai út của Mẹ tôi mà tôi gọi bằng Cậu, đánh đàn Accordion trong một vũ trường dành cho người Pháp, tôi vác trên vai một thùng bánh ngọt Caravat, rồi Cậu tôi chở tôi trên xe vespa đến vũ trường buổi tối, để bán bánh cho các quan khách khiêu vũ mua ăn tại chỗ. Điều đáng nhớ nhất là lúc đó tôi còn nhỏ tuổi, nên tôi rất sợ những ông Tây bà Đầm uống rượu ngà ngà say, noi to tiếng với nhau, Cậu tôi thấy tôi lo sợ nên phải cho tôi ngồi bán bánh caravat ngay cạnh chỗ Cậu tôi ngồi đánh đàn, để tôi không còn bị lo sợ nữa, nhất là thỉnh thoảng mấy ông Tây đến véo tai tôi hoặc vuốt má tôi tỏ cử chỉ thương mến tôi, vì thấy mặt mũi tôi trông khôi ngô kháu khỉnh. Ngồi nghĩ lại những kỷ niệm này, tôi thấy thương nhớ Cậu nhạc sĩ Hoàng An của tôi vô cùng, không những Cậu tôi không xấu hổ đem theo tôi đi bán bánh ngọt trong vũ trường, mà còn để tôi ngồi gần bên phía Cậu tôi ngồi đánh đàn trong ban nhạc, rồi trước khi vũ trường đóng cửa, Cậu tôi tỏ vẻ hãnh diện, dẫn tôi ra giới thiệu với mấy ông Tây bà Đầm khiêu vũ: Đây là thằng cháu ruột của ông. Cậu nhạc sĩ Hoàng An mến yêu của tôi đã qua đời ngày 4 tháng 7 năm 1971 tại Sàigòn, cách đây đã 50 năm rồi. Cố nhạc sĩ Hoàng An là một người chồng chung thủy với vợ, là một người Cha gương mẫu hết lòng tận tụy chăm sóc con cái và còn là một nhạc sĩ được nhiều người quý mến vì tính tình hiền hòa của Cậu tôi. 
Người Cậu ruột thứ hai của tôi, tức là anh ruột của nhạc sĩ Hoàng An và là em trai sát Mẹ tôi, là một nhạc sĩ nổi tiếng tài danh Hoàng Trọng. Trước năm 1954 khi gia đình 4 Mẹ con tôi mới dọn từ tỉnh Bắc Ninh về Hanoi như đã nói ở trên, gia đình chúng tôi được Cậu tôi cung cấp cho nơi ăn chốn ở, để cùng sống chung trong cùng một nhà với Cậu tôi trong vài năm đầu. Vì Bố tôi mất sớm khi tôi mới lên 9 tuổi nên Cậu tôi coi tôi như con ruột của Cậu tôi. Sau khi Mẹ con chúng tôi di cư vào Miền Nam VN 1954, tôi được Cậu tôi chỉ dạy tôi về âm nhạc và sáng tác nhạc, nhất là Cậu tôi mời nhạc sĩ dương cầm Vũ Ngọc Lan về dạy đàn dương cầm cho nữ ca sĩ Bạch La là ái nữ duy nhất của Cậu tôi, nên tôi cũng được học đàn dương cầm cùng với nữ ca sĩ Bạch La. Tôi vẫn còn nhớ mãi một kỷ niệm hết sức đặc biệt với Cậu Hoàng Trọng của tôi, mà trong đời tôi sẽ không bao giờ có thể quên được kỷ niệm này. Vì những năm đầu tiên từ Miền Bắc di cư vào Miền Nam, phương tiện thâu băng nhạc vẫn còn eo hẹp, chưa có những phòng thâu băng chuyên nghiệp như những năm sau này, nên mỗi lần Cậu tôi sáng tác một ca khúc mới và ca khúc này đã được xuất bản, Cậu tôi muốn phát thanh cho những khách bộ hành dạo phố trên đường Lê Lợi, Saigon nghe những ca khúc mới này, qua máy phát thanh được đặt tại trước cửa tiệm sách Khai Trí, thì Cậu tôi phải cho thu âm bản nhạc mới này tại nhà của Cậu tôi. Rồi có một lần Cậu tôi thâu bản nhạc mới tại nhà, tôi được phép đệm đàn guitar nhưng có một đoạn nhạc, tôi chuyển âm giai chậm mất một nhịp, Cậu tôi trừng đôi mắt nhìn tôi, làm tôi sợ quá xuýt tí nữa tôi vãi nước đái ra quần. Tôi nói ra câu này sẽ không làm ngạc nhiên đối với tất cả những ca sĩ nhạc sĩ nào đã từng cộng tác với Cậu tôi trong ban nhạc Đại Hòa Tấu Tiếng Tơ Đồng trước năm 1975 và mọi người coi Cậu tôi như là một Thầy Đồ Nho ít nói, lúc nào nét mặt cũng nghiêm khắc, cùng lắm chỉ tủm tỉm cười. Cho đến giờ phút này, cứ mỗi lần nhớ tới Cậu tôi, thì tôi vẫn cảm thấy ân hận một điều trong lương tâm tôi là, mặc dầu tôi là người lo liệu tất cả các giấy tờ và thủ tục pháp lý di trú Hoa Kỳ, cho gia đình Cậu tôi sang tới Hoa Kỳ, theo diện đoàn tụ gia đình với Mẹ của tôi tại đây. Nhưng tôi chưa kịp được đền ơn báo hiếu Cậu tôi một điều gì, đối với những gì mà Cậu tôi đã tận tình giúp đỡ cho gia đình tôi và cho riêng tôi khi còn ở quê nhà, thì Cậu tôi đã vĩnh viễn nhắm mắt lìa trần tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên chỉ còn một chút điều an ủi trong lương tâm tôi, là tôi đã có mặt tại nhà hòm để đọc kinh cầu nguyện cho Linh Hồn Giuse Hoàng Trọng là người Cậu của tôi, tiếp theo được hiện diện trong Thánh Lễ An Táng tại Nhà Thờ trong thiên chức Phó Tế của tôi tại Bàn Tiệc Thánh và cuối cùng tiễn đưa Cậu tôi đến nơi an nghỉ cuối cùng, trong tình thương yêu của Chúa Kitô. Nói tóm lại, ngày 4 tháng 7, 2020 vừa qua là ngày Giỗ kỷ niệm 50 năm của nhạc sĩ Hoàng An và ngày 16 tháng 7 năm 2020 vừa qua cũng là ngày Giỗ kỷ niệm 22 năm của nhạc sĩ Hoàng Trọng, tôi xin kính cẩn thắp nén hương lòng để tưởng nhớ 2 người Cậu ruột yêu quý nhất đời của tôi.
Hồi ký PT. Nguyễn Mạnh San

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoạt đạp chiếc xe đạp cà tàng đi lang thang trên khắp những con đường Sài Gòn để mua đồ phế liệu...
Tôi thuộc lứa sinh viên “tú tài Mậu Thân, cử nhân Nhâm Tý”, nhưng chỉ được vế đầu, còn đỗ cử nhân thì phải đợi đến… Giáp Dần...
Căn phòng này / chiếc bàn này / nơi chúng ta đã từng ngồi / nâng ly / chúc mừng một bức tranh vừa hoàn tất / chúc mừng một cuốn sách vừa in xong / chào mừng một người bạn từ phương xa đến...
Tôi xin kể bạn nghe câu chuyện về hai ngôi làng, một của người Bahnar và làng kia của người J’rai trên vùng cao nguyên Trung phần Việt Nam, bây giờ được nhập chung là tỉnh Gia Lai-Kontum. Nói rõ hơn một chút, Làng Hồ, ngôn ngữ Bahnar là Kontum; Làng Đuôi, tiếng J’rai là Pleiku...
Làm người Huế là đã mang một cái “nghiệp” tha hương. Vì đất thì chật mà lòng người thì rộng lớn nên không giữ được những bước chân ôm mộng viễn xứ sông hồ. Huế kỳ cục, ở thì không thấy thương mà đi xa rồi mới quay quắt nhớ. Nhớ đất, nhớ quê có khi di lụy cả một đời…
Nhà Trần đã khởi nghiệp với năm vị vua liên tiếp đều là những bậc anh hùng. Mặt ngoài các ngài đã lập được những chiến công hiển hách, đẩy lùi được mấy cuộc xâm lăng của lũ cường khấu phương Bắc. Mặt trong các ngài lại giỏi việc văn trị, cố gắng lo cho muôn dân được sống trong cảnh no ấm, yên vui. Thời kỳ vinh quang, thịnh vượng đó đã kéo dài gần một trăm năm...
Cầu Hội có dáng “hình thang” thật đơn giản, cao và thông thoáng. Chỉ là chiếc cầu gỗ mảnh khảnh nên nó lại phù hợp, hài hòa với sự êm đềm lắng đọng của cảnh vật chung quanh. Vì cầu Hội cao và thông thoáng nên thuyền qua lại ngược xuôi dưới gầm cầu được dễ dàng. Dưới gầm cầu, bóng núi và mây vẫn lung linh, trôi chảy theo dòng suối mà không bị vướng mắt, hay bị cắt ngang hoặc che lấp...
Tim, mối tình đầu của Lily vừa chia tay, anh ta đã có người yêu khác. Lily đang thất tình đang đau khổ. Tim làm việc ngành tài chính ngân hàng, chàng trai có công việc tốt, đẹp trai, lịch sự đỏm dáng, luôn khéo ăn nói làm vừa lòng mọi người...
Như Ý đã trên bốn mươi, nhan sắc trung bình hay hơn trung bình một tí. Khuôn mặt trái soan, mái tóc dài, cao trên thước sáu đã níu lại được cái dáng đi hấp tấp, nhanh lẹ của cô.
Ở đất Sài Gòn, vào những đêm giao thừa xa xưa hầu như gia đình nào cũng bỏ lệ nhắc bọn trẻ đi ngủ sớm. Ở nhà tôi, trong khi mấy đứa em được tha hồ xem chương trình ti-vi đặc biệt chủ đề mừng năm mới, tôi được phụ mẹ tôi chuẩn bị mâm cúng đón giao thừa đúng 12 giờ khuya. Rồi khi mẹ tôi cùng mấy bà hàng xóm đi Lăng Ông Bà Chiểu, tôi cũng được tháp tùng.
Từ tờ mờ sáng, chúng tôi đã chuẩn bị xong và sẵn sàng cho cuộc đi chơi hôm nay. Mỗi người trong chúng tôi đều đeo trên vai một chiếc ba-lô nhỏ, trong đựng vài bộ quần áo đủ để thay đổi đôi ngày. Chúng tôi không quên sắp thêm chút ít thức ăn dọc đường, thêm vài ba chai “nước suối” nhỏ và ít trái cây trước khi ra khỏi nhà...
LTG: Viết chưa xong bài viết hàng tuần đã nhận tin nhà thơ Phan Xuân Sinh vừa qua đời ở Houston do bệnh tim mạch ngày 28 tháng 02 năm 2024. Thêm một người anh xứ Quảng ra đi. Cha sanh mẹ đẻ anh nguyên vẹn, nhưng chiến tranh đã lấy mất của anh một bên chân khi anh làm sĩ quan Thám báo bên bờ sông Thạch Hãn năm 1972. Anh không oán hận gì vì từ trong khói súng mịt mù của mùa hè đỏ lửa anh đã từng viết cho người lính Bắc phương, “Nếu có thể ta gầy thêm cuộc nhậu/ bày làm chi trò chơi xương máu/ để đôi bên thêm mầm mống hận thù/ ta chán lắm rồi ba chuyện ruồi bu/ chỉ có bạn, có ta là người thua cuộc…” Bây chừ thì anh đã có thể đi uống rượu thoải mái với những người anh em bên kia chiến tuyến cho thoả lòng anh không thích hận thù, tâm anh chỉ thấy anh em một nhà chém giết lẫn nhau làm đau lòng cha ông dựng nước… Chúc anh lên đường khoẻ nhẹ tâm linh sau cuộc đời nhiều uẩn khúc, thiệt thòi với chiến tranh và hoà bình trên quê hương chúng ta.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.