Hôm nay,  

Chiếc Áo Len Và Cha Tôi

17/06/202015:47:00(Xem: 4612)


Hồi tôi đi lính, sau 9 tuần làm tân binh ở trung tâm huấn luyện Quang Trung, tôi được chuyển lên Đà Lạt. Đà Lạt với tôi chỉ là trong mơ, trong mộng, trong trí tưởng. Tôi không nhớ những năm tháng ấy (1968), tân nhạc Việt Nam đã có những bản nhạc ca tụng Đà Lạt chưa? Như "Ai Lên Xứ Hoa Đào, Đà Lạt Hoàng Hôn, Thương Về Miền Đất Lạnh?"

Nhưng trong tâm tưởng, tôi đã yêu Đà Lạt lắm rồi. Tôi cứ tưởng tượng một Đà Lạt đẹp như truyện thần tiên, một nơi khí hậu ấm áp, cây cỏ muôn hoa đua nở, đầy tiếng chim ca. Tôi nghĩ, mình sẽ là một sinh viên sĩ quan, sẽ học ở đó hai năm... rồi sẽ hết chiến tranh...Cho nên lúc tôi và cả đại đội 94 tân khóa sinh của Tiểu đoàn Nguyễn Huệ, chuẩn bị di chuyển về Đà Lạt, tôi vui lắm...Sẽ có những ngày mới chào đón tôi, ở xứ sở thần tiên này.

Dĩ nhiên, dù gì tôi cũng đã qua 9 tuần lăn lộn ở các bãi tập của Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung, tôi cũng đã thấm đòn "lính tráng". Những sáng sớm thức dậy lúc 4, 5 giờ, ra giao thông hào chà láng, rồi đi tập bắn ở các bãi tập dành cho tân binh...Cho nên, khi máy bay quân sự đáp xuống phi trường Cam Ly, được đưa về trường để bắt đầu 9 tuần huấn nhục, dù mệt mỏi bao nhiêu, tôi nghĩ mình cũng vượt qua được.

Một điều nên nói ra đây, là tôi lên Đà Lạt vào dịp cuối năm, nên trời mùa đông rất lạnh. Chúng tôi, mỗi người được phát cho hai bộ đồ "nhái" để thay đổi. Bộ đồ "nhái" là bộ áo quần bằng nỉ thun, bận vào bó sát người, rất ấm...Nhưng chỉ có hai bộ, thay ra, đổi vô không đủ cho cả những ngày tháng dài lạnh buốt, bị huấn nhục. Lạnh quá, nhất là những đêm về khuya, chúng tôi bị phạt hành xác, nhiều khi đến 9, 10 giờ đêm mới được đi ngủ...Lúc đó thì quần áo tả tơi, xốc xếch...Và cái lạnh Đà Lạt về đêm, nhất là mùa đông thì càng quá lạnh. Tôi nhiều khi nằm trên giường, có quắp người lại, mà hàm răng run lên cầm cập...Nằm ngủ với cái lạnh như thế nên đâu có ngủ được, hình như chỉ thiếp đi từng chặp. Thức, tỉnh, tỉnh, thức...

Tôi nhớ lại, ngày còn ở dân sự, tôi có mua một chiếc áo len màu xám nhạt. Chiếc áo len dày, nên bận vào rất ấm...Đến ngày vào lính, tôi để chiếc áo len đó lại cho cha tôi. Lúc đó, sao tôi chưa thấy cha tôi có một chiếc áo len nào. Về mùa đông, có lạnh lắm thì cha bận 2 cái áo bà ba, và chiếc quần dài...Cho nên, đi lính, tôi để chiếc áo len này lại cho cha, và nói với cha, con đi lính có quân đội lo hết rồi, không cần gì cả. Con để lại cho cha chiếc áo len này, cha mặc khi mùa đông tới nghe cha. Cha tôi cười nhỏ nhẹ, không nói lời nào, nhưng chắc ông cảm động lắm. Đó là tôi nghĩ thế thôi, bởi tôi lúc đó đâu có lường được cái lạnh của Đà Lạt thế nào, và nổi cam khổ của người lính như thế nào.


Cha tôi và tôi ít nói chuyện với nhau. Lúc còn nhỏ lắm, hai, ba tuổi hay  bốn, năm tuổi gì đó, cha tôi thường hay cộ công kênh tôi trên hai vai, đi từ nhà tôi lên xóm An Phú, rồi trở xuống xóm An Lương, đi loanh quanh như vậy đến mấy vòng. Tôi được ngồi trên vai cha tôi, hai chân nhỏ bé của tôi thỏng ra phía trước, hai tay ôm lấy đầu cha. Mỗi khi có người hàng xóm quen gặp, thì họ chào ngay, chào cậu Khiêm, hai cha con đi chơi vui quá hỉ. Dù những người này không bà con thân thuộc gì với gia đình tôi, họ gặp cha mẹ tôi vẫn thường chào là cậu, mợ.

Lúc này, thời điểm tôi đi lính, là thời điểm gia đình tôi đang đi tản cư. Quê tôi không còn yên ổn nữa. Sáng quân quốc gia lên, chiều mấy ông trên núi xuống, nên đêm nào cũng nghe tiếng súng nổ đì đoàng. Cảnh quê không còn bình yên nữa, với lại cha tôi lúc này có chân trong Ban hội đồng xã, nên ông sợ, phải đưa cả gia đình xuống quận lỵ tản cư. Cha mẹ tôi mua cái nhà tranh nhỏ tại thị xã để ở. Ban ngày, có lúc bình an, thì cha mẹ tôi trở về quê, có hái được mớ rau, buồng chuối, thì đem về nấu canh hay luộc chuối ăn...Còn thường thì mẹ tôi buôn bán lẻ ngoài chợ, kiếm ăn rất vất vả.

Hoàn cảnh tản cư như thế. Cha mẹ tôi lúc ấy cũng đã già, ông bà cũng đã trên sáu mươi, nên nghèo là cái chắc...Tôi thì đang huấn luyện trong quân trường, với số lương của một sinh viên sĩ quan, cũng bèo bọt lắm, nên tôi không gởi tiền về cho cha mẹ tôi được đồng nào.


Lúc này những đêm Đà Lạt lạnh tê da, tôi phải cùng các bạn đi gác những ca 1, 2 giờ sáng...Lúc này mới thấy cái lạnh nó hãi hùng như thế nào, nhiều lúc lạnh quá, chịu không nổi, phải lấy tấm poncho (tấm choàng bằng vải nhựa dày), dành cho lính đi hành quân. Đắp tấm poncho lên người mới đở lạnh một chút. Tuy vậy, cái lạnh giữa khuya Đà Lạt vẫn là một hãi hùng với tôi từng đêm.

Tôi chợt nhớ đến cái áo len tôi đã để lại cho cha tôi, tôi biết miền trung, mùa đông cũng lạnh kinh khủng. Nhưng lúc này, cái lạnh như xé từng mảnh da tôi ra, nên tôi đã viết một thư gởi về cho cha tôi, nói cha tôi gởi lên cho tôi cái áo len đó. Và khỏang 10 ngày sau, cái áo len được bỏ vào trong một bọc nhựa đàng hoàng, cha tôi gởi cho tôi chiếc áo len theo đường bưu điện.


Dĩ nhiên lúc đó tôi cũng chẳng băn khoăn gì, vì cái áo len của tôi cho cha, mà quá lạnh, nên tôi xin lại cũng là chuyện thường. Nhưng sau này, nghĩ lại, tôi mới thấy tôi thật vô tình, trong lúc tôi còn tuổi trẻ, lúc đó chỉ khoảng hai mốt, hai hai, sức trai ngồn ngộn, thế mà không chịu lạnh được, phải "giành" chiếc áo của một ông già trên sáu mươi. Mà người đó là cha tôi nữa chứ.

 

*

Tôi sống lơ ngơ với tuổi trẻ của mình. Hình như những năm ở quân trường tôi viết thư về "em" nhiều hơn viết thư về cho cha mẹ. Viết về cha mẹ chỉ có mấy dòng, cha mẹ khỏe không? ở quê mình có bình yên không? Rồi tôi bí tịt. Trong lúc viết cho em thì hoa lá cành đủ mọi thứ, trời trăng mây nước thế nào cũng kể ra. Trong hơn hai năm, tôi đã viết cho em bao nhiêu bức thư tình. Để thấy rằng, cha mẹ đối với tôi như một tình yêu lặn sâu trong tâm thức mà thôi, chứ không lộ ra ngoài.


Tôi về phép lần thứ nhất của năm đầu, tôi lại gặp cha. Cha tôi đã già hơn xưa, vẫn bộ đồ bà ba trắng, chiếc xe đạp sườn cao, ghi đông chữ U, đi về trên đoạn đường Quán Rường - Tam Kỳ, ngày ngày lên xuống. Về quê để thăm nom khu vườn cũ, rồi sẳn tìm buồng chuối, trái mít hay mớ rau, đem về nhà ăn, thêm vào số tiền lời mẹ tôi đi bán thuốc "rê" ngoài chợ. Thời chiến tranh, cha mẹ tôi "hủ hỉ" bên nhau như vậy, trong lúc tôi và anh tôi "đi lính miền xa".

Tôi về phép năm đó, về ở với cha mẹ thì ít mà đi chơi với em thì nhiều. Cha tôi buổi tối thường đọc sách hay nghe đài với chiếc radio ấp chiến lược. Trong lần về phép này, buổi tối, tôi thường ngủ chung với cha trên chiếc chỏng tre rộng. Nằm ôm cha tôi mà ngủ, tôi thấy bình yên quá. Coi như quên hết những hệ lụy. Tôi mơ một ngày hòa bình, được làm một nghề nào đó như đi dạy học, bình yên sống gần cha mẹ thì vui bao nhiêu. Nhưng thời đại chiến tranh làm sao mình sống cho mình được.


Xong 15 ngày phép, tôi trở lại Đà Lạt, tiếp tục làm một sinh viên sĩ quan hiện dịch. Chữ "hiện dịch", sao lúc đó tôi thấy hay quá, và ngầm hãnh diện nữa. Tôi đã bỏ cha mẹ già sau lưng.

 

*

Đến kỳ nghỉ phép lần thứ hai, tôi lại trở về cùng cha mẹ và em. Cha tôi tuy ốm người nhưng tôi thấy vẫn mạnh khỏe, vẫn vui vẻ đón tôi với nụ cười hiền hậu. Tôi không nhớ rõ là tôi có quà mua gì để tặng cha (mẹ) tôi không, tôi nhớ là không, hay nếu có cũng ít lắm...Chắc cũng chỉ mấy gói trà Blao là cùng. Cha mẹ tôi đón tôi về phép với bao mừng vui...


Tuần lễ đầu cha tôi còn rất khỏe. Mẹ tôi có làm một mâm cơm cúng ông bà, gia tiên. Có con gà luộc, đĩa xôi, cơm trắng, cá kho, canh...Cha mẹ có mời thêm chú Tiến, người em họ cha tôi, nhưng rất thân với cha tôi, đến dự. Đi tản cư, sống trong cảnh nghèo cực, cha tôi đã mất hết bạn bè quê kiểng, những chú bác bạn cùng quê cũng lo chạy gạo hằng bữa, nên ít gặp nhau.

Hôm đó, cha tôi và chú Tiến uống rượu với nhau. Hai người nói chuyện rất tâm đắc...Rồi tự nhiên cha tôi khóc. Đây là lần đầu tiên tôi thấy nước mắt cha tôi chảy trên khóe mắt. Nhưng tôi quá vô tình, chỉ thấy và biết thế thôi, chứ không hỏi tại sao cha tôi khóc...Có một dự báo hay nổi buồn gì đó khiến cha tôi buồn quá mà khóc...Tôi vô tư nên không chia xẻ được chút nào.


Thế mà mấy hôm sau cha tôi đổ bịnh, ông bị đau bụng nhói người, khiến gia đình phải đưa ông đi nhà thương. Vào bịnh viện, bác sĩ khám, xét nghiệm, xong tươi cười nói với mẹ, chị hai và tôi:

- Bác chỉ đau bụng thường thôi. Chúng tôi sẽ cố gắng chửa khỏi cho bác để bác sớm về nhà ăn Tết.

Nghe vậy, tôi vui mừng xiết bao.

Nhưng sự vui mừng đó không được bao lâu, khoảng 7 ngày sau bịnh tình cha tôi trở nặng. Và một người bác sĩ khác đến thông báo với chúng tôi:

- Xin chia buồn cùng anh và gia đình. Chúng tôi đã cố gắng chửa trị, nhưng... Gia đình nên đem bác về nhà, nếu không muốn bác mất tại đây.


Đêm đó, bệnh viện cho một chiếc xe đưa cha tôi về nhà. Tôi thức suốt đêm canh cha tôi trên giường bệnh. Cha tôi đã mê mệt lắm rồi. Đến khoảng đâu 4 giờ sáng, cha tôi quờ quạng cầm tay tôi, nói lắp bắp câu gì đó không nghe rõ. Tôi kêu mẹ tôi và chị hai tôi đến gần. Mẹ, chị hai, và tôi đến bên cha, cầm tay cha, hỏi cha có nói gì không, như một lời trăn trối. Nhưng cha tôi không nói gì chỉ lắp bắp trong miệng, rồi cha tôi lịm đi. Tôi rờ ngực cha thấy tim không còn đập nữa. Hơi thở cũng không còn. Tôi, mẹ tôi và chị hai tôi òa lên khóc. Tôi biết tôi mất cha từ đây, ngày hai ba tháng chạp, một ngày cùng ngày đưa ông táo về trời. Ngày này tôi không bao giờ quên.

Chiếc áo len màu xám tôi nhận được từ cha tôi gởi qua bưu điện lên Đà Lạt cho tôi, tôi cũng đã bỏ từ lâu. Sau này nghĩ lại, tôi thấy tôi thật vô tư, vô tình quá. Sao lúc đó tôi không để chiếc áo len đó cho cha mặc, để tránh đi cái rét mùa đông miền trung giá buốt. Điều này làm tôi ray rứt, ân hận mãi.

Thông thường, cái lẽ của đời sống là "nước mắt chảy xuôi". Tôi cũng đành vịn vào câu "nước mắt chảy xuôi" để bào chữa cho cái vô tâm, vô tình của mình thuở đó.

Cha tôi mất đến nay là 49 năm.

Thơi gian trôi qua lẹ thiệt.

 


Trần Yên Hòa

(Viết cho ngày của cha, 21-06, 2020)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cái thằng trông như một xác chết. Hay nó chính là xác chết vừa đội mồ sống dậy. Nhìn nó không khác gì một con zombie thường thấy trên ti vi. Cái mặt đờ đẫn, chân tay lỏng khỏng, áo quần rộng thùng thình. Vậy mà nó lại quàng được vai một đứa con gái. Một đứa con gái thấp hơn nó một nửa cái đầu. Rõ ràng là một đứa con gái. Một đứa con gái Á Châu. Tóc ngắn tua tủa trộn ba màu đen, đỏ, vàng. Mắt to kẻ viền đen. Cặp vai trần trắng muốt, hai vòm ngực đội cao nếp áo thun đen. Hai đứa nhùng nhằng bước vào tiệm. Vào hẳn trong tiệm rồi, chẳng thèm chào hỏi ai, thằng thanh niên ôm con nhỏ, cúi xuống, dán môi nó lên môi con nhỏ, mút và kéo môi dưới đứa con gái dài ra, để tuột ra cái âm thanh chùn chụt.
Tôi được phái đi công tác trong chiến dịch OIR, Operation Inherent Resolve, ở Tây Bắc Iraq, đúng vào những tháng Hè nóng oi bức như đổ lửa. Những cơn mưa ở đây không bao giờ xảy ra vào mùa Hè, chỉ vài cơn mưa rào vào mùa Đông, nên không khí như đặc quánh lại, nóng nung người và bụi tung trời.
Trong khi Quỳnh thả hồn theo tình ca Bóng Chiều Xưa của Dương-Thiệu-Tước, Đằng tần ngần nhìn theo nàng. Khi chiếc SUV của Quỳnh lăn bánh, Đằng thở dài, chợt nhớ một câu rất ý nghĩa để tự xoa dịu tự ái của chàng: “If you love something, set it free. If it comes back, it is yours. If it doesn’t, it never was.”
Trằn trọc trở mình mãi mà không ngủ được, mắt nhắm nghiền, các bộ phận khác như tim. gan, phổi, dạ dày… đều lắng yên, duy chỉ có bộ óc thì không nghỉ, thậm chí nó còn tăng cường mạnh hơn. Bao nhiêu ý tưởng ùn ùn trồi lên như mối ùn ổ. Những cảnh tượng huyễn hoặc hay thực tế cứ loang loáng xuất hiện rồi tan biến tựa như hoạt cảnh trên màn ảnh truyền hình. Y cố định tâm như cách các tu sĩ, nào là niệm Phật, trì chú, quán hơi thở… nhưng chẳng ăn thua gì.
“Hình con gái ông phải không?” Bà cụ người da trắng ngồi bên cạnh hắn lên tiếng hỏi. Hắn giật mình, sửa vội lại thế ngồi cho ngay ngắn, bàn tay phản ứng bằng cách gấp vội cuốn sách lại như lúc bị bắt gặp nhìn trộm một tấm hình khiêu dâm, rồi bối rối mở rộng trang sách, cho tấm hình trải rộng ra trước mặt hai người. Hắn bẽn lẽn quay qua nhìn bà cụ. “Sao bà lại nghĩ đó là hình con gái tôi?”
Câu chuyện nhỏ, do cơ duyên, xảy ra đã lâu, dường như lâu tới hơn hai thế kỷ! Lâu vậy, mà như không lâu, câu chuyện, ngỡ bình thường mà lại không bình thường nếu người trong cuộc không có tên là Thomas Jefferson. Đó là một buổi chiều mùa đông lạnh giá tại miền Bắc Virginia. Con đường hun hút không một bóng người, dẫn tới bờ sông dòng nước hung hãn chảy xiết là nỗi tuyệt vọng của một lão ông đơn độc, đang nhìn thấy thần chết mỗi lúc mỗi đến gần.
Tôi là một nhân viên dân sự hay đi công tác xa nhà để hỗ trợ kỹ thuật cho các đơn vị lính chiến Mỹ đóng đồn ở các nơi tiền tuyến xa xôi, nguy hiểm, và gian khổ như Iraq, Afghanistan, Châu Phi. Dĩ nhiên khi sống trong các trại lính, tôi cũng phải sống kỷ luật như lính và đương nhiên ăn, ngủ trong lều bạt cũng như lính. Không có một sự ưu đãi nào hơn lính. Hôm nay tôi kể bạn nghe về việc ăn và uống của họ khi được ăn những bữa ăn nóng hổi hoặc khi phải nhai lương khô, để bạn thấy được khi xa nhà, họ nhớ và thèm đến thế nào những bữa ăn bốc khói ngon lành của mẹ, của vợ nấu khi ngồi quây quần chung quanh bàn ăn gia đình dưới ánh đèn ấm áp tràn đầy tiếng cười vui. Thuở xa xưa khi quân đội còn chiến đấu bằng vũ khí thô sơ như gươm giáo, cung nỏ, bất cứ đoàn quân nào, khi chinh chiến xa, chỉ có xe lừa, ngựa chuyên chở chậm chạp, người chỉ huy đều phải tính sao cho có đủ lương thực nuôi quân thì mới mong đánh thắng được kẻ thù. Mỗi người lính ngày xưa chỉ đem theo mình cao lắm là khoảng
New York City đang dần dần hồi sinh. Tháng Tám nầy sẽ có “home coming concert” ở Central Park để ăn mừng, nghe đâu có mời Simon và rất nhiều người tiếng tăm khác.
Châu Về Hợp Phổ - đó là câu nói của Bs Nguyễn Đức Tùng, khi ông có nhã ý trao tặng bức tranh khảm xà cừ để chúng tôi đưa về Mẹ tôi. Chúng tôi thoạt đầu rất áy náy nhưng khi hiểu rõ câu nói và tấm chân tình của ông thì hân hạnh và cảm động được làm người nối tiếp cuộc hành trình 50 năm của bức tranh hy hữu. Bên dưới góc phải của bức tranh là tấm bảng nhỏ ghi tên người tặng là Ba tôi, đại tá Nguyễn Ngọc Khôi đang trong chức vụ thị trưởng Đà Nẵng và người nhận là trung tướng Donn J. Robertson, thuộc Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ.
Người đáng sợ hơn ma, chỉ có người mới sân hận thù ghét, chỉ có người mới đâm bị thóc thọc bị gạo, dèm pha phỉ báng; cũng chỉ có người mới tham lam tranh đoạt bằng mọi giá và cũng chỉ có người mới chơi đểu, chơi dơ, chơi xấu... Người hại người mới ghê gớm và tàn bạo.
Anh đậu xe trước chung cư, đèn khẩn cấp nhấp nháy đều đặn. Năm phút rưỡi chờ đợi. Những người qua lại nhìn anh. Những cái nhìn tọc mạch, xét nét. Bốn giờ ba mươi sáu phút, bóng em lấp ló ngoài khung cửa. Mắt em dừng lại ở xe anh. Trời lạnh. Em mặc áo da trông ấm cúng lạ thường. Nhưng anh không cảm thấy thèm được ôm chầm lấy em để hơi ấm hai thân thể hòa lẫn trong nhau như thuở trước. Em thong thả bước xuống những bậc thang xi măng ẩm ướt. Một chiếc xe van dừng lại phía sau anh. Những đầu tóc mầu đen rối bù ló ra khung cửa. Rồi những bàn chân da vàng khẳng khiu bước xuống xe, tất tả. Tiếng cười đùa, gọi nhau ơi ới vang cả một góc đường. Em luống cuống mở cửa xe. Em chào anh. Vẫn giọng nói thì thầm như hơi thở độ nào. Anh cố cười thật tươi đáp lại.
Người ta thường ca tụng tình yêu là vật đẹp muốn mầu (Love is a splendid thing). Quả đúng như thế, vì tình yêu đúng nghĩa cao đẹp của nó là bao gồm hành động bác ái, chỉ biết cho đi mà không cần nhận lại, nào là những lời yêu thương ngọt ngào trìu mến chân thật trao cho nhau, phát xuất từ đáy con tim, chứ không phải bằng đầu môi chóp lưỡi, như người ta vẫn thường nghe thấy.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.