Hôm nay,  

Nhật Ký Tuần Lễ "Cấm Túc" Thứ Chín

22/05/202013:19:00(Xem: 2927)

Thứ hai 11 tháng 5


Cho đến lúc nào có thuốc chủng ngừa COVID-19, càng ngày người ta càng cẩn thận hơn trong giao tiếp. Những lối đi giữa các aisle trong chợ Mỹ bắt đầu trở thành "đường một chiều" để tránh "mặt đối mặt" giữa khách hàng, tránh tình trạng Coronavirus "bành trướng" qua nạn nhân mới. Còn hơn thế nữa, các chợ đã bắt đầu cấm người không đeo khẩu trang vào chợ. Mỗi chợ còn cử một nhân viên ngồi ở cửa ra, vào để bảo đảm 100% khách hàng vào chợ đều có mang khẩu trang.

blankblank


Căn cứ vào diện tích của mỗi chợ, khi số người vào chợ lên đến một con số tối đa có thể giữ được “6 feet social distance”, những người mới đến phải xếp hàng ngoài cửa chợ, chờ có người ra, mới có thể vào.


Hình như bây giờ nhìn đâu cũng thấy vi khuẩn, nên người ta cẩn thận ở mức độ cao, làm cuộc sống ở vài khía cạnh trở nên tù túng hơn trước, ngay cả “quyền tự do đi chợ” cũng bị xâm phạm


Nếu bạn thấy khổ sở,  xin hãy nhìn xa hơn, qua nước Ấn Độ, để nghe câu chuyện những người dân nghèo ở các tỉnh nhỏ về thủ đô New Delhi kiếm sống. Khi chính quyền ra lệnh "lockdown" toàn quốc hơn một tháng, những người dân nhập cư không có tiền để thuê nơi cư trú. Trong tình trạng "lockdown”, không tìm được tàu, xe ; họ đành đi bộ dọc theo đường rầy xe lửa xuyên bang về quê.

Ngày đi, đêm nghỉ, họ ngủ bờ, ngủ bụi dọc đường rầy xe lửa. Đêm 8 tháng 5, quá mỏi mệt, 17 người trong số họ ngủ mê đến nỗi không nghe thấy tiếng còi tàu, bị xe lửa nghiền nát!


Xin góp lời cầu nguyện cho họ được an nhàn hơn ở thế giới bên kia. Và xin tạ ơn Thượng Đế, bạn và tôi, chúng ta may mắn hơn cả tỷ người trên thế giới, được sống trong một đất nước mà ngay cả di dân lậu ở California cũng được trợ cấp từ Chính phủ khi đại dịch tấn công nước Mỹ 


Thứ ba 12 tháng 5 


Nhật ký hôm nay xin dành cho:


"Có một chút riêng còn sót lại

Thì xin dành sẵn để phần ta

"Một mai khi hết đời lưu lạc

Nước mắt anh em sẽ vỡ òa"


Chưa hết đời lưu lạc, mà nước mắt của anh chị em chúng tôi đã vỡ òa khi đưa tiễn cựu học sinh Ngô Quyền khóa 6, cựu Trung úy Pilot LVT về với đất trong một "virtual funeral" qua application Zoom meeting. Nhà quàn, nghĩa trang chỉ cho tối đa là 10 người tham dự mỗi tang lễ trong thời gian đại dịch đang tung hoành ở địa phương. Ngay cả những người bạn thân nhất của anh T. cũng đành ngậm ngùi tiễn anh qua màn hình của PC, Ipad, hay Iphone.


Tang lễ chỉ kéo dài đúng 90 phút trong thời đại dịch, nhưng đủ để bạn học của anh T. thời Trung học, bạn thời anh còn là một phi công trẻ của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa đầu thập niên 70, vĩnh biệt anh với nỗi nghẹn ngào cắt ngang phát biểu của họ. Không thể có mặt ở nghĩa trang, chúng tôi đã gởi đến những tràng hoa tươi thắm tiễn anh về với đất. Quê hương thứ hai đã mở rộng vòng tay cho gia đình người "cựu tù cải tạo”, bây giờ mở rộng lòng đất để Anh và Chị an nghỉ ngàn đời bên nhau.


Chúng tôi tin nếu có linh hồn, ở thế giới bên kia, anh T. sẽ góp phần cầu nguyện cho những người còn lại sớm được cùng nhau “vỡ òa nước mắt hạnh phúc” khi không còn phải sống đời lưu lạc. Đó là ước nguyện lớn nhất của bạn bè anh, và cũng là mơ ước của anh lúc sinh tiền.


Thứ tư 13 tháng 5


Kể từ năm 1949, tháng 5 được coi là tháng của bệnh tâm thần (Mental Health Month) ở Mỹ. Vào tháng này, người ta để ý nhiều hơn những người tâm trí đã bắt đầu "lãng đãng", và giáo dục mọi người nhận ra những dấu hiệu đầu tiên của bệnh tâm thần.

blank


Tháng 5 năm 2020, sau hai tháng sống "đời cấm túc", với tình hình tài chính cá nhân đôi khi còn rơi nhanh hơn tốc độ rơi tự do, không những chỉ quảng bá bằng tài liệu, người ta còn cung cấp các chuyên viên tâm lý sẵn sàng, trực điện thoại 24/7 để giúp những người bị suy sụp tinh thần do đại dịch.


Xin cùng bình tĩnh, và kiên nhẫn để cùng nhau vượt qua đại dịch. Hãy nhìn xuống và nhìn xa hơn, để thấy chúng ta vẫn còn may mắn hơn nhiều người khác. Có một sức khỏe tốt, một mái nhà để được "cấm túc tại gia”, một khung cửa kính để thấy bầu trời trong xanh đã là một diễm phúc trong thời đại dịch. Hạnh phúc vẹn toàn, không có bóng dáng của lo buồn, hình như chỉ có trong chuyện cổ tích thời thơ dại.


Thứ năm 14 tháng 5


Rất buồn là chỉ sau gần 3 tháng đại dịch COVID-19 hoành hành nước Mỹ, nhiều Công ty lớn không thể cầm cự, lần lượt khai phá sản hoặc vĩnh viễn đóng cửa tô thêm màu đen  vào nền kinh tế vốn đã xám ngắt trong mùa... mắc dịch.


Chẳng hạn Pier 1 Imports -từ lúc thành lập chỉ có một cửa tiệm vào năm 1962, có lúc phát triển đến 942 tiệm ở khắp Hoa kỳ-  một trong những công ty bán đồ nội thất, và bàn ghế ngoài trời cho mùa hè có uy tín ở Mỹ, đã nộp đơn xin phá sản, đóng cửa toàn bộ 540 tiệm đang hoạt động vào đầu tháng 3 năm nay.


COVID-19  không chỉ cướp mất mạng sống của cả trăm ngàn người mà còn lấy đi công việc của cả triệu người khác.


Chẳng hạn JCPenney, có mặt trong thương trường đã 118 năm,  một tên tuổi lớn trong các departments stores, khai phá sản, và cho biết sẽ đóng cửa 250 trong tổng số 846 tiệm trải dài trên 49 tiểu bang Hoa kỳ. Có nghĩa là hơn một phần tư của tổng số 85 ngàn nhân viên sẽ mất việc.


Chẳng hạn "Specialty's Café & Bakery" (một chuỗi cửa hàng bán cà phê, và thức ăn “brunch” (brunch = breakfast + lunch) khá ngon với giá cả thích hợp với túi tiền của sinh viên, và người có thu nhập thấp, sau 33 năm hoạt động, đã ra thông báo "ngày cuối cùng của các tiệm "Specialty's Café & Bakery" là ngày 19 tháng 5 năm 2020”!


Cầu mong thuốc chủng ngừa COVID-19 sớm được tìm ra để ngăn được các cơ sở thương mại từ lớn đến nhỏ đang rơi tự do, và phải phá sản khi không còn sức cầm cự, không thấy được ánh sáng le lói cuối đường hầm.


Thứ sáu 15 tháng 5


Bên trời Âu, một nhóm công nhân ở Anh trong tình trạng bị tạm nghỉ việc, không có lương, dùng thời gian rảnh rỗi của mình thành lập nhóm "'furloughed foodies" đã quyên góp được £10,000 (tương đương 12 ngàn USD), cùng nhau bỏ công sức nấu nướng 6 ngàn bữa ăn trưa hàng ngày, mang đến tặng cho 15 bệnh viện ở quanh Luân Đôn. Cảm kích trước tấm lòng của họ, các mạnh thường quân tiếp tay đóng góp, con số £10,000 tăng lên thành £25,000 (hơn 30 ngàn USD).


Số người tình nguyện nấu và mang thức ăn đến các bệnh viện cũng gia tăng nên không những các bệnh viện mà các nơi tạm trú cho những người không may homeless, hay một số địa điểm  phát thức ăn miễn phí cho người có thu nhập thấp cũng được cung cấp bữa ăn trưa nóng.


Những người Anh đang bị tạm mất việc vì đại dịch cúm Tàu  đã dùng thời gian của mình một cách khôn ngoan, và có ích, tương tự  như lời khuyên của Thị trưởng Chicago, Rahm Emanuel “You should never let a serious crisis go to waste!”. Hay như một câu ngạn ngữ của người Mỹ " when life gives you lemon, make lemonade” (khi cuộc đời đưa cho chúng ta những trái chanh, hãy làm nước chanh").


Thứ bảy 16 tháng 5 


Tối nay, ngôi sao bóng rổ của Mỹ, LeBron James đã tổ chức chương trình đặc biệt kéo dài 57 phút: "Graduate Together: America Honors the High School Class of 2020" để bù đắp cho nỗi buồn sẽ chẳng bao giờ có một lễ ra trường đáng nhớ suốt đời của các em đang học lớp 12 niên khóa 2019-2020.

blankblank


Chương trình được sự cộng tác của  Entertainment Industry Foundation, và Nghiệp Đoàn của những người đứng trên bục giảng các trường Trung học ở khắp nước Mỹ, được phổ biến cùng lúc bởi 9 đài truyền hình lớn nhất nước Mỹ với hơn 12 triệu khán giả tham dự "virtual graduation" của các học sinh Trung học Class 2020.  Các em nên tự hào vì đây là một lễ ra trường có đông người tham dự nhất thế giới từ trước đến nay.


Buổi lễ mở đầu với cả ngàn học sinh năm cuối Trung học, từ khắp nước Mỹ, chỉnh tề trong caps và gowns đủ màu, nghiêm chỉnh hát quốc ca cùng nhau qua Zoom.


 LeBron James ,"huyền thoại bóng rổ" cao đến 6.9 feet (2.1 mét) đã nói với đàn em:

 "Đáng lẽ các em có một lễ ra trường đáng nhớ đánh dấu cho năm cuối Trung học nhiều kỷ niệm nhưng các em phải hy sinh lễ ra trường vì các em muốn giữ cho cộng đồng của chúng ta an toàn trước dịch bệnh. Xin đại diện cho tất cả mọi người, cảm ơn các em "


Một trong 15 học sinh đại diện class 2020, Mason Whitaker từ Ironwood Ridge High School ở Oro Valley, Arizona đã phát biểu :

 " Coronavirus đã hủy bỏ phần cuối chương trình Trung học của Class 2020, nhưng không phá hủy được chúng tôi..."


Cựu Tổng thống Obama đã "chuyển lửa" soi sáng tương lai các em với lời khuyên:

 "Thế giới sau này tốt hơn do quyết định của các em. Thế hệ của các em sẽ phải lớn nhanh hơn những thế hệ trước để định hình một thế giới tương lai tốt đẹp..." 


Một khách mời nổi tiếng khác là nhà đấu tranh trẻ tuổi, chỉ hơn các em tốt nghiệp Trung học năm nay 5 tuổi, người cũng không có lễ ra trường Trung học, Malala Yousafzai, (Nobel Peace Prize Winner 2014,),  đã nhắn nhủ đàn em qua màn ảnh:

" Class 2020 không được nhớ tới như một trong những thiệt thòi do đại dịch gây ra mà sẽ được nhớ tới như làm thế nào để các em vượt qua khó khăn. Thế giới ở trong tay các em, chúng tôi chờ xem các em sẽ làm cuộc đời tốt hơn..."


Người viết cũng xin thầm lặng gởi lời chúc mừng đến Class 2020, và chân thành chia sẻ với các em, đặc biệt là các em gốc Việt Nam:

"Khi chúng tôi ở tuổi các em bây giờ, chúng tôi không những chỉ bị cướp mất lễ ra trường mà còn bị cướp mất cả tương lai, không phải bởi virus mà bởi cả một thể chế chính trị. Chúng tôi tin chắc chắn các em sẽ pha được những ly nước chanh ngọt ngào hơn chúng tôi bất kể có bao nhiêu trái chanh cuộc đời ném vào mặt mình ở tuổi đẹp nhất đời người".


Chủ Nhật 17 tháng 5


Đại dịch cúm Vũ Hán làm mùa hè 2020 trở nên khác thường. Mặc dù hoa puppy màu vàng cam vẫn nở rộ ở California, mặc dù những hàng cây  phượng tím (Jacaranda  tree) vẫn làm nhiều con đường nhỏ ở miền Nam California trở thành "một chân trời tím ngắt"***, mặc dù mặt trời vẫn đang ở lâu hơn với Châu Âu và Bắc Mỹ nhưng COVID-19 đã làm cuộc sống của nhân loại nói chung, của người Mỹ nói riêng vẫn còn chìm trong mùa Đông xám ngắt màu bệnh tật.


Tháng 5 là tháng của các tân khoa (những con chim vừa đủ lông cánh bay vào đời), tháng mở đầu cho mùa du lịch, nghỉ hè khi các trường học vừa kết thúc niên khóa. Và giá xăng bắt đầu nhích lên từng tuần khi “cung” vẫn như cũ nhưng nhu cầu tiêu dùng tăng vọt. 

Giúp cho người Mỹ có được những chuyến nghỉ hè thoải mái cả về vật chất lẫn tinh thần , American Automobile Association (AAA) vẫn theo dõi tình hình hàng năm và tiên đoán giá xăng, cũng như số lượng du khách từng vùng.

Nhưng năm nay, do đại dịch cúm Tàu, mọi chuyện đã không còn như xưa, xăng hạ giá vì đa số mọi người làm việc từ nhà, hoặc bị "cấm túc tại gia". AAA cũng thông báo sẽ không có một bất cứ dự đoán, lời khuyên nào cho mùa nghỉ hè năm nay (từ Memorial Day cuối tháng 5 đến Lễ Lao Động đầu tháng 9).


Ngày dài ra nhưng không làm cho người ta lạc quan hơn vì ở rất nhiều địa phương của Mỹ, số người nhiễm bệnh, và số người thiệt mạng vẫn không giảm sau hơn một tháng áp dụng lệnh "Shelter in Place”.


Coronavirus vẫn hung hăng, chưa chịu lùi bước mặc dù nhiệt độ đang tăng dần vào cuối xuân đầu hè. Bây giờ thì người ta đã phải "lâu dần đời cũng quen" với cái khẩu trang che kín nửa khuôn mặt. 

blank


Không chỉ có những nhà lãnh đạo mới bạc tóc vì vẫn chưa tìm được giải pháp tối ưu cho cả kinh tế và sức khỏe, tóc những người bình thường cũng bắt đầu nhuốm màu sương khói vì "nợ áo cơm", vì hàng đống bills vẫn tiếp tục xếp hàng vào nhà như thông lệ, như không hề có chuyện nhân loại đang bị COVID-19 tàn phá.


Nguyễn Trần Diệu Hương

Trung tuần tháng 5/2020 


***"Nửa Hồn Thương Đau"/ Phạm Đình Chương



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mấy tháng trước đây chúng tôi đã gặp một cặp chồng Mỹ vợ Việt tại nhà thờ Saint Patrick trong buổi lễ tang của một bà đồng hương già trên 95 tuổi. Bà Th. trước 75 làm sở Mỹ có chồng lính Mỹ là người sớm nhất đến thành phố chúng tôi đang ở. Những người Việt đến sau như tôi thường đến tá túc một vài tháng đầu tiên tại nhà bà. Lễ tang của bà tập họp gần như đầy đủ người Việt đã từng quen biết bà trong đó có cặp chồng Mỹ vợ Việt nầy đến từ một thành phố khác.
Sống thế nào và sống với nhau ra sao, không dễ. Cả một quá trình tập luyện kiên trì… Ai cũng biết giữ cho “thân hình thon gọn” vừa “đẹp” vừa tốt cho sức khỏe, nhưng mấy ai có thể ăn uống kiêng khem, vận động hằng ngày năm nầy qua năm khác. Hay bước tới trước một bước thì bước lùi sau hai bước!
Thời gian gia đình còn kẹt lại Việt Nam, tuy tuổi đời còn non dại, Nga đã nhìn đời bằng tâm thức của một thiếu nữ trưởng thành. Trong khi đó, tại Hoa Kỳ, Phong được nuông chiều, cho nên, Phong rất vô tư. Thấy Nga không tỏ vẻ háo hức về tin chàng có xe mới, Phong hỏi lơ chuyện khác: -Sáng nay ai đưa Nga đến trường? -Ông xe “bus”. -Từ nay có xe mới, anh sẽ đưa và đón em thường xuyên. -Cảm ơn anh. -Đi, đi với anh ra xem xe mới. -Thôi, anh lấy xe vào đón Nga đi! -Ok, “sir”! Nhìn theo dáng người dong dỏng cao của Phong, Nga thở dài, nghĩ đến Huân – người anh xa vắng của nàng. Hình ảnh Huân đang chờn vờn trong tâm tưởng của Nga thì chiếc xe thể thao màu đỏ dừng sát lề đường. Phong chồm ra, cười. Đối với một sinh viên vừa thoát khỏi “đáy địa ngục” của cộng sản Việt Nam (csVN) vào thời bao cấp – như Nga – thì chiếc xe này phải là một giấc mơ không tưởng! Thế mà Phong không hiểu tại sao Nga vẫn tỏ vẻ dững dưng.
Chị ôm chầm lấy con. Tí giờ đây cao lớn hơn mẹ nhiều, đã ra dáng thanh niên. Nhưng Tí vẫn là đứa con bé bỏng trong vòng tay của chị. Đứa con ước ao một món quà thuở nhỏ, mà mãi đến giờ, và sẽ không bao giờ, chị có thể tặng cho con. Lòng chị dâng lên niềm thương yêu con vô bờ. Chị nghe tiếng mình thầm hứa với con: - Ba mẹ luôn luôn gần nhau để con vui mãi, nhé con yêu.
Em nhìn lên trăng qua khung cửa sổ. Đêm nay trăng đã tròn. Trăng chiếu vào nơi Bà Ngoại ngồi. Em thấy nhớ Bà Ngoại quá! Chú Cuội, Chị Hằng đi vắng rồi! Chỉ còn vầng trăng trải một màu thương nhớ. Bỗng em nghe tiếng Mẹ thì thầm. Em lắng nghe. Mẹ ở trong phòng. Mẹ đang nói chuyện điện thoại với Ba. Tiếng của Mẹ nghe khác lạ. “Có gì thì anh về nhé!”
Thiên đạp xe hết tốc lực, cái sức một thằng bé mười lăm tuổi đang nhổ giò phát lớn cộng với sự háo hức chờ mấy ngày qua, chẳng mấy chốc là đến nhà nội. Nhà nội Thiên ở quê, cách thị trấn chừng ba cây số, ngôi nhà nằm giữa một vườn cây xanh mát nào là mít, ổi, xoài, chanh, khế… ra khỏi vườn cây là đến rẫy mía phía sau nhà.
Ngày cuối tuần tôi theo đám trẻ đi rước đèn tháng Tám. Đàn em bé ca hát rộn ràng những bài hát Trung Thu của Sài Gòn ngày trước. Những cái đèn giấy đủ mọi hình dạng. Có thật nhiều đèn cá chép. Những con cá chép mập ú, tròn quay, có ngọn nến lung linh mờ ảo bên trong. Đám rước chỉ thiếu những chiếc đèn làm bằng giấy bóng kính trong suốt. Những chiếc đèn đủ sắc màu. Lũ trẻ một tay níu tay mẹ, tay bà, tay bố, tay anh, tay chị; một tay cầm khúc que ngắn với chiếc đèn treo ở đầu. Ríu rít theo chân nhau đi dọc theo đoạn đường ngắn ngủn bọc quanh ngôi chùa, dưới ánh đèn đường nhạt nhòa. Những chiếc đèn trung thu, bầy trẻ nhỏ, những câu hát quen, giọng trẻ thơ ê a đưa tôi về những ngày thơ ấu.
Trong một dịp cùng đi hướng dẫn thực tập Chánh Niệm (Mindfulness) cho một liên đoàn hướng đạo ở Quận Cam, tôi có tâm sự với anh bạn trẻ Bạch Xuân Phẻ rằng có lẽ một trong những nơi thanh thiếu niên cần thực tập chánh niệm nhất chính là Việt Nam. Ước gì những buổi hướng dẫn chánh niệm như thế này được tổ chức rộng rãi ở những đoàn thể của thanh thiếu niên Việt Nam trong nước. Ước muốn được thì làm cũng được. Trong một chuyến về Việt Nam năm 2018, tôi liên lạc trước với chị T., một người bạn thân lâu năm của gia đình. Chị T. là Giám Đốc Điều Hành của WWO Việt Nam, một tổ chức phi chính phủ Hoa Kỳ chuyên giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Chị là một người có đầu óc cởi mở, thích học hỏi cái mới. Dưới tay chị là một đội ngũ nhân viên trẻ, hàng ngày phải đối mặt với những hoàn cảnh đáng thương trong xã hội. Tôi nói với chị T. là muốn có một buổi hướng dẫn thực tập chánh niệm cho nhân viên WWO, vì điều này có thể đem lại lợi lộc cho các bạn trong môi trường làm việc mà tâm lý dễ bị
Một ngày nọ Chàng Lười Peter hay biết có một ngôi làng đang tổ chức hội chợ. Chàng ta biết chắc rằng nhiều dân quê sẽ tới đây để bán ngựa, bò và những gia súc khác và thế nào họ cũng có nhiều tiền. Mặc dù rất cần tiền nhưng chàng ta có thói xấu là không chịu làm việc để kiếm tiền. Chàng ta, đầu đội chiếc mũ đỏ ba cạnh, tìm cách mò đến ngôi làng.
Tiếng trống thì thùng vang khắp xóm chợ, xóm chùa, xóm đình… Âm thanh trống lân giục giã đầy hào hứng tỏa đến từng nhà, lọt vào lỗ nhĩ thằng Tí. Tiếng trống kích thích nó, làm cho nó và cơm thật lẹ, đoạn nó chan canh vào chén để húp cho xong, dường như nó nuốt chứ hổng có nhai. Cô Hai nhìn nó rồi đưa mắt cho chú Hai: - Thường ngày đâu có vậy, nó ăn nhơi nhơi cả buổi hổng hết chén cơm, vậy mà bữa nay nó ăn nhanh như lân ăn bắp cải.
Buổi sáng định mệnh đó, thầy giáo lớp 5 của Max, nhận được một cú điện thoại. Max còn nhớ khuôn mặt thầy tái đi sau cú điện thoại đó, Thầy bảo Max thu dọn cặp sách lên ngay văn phòng của trường. Max kinh ngạc nhưng vâng lời Thầy thu xếp ra về. Ở cửa văn phòng, Mẹ của Max đứng đó, khuôn mặt nhợt nhạt, thất thần còn hơn cả Thầy giáo. Cho đến tận bây giờ, mỗi khi có ai đó nói với Max "chúng tôi rất tiếc, ba của bạn đã qua đời", người đàn ông 30 tuổi đã buồn bã trả lời "Không, ông bị giết chết bởi không tặc."
Mọi người như muốn cướp thời gian để vui sống. Họ không chịu ngồi yên nhìn thời gian trôi nhanh vuột khỏi tầm tay. Las Vegas là nơi họ thích đến để “hành lạc” mỗi năm một lần, hay vài ba lần (Có thể họ còn đến những nơi khác để chen vào những kẽ hở của một năm cặm cụi làm việc). Thế nhưng đại dịch đã ngang nhiên xía vào cuộc sống của họ. Nay “xả cảng”, thì họ phải vội vàng “đến bù”.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.