Hôm nay,  

Dòng Sông Đời

22/05/202013:12:00(Xem: 4764)

 blank

                                                                                                                                                             

Cách đây vài ngày, bà Giám đốc trịnh trọng nói với ông:

    “Thưa bác sĩ, chúng tôi muốn gợi ý bác sĩ, tháng sáu năm tới, bác sĩ đúng 66 tuổi. Tôi muốn dành thời gian quí báu còn lại của bác sĩ cho gia đình bác sĩ…và xin bác sĩ hiểu cho thời thế đã thay đổi…”

    Thật sự vấn đề ‘hưu’ ông ta chiêm nghiệm từ lâu, nhất là từ năm 1999, khi ông bị tai biến, khả năng thính giác bị suy sụp. Ông đã nói chuyện này với vợ cũng như thư điện với các con ông nhiều lần. Nhưng khi nghe bà giám đốc nói như vậy ông cũng cảm thấy nao nao. Ông cảm thấy mình đang cố bám víu một điều gì xem chừng nghịch lý. Già rồi thì phải về hưu chớ, để cho tuổi trẻ có cơ hội ngoi lên. Năm tới tuổi thật của ông 68 rồi, tuổi bào mẫu là 69, coi như gần cổ lai hy. Ông cố bám víu cách mấy đi nữa năm tới ông cũng phải hưu.

      Cưu mang lắm việc rồi đến tuổi hưu ta cũng phải tự hỏi, ta làm được những gì cho đời? Lớn lên trong chiến tranh, hư hao đổ nát, mang nhiều ước vọng vào đời, phục vụ đất nước chưa đầy mươi năm, trôi giạt xứ người, cuộc sống lưu vong của ông thật là hẩm. Đến Mỹ tháng 11 năm 79, sau thiên hạ gần 4 năm, ông không thể nào trở lại nghề bác sĩ, mặc dầu ông thi đậu bằng cấp hành nghề bác sĩ tại Mỹ. Ông hài lòng với nghề tư vấn tâm thần vì với nghề này, ông có cơ hội trở lại phục vụ cộng đồng người Việt tại hải ngoại. Ông đã được nhận là Giám đốc chương trình Bịnh Tâm Thần cho người tị nạn Đông Dương tại Chicago. Nhờ vậy, ông lúc nào cũng thấy phấn khởi. Ông chưa bao giờ an phận dừng chân. Năm nay, tuổi thật, ông đã 68, ông vẫn chưa biết đâu là bến đậu, lúc nào là lúc thả neo lần cuối để cho chiếc tàu đời ông được an nghỉ. 

     Ông chiêm nghiệm đời người như một dòng sông. Phát nguyên từ nguồn cao, vượt bao nhiêu ghềnh thác, dòng sông càng trôi càng thay đổi, càng trôi càng mở rộng. Càng trôi dòng sông càng tiếp nhận nhiều phụ lưu, lòng của dòng sông, nhịp trôi luôn luôn thay đổi, có lúc nông, lúc sâu, lúc nhặt, lúc khoan, có lúc cuồn cuộn vươn lên vượt ghềnh vượt thác, có lúc đổ nhào xưống vực thẩm, dòng sông vẫn miệt mài trôi, mang nặng phù sa tạo nên những nương, những bãi, những cồn những thôn xóm làng mạc, đất nước..Đã có biết bao nền văn minh và xã hội dựng lên từ những dòng song. Khi trôi đến cửa biển dòng sông hội nhập vào đại dương, mang đến đại dương nguồn nước mới, những chất liệu mới, những sinh khí mới…và trôi mãi đến vô cùng. Dòng sông đời cũng miệt mài trôi khi đến tuổi hưu, như dòng sông đến cửa biển, với niềm khao khát và ước vọng hội nhập cùng thế giới. Hưu không có nghĩa là đời người ngưng đọng lại. Ông luôn luôn quan niệm, hưu là điểm khởi đầu cho một hành trình mới.

        Nhiều lúc ông tự hỏi sao ta lại dấn thân lắm việc. Không hiểu một thôi thúc nào đó dã réo gọi ông đi vào muôn ngả của đời. Ông vẫn thấy mình vẫn còn trẻ. Ông thường khoe với người bạn vong niên, những đường gân những cơ bắp ông có. Những cánh buồm xa trên biển vẫn vẫy gọi ông. Sau đôi mắt đẹp của người con gái vẫn còn là những thiên đường ước mơ. Ông chan chứa yêu đời yêu người. Những buổi sáng cuối Thu khi đi làm, ông vẫn chọn cravatte cho hợp với ngày thu muộn, đẹp và buồn. Ông vẫn còn mong ngóng những buổi chiều cuối tuần. Những giọt mưa Thu không ngừng gõ vào hồn ông tiếng gọi lên đường. Ông thường đi bách bộ qua các sân trường đại học, ông thấy những sinh viên nam nữ ngồi hay nằm bên cạnh nhau, ông tha thiết nhớ. Cũng như họ ông thường đưa bà, vợ ông, vào những buổi xế chiều mùa Hạ, đến Ravina, Trung tâm trình diễn nhạc thính phòng ngoài trời tại Chicago. Cũng như những đôi nam nữ khác, ông bà cũng ngồi tựa bên nhau trên bãi cỏ nghe ca nhạc thính phòng. Có lần cũng nơi ấy ông bẩgặp Đặng Thái Sơn trình diễn dương cầm những tình khúc của Fréderic Chopin. Trong nắng hoàng hôn hôm ấy, ông mơ thấy ánh mắt tình tự của George Sand tha thướt trên những trang tiểu thuyết trữ tình! Trong chín năm qua ông dồn hết những hiểu biết, ân huệ đời ban cho, với số vốn chữ nghĩa học được từ đất mẹ, ông thực hiện tập truyện ngắn “Câu Lạc Bộ 309.81”. Ông rất thú vị khi thấy tập truyện ngắn của ông được vô vàn đọc giả niềm nở đón nhận. Có nhiều người phát biểu những cảm nghĩ sâu sắc về tác phẩm của ông ngay tại buổi ra mắt tại ngân hàng Bridgeview-Bank Chicago. Hy vọng chăng, văn học nghệ thuật là hành trang mới cho ông lên đường.

     Có những chiều ông về muộn. Một mình ngồi trong văn phòng. Nơi đây ông đã tư vấn vô số người và vô số gia đình trong 20 năm qua. Họ là đồng hương, đều là nạn hân của chiến tranh. Đồng cảnh ngộ cho nên sự cảm nhân của ông với hoàn cảnh của bệnh nhân thật sâu sắc. Họ là người đồng hành với ông trên đường đời. Ông cảm thấy có sự ràng buộc thiêng liêng nào đó. Quyết định về hưu thì dễ, nhưng xa bịnh nhân xa văn phòng mà ông đã ngồi đó suốt trong 20 năm qua, ông không khỏi ngậm ngùi. Lúc đương thời ông là bác sĩ phẫu thuật ở trong nước, ông chưa hề nghĩ đến chuyện về hưu. Các vị thầy của ông, các giáo sư của Trường Y Sàigòn, Hà nội, Huế ở tuổi trên 60, 70 họ vẫn tiếp tục phục vụ đất nước, phục vụ y học. Mắt họ vẫn tinh sáng, trí tuệ họ vẫn linh động. Họ luôn luôn tìm tòi học hỏi nghiên cứu. Họ tiến bộ không ngừng. Họ là những bác sĩ đầu nghành, nêu cao phẩm chất của người trí thức yêu nước, yêu nghề. Trong thời kỳ khói lửa có lúc phẫu thuật tiến hành dưới bom đạn, trong chiến hào, dưới hầm chiến thuật, cân não họ vẫn vững chắc như thành đồng, tay cầm dao phẫu thuật không hề run. Họ luôn luôn nêu cao tấm gương mẫu mực cho cho học trò, cho mai hậu. Khi còn ở trong nước ông cũng học hỏi theo thầy. Điều mơ ước lớn nhất của ông là được cầm dao phẫu thuật đến hơi thở cuối cùng. Ông mơ ước vì một tai biến nào đó của tuổi già ông được chết gục bên cạnh bàn mổ trong lúc ông đang thực hiện phẩu thuật. Bây giờ ông mới thức tỉnh, đó là giấc mơ không tưởng cho một kẻ đã bỏ nước ra đi như ông. Trên đường về nhà, trên xe lửa, ông suy nghĩ về ngày nghỉ hưu gấn kề. Ông cảm thấy buồn vì còn nhiều người cần sự giúp đỡ của ông. Ông cảm thấy mình là kẻ đào ngũ trước trách nhiệm. Ông nghĩ chấp nhận về hưu là một việc làm nhẫn tâm với lương tri mình. Tối hôm ấy ông về nhà muộn, vợ ông mở cửa ông vào. Thấy ông có vẻ dàu dàu bà hỏi:

- Sao anh về muộn vậy? Anh ở lại trễ để tranh thủ với bà giám đốc để anh tiếp tục làm việc? Anh không muốn về hưu sao? Không đâu anh, già rồi thì phải về hưu chớ. Trông anh cũng mệt mỏi rồi. Mình phải ra đi thôi. Nhường chỗ cho người trẻ hơn họ đến. Biết đâu người thế anh trong tương lai, họ có thể hiểu bịnh nhân hơn anh, họ có thể giúp đỡ bịnh nhân hữu hiệu hơn anh.

   Ông không ngờ những lời vợ ông nói thật sâu sắc và ủy lạo ông rất nhiều. Ông thầm cảm ơn bà. Thấy mâm cơm dọn sẵn và chờ đợi ông, ông hối tiếc là đã về trễ. Ông lên tiếng mời bà ngồi lại ăn cơm. Thấy bà mang lại mâm cơm ngọn nến hương, ông hỏi:

- Sao hôm nay tình thế! Chúng ta ăn cơm dưới ánh sáng của nến à! 

Nghe thế, bà cười, bà hỏi lại ông:

- Anh có nhớ hôm nay là 24 Tây? Ngày mai là 25 tháng Chạp, lễ Giáng Sinh không anh?

    Nghe bà hỏi thế, ông kêu ‘ha’! Hai bàn tay ông ôm lấy đầu. Một nỗi buồn xâm chiếm tâm hồn ông. Ông thầm thì:

 - Ta già đến thế sao!

    Ông nghe bà an ủi:

 - Không đâu anh! Anh còn trẻ và chúng ta còn trẻ. Nhưng đôi lúc cũng phải biết quên chớ anh. Không nên cứ mãi ràng buộc mình với đời, khổ lắm anh ạ../.


 

ĐÀO NHƯ

Feb.5th 2004/Giáp Thân

Oak park Ill. USA

[email protected]

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chàng tên Jerry, nhưng ngoại nàng kêu chàng là thằng Rỳ. Chàng cao lêu nghêu, da trắng tóc vàng mắt xanh. Chàng hay kể với nhà nàng về bà ngoại quá cố của chàng, cũng là người Việt Nam. Qua lời kể của Jerry, ai cũng cảm nhận được lòng yêu thương đằm thắm của chàng dành cho ngoại chàng...
Xin thưa trước với độc giả, như là giới hạn không gian và thời gian bài viết: Tết xưa là Tết của MNVN thập niên 60, 1975. Tết nay: Tết của người Việt hải ngoại và trong nước...
Trong một dịp quen biết tình cờ với một chị người Việt Nam, biết tôi từng là cô giáo nên chị mời tôi đến dạy Việt Ngữ bên Hội Người Việt, vì có một cô mới chuyển đi thành phố khác, rất cần tôi “điền vào chỗ trống”. Thôi thì máu nghề nghiệp nổi lên, tôi liền nhận lời, “đóng thế” thì đã sao, đâu phải lúc nào cũng phải làm nhơn vật chánh!
Một buổi trưa tháng Chạp, một mình lòng vòng trong khu China Town, chợt nhớ con đường nhỏ trong khu Chợ Lớn, Sài Gòn thuở xa lăng lắc... Mắt bỗng chạm cửa những căn nhà nhỏ, cũ kỹ, song lại sáng bừng bởi những tấm liễn đỏ rực, với những hàng chữ nhũ vàng, sắc nét. Đó là những câu đối, câu liễn trong những ngày giáp Tết âm lịch? Lòng bỗng nao nao một nỗi niềm khó tả...
Trời Nam Cali vẫn còn mang hơi lạnh của những cơn mưa cuối mùa, dù gió xuân đã nhuốm hơi ấm khắp chốn. Nhìn những cành khô của đông còn sót lại, đã e ấp đâm chồi xanh, rồi sẽ rộ nở hoa. Xuân đến, đông đi rồi trở lại, đất trời cũng luôn đổi thay, vạn vật vốn dĩ vô thường, nhân sinh cũng tất bật bôn ba không ngừng nghỉ...
Chị không còn đủ sức để có thể có bất kì một phản ứng nào, ngoài việc vịn theo vách tường lần sang phòng con, ngả người xuống và rơi vào trạng thái chập chờn giữa tỉnh và mê, giữa thức và ngủ, đầy mộng mị nặng nề. Đầu chị nhức nhối. Chị muốn dậy đi tìm viên thuốc nhưng không thể nào trở mình được. Thân thể chị tê cứng. Cổ họng khô rát. Lát sau, chị thấy rõ ràng mình ngồi dậy, đi ra ngoài lấy ly nước. Chiếc ly chỉ cách bàn tay chị chừng vài phân. Chị nhoài người tới. Kỳ lạ thay, chiếc ly như đùa cợt với chị, nó cứ lùi dần ra phía sau và luôn giữ khoảng cách cũ. Rồi trong tiềm thức, chị bỗng nhận biết được đây chỉ là giấc mơ! Chị cố vùng vẫy, cố thoát khỏi giấc ngủ chết chóc. Nhưng tất cả đều vô ích! Chị mệt lả, kiệt sức...
Chỉ vào những giờ phút trang nghiêm như giao thừa gia đình nhỏ của tôi mới tận hưởng hạnh phúc sum vầy bên nhau...
Trên đường lái xe từ Corpus Christi đến thành phố Houston, để “đốt” thời gian dài buồn chán trên xe, chúng tôi kể cho nhau nghe vài kỷ niệm ngày xưa, trong đó phải kể đến một thời tuổi trẻ đã từng lê lết trong những rạp “chớp bóng” ở Sài Gòn ngày nào. Hào hứng nhất vẫn là nhắc lại những phim “cao bồi” nổi tiếng...
Tháng mười hai ở xứ này cũng giống tháp chạp ở xứ mình, tháng này vào mùa lễ, mùa hưởng thụ, nghỉ ngơi, thăm viếng, sum họp… Mùa lễ bắt đầu từ lễ Tạ Ơn kéo dài cho đến tết tây, nhà cửa, phố xá trang hoàng đèn hoa rực rỡ. Người người tấp nập mua sắm, đi chơi. Nhà nhà sum họp, gặp mặt, tiệc tùng…
Năm nào cũng vậy, nơi mình ở, cứ đến những ngày cận Tết cho mãi đến sau Tết, thời tiết lạnh giá vẫn chưa chịu ra đi khiến không khí xuân thiếu phần khởi sắc như trong những bài văn, bài thơ, bài hát qua những lời ca tụng mùa xuân nắng ấm chan hòa, hoa màu muôn sắc và người người đang hớn hở đón mừng xuân. Không biết có phải mình đã luống cái tuổi xuân từ lâu nên nhìn sự vật chung quanh có phần ảm đạm hay không? Chắc là vậy...
Hãy chọn một nơi yên tĩnh sống cho mình. Tôi không khuyên mọi người đi tu, vì đi tu cũng là cái duyên, có duyên mới đi tu được...
Giữa đêm khuya, một hồi chuông réo lên inh ỏi, phang thẳng vào hộp sọ. Như một cú đấm bất ngờ. Tôi bật dậy, đầu óc mụ mị, tôi không biết mình đang ở đâu, không biết có chuyện gì xảy ra. Đến lúc lờ mờ hiểu rằng đó là cái điện thoại cổ lỗ đang rống, tôi quờ tay sờ soạng tìm ống nói.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.