Hôm nay,  

Dòng Sông Đời

22/05/202013:12:00(Xem: 4681)

 blank

                                                                                                                                                             

Cách đây vài ngày, bà Giám đốc trịnh trọng nói với ông:

    “Thưa bác sĩ, chúng tôi muốn gợi ý bác sĩ, tháng sáu năm tới, bác sĩ đúng 66 tuổi. Tôi muốn dành thời gian quí báu còn lại của bác sĩ cho gia đình bác sĩ…và xin bác sĩ hiểu cho thời thế đã thay đổi…”

    Thật sự vấn đề ‘hưu’ ông ta chiêm nghiệm từ lâu, nhất là từ năm 1999, khi ông bị tai biến, khả năng thính giác bị suy sụp. Ông đã nói chuyện này với vợ cũng như thư điện với các con ông nhiều lần. Nhưng khi nghe bà giám đốc nói như vậy ông cũng cảm thấy nao nao. Ông cảm thấy mình đang cố bám víu một điều gì xem chừng nghịch lý. Già rồi thì phải về hưu chớ, để cho tuổi trẻ có cơ hội ngoi lên. Năm tới tuổi thật của ông 68 rồi, tuổi bào mẫu là 69, coi như gần cổ lai hy. Ông cố bám víu cách mấy đi nữa năm tới ông cũng phải hưu.

      Cưu mang lắm việc rồi đến tuổi hưu ta cũng phải tự hỏi, ta làm được những gì cho đời? Lớn lên trong chiến tranh, hư hao đổ nát, mang nhiều ước vọng vào đời, phục vụ đất nước chưa đầy mươi năm, trôi giạt xứ người, cuộc sống lưu vong của ông thật là hẩm. Đến Mỹ tháng 11 năm 79, sau thiên hạ gần 4 năm, ông không thể nào trở lại nghề bác sĩ, mặc dầu ông thi đậu bằng cấp hành nghề bác sĩ tại Mỹ. Ông hài lòng với nghề tư vấn tâm thần vì với nghề này, ông có cơ hội trở lại phục vụ cộng đồng người Việt tại hải ngoại. Ông đã được nhận là Giám đốc chương trình Bịnh Tâm Thần cho người tị nạn Đông Dương tại Chicago. Nhờ vậy, ông lúc nào cũng thấy phấn khởi. Ông chưa bao giờ an phận dừng chân. Năm nay, tuổi thật, ông đã 68, ông vẫn chưa biết đâu là bến đậu, lúc nào là lúc thả neo lần cuối để cho chiếc tàu đời ông được an nghỉ. 

     Ông chiêm nghiệm đời người như một dòng sông. Phát nguyên từ nguồn cao, vượt bao nhiêu ghềnh thác, dòng sông càng trôi càng thay đổi, càng trôi càng mở rộng. Càng trôi dòng sông càng tiếp nhận nhiều phụ lưu, lòng của dòng sông, nhịp trôi luôn luôn thay đổi, có lúc nông, lúc sâu, lúc nhặt, lúc khoan, có lúc cuồn cuộn vươn lên vượt ghềnh vượt thác, có lúc đổ nhào xưống vực thẩm, dòng sông vẫn miệt mài trôi, mang nặng phù sa tạo nên những nương, những bãi, những cồn những thôn xóm làng mạc, đất nước..Đã có biết bao nền văn minh và xã hội dựng lên từ những dòng song. Khi trôi đến cửa biển dòng sông hội nhập vào đại dương, mang đến đại dương nguồn nước mới, những chất liệu mới, những sinh khí mới…và trôi mãi đến vô cùng. Dòng sông đời cũng miệt mài trôi khi đến tuổi hưu, như dòng sông đến cửa biển, với niềm khao khát và ước vọng hội nhập cùng thế giới. Hưu không có nghĩa là đời người ngưng đọng lại. Ông luôn luôn quan niệm, hưu là điểm khởi đầu cho một hành trình mới.

        Nhiều lúc ông tự hỏi sao ta lại dấn thân lắm việc. Không hiểu một thôi thúc nào đó dã réo gọi ông đi vào muôn ngả của đời. Ông vẫn thấy mình vẫn còn trẻ. Ông thường khoe với người bạn vong niên, những đường gân những cơ bắp ông có. Những cánh buồm xa trên biển vẫn vẫy gọi ông. Sau đôi mắt đẹp của người con gái vẫn còn là những thiên đường ước mơ. Ông chan chứa yêu đời yêu người. Những buổi sáng cuối Thu khi đi làm, ông vẫn chọn cravatte cho hợp với ngày thu muộn, đẹp và buồn. Ông vẫn còn mong ngóng những buổi chiều cuối tuần. Những giọt mưa Thu không ngừng gõ vào hồn ông tiếng gọi lên đường. Ông thường đi bách bộ qua các sân trường đại học, ông thấy những sinh viên nam nữ ngồi hay nằm bên cạnh nhau, ông tha thiết nhớ. Cũng như họ ông thường đưa bà, vợ ông, vào những buổi xế chiều mùa Hạ, đến Ravina, Trung tâm trình diễn nhạc thính phòng ngoài trời tại Chicago. Cũng như những đôi nam nữ khác, ông bà cũng ngồi tựa bên nhau trên bãi cỏ nghe ca nhạc thính phòng. Có lần cũng nơi ấy ông bẩgặp Đặng Thái Sơn trình diễn dương cầm những tình khúc của Fréderic Chopin. Trong nắng hoàng hôn hôm ấy, ông mơ thấy ánh mắt tình tự của George Sand tha thướt trên những trang tiểu thuyết trữ tình! Trong chín năm qua ông dồn hết những hiểu biết, ân huệ đời ban cho, với số vốn chữ nghĩa học được từ đất mẹ, ông thực hiện tập truyện ngắn “Câu Lạc Bộ 309.81”. Ông rất thú vị khi thấy tập truyện ngắn của ông được vô vàn đọc giả niềm nở đón nhận. Có nhiều người phát biểu những cảm nghĩ sâu sắc về tác phẩm của ông ngay tại buổi ra mắt tại ngân hàng Bridgeview-Bank Chicago. Hy vọng chăng, văn học nghệ thuật là hành trang mới cho ông lên đường.

     Có những chiều ông về muộn. Một mình ngồi trong văn phòng. Nơi đây ông đã tư vấn vô số người và vô số gia đình trong 20 năm qua. Họ là đồng hương, đều là nạn hân của chiến tranh. Đồng cảnh ngộ cho nên sự cảm nhân của ông với hoàn cảnh của bệnh nhân thật sâu sắc. Họ là người đồng hành với ông trên đường đời. Ông cảm thấy có sự ràng buộc thiêng liêng nào đó. Quyết định về hưu thì dễ, nhưng xa bịnh nhân xa văn phòng mà ông đã ngồi đó suốt trong 20 năm qua, ông không khỏi ngậm ngùi. Lúc đương thời ông là bác sĩ phẫu thuật ở trong nước, ông chưa hề nghĩ đến chuyện về hưu. Các vị thầy của ông, các giáo sư của Trường Y Sàigòn, Hà nội, Huế ở tuổi trên 60, 70 họ vẫn tiếp tục phục vụ đất nước, phục vụ y học. Mắt họ vẫn tinh sáng, trí tuệ họ vẫn linh động. Họ luôn luôn tìm tòi học hỏi nghiên cứu. Họ tiến bộ không ngừng. Họ là những bác sĩ đầu nghành, nêu cao phẩm chất của người trí thức yêu nước, yêu nghề. Trong thời kỳ khói lửa có lúc phẫu thuật tiến hành dưới bom đạn, trong chiến hào, dưới hầm chiến thuật, cân não họ vẫn vững chắc như thành đồng, tay cầm dao phẫu thuật không hề run. Họ luôn luôn nêu cao tấm gương mẫu mực cho cho học trò, cho mai hậu. Khi còn ở trong nước ông cũng học hỏi theo thầy. Điều mơ ước lớn nhất của ông là được cầm dao phẫu thuật đến hơi thở cuối cùng. Ông mơ ước vì một tai biến nào đó của tuổi già ông được chết gục bên cạnh bàn mổ trong lúc ông đang thực hiện phẩu thuật. Bây giờ ông mới thức tỉnh, đó là giấc mơ không tưởng cho một kẻ đã bỏ nước ra đi như ông. Trên đường về nhà, trên xe lửa, ông suy nghĩ về ngày nghỉ hưu gấn kề. Ông cảm thấy buồn vì còn nhiều người cần sự giúp đỡ của ông. Ông cảm thấy mình là kẻ đào ngũ trước trách nhiệm. Ông nghĩ chấp nhận về hưu là một việc làm nhẫn tâm với lương tri mình. Tối hôm ấy ông về nhà muộn, vợ ông mở cửa ông vào. Thấy ông có vẻ dàu dàu bà hỏi:

- Sao anh về muộn vậy? Anh ở lại trễ để tranh thủ với bà giám đốc để anh tiếp tục làm việc? Anh không muốn về hưu sao? Không đâu anh, già rồi thì phải về hưu chớ. Trông anh cũng mệt mỏi rồi. Mình phải ra đi thôi. Nhường chỗ cho người trẻ hơn họ đến. Biết đâu người thế anh trong tương lai, họ có thể hiểu bịnh nhân hơn anh, họ có thể giúp đỡ bịnh nhân hữu hiệu hơn anh.

   Ông không ngờ những lời vợ ông nói thật sâu sắc và ủy lạo ông rất nhiều. Ông thầm cảm ơn bà. Thấy mâm cơm dọn sẵn và chờ đợi ông, ông hối tiếc là đã về trễ. Ông lên tiếng mời bà ngồi lại ăn cơm. Thấy bà mang lại mâm cơm ngọn nến hương, ông hỏi:

- Sao hôm nay tình thế! Chúng ta ăn cơm dưới ánh sáng của nến à! 

Nghe thế, bà cười, bà hỏi lại ông:

- Anh có nhớ hôm nay là 24 Tây? Ngày mai là 25 tháng Chạp, lễ Giáng Sinh không anh?

    Nghe bà hỏi thế, ông kêu ‘ha’! Hai bàn tay ông ôm lấy đầu. Một nỗi buồn xâm chiếm tâm hồn ông. Ông thầm thì:

 - Ta già đến thế sao!

    Ông nghe bà an ủi:

 - Không đâu anh! Anh còn trẻ và chúng ta còn trẻ. Nhưng đôi lúc cũng phải biết quên chớ anh. Không nên cứ mãi ràng buộc mình với đời, khổ lắm anh ạ../.


 

ĐÀO NHƯ

Feb.5th 2004/Giáp Thân

Oak park Ill. USA

[email protected]

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mặc dù ông qua mặt được mọi người kể cả chính quyền nhưng việc làm của ông Trời biết, Đất biết. Thực ra ông cũng chẳng sợ Trời, sợ Đất gì. Chỉ có một chỗ ”biết” mà ông rất sợ đó là lương tâm. Ông có thể che dấu tất cả, kể cả vợ con ông, nhưng ông không thể che giấu được lương tâm của chính ông. Mà lương tâm thì nó liên hệ đến đời sau tức là sau khi ông chết đi.
Cả hai nhà hàng phải đóng cửa một thời gian vì đại dịch, đến lúc được mở cửa lại, doanh thu giảm hơn 90% do không còn du khách đến thăm San Francisco. Cùng lúc, tiền thuê mặt bằng vẫn phải trả đều như thường lệ, tinh thần ông AJ Sanchez ngày càng suy sụp. Đến một mức độ không còn có thể chịu đựng được nữa, ông tự kết thúc đời mình vào ngày 24 tháng 7.
Mẹ tôi đã qua đời năm 1996. Mẹ tôi đã đi xa nhưng mẹ tôi vẫn còn ở đây, trong trái tim của tôi. Tôi cứ tưởng mẹ tôi đi du lịch, và mẹ tôi sẽ trở về. Nhiều khi tôi nhìn những bụi cây trước nhà, tôi cứ tưởng mẹ tôi đang chăm sóc hoa , cây kiểng,...
Anh không mất công hay thì giờ gì mấy để làm quen với cô. Vài tuần trở lại đây, anh để ý thấy cô bắt đầu chạy trong công viên này và nhiều lần ngồi nghỉ ở cùng một chiếc ghế đá với anh. Cô không tỏ ra e dè gì khi phải chia chỗ ngồi với một người đàn ông xa lạ. Mỗi lần tình cờ cùng ngồi xuống băng ghế đá, cô đều nở một nụ cười khá thân thiện với anh.
Y thật sự phân vân, tiến thoái lưỡng nan giữa hai con đường. Sức hút của dâm thần và lũ hình nhân loã thể vẫn mạnh mẽ và hấp dẫn nhưng sự tỉnh thức cũng thôi thúc quyết liệt không kém, Sự thanh cao thăng hoa trên con đường sáng là lý tưởng của bao người bao đời nay, rất chân chánh và thánh thiện. Y còn ngơ ngác đứng giữa con đường, chưa biết tiến thoái làm sao thì tiếng chuông báo thức reo một hồi dài. Vợ y gọi: - Dậy đi làm anh ơi! trời gần sáng rồi.
Không thể nào Đoàn hiểu được tai sao Ba Mẹ lại bịn rịn/nghẹn ngào khi chia tay tại chân đèo Cả, trên khoảng đường nhựa đã bị Việt Minh đặt mìn phá hoại từ lâu! Chung quanh Đoàn cũng có nhiều người đàn ông dặn dò vợ/vuốt tóc con và những người đàn bà khóc sụt sùi.
Ở tuổi 21, Spencer Rollyson không quan tâm lắm khi anh có những triệu chứng sơ khởi của COVID-19. Không ngờ chỉ vài tuần sau, đã có lúc chừng như Coronavirus cướp được cuộc đời còn rất trẻ của anh. Khởi đầu Spencer chỉ có cảm giác sốt nhẹ trong vòng vài ngày. Nhưng chỉ 10 ngày sau, anh cảm thấy mệt mỏi và yếu đi rất nhiều. Spencer đến phòng cấp cứu của bệnh viện khi thân nhiệt của anh lên đến 103 độ Fahrenheit (39.5 độ Celsius).
Mayfield Bakery & Cafe đã vĩnh viễn đóng cửa vào cuối tháng 7 năm 2020 nhưng những món ăn ngon, trình bày mỹ thuật; và những nụ cười thân thiện của nhân viên làm ở đây sẽ ở lại trong ký ức của dân địa phương, của tất cả những người đã một vài lần ghé lại ở đây. COVID-19 không chỉ lấy đi mạng sống của hơn 700 ngàn người đủ mọi quốc tịch ở khắp thế giới, mà còn là thủ phạm chính khiến gần 16 ngàn nhà hàng ở khắp nước Mỹ vĩnh viễn đóng cửa.
Im lặng! Ngày xưa, được tin vợ con của ông vượt biển, ông Kiên lo buồn, nhưng lòng vẫn hy vọng sẽ có ngày được gặp lại. Bây giờ, sau khi nghe những lời bộc trực của đứa con cưng, ông Kiên mới thật sự nhận ra được khoảng cách giữa ông và các con mà – từ khi đến Mỹ – ông cứ cố tình chối bỏ!
Chẳng biết y trở thành tay kể chuyện tự bao giờ? Y vốn là người chẳng có tài cán hay năng lực chi cả, chỉ được mỗi cái thật thà như đếm và chịu đọc sách, thỉnh thoảng cũng đi đây đi đó nên thu thập khá khá chuyện để mà kể. Thiên hạ nhiều khi cũng khóc cười theo chuyện của y, cũng có kẻ chửi, khi dễ cho là chuyện của y nhạt như nước ốc. Y cười hì hì như thằng khờ chẳng chấp chi, vì y vốn tâm niệm: “Kể chuyện chơi thôi mà!”
Theo BS Anthony Faucy, Giám đốc Viện Nghiên cứu Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia, giữ được 5 điều sau sẽ chấm dứt được tình trạng lây lan cúm Vũ Hán: 1. Tất cả mọi người đều phải mang khẩu trang khi ra khỏi nhà. 2. Tránh xa các đám đông. 3. Giữ khoảng cách 2 mét(6 feet) khi giao tiếp. 4. Giữ tay sạch sẻ với soap hay hand sanitizer. 5. Tránh xa các quán rượu, bar. Chính phủ nên đóng cửa các nơi này ngay lập tức.
Tiếng kèn réo rắt như xoáy vào tâm, thầy yoga ngồi xếp bằng nhập thần trong tiếng kèn, mắt nhắm nghiền, thân lắc lư, má phồng lên, bụng hóp lại vận hơi để thổi. Làn hơi thoát qua những cái lỗ kèn hoá thành những âm thanh ma mị đầy sức mê hoặc. Hai con rắn hổ mang từ trong hai cái nồi đất vươn mình lên cao, lắc lư, uốn éo theo điệu kèn, mang nó bạnh ra to bè, lưỡi thè thật dài, thở phì phò, khi thì lặng lẽ như hai sợi dây thừng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.