Hôm nay,  

Nhật Ký Tuần Lễ "Cấm Túc" Thứ Sáu

01/05/202016:09:00(Xem: 2804)

 

Thứ hai 20 tháng 4


Giữa bất an, và lo buồn của mùa.... mắc dịch, vẫn có những điều làm người ta vui hơn, an tâm vì dù tình hình có xấu đến đâu đi nữa, vẫn có những tấm lòng.


Chẳng hạn ở Severna Park, Maryland, từ vài tuần nay, mỗi ngày vào khoảng 11 giờ sáng ở một góc đường, trên một cái bàn màu trắng, có một số túi giấy màu nâu (lunch bags) để ngay ngắn trên bàn với tấm bảng viết tay khá lớn : "Phần ăn trưa miễn phí cho bất cứ ai cần"


Phía dưới là những dòng chữ nhỏ hơn:

"Bàn này đặt ở đây từ 11 giờ sáng đến một giờ trưa mỗi ngày cho bạn nếu bạn đói bụng. Những túi thực phẩm này được làm bởi một người Mẹ ở gần đây, trong một căn bếp nhỏ sạch sẽ, đúng tiêu chuẩn vệ sinh"


blank


Bà Kimberly Gussow đã lấy một túi giấy màu nâu cho cô con gái mới 7 tuổi, và rất vui khi thấy bên trong tương tự như các phần ăn trưa được cấp miễn phí cho các học sinh thuộc gia đình có thu nhập thấp : một cái "ham sandwich", một trái cam, và một trái táo.


Cô bé 7 tuổi vừa ăn, vừa được Mẹ giảng giải về nguồn gốc của bữa ăn trưa miễn phí, không phải từ cafeteria của trường mà từ một lề đường


Hạt giống thương yêu đã được gieo vào lòng thế hệ tiếp nối. Lớn lên, em nhỏ sẽ biết cách trả lại phần ăn mình đã được tặng trong những ngày khó khăn, và bất ổn của đất nước.


Thứ ba 21 tháng 4 


300 laptops được donate để tặng cho học sinh nghèo ở các trường Community College (trường Đại học cộng đồng cho Associate Degree) ở Los Angeles (nơi bị virus Wuhan tấn công nặng nề nhất ở California) giúp các em có thể học online cho đến hết  học kỳ mùa Xuân vào cuối tháng 5 hoặc tháng 6 .


Mỹ gia hạn lệnh cấm du lịch đến hai quốc gia láng giềng -Canada và Mexico- thêm 30 ngày nữa, đến hết ngày 30 tháng 5 năm 2020.


Tổ chức Thiếu Nhi Quốc Tế  UNICEF xin viện trợ khẩn cấp 92.4 triệu dollars từ Liên Hiệp Quốc cho các trẻ em ở Trung Đông và Phi Châu đang thiếu ăn do ảnh hưởng của Đại dịch COVID-19. 

Toàn cầu đang bị khủng hoảng kinh tế nặng nề. Mỗi quốc gia, lớn hay nhỏ, đều có khó khăn riêng của mình nhưng chắc chắn không ai (nhất là các tổ chức từ thiện lớn, chẳng hạn như Bill and Melinda Gates Foundation) quên trẻ thơ đang ốm đói.


Thứ tư 22 tháng 4


Màu xám bi quan vẫn bao phủ ở Mỹ khi khi ông Robert Redfield, giám đốc CDC, cho biết vào mùa Đông năm nay, virus Vũ Hán sẽ hoành hành mạnh hơn hiện nay. Hy vọng kinh nghiệm mất mát hiện tại sẽ làm mọi người đề phòng, và giữ gìn khoảng cách 6 feet nghiêm ngặt khi giao tiếp để nếu một làn sóng... mắc dịch khác trở lại, sẽ không đau thương như hôm nay.


Ý đã vượt qua được peak time của COVID-19, con số tử vong, và nhiễm dương tính Coronavirus bắt đầu đi xuống nên lệnh phong tỏa sẽ được nới rộng một chút vào ngày 4 tháng 5 sắp tới. Đời sống chỉ được trở lại bình thường từng chút một, không ai dám chờ mong tự do hoàn toàn ngay sau khi "lịnh cấm túc" được điều chỉnh.


Nước Áo không bị virus Wuhan "tổng tấn công" như Ý, nên sẽ nới rộng mọi hạn chế từ ngày 1 tháng 5.


Vào những ngày cuối tháng 4, ở Châu Âu, thay chỗ cho Ý, Anh đang tiến dần đến peak time của đại dịch COVI-19 với số người thiệt mạng có khi lên đến  gần hai ngàn người mỗi ngày. Và Pháp vẫn lao đao trong đại dịch.


Con đường chiến đấu với virus Vũ Hán vẫn còn đầy cam go nhưng rồi sẽ có ngày chiến thắng.


Thứ năm 23 tháng 4


Các bệnh viện ở 3 tiểu bang miền Tây: Washington, Oregon, and California đã bắt đầu phẫu thuật cho các trường hợp không khẩn cấp sau một tháng tạm ngưng vì các phòng cấp cứu và khu vực ICU quá tải với bệnh nhân cúm Vũ Hán.

Nhưng người thân của bệnh nhân không được vào bệnh viện chờ ở phòng đợi như bình thường. Họ chỉ được vào thăm thân nhân sau phẫu thuật khi bệnh nhân đã được ra khỏi ICU.

Kể cả những sản phụ cũng phải "vượt cạn một mình" trong thời kỳ COVID-19. 


Quy định được ban hành và update liên tục theo tình hình hiện tại vì không ai có kinh nghiệm với COVID-19. Xin hãy cùng kiên nhẫn và theo đúng quy định để cùng góp phần đẩy lui đại dịch.


Thứ sáu 24 tháng 4


Số người thiệt mạng vì đại dịch cúm Tàu ở Anh lên đến con số 20 ngàn khiến nước Anh trở thành nước thứ 5 có số người chết, chỉ sau Mỹ, Ý, Tây Ban Nha, và Pháp. Và có cơ hội "lên" vị trí cao hơn ở cái bảng xếp hạng không có gì đáng tự hào này!


Trong khi đó ở Phi Châu, lục địa bị đại dịch tấn công sau cùng, cũng đã có South Africa đứng đầu với hơn bốn ngàn bệnh nhân tính đến hôm nay; theo sau là Egypt, Morocco, và Algeria.


Mọi người đang sống trong thời đại mà ra khỏi nhà là phải đeo khẩu trang(mask), hơn một nửa khuôn mặt bị che, không cần phải dùng đến son tô hồng môi đàn bà con gái. Chỗ của những thỏi son trong xách tay được thay bằng những chai hand sanitizer cá nhân. 

Những thỏi son đủ màu đậm, nhạt bị bỏ lăn lóc từ compartment của xe,  ngăn kéo nơi làm việc, đến hộc bàn  trang điểm ở nhà cũng đang buồn bã cùng với chủ nhân trong thời mắc... dịch.


Thứ bảy 25 tháng 4 


Là một ngày cuối tuần ấm nhất từ đầu năm 2020 đến nay, sau hơn một tháng sống với lệnh cấm túc, một số người ở miền Nam Cali đã "break the law". Từng nhóm, từng gia đình ùn ùn  kéo nhau ra biển để phơi nắng, hay dạo mát mặc dù tất cả các bãi đậu xe đã bị đóng và "shelter in place" vẫn còn hiệu lực.


Những tấm hình chụp bãi biển Huntington Beach dày đặc người như một ngày mùa hè bình thường trước mùa.... mắc dịch,  làm cả triệu dân California phẫn nộ vì sợ virus bị phát tán rộng hơn;  làm cả chục triệu người Mỹ nhíu mày  "What's wrong with these people?"

blankblank



Thống Đốc California thì thật sự bực mình, ông họp báo tuyên bố sẽ phạt tiền những người vẫn đi chơi, coi  "lệnh cấm túc" như không...khí! Ông sẽ cho đóng toàn bộ bãi biển ở Orange County vào cuối  tuần tới (MAY 2 and 3)


Ông Gavin Newsom còn nhắn nhủ họ "quý vị hãy hỏi 45 gia đình mất người thân trong vòng 48 tiếng đồng hồ qua vì Coronavirus để hiểu tình hình bệnh dịch trước khi quý vị quyết định đi biển tắm nắng vào thời điểm này"


Hôm nay, rất buồn con số người bị thiệt mạng vì Coronavirus trên toàn thế giới lên đến hơn 200 ngàn người, trong đó đã có gần 50 ngàn người Mỹ.

Hãy nghĩ đến những con số này trước khi bạn quyết định đi biển chơi. Nhiều khi đâu cần phải thấy quan tài vẫn có thể đổ lệ!


Xin được nhắc nhở thêm một điều "chúng ta có thể mất nhiều thứ: tự do, tiền bạc, công việc, thú tiêu khiển... vì COVID-19. Tất cả những thứ đó chỉ tạm thời bị mất, có thể tìm lại được sau khi đại dịch chấm dứt. Nhưng nếu chúng ta  mất mạng thì tất cả mọi thứ đều mãi mãi không còn!"  


Chủ Nhật 26 tháng 4


Sau nhiều ngày tháng làm việc liên tục ở phòng cấp cứu của Manhattan (thuộc bệnh viện New York Presbyterian Allen), bác sĩ Lorna Breen bị nhiễm Coronavirus. Bà trở về nhà thân nhân ở Virginia để tự cách ly, dưỡng bệnh. Với cương vị là trưởng phòng cấp cứu, ngay cả những ngày nghỉ ở nhà, BS Breen cũng liên tục hướng dẫn nhân viên của mình qua điện thoại hay qua Zoom khi họ cần ý kiến chuyên môn. 


Nhân viên của phòng cấp cứu, kể cả các bác sĩ (dù ca trực bình thường của họ chỉ kéo dài 12 tiếng)  phải làm việc đôi khi đến 18 tiếng mỗi ngày khi đại dịch cúm Vũ Hán hoành hành New York (tiểu bang bị đại dịch tấn công nặng nề nhất ở Mỹ). Những lúc mệt mỏi quá, họ chỉ nhắm mắt vài phút ở lounge room, hay đôi khi ở ngay hành lang bệnh viện.

Thời gian New York lên đến peak time của đại dịch COVID-19, có những bệnh nhân được chở đến phòng cấp cứu, nhưng phải đợi ở hành lang vì phòng cấp cứu đã quá tải. Và rất buồn nhiều người trong số họ chết khi chưa đến được cửa emergency room.


BS Breen bị ám ảnh bởi những hình ảnh đó và cảm thấy mình bất lực trước đại dịch. Tinh thần bị suy sụp nặng nề, bà phải bỏ công việc về  dưỡng bệnh lần thứ hai .

Trong những ngày dưỡng bệnh ở Virginia, bác sĩ Breen tự kết liễu đời mình vào ngày 26 tháng 4 năm 2020 ở tuổi 49 .


Gia đình bà đã lập ra quỹ "Dr. Lorna Breen Heroes' Fund" để cung cấp chuyên viên trợ giúp tinh thần cho các nhân viên y tế , giúp họ vững vàng trước áp lực công việc, và những tổn thất nhân mạng họ thấy trong những ngày đại dịch cúm Tàu tung hoành.


Xin gởi đến một bông hồng vàng với lòng thương tiếc cho bác sĩ Lorna Breen. Bà đã nằm xuống cho nhiều bệnh nhân được đứng lên sau đại dịch.


Nguyễn Trần Diệu Hương

Cuối tháng 4 đen 2020



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Uyên và tôi ngồi bên mâm cơm, thức ăn đã được dọn sẵn lên chiếc “mâm đồng” đặt giữa bàn. Trong mâm, với đĩa cá kho, đĩa thịt “ba rọi” (ba chỉ) luộc, bát canh rau cải xanh nấu với tôm khô, đĩa dưa chua, đĩa cà pháo và một bát nước mắm đặt chính giữa. Mâm cơm như thế này có thể được gọi là sang trọng cho những kẻ còn phải đi trọ học như chúng tôi...
Bến đò chợ Giữa nằm ở ngã ba sông, một bên là chợ huyện, bên kia xuôi về kinh Cấm. Không ai còn nhớ tự bao giờ đã tên gọi khó nghe, đầy bí ẩn như vậy. Chỉ biết từ sau ngày “giải phóng”, chính quyền địa phương đã đổi tên mới là phường An Lạc...
Nhà Ba Thới ở trong khu vườn rộng. Hồi đó, khi còn cha, cha thường hay mời ban hội đồng về chè chén suốt, nên vui, lúc nào cũng có tiếng cười, tiếng chạm ly leng keng. Thế mà khi cha chết đi, nhà có 5 anh chị em, tự nhiên, lại xa rời nhau. Mỗi người em làm nhà trên một khoảng đất được chia. Bên này ngó qua bên kia thông thống. Mà nhà ai nấy ở, đèn ai nấy sáng, đi ra ngoài gặp nhau ngó lơ, không cười một cái, từ mấy chục năm nay...
Cơn gió bão từ tối hôm trước đã dịu đi trong giây lát; một tia nắng vàng nhạt xuyên qua mây khiến những mái nhà đá phiến xanh sáng bóng. Roger mở cửa sổ; anh nghe mùi tảo quen thuộc giạt vào bãi biển khi thủy triều dâng cao, và anh nhắm mắt lại hưởng một cách thích thú...
Lời bài hát đâu đó chợt văng vẳng bên tai khi cô bé Thủy rời khỏi nhà ra đi trong nước mắt giàn giụa. Thủy đi mà như chạy trốn tiếng chửi của người mẹ ghẻ vẫn còn gào lên sau lưng Thủy.
Nước Pháp hằng năm có nhiều triệu du khách ngoại quốc tới chơi. Năm rồi 2022, đang mùa dịch Vũ Hán, Pháp vẫn đón nhận 75 triệu du khách, đứng hạng nhứt thế giới, đem lại cho Pháp 57, 9 tỷ Euros...
Lão Tống bắt bầy chim Cốc làm việc quần quật cả đêm, lão chỉ cho chúng nghỉ khi thật cần thiết. Lão cần thật nhiều cá đem ra chợ trao đổi lấy gạo và đồ dùng về cho gia đình. Từ ngày có bầy chim làm việc thay cho cho lão, gia đình khấm khá hơn xưa, có của ăn của để...
Vào các năm 1960-62 thế kỷ trước, tôi chỉ là một cậu nhóc học lớp đệ thất, đệ lục thì thật may mắn, tôi được ba mẹ cho đi hướng đạo, còn gọi là chơi xì-cút (scout)...
Thiệp mời cocktail 6 giờ và tiệc chính thức 7 giờ, vì chồng tôi còn bận làm việc nên chúng tôi chọn giờ vào tiệc, có mặt lúc 6 giờ 45 phút, khi mọi người đã xong phần cocktail đang ngồi yên vị nhỏ to chuyện trò trong tiếng nhạc dịu êm chờ giờ khai mạc...
Người bạn nàng, bạn thời trung học, tha thiết rủ rê nàng sang Mỹ chơi một chuyến. Hắn bảo, nhà cửa hắn rộng rãi thoải mái, không việc gì phải nộp tiền cho khách sạn. Vẫn giọng cà chớn ngày xưa, hắn cười ha hả trong điện thoại...
Tôi ngồi trong vọng gác của đài quan sát trên đỉnh Torkham, đưa viễn vọng kính từ trái qua phải nhìn xuống vùng đồi núi thấp phía trước. Xa xa dưới chân những rặng núi trùng điệp là vùng thung lũng Jalalabad, con sông Kameh chảy ngang qua êm đềm. Mùa xuân trời còn hơi lạnh, nắng vàng trải đều trên cả vùng thung lũng. Thấp thoáng những mái nhà ẩn hiện hai bên bờ sông...
May muốn gặp anh em chú bác cô dì một lần. Cũng đã hơn bốn mươi lăm năm, hơn bốn mươi lăm năm anh em thất tán, kẻ xiêu lạc ngõ này, người xiêu lạc ngõ kia. Nghĩa là qua cuộc đổi đời...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.