Hôm nay,  

Nhật Ký Tuần Lễ "Cấm Túc" Thứ Sáu

01/05/202016:09:00(Xem: 2750)

 

Thứ hai 20 tháng 4


Giữa bất an, và lo buồn của mùa.... mắc dịch, vẫn có những điều làm người ta vui hơn, an tâm vì dù tình hình có xấu đến đâu đi nữa, vẫn có những tấm lòng.


Chẳng hạn ở Severna Park, Maryland, từ vài tuần nay, mỗi ngày vào khoảng 11 giờ sáng ở một góc đường, trên một cái bàn màu trắng, có một số túi giấy màu nâu (lunch bags) để ngay ngắn trên bàn với tấm bảng viết tay khá lớn : "Phần ăn trưa miễn phí cho bất cứ ai cần"


Phía dưới là những dòng chữ nhỏ hơn:

"Bàn này đặt ở đây từ 11 giờ sáng đến một giờ trưa mỗi ngày cho bạn nếu bạn đói bụng. Những túi thực phẩm này được làm bởi một người Mẹ ở gần đây, trong một căn bếp nhỏ sạch sẽ, đúng tiêu chuẩn vệ sinh"


blank


Bà Kimberly Gussow đã lấy một túi giấy màu nâu cho cô con gái mới 7 tuổi, và rất vui khi thấy bên trong tương tự như các phần ăn trưa được cấp miễn phí cho các học sinh thuộc gia đình có thu nhập thấp : một cái "ham sandwich", một trái cam, và một trái táo.


Cô bé 7 tuổi vừa ăn, vừa được Mẹ giảng giải về nguồn gốc của bữa ăn trưa miễn phí, không phải từ cafeteria của trường mà từ một lề đường


Hạt giống thương yêu đã được gieo vào lòng thế hệ tiếp nối. Lớn lên, em nhỏ sẽ biết cách trả lại phần ăn mình đã được tặng trong những ngày khó khăn, và bất ổn của đất nước.


Thứ ba 21 tháng 4 


300 laptops được donate để tặng cho học sinh nghèo ở các trường Community College (trường Đại học cộng đồng cho Associate Degree) ở Los Angeles (nơi bị virus Wuhan tấn công nặng nề nhất ở California) giúp các em có thể học online cho đến hết  học kỳ mùa Xuân vào cuối tháng 5 hoặc tháng 6 .


Mỹ gia hạn lệnh cấm du lịch đến hai quốc gia láng giềng -Canada và Mexico- thêm 30 ngày nữa, đến hết ngày 30 tháng 5 năm 2020.


Tổ chức Thiếu Nhi Quốc Tế  UNICEF xin viện trợ khẩn cấp 92.4 triệu dollars từ Liên Hiệp Quốc cho các trẻ em ở Trung Đông và Phi Châu đang thiếu ăn do ảnh hưởng của Đại dịch COVID-19. 

Toàn cầu đang bị khủng hoảng kinh tế nặng nề. Mỗi quốc gia, lớn hay nhỏ, đều có khó khăn riêng của mình nhưng chắc chắn không ai (nhất là các tổ chức từ thiện lớn, chẳng hạn như Bill and Melinda Gates Foundation) quên trẻ thơ đang ốm đói.


Thứ tư 22 tháng 4


Màu xám bi quan vẫn bao phủ ở Mỹ khi khi ông Robert Redfield, giám đốc CDC, cho biết vào mùa Đông năm nay, virus Vũ Hán sẽ hoành hành mạnh hơn hiện nay. Hy vọng kinh nghiệm mất mát hiện tại sẽ làm mọi người đề phòng, và giữ gìn khoảng cách 6 feet nghiêm ngặt khi giao tiếp để nếu một làn sóng... mắc dịch khác trở lại, sẽ không đau thương như hôm nay.


Ý đã vượt qua được peak time của COVID-19, con số tử vong, và nhiễm dương tính Coronavirus bắt đầu đi xuống nên lệnh phong tỏa sẽ được nới rộng một chút vào ngày 4 tháng 5 sắp tới. Đời sống chỉ được trở lại bình thường từng chút một, không ai dám chờ mong tự do hoàn toàn ngay sau khi "lịnh cấm túc" được điều chỉnh.


Nước Áo không bị virus Wuhan "tổng tấn công" như Ý, nên sẽ nới rộng mọi hạn chế từ ngày 1 tháng 5.


Vào những ngày cuối tháng 4, ở Châu Âu, thay chỗ cho Ý, Anh đang tiến dần đến peak time của đại dịch COVI-19 với số người thiệt mạng có khi lên đến  gần hai ngàn người mỗi ngày. Và Pháp vẫn lao đao trong đại dịch.


Con đường chiến đấu với virus Vũ Hán vẫn còn đầy cam go nhưng rồi sẽ có ngày chiến thắng.


Thứ năm 23 tháng 4


Các bệnh viện ở 3 tiểu bang miền Tây: Washington, Oregon, and California đã bắt đầu phẫu thuật cho các trường hợp không khẩn cấp sau một tháng tạm ngưng vì các phòng cấp cứu và khu vực ICU quá tải với bệnh nhân cúm Vũ Hán.

Nhưng người thân của bệnh nhân không được vào bệnh viện chờ ở phòng đợi như bình thường. Họ chỉ được vào thăm thân nhân sau phẫu thuật khi bệnh nhân đã được ra khỏi ICU.

Kể cả những sản phụ cũng phải "vượt cạn một mình" trong thời kỳ COVID-19. 


Quy định được ban hành và update liên tục theo tình hình hiện tại vì không ai có kinh nghiệm với COVID-19. Xin hãy cùng kiên nhẫn và theo đúng quy định để cùng góp phần đẩy lui đại dịch.


Thứ sáu 24 tháng 4


Số người thiệt mạng vì đại dịch cúm Tàu ở Anh lên đến con số 20 ngàn khiến nước Anh trở thành nước thứ 5 có số người chết, chỉ sau Mỹ, Ý, Tây Ban Nha, và Pháp. Và có cơ hội "lên" vị trí cao hơn ở cái bảng xếp hạng không có gì đáng tự hào này!


Trong khi đó ở Phi Châu, lục địa bị đại dịch tấn công sau cùng, cũng đã có South Africa đứng đầu với hơn bốn ngàn bệnh nhân tính đến hôm nay; theo sau là Egypt, Morocco, và Algeria.


Mọi người đang sống trong thời đại mà ra khỏi nhà là phải đeo khẩu trang(mask), hơn một nửa khuôn mặt bị che, không cần phải dùng đến son tô hồng môi đàn bà con gái. Chỗ của những thỏi son trong xách tay được thay bằng những chai hand sanitizer cá nhân. 

Những thỏi son đủ màu đậm, nhạt bị bỏ lăn lóc từ compartment của xe,  ngăn kéo nơi làm việc, đến hộc bàn  trang điểm ở nhà cũng đang buồn bã cùng với chủ nhân trong thời mắc... dịch.


Thứ bảy 25 tháng 4 


Là một ngày cuối tuần ấm nhất từ đầu năm 2020 đến nay, sau hơn một tháng sống với lệnh cấm túc, một số người ở miền Nam Cali đã "break the law". Từng nhóm, từng gia đình ùn ùn  kéo nhau ra biển để phơi nắng, hay dạo mát mặc dù tất cả các bãi đậu xe đã bị đóng và "shelter in place" vẫn còn hiệu lực.


Những tấm hình chụp bãi biển Huntington Beach dày đặc người như một ngày mùa hè bình thường trước mùa.... mắc dịch,  làm cả triệu dân California phẫn nộ vì sợ virus bị phát tán rộng hơn;  làm cả chục triệu người Mỹ nhíu mày  "What's wrong with these people?"

blankblank



Thống Đốc California thì thật sự bực mình, ông họp báo tuyên bố sẽ phạt tiền những người vẫn đi chơi, coi  "lệnh cấm túc" như không...khí! Ông sẽ cho đóng toàn bộ bãi biển ở Orange County vào cuối  tuần tới (MAY 2 and 3)


Ông Gavin Newsom còn nhắn nhủ họ "quý vị hãy hỏi 45 gia đình mất người thân trong vòng 48 tiếng đồng hồ qua vì Coronavirus để hiểu tình hình bệnh dịch trước khi quý vị quyết định đi biển tắm nắng vào thời điểm này"


Hôm nay, rất buồn con số người bị thiệt mạng vì Coronavirus trên toàn thế giới lên đến hơn 200 ngàn người, trong đó đã có gần 50 ngàn người Mỹ.

Hãy nghĩ đến những con số này trước khi bạn quyết định đi biển chơi. Nhiều khi đâu cần phải thấy quan tài vẫn có thể đổ lệ!


Xin được nhắc nhở thêm một điều "chúng ta có thể mất nhiều thứ: tự do, tiền bạc, công việc, thú tiêu khiển... vì COVID-19. Tất cả những thứ đó chỉ tạm thời bị mất, có thể tìm lại được sau khi đại dịch chấm dứt. Nhưng nếu chúng ta  mất mạng thì tất cả mọi thứ đều mãi mãi không còn!"  


Chủ Nhật 26 tháng 4


Sau nhiều ngày tháng làm việc liên tục ở phòng cấp cứu của Manhattan (thuộc bệnh viện New York Presbyterian Allen), bác sĩ Lorna Breen bị nhiễm Coronavirus. Bà trở về nhà thân nhân ở Virginia để tự cách ly, dưỡng bệnh. Với cương vị là trưởng phòng cấp cứu, ngay cả những ngày nghỉ ở nhà, BS Breen cũng liên tục hướng dẫn nhân viên của mình qua điện thoại hay qua Zoom khi họ cần ý kiến chuyên môn. 


Nhân viên của phòng cấp cứu, kể cả các bác sĩ (dù ca trực bình thường của họ chỉ kéo dài 12 tiếng)  phải làm việc đôi khi đến 18 tiếng mỗi ngày khi đại dịch cúm Vũ Hán hoành hành New York (tiểu bang bị đại dịch tấn công nặng nề nhất ở Mỹ). Những lúc mệt mỏi quá, họ chỉ nhắm mắt vài phút ở lounge room, hay đôi khi ở ngay hành lang bệnh viện.

Thời gian New York lên đến peak time của đại dịch COVID-19, có những bệnh nhân được chở đến phòng cấp cứu, nhưng phải đợi ở hành lang vì phòng cấp cứu đã quá tải. Và rất buồn nhiều người trong số họ chết khi chưa đến được cửa emergency room.


BS Breen bị ám ảnh bởi những hình ảnh đó và cảm thấy mình bất lực trước đại dịch. Tinh thần bị suy sụp nặng nề, bà phải bỏ công việc về  dưỡng bệnh lần thứ hai .

Trong những ngày dưỡng bệnh ở Virginia, bác sĩ Breen tự kết liễu đời mình vào ngày 26 tháng 4 năm 2020 ở tuổi 49 .


Gia đình bà đã lập ra quỹ "Dr. Lorna Breen Heroes' Fund" để cung cấp chuyên viên trợ giúp tinh thần cho các nhân viên y tế , giúp họ vững vàng trước áp lực công việc, và những tổn thất nhân mạng họ thấy trong những ngày đại dịch cúm Tàu tung hoành.


Xin gởi đến một bông hồng vàng với lòng thương tiếc cho bác sĩ Lorna Breen. Bà đã nằm xuống cho nhiều bệnh nhân được đứng lên sau đại dịch.


Nguyễn Trần Diệu Hương

Cuối tháng 4 đen 2020



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mùa hè, trời cứ cao xanh, thăm thẳm, ong ong và chong chao cái nắng. Chỉ có mùa thu, bầu trời như xuống thấp hơn một cung bậc, và mây cứ từ đâu, đùn đẩy, xếp hàng, có khi chồng chất nhau thành những đụn mây với những màu sắc: trắng, xám, ánh vàng và có cả đen của màu... tóc làm nhung nhớ của một thời bịn rịn, với tóc mây (không phải tóc mai) thơm mùi bồ kết, hương nhu, thao thức hoài trong giấc ngủ...
Chúng ta “ăn để mà sống” hay “sống để mà ăn”? Tôi vẫn nghĩ rằng, mọi người đều phải trải qua cả hai giai đoạn kể trên, khi còn trẻ sung sức thì “sống để ăn”, và khi tuổi về xế chiều thì “ăn để sống”...
Ở nhà thường gọi là chị Xíu. Tên của chị là Lan Vy, chị họ của tôi. Chị em tôi chơi thân với nhau như chị em ruột. Tôi không có chị gái nên hình mẫu để tôi học hỏi chính là chị. Chị nổi tiếng xinh đẹp và hiền thục ngay từ lúc còn là nữ sinh đệ nhất...
Tôi đứng ngay tại Ngã Ba Hàm Rồng nhìn dáo dác chung quanh. Buổi trưa nắng chang chang. Thỉnh thoảng một cơn gió nổi lên cuốn theo những đám bụi đỏ mù trời. Tôi dụi mắt mấy lần cố tìm những gì thân quen của một quá khứ yêu dấu xa xưa...
Người Việt Nam chúng ta cũng có một bài thơ sống động mà có vẻ như ngôn ngữ của thi ca không thể nào diễn tả hết nét đẹp. Đó là những tứ thơ diễm lệ, đẫm đầy tình yêu và sự hào hùng của những người trẻ, những thủ lĩnh Việt Nam Quốc Dân Đảng, trong chuyến xe ra pháp trường Yên Bái ngày 17 tháng 6 năm 1930...
Tôi nhìn sững vào con bé đen (nên gọi là con bé hay là cô bé đây). Nó đang đứng nói chuyện với một người đàn ông Mỹ lớn tuổi, cũng đen như nó, ở trước cửa phòng ra vào khu tập thể dục. Con bé chừng mười bảy, mười tám tuổi là cùng, nước da đen cáy trông như một pho tượng đồng đen...
Tôi vốn mê đọc từ thuở còn rất nhỏ. Dĩ nhiên, mê bất cứ thứ gì cũng đều không tốt, vì nó sẽ hình thành một thứ nghiệp gì đó. Thêm nữa, chữ bao giờ cũng mơ hồ. Chữ là ký hiệu, là biểu tượng, là ngón tay chỉ trăng. Dù vậy, trong khi chữ là một hàng rào ngăn cách chúng ta với thực tại, chữ lại là một phương tiện để hiểu nhau, để cảm thông và để hoằng pháp.
Cách đường lớn có mấy mươi mét mà con hẻm 69/3/17 này là cả một thế giới khác. Chùa Ông Bổn nằm ngay ngã ba giao nhau của mấy con hẻm luôn, từ đây tỏa ra và chạy quanh quẹo sâu vô trong những xóm nhỏ khác nữa. Những con hẻm ở đây cả ngày chẳng có nắng giọi, chỉ trừ lúc giữa trưa, những ngôi nhà cao tầng bao quanh ở mặt tiền che chắn hết nắng trời. Cái không khí mát dịu hơn bên ngoài nhưng cũng rất ủm thủm ẩm thấp...
Chị Bông đi shopping về vội vàng lo sửa soạn bữa cơm chiều xong chợt nhớ ra hôm nay chồng sơn lại cái hàng rào patio nên ra vườn sau xem kết quả, chị tưởng tượng đến những hàng rào song sắt màu nâu mới mà lòng rộn ràng...
Tháng 10 năm 2019, tôi có tới bốn thân hữu của trên dưới sáu mươi năm quen biết, họ đã cùng nhau bỏ ra đi vào cõi vô cùng: Du Tử Lê, Nguyễn Tường Quý, Nguyễn Văn Trung và Trần Tuấn Kiệt. Thời gian ấy, tâm tư xáo trộn, thẫn thờ cả tháng. Chưa bao giờ tôi bị xúc động mạnh đến thế; và dĩ nhiên, chẳng có thể viết ra được một lời nào về họ!
Ở đâu không biết, chứ ở giáo xứ của tôi, thành phố của tôi, mùa hè là mùa nhộn nhịp đi vacation, hay nói đúng hơn là mùa hè thì đi nhiều hơn các mùa còn lại trong năm. Đám trẻ tuổi còn sức lao động hăng hái thì tôi không bàn tới, tôi muốn nói đến lứa tuổi sồn sồn, trung niên, ngấp nghé về hưu và bắt đầu về hưu...
Chồng tôi bị bạo bệnh qua đời được vài năm thì tôi quyết định bán căn nhà cũ và văn phòng địa ốc của anh ấy để dời đi nơi khác, cố quên đi môt dĩ vãng đau thương. Tôi đã quá mệt mỏi với công việc làm ăn mà xưa kia anh ấy luôn gánh vác những phần nặng nhọc nhất. Chồng tôi là một người hiền hòa, hoạt bát rất lo cho vợ con, cho nên sự ra đi của anh ấy đã mang theo không những một chỗ dựa vững chắc cho mẹ con tôi mà cả linh hồn và thể xác của tôi...