Hôm nay,  

Vô Thường Lãng Đãng

28/03/202011:27:00(Xem: 2299)

 


 Có một nhà khoa học từng phát biểu:” Cuộc đời này không có gì chắc chắn và tuyệt đối cả, duy chỉ có câu nói này là chắc chắn tuyệt đối”. Trong đạo các thiền sư cũng thường dạy: ”Thế gian này chẳng có gì chắc chắn cả, duy có cái chết là chắc nhất, thật nhất”. Xem ra đạo và đời nhìn nhận lẽ vô thường khá tương đồng. Cuộc sống hàng ngày cũng vậy, mọi người chúng ta vẫn thường nói vô thường, lý sự về vô thường, tuy biết nhưng từ biết cho đến ứng xử và hành động là một khoảng cách xa diệu vợi. Bằng chứng cũng dễ thấy, nó biểu hiện mọi lúc mọi nơi, mọi giới trong xã hội, hễ động đến một tí quyền lợi: tiền bạc, danh tiếng, sắc dục, ngủ nghỉ, ăn chơi… thì lập tức quên bặt vô thường ngay! 

 Thế vô thường là gì? Là sự thay đổi liên tục  không dừng dứt, sự thay đổi chuyển dịch sanh tử liên lỉ trong từng phút giây, thay đổi từ vật chất, hoàn cảnh bên ngoài cho đến tâm ý bên trong. Nhỏ nhiệm như từng tế bào sanh diệt liên miên, lớn hơn thì con người, động vật, nhà cữa, núi non cho chí hành tinh, vũ trụ…Con người và vạn vật, mọi việc luôn ở trong trạng thái chuyển dịch, thay đổi; có cái biến đổi nhanh lẹ ngắn ngủi nhưng cũng có cái chậm chạp tính bằng năm tháng, thế kỷ hoặn tỷ năm thậm chí lâu hơn nữa mà khá năng của con người không thế đếm nổi. Tỷ như phù du sớm sanh tối chết, hoa sớm nở tối tàn đó là ngắn, còn dài thì sự hình thành và biến mất của một quốc gia, một nền văn minh, hoặc vô cùng dài lâu như sự hình thành và biến mất của một hành tinh, một vũ trụ…

 Về tâm ý thì sự thay đổi còn nhanh không thể tưởng, một sát na có đến chín mươi cái niệm sanh diệt, thất tình lục dục trong tâm biến đổi không ngừng, nó chịu sự tác động từ bên ngoài, chấp chặt vào: sắc , thanh, hương, vị xúc, pháp; gắn kết với: tài, sắc, danh, thực, thùy. Vì thế mà cái tâm (vọng) luôn loạn động, đổi thay, sớm yêu chiều ghét, hờn, giận, mừng, vui, chán… nay nắng mai mưa.  Mọi vật, mọi việc vô thường, thế gian vô thường, vì thế mà nhà phật dạy chúng ta phải nhìn nhận cho rõ và buông bỏ để mà sống trong an lạc.

 Vô thường tác động lên con người và hành động của con người laị làm gia tốc cho sự vô thường thêm nhanh hơn, sự biến đổi sanh diệt còn khốc liệt hơn, tỷ như ngaỳ xưa người ta khai phá một khu rừng thì phải mất nhiều tháng năm nhưng ngày nay với công cụ hiện đại thì chỉ cần một vài ngày là ủi sạch. Ngày xưa chiến trận với vũ khí thô sơ thì thời gian tính bằng tháng năm, ngày nay với vũ khí hiện đaị: hoả tiễn, bom hạt nhân, vũ khí laze, vũ khí hoá học… thì có thể kết thúc nhanh trong vài ngaỳ hoặc tuần. Con nguời trong thế giới hiện đaị đang đối mặt với tốc độ biến đổi chuyển dịch của vô thường rất nhanh chóng. Cơn dịch do virus Corona hiện nay là một minh chứng rõ ràng cho thấy tốc độ nhậm lẹ của biến thiên vô thường. Những cơn dịch trong quá khứ của loài người, tốc độ lây lan chậm và hạn chế trong phạm vi nhất định. Cơn dịch Corona virus ngày hôm nay thì lây lan nhanh chóng và lan truyền trên toàn thế giới. Việc lây lan nhanh và rộng khắp cũng bởi văn minh của con người, máy bay, tàu thuyền, xe…( âu cũng là mặt trái của toàn cầu hoá vậy) 

 Cơn dịch đang gây ra hậu quả nặng nề, hàng trăm ngàn người mắc bệnh, hàng chục ngàn người chết, kinh tế đình đốn, giao dịch và mọi hoạt động xã hội ngưng trệ, con người hoang mang lo sợ…Liệu người Phật tử có học được bài học gì chăng? Hay có áp dụng được chút ít sở học vào cuộc sống hiện tại chăng? 

 Cơn dịch Corona này đã chứng minh cho mọi người thấy rõ tính chất khổ, không, vô thường, vô ngã. Đây là những pháp ấn mà nhà Phật vẫn thường nói đến.

 Thế gian này là một thế giới khổ, ba khổ ( khổ khổ, hoại khổ, hành khổ), tám khổ ( sanh, lão, bệnh, tử, cầu bất đắc, oán tắng hội, ái biệt ly, ngũ ấm xí thạnh). Ba khổ, tám khổ là căn bản còn chia nhỏ thì thì vô số khổ. Trong cơn dịch bệnh này thì mắc bệnh hay không mắc đều khổ cả (đau đớn, chết chóc, mất việc, mất tiền, phong toả, hoang mang lo sợ…) khổ cả thân lẫn tâm. Thế giới này là thế giới khổ, Sa – Bà là kham nhẫn là khổ, là chịu đựng kia mà. Còn về chữ không, ở đây không phải là không có gì, là trống trơn mà là không thật có. Con người cho đến muôn loài và vật chất đều là duyên hợp mà sanh ra, duyên tan thì hoại đi chứ hoàn toàn không thật có. Con người và vạn vật đầu cấu thành từ đất, nước, gió, lửa, không đaị nhưng con người còn có thêm thức đaị. Nhân duyên đủ thì tụ thành, hết duyên thì tan rã. Nhà phật vẫn bảo: “ Như mộng huyễn, như bào ảnh, như lộ, như điện” là thế! có đó nhưng không thật có. Vô thường, như đã nói ở trên, con người và vạn vật thay đổi, sanh diệt liên miên trong từng phút giây. Giờ đây dịch bệnh còn làm cho tốc độ sanh diệt, thay đổi nhanh hơn nữa. Vô thường chẳng chừa ai, chẳng phân biệt ai: trí-ngu, sang-hèn, giàu-nghèo, quan-dân…Vô ngã, thật sự không có cái “ngã” độc lập, tất cả chỉ là các duyên hoà hợp mà sanh ra, chỉ là sự tập hợp của điều kiện cần và đủ, ví như một ngôi nhà, ấy là sự kết hợp của: gạch, gỗ, sắt, xi măng, công thợ…Rồi mỗi món đó laị là sự kết hợp của những nguyên tố khác, khi tất cả hợp laị thành một vật mà ta tạm cho tên là “ cái nhà”, một khi hết duyên thì “ cái nhà” laị rã rời thành từng món và mỗi món đó laị tan rã ra thành những nguyên tố khác nhau. Thật tế không thể tìm thấy một cái  độc lập gọi là nhà. 

 Cơn dịch Corona hôm nay cũng cho thấy cái thân mình quả thật mong manh yếu ớt lắm, con virus nhỏ bé đến độ không thể nhìn thấy bằng mắt thường nhưng quật ngã con người, giết chết hàng vạn người như chơi. Thân người là tập hợp của máu, mủ, thịt, da… bề ngoài trông đẹp đẽ vậy nhưng bên trong chứa toàn chất hôi thối, tanh tưởi. Thân người chẳng tịnh chút nào, nó như con dao, nếu biết dùng thì tạo phước và thăng tiến còn ngược laị thì tạo nghiệp xấu và đoạ. Thọ là khổ, bình thường đã khổ vì mưu sinh, vì hệ lụy những mối ràng buộc, vì bao nhiêu thứ khác, nay dịch bệnh thì khổ thêm. Tuy cuộc sống cũng có Cái vui nhưng rồi vẫn đi đến khổ ( hành khổ)  và vô thường biến hoại thì dĩ nhiên là khổ. Tâm vô thường, thân vốn không thật thì tâm sao thật được! nó là vọng tâm lẫy lừng với thất tình lục dục, nó thay đổi không ngừng khi yêu khi ghét, lúc thương lúc giận….Vô ngã, điều ấy đã thấy như ví dụ cái gọi là “cái nhà”, muôn pháp đều vô ngã, không có cái gì để gọi là cái “ngã”, cái độc lập cả. Trong cơn dịch bệnh này, ta thấy dù là vật chất ( sắc) hay tâm ý ( danh) cũng đều không có một cái ngã độc lập, tất cả chỉ là duyên sanh mà thôi. Thân vốn là tứ đaị, không đaị và thức đaị mà hình thành, con virus giết chết cái thân, thì thân laị trở về với đất nước gió lửa. cái tâm gá ở cái thân thì như làn sóng điện, sẽ duyên vào một cảnh giới cao hơn hay sa vào cảnh giới thấp hơn ( tùy theo phước đức, tùy theo cái nghiệp thiện -ác mà khi cái thân còn sống đã tạo ). Nhà Phật gọi là thần thức, không phải là linh hồn bất biến, vĩnh viễn như các tôn giáo khác vẫn quan niệm như thế! ở bài viết này bút giả chỉ khái quát sơ sơ chứ không dám nói sâu hơn vì cũng chẳng đủ khả năng để nói thêm. 

 Cơn dịch Corona virus thật sự nguy hiểm, nhưng người Phật tử hiểu và áp dụng sở học của  mình vào đời sống thì sẽ không đến nỗi sợ sệt hoang mang. Dịch bệnh là kiếp nạn, là nghiệp chung của con người, muốn hay không muốn, tội hay vô tội đều phải chịu chung vậy: bệnh tật, chết chóc, phong toả! Sanh tử là lẽ thường, chết là chắc chắn, không sớm thì muộn, không lúc này cũng lúc khác, không lý do này cũng lý do khác… không ai có thể thoát chết, vì vậy mà cứ bình thản sống ( có hoảng sợ, hoảng loạn cũng không thoát chết, thậm chí có thể chết nhanh hơn). Một mặt tuân theo các chỉ dẫn của cơ quan y tế phòng ngừa dịch bệnh, mặt khác áp dụng ngay những sở học vào cuộc sống, biến pháp học thành pháp hành. Chắc cũng có không ít người cho rằng Phật giáo sao bi quan, toàn nói vô thường, khổ, vô ngã, chết… Chẳng có gì bi quan cả! biết rõ, nhìn nhận chân để mà khỏi bi quan, để sống bình thản. Ví như có người sợ ma, lúc trời chạng vạng mờ mịt nhìn gà hoá cuốc, nhìn vật hoá ma. Giờ có ánh dương soi rọi, mọi vật rõ ràng thì không còn sợ ma nữa. 

 Ôn dịch nguy hiểm nhưng thế giới hôm nay các nguồn thông tin hỗ trợ mạnh mẽ mối nguy đó làm cho con người càng thêm hoang mang. Nếu ở các nước độc tài thì bưng bít, che dấu và bóp méo sự thật làm cho người dân không biết rõ sự thật. Ở các nước tự do thì truyền thông và mạng xã hội quá nhiều nhiễu loạn làm cho người dân cũng hoang mang không biết đâu mà lần, quá nhiều tin giả, tin xấu, tin lập đi lập laị…tác động mạnh vào tâm ý người dân, dịch bệnh đã khổ mà thêm hoang mang lo sợ nữa! thậm chí có vô số tin vô thưởng vô phạt nhưng nó làm dậy sóng tâm lý đám đông, gây thêm rối rắm trong lúc cơn dịch hoành hành. Bưng bít hay nhiễu loạn đều là hai thái cực thái quá, từ đây ta laị thấy thêm một điều nữa: Trung đạo, con đường mà Thế Tôn đã chỉ dạy, tránh cả hai thái cực! 

 Cuộc sống hôm nay, cơn dịch bệnh này là điều không thể tránh khỏi, vậy thì ta cứ bình thản sống, làm tốt nhất trách vụ một con người trong cộng đồng, trách vụ một Phật tử. Giả sử vạn nhất bất đắc dĩ mà mình chịu chung nghiệp với những người không may mắn thì mình vẫn có thể hy vọng và biết đâu đó là: “ Một ngày chung cuộc bốn bề hoa bay”- thơ TLTP


TIỂU LỤC THẦN PHONG

Ất Lăng thành, 03/23/2020

 

 

Ý kiến bạn đọc
28/03/202019:38:18
Khách
Than chao O TLTP cam on O ve bai viet
Toi xin duoc hoi O TLTP cau hoi la neu O phai chet ngay bay gio O co biet la O se di ve dau khong?
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trước đây, trong một bài viết, tôi có nói về mùa đông Canada nói chung và tại thành phố Edmonton của tôi nói riêng, bắt đầu từ tháng mười một cho đến tháng hai năm sau. Nhưng tháng mười một chỉ là cái lạnh đầu đông nên không thấm thía gì với dân Cà Na Điên, tháng mười hai cuối năm bận rộn cho những ngày lễ nên cũng chóng qua, tháng hai thì chỉ có …28 ngày ngắn ngủi, lại vào dịp Tết âm lịch và Valentine ấm áp trái tim, thành ra đối với tôi, mùa đông thực sự chỉ có …tháng một mà thôi...
Qua Thiền tông, chúng ta có một số chuyện thiền được lưu truyền để nhằm mục đích diễn giải triết lý thâm sâu của đạo Phật dưới hình thức chuyện thiền hay giai thoại về các bậc thiền sư...
Tôi là con nhỏ Bắc di cư, nên hết Hè năm 75 tôi học xong đại học, chuẩn bị đi dạy. Ai dè ngày 30/4 ập đến, tất cả sinh viên miền Nam tạm ngưng việc học, để đi làm lao động công ích, dọn dẹp đường phố, phụ việc đổi tiền, đào kênh…
Có một lần, tôi gặp bài của một tác giả viết về nước Mỹ, rất hay rất cảm động, bà ấy nói về chồng bà và gọi ông là « y của tôi », cái cụm từ thật thân mật, y của tôi, nghe hợp thời hơn chồng tôi, anh tôi, nhà tôi… nhứt là trong trường hợp mà tôi đang muốn nói về chồng của bạn mình, thì còn tiện và hay hơn nữa. Thí dụ: Chồng của bạn Liên, tôi gọi là y Liên, chồng của bạn Dung, thì tôi gọi là y Dung, chồng của bạn Thu, thì tôi gọi là y Thu…
Thế là thiên hạ thoát khỏi cơn đại dịch, tuy nhiên nhiều người vẫn còn sệt, một số giới chức và bọn truyền thông quen lối bé xé ra to và hù dọa cứ tung tin linh tinh. Tất nhiên cũng có những trường hợp tái nhiễm virut nhưng không có gì nghiêm trọng. Dịch đã trở thành bình thường như những loại cúm theo mùa...
Chị Bông vào diễn đàn Cô Gái Việt đọc bài thơ của chị Hoài Mộng mà ngậm ngùi với những lời thơ thương nhớ người chồng đã khuất mấy năm nay, không có anh cùng uống trà mỗi buổi sớm mai, không có anh cùng đi chùa những ngày rằm ngày lễ lớn, v.v. Trong diễn đàn còn có chị Hiền Thảo vừa mới mất chồng chưa tròn năm...
Mùa này trời tối nhanh, Tết sắp đến, trên con đường làng vắng vẻ, hai bên là những mái tranh nghèo xơ xác, thấp thoáng vài ngọn đèn dầu tù mù, nhìn xa như những đốm ma trơi thoắt ẩn hiện sau những hàng rào tre, càng làm tăng cái vẻ đìu hiu, quạnh quẽ. Ở đây, người dân lo ăn cơm cho nhanh trước khi mặt trời đi ngủ để còn thấy đường dọn dẹp và rửa chén; hơn nữa là để tiết kiệm nhiên liệu vì tiêu chuẩn mỗi gia đình một tháng, chỉ mua được 1 lít dầu hôi thắp đèn...
Điều đáng nể phục và cũng đáng yêu quý là, sau trận cháy rừng năm 2019/2020, vùng thác Fitzroy tiêu điều tàn tạ – nhưng chỉ trong vòng 1 tuần sau đám cháy, trên cây khuynh diệp cổ thụ này đã có những chồi lá thật tươi non, đầy sức sống lại ngông nghênh nhô ra từ lớp vỏ cây xù xì đã cháy xém…
Hầu như người Việt nào cũng biết câu, “nhân sinh thất thập cổ lai hy”. Tuổi thọ ngày xưa thật đúng là khó có người sống qua bảy mươi tuổi vì điều kiện sống, chế độ dinh dưỡng, chăm sóc y tế còn hạn chế, là chưa nói tới tâm lý người lớn tuổi được sống vui với con cháu, xóm làng, hay tuổi già neo đơn vì hoàn cảnh cũng tác động nhiều đến tuổi thọ. Ngày xưa, người sáu mươi tuổi đã được con cháu mừng thọ dịp sinh nhật thứ sáu mươi. Ai tới bảy mươi là con cháu mừng ông (bà) đại thọ. Hiếm hoi có người sống tới tám mươi thì con cháu mừng thượng thọ. Qua tám mươi cũng có nhưng rất hiếm vì bảy mươi đã được coi là hiếm hoi - cổ lai hy. Nhưng nay đời sống sung túc hơn, hiện đại hơn, và y học tiến bộ hơn nên những lão ông, lão bà bảy mươi bây giờ còn khoẻ re vì họ còn có thể vui chơi, du lịch, tham gia sinh hoạt xã hội, cộng đồng… bệnh tật của họ có bác sĩ chăm sóc với y khoa hiện đại. Đời sống tinh thần vui hay không cũng tùy người, tùy suy nghĩ cá nhân vì người thấy nhà vắng con cháu thì buồn, tr
Hè năm ấy tôi dấn thân vào một việc mà kể từ nhỏ tới lớn tôi chưa từng làm. Dĩ nhiên là không có tý kinh nghiệm nào và vô cùng mạo hiểm. Nhưng người xưa có câu “đói thì đầu gối cũng phải bò”. Thôi kệ phải liều, biết đâu “không thành công, cũng thành nhân”. Sống là trải nghiệm mà...
Mỗi lần đi mua quà cho ai đó, kể cả quà Giáng Sinh, tôi thường bị tẩu hoả nhập ma, có khi đi cả buổi chẳng mua được gì. Chọn quà tân gia càng khó hơn, tôi đi hết tiệm này qua tiệm khác, suy nghĩ về “gia chủ” để đoán xem họ thích quà loại nào, cuối cùng tôi cũng phải chọn một món khi trời đã quá trưa...
Có nhiều lý do để tôi không thích và thường tránh né khi phải lái xe vào khu trung tâm thành phố. Một trong lý do chính là hầu hết các con đường trong trung tâm thành phố trên toàn nước Mỹ đều là đường một chiều...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.