Hôm nay,  

Hoang Đảo của Tử Thần

3/27/202011:16:00(View: 8527)

Những người ở tuyến đầu COVID-19 _Photo từ The National Guard của Flickr
Những người ở tuyến đầu COVID-19 _Photo: The National Guard / Flickr



Bác sĩ gốc Việt Alyssa Nguyễn Phước làm việc trong Phòng Cấp Cứu – ER (Emergency Response) của một bệnh viện tại New York (bà không muốn nêu tên vì lý do tế nhị). Dưới đây là bài phỏng vấn của phóng viên TuAnh Dam, đăng trên tờ NY City Lens ngày 26/3/2020; ianbui dịch lại từ tiếng Anh.

 

Q: Bác sĩ thấy sự khác biệt nào trong phòng cấp cứu trước và sau khi dịch COVID bùng phát?

 

A: Thông thường người ta vô ER vì bất cứ lý do gì. Dập ngón chân, xét nghiệm mang thai, u đầu cách đây hai tuần nay bỗng thấy chóng mặt… Vô gia cư, tâm thần, những thứ mà trong ER chúng tôi thường gặp – tất cả đều biến mất từ ngày có các ca COVID-19 đầu tiên.

 

Phòng cấp cứu thường không bao giờ yên lặng. Vậy mà bây giờ chỉ nghe tiếng ho húng hắng và tiếng beep của máy móc khắp mọi nơi. Mấy chiếc xe cáng đầy người nằm. Ai cũng đeo khẩu trang – từ bệnh nhân cho đến bác sĩ và y tá. Rất khó để làm những việc bình thường nhất, như uống cà phê.

 

Việc cứu tỉnh bệnh nhân xưa nay giống như một sinh hoạt cộng đồng. Cần rất nhiều bàn tay, nhiều người phụ trợ; đôi khi tôi có cảm tưởng mình là người nhạc trưởng điều khiển dàn giao hưởng. Anh, làm cái này. Chị, làm cái kia… Và khi mọi thứ diễn ra không vấp váp, kết quả thực sự là một tác phẩm tuyệt đẹp.

 

Thời COVID không như vậy nữa. Trong phòng ER chỉ còn những người bắt buộc phải có mặt. Mắt kính goggle của ai cũng bị mờ vì hơi thở; họ cố gắng di chuyển vật dụng trong khi làm việc.

 

Có cảm giác như ta đang ở trên một hoang đảo của tử thần. Những người đồng nghiệp, kể cả những tay nghề dày dạn và từng trải nhất, cũng không cầm được nước mắt. Gần như ngày nào tôi cũng khóc, nhưng rồi phải nuốt ngược vào trong để đi làm.

 

Q: Bác sĩ có thể nào kể về bệnh nhân COVID thứ nhất của mình không?

 

A: Mới đầu ông ta được đưa vào để điều trị sỏi thận. Tình cờ bức CAT Scan chụp hình bụng để dò tìm sỏi có dính một tí phần phổi của ông ta, trông nó đáng nghi.

 

Ông ta vào ER hôm thứ Sáu. Đến thứ Ba tuần sau ông ta nhận được tin thông báo nhiễm coronavirus. Được khuyên nên trở lại bệnh viện, ông ta trả lời, “Tôi cảm thấy bình thường, hơi sốt một tí. Tôi muốn ở nhà.” Nhưng đến thứ Năm thì bác sĩ của ông ta gọi cho hay “Tình trạng ông ấy không tốt. Bị khó thở. Sẽ đưa trở lại.”

 

Tôi nhớ, lúc đó tôi chạy vòng vòng lo đủ thứ vì ông ta là bệnh nhân đầu tiên. Phải đặt ông ta trong phòng nào? Sẽ cần những ai giúp việc cho ca này? … Tôi cố điều phối mọi thứ thật chu toàn để không ai có thể bị lây.

 

Thế rồi bỗng dưng ông ta xuất hiện. Khi một con thú quá sợ hãi mắt chúng thường mở tròn, to đến độ ta có thể thấy hết tròng trắng xung quanh tròng đen; đó là hình ảnh ông ta lúc ấy.

 

Ông ta được đeo khẩu trang; hơi thở dồn dập khoảng 60 nhịp một phút như thể đang chết chìm, không đủ dưỡng khí. Lúc được đẩy vào ông ta đang trong tình trạng hốt hoảng, hít thở mạnh qua mảnh khẩu trang.

 

Chỉ có tôi và một bác sĩ khác lo cho ông ta; gắn ống thở cùng các thứ. Thật là đáng sợ. Tay tôi run như chiếc lá mặc dù đây là những việc tôi làm đã rất nhiều lần; run đến độ tôi xém đâm kim vào tay mình.

 

Chúng tôi tưởng mình đã chuẩn bị thật kỹ, nhưng giờ nhìn lại vẫn thấy chưa ổn. Lúc đó chúng tôi thật sự không biết nhiều thứ — không biết mình sẽ cần những gì; không biết bệnh tình ông ta sẽ ra sao; không có một hệ thống và quy trình làm việc cụ thể nào cả.

 

Q: Hầu hết bệnh viện và y sĩ đã chuẩn bị đón người bệnh COVID từ mấy tuần qua, nhưng nó có giống như những gì bà nghĩ khi bệnh nhân bắt đầu xuất hiện không?

 

A: Ghê gớm hơn nhiều. Lượng người được đưa vào cũng như số người bị bệnh đông hơn tôi tưởng tượng.

 

Trong đầu tôi chỉ nghĩ, bệnh viện sẽ bị tràn ngập bởi rất nhiều người bị bệnh nặng. Nhưng tôi không lường trước nó sẽ dẫn đến nhiều xáo trộn xã hội như vậy. Đến khi nó xảy ra, và ảnh hưởng tới mọi khía cạnh trong cuộc sống của mình, ta mới nhận thấy: “Ồ, có quá nhiều thứ để lo. Mình làm không xuể.”

 

Nếu hệ thống y tế của Trung Quốc và Ý đã bị quá tải, chúng ta cũng sẽ bị quá tải không thua gì họ.

 

Q: Thống đốc Cuomo nói mức tệ hại nhất vẫn chưa đến; theo bà tương lai sẽ ra sao?

 

A: Lúc nào tôi cũng mường tượng về chuyện đó, rất khó tránh bị chi phối bởi nó. Mỗi ngày tình hình mỗi căng thẳng hơn một chút. Tôi có cảm giác ruột mình bị quặn thắt: “Một tuần lễ nữa sẽ ra sao? Hai tuần lễ nữa? Nội nay mai?”

 

Về mặt cụ thể, hầu hết các bệnh viện trong vùng New York hoặc sắp hết hoặc đã hết dụng cụ trợ thở cũng như phòng ICU [intensive care unit – điều trị cấp nặng]. Nhà thương nơi tôi làm việc đã biến phòng ICU các loại thành ICU cho COVID, và đã hết chỗ rồi. Chúng tôi đang mở thêm nhiều khu ICU mới và mướn bác sĩ ICU từ nơi khác đến. Ngoài ra chúng tôi còn dựng thêm lều để đặt giường bệnh ICU – chúng cũng đầy luôn rồi.

 

Không còn giường trống trong khi bệnh nhân vẫn tiếp tục được đưa vào, làm thế nào để quyết định ai sẽ được chữa trị? Thật khó mà tưởng tượng; tôi chưa hề bị đặt trong tình thế phải chọn lựa như thế bao giờ. Rồi đây bệnh viện sẽ phải thành lập một uỷ ban đặc nhiệm, với cái nhìn tổng thể, để quyết định phải rút máy trợ thở của bệnh nhân nào để dùng cho người khác.

 

Tương lai thật là khó đoán. Luật lệ thay đổi liền liền; các quy định của bệnh viện cũng vậy.

 

Q: Bác sĩ nghĩ sao về đề nghị của Tổng thống Trump và một số chính trị gia khác rằng nên để nền kinh tế tái hoạt động?

 

A: Tôi nghĩ không nên tí nào. Những người đó chỉ cần bỏ ra 5 phút trong phòng cấp cứu ER là họ sẽ đổi ý ngay lập tức.

 

Dân New York ai cũng linh cảm đây là một sự kiện cực kỳ xấu. Và tôi nghĩ rằng New York sẽ tiếp tục cấm cửa mọi sinh hoạt cho dù những nơi khác trên nước Mỹ ra sao chăng nữa.

 

COVID sẽ ảnh hưởng mạnh đến các cộng đồng vùng quê, những nơi không có đủ điều kiện để đối phó dịch bệnh.

 

Ví dụ như cậu sinh viên nọ đi chơi Spring Break ở Miami xong về lại ngôi làng nhỏ nào đó ở Kansas và truyền bệnh cho bố mẹ, ông bà anh ta. Rồi vì không biết mình đã nhiễm dịch, họ lây sang hàng xóm, bạn bè. Bỗng dưng bệnh viện làng ấy không kham nổi vì họ chỉ có một vị bác sĩ trực về đêm. Mà một người thì không thể nào chống cự với các đợt bệnh nhân ào ạt. Thế là cả làng vỡ trận.

 

Q: Bác sĩ có nghĩ rằng nếu Hoa Kỳ quan tâm đến dịch bệnh này từ hai tháng trước thì tình hình hôm nay có khác hơn không?

 

A: Vì lý do nào đó mà trong suốt tháng Hai chúng ta rơi vào trạng thái yên tâm hão. Chúng ta đã đánh mất cơ hội ngăn chặn dịch bệnh. Nếu chỉ cách đây hai tuần thôi chúng ta xem đây là tình huống nghiêm trọng thì tôi nghĩ số ca bệnh sẽ ít hơn bây giờ rất nhiều.

 

Ca đầu tiên xảy ra tại New York ngày 1 tháng Ba — một người trở về từ Iran. Giả sử lúc đó thành phố tuyên bố: “OK, mọi người nghe đây. Dịch bệnh đã đến. Chúng ta phải bắt đầu giữ khoảng cách an toàn. Hãy nhìn những gì đã và đang xảy ra ở Seattle, ở Ý… ở khắp nơi.” Tôi nghĩ nhiêu đó thôi cũng sẽ giảm bớt gánh nặng cho chúng tôi nhiều lắm.

 

Thay vì vậy thì phản ứng của thành phố là chờ, rồi thì nhiều ca khác xuất hiện. Ngay trong tuần lễ sau cuối tuần vừa qua, số người tràn ra đường để giúp dịch khuẩn lây lan nhiều không thể tưởng. Nếu ta có thể quay ngược dòng thời gian chỉ 10 ngày thôi, tôi nghĩ số ca bệnh sẽ chậm lại rất nhiều.

 

Ta từng nghe bao nhiêu câu chuyện từ Ý. Mới đầu thiên hạ chỉ biết đến những ca bệnh qua tin tức. Nhưng sau đó là người quen. Kế đến là người thân trong gia đình. Tôi mong rằng chúng ta sẽ đồng tâm hiệp lực kiểm soát sự lây lan của cơn dịch này để nó không nhiễm đến thân nhân của mình.

 

-ianbui dịch

 

http://nycitylens.com/2020/03/frontlines-deserted-island-death/ 

Reader's Comment
3/29/202015:45:17
Guest
Đưa đến kết quả cuối cùng là đập chết con đỉ mẹ tổ tiên sư cha toàn bộ bọn chệt chinese chó đẻ , chệt chó đói , chệt chó ghẻ , chệt chó dại , chệt chó thúi , chệt chó chết <=> bọn china điên dại , ngông cuồng , đần độn , man di mọi rợ <= > bọn chun quốc chun hang chuột , chui lổ chó láu cá chó <=> bọn chun hoa heo héo , chun hoa thúi xạo ke , nổ banh hán . Phải cho bọn chệt chinese súc vật điên dại đớp NUCLEAR BOMB , SMART BOMB , MISSILE cho chết con đỉ mẹ tổ tiên sư cha toàn bộ bọn chệt chó chết chúng nó vì cái thói lưu manh , côn đồ , mất dạy . bọn chệt súc vật chúng mầy chuẩn bị đi đời nhà ma không còn sót một đứa nấu cái thứ bẩn thúi "xương chệt nấu cao" . bọn chệt chó chết chúng mầy nên lo đớp cứt trộn tàu hủ thúi rồi chờ ngày đớp NUCLEAR BOMB , SMART BOMB , MISSILE để xuống địa ngục cùng một lượt cho vui . only 1 dog = 1.400 millions crazy chinese . No dumb dogs and 1. 400 millions crazy chinese allowed .
3/28/202019:02:36
Guest
Giờ thì đã rõ,lý do gì đã dẫn tới thảm họa cho Hoa Kỳ ngày hôm nay.Tất nhiên người chịu trách nhiệm chính trong chuyện không phải ai khác chính là người đứng đầu chính phủ,vậy mà có 1 số người còn ra sức bảo vệ cho ông ta,vẫn cố chấp không chịu nhận ra vấn đề.Chắc đợi đến khi nào họ lâm vào tình thế bi đát như các bệnh nhân ở bài viết trên ,họ mới chịu hiểu thì mọi chuyện đã quá muộn.
Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Tuy Hòa, nơi tôi ở cách nay gần bẩy chục năm, là một thành phố nhỏ hiền hòa nằm sát bờ biển, giống như nàng “Mỹ Nhân Ngư” phơi tấm thân kiều diễm trên bãi cát trắng tinh. Nàng dựa đầu trên núi Chóp Chài, đôi mắt mơ màng nhìn ra biển Đông, nghe gió thổi vi vu qua những bãi thùy dương dày đặc trên bãi biển Đại Lãnh, đầu đội vương miện hình Tháp...
Chắc bạn đọc nghĩ là tôi đang ở Hà Nội, hay Sài Gòn. Không. Chúng tôi đang du lịch châu Âu. Chuyến nghỉ hè năm nay, cùng với đôi bạn từ Quận Cam, tưởng đã không thành vì Delta Airlines huỷ chuyến bay vào giờ chót, sau khi đã có thẻ lên tầu. Lên mạng tìm vé khác và bên Turkish Airlines còn chỗ để đưa chúng tôi đến Barcelona, Tây Ban Nha là thành phố đầu tiên của chuyến du lịch...
Buổi sáng bến xe Tây Ninh đông đúc và ồn ào. Tiếng rao hàng của đám bán hàng rong vang lên inh ỏi, từ bán bánh mì, bán nước trà đá, nước ngọt bỏ bao, đến bọn người bán sách báo dạo, cứ gặp ai cũng chìa hàng đến trước mặt, giọng mời gọi...
Cái cối xay bột nước lắp ráp xong chị Bông đã xay thử đậu nành rồi xay gạo thấy cả hai đều thành bột mềm nhuyễn đúng ý. Coi như chị đã “khai trương” cái cối xay bột nước của mình mặc dù khi lắp cối xong ông thợ cối đã xay thử bột nọ bột kia rồi. Hôm ấy cả nhà chị được ăn món bánh xèo chiên giòn và uống sữa đậu nành nấu với lá dứa vừa thơm vừa béo thật ngon...
Hai chị em Quỳnh Trâm và Bội Trâm hôm nay được mẹ dạy làm món bánh trái cây bằng bột đậu xanh để đón anh gia sư của hai nàng. Những chiếc bánh xinh xinh đủ màu sắc của trái khế vàng, trái ớt đỏ, trái mảng cầu… được bày sẵn trên khay thật hấp dẫn...
Chiếc xe khách Sài Gòn ra Huế tạm dừng ở thành phố Nha Trang vào khoảng bốn giờ chiều. Xe chưa đậu hẳn thì đã có bao nhiêu kẻ bán hàng vặt ồ ạt phóng tới miệng rao hàng inh ỏi tạo thành một thứ âm thanh hỗn loạn. Một số ăn xin tật nguyền, què cụt cũng cố chen lấn tranh nhau hành nghề...
Tôi quen biết Loan thật tình cờ, người đời thường gọi là “duyên”, với tôi, là một định mệnh từ muôn kiếp trước, đã gắn liền hai cuộc đời chúng tôi thành hai chị em, thương yêu và gần gũi, giúp đỡ, an ủi nhau còn hơn chị em ruột thịt...
Bản thân tôi ít khi nào dám ngó về biển cả, dù thấy biển cả rất mênh mông, thoáng mát và êm ả qua nhiều hình ảnh. Cũng có lúc tôi trực diện biển khơi, nhưng chỉ là lúc biển êm sóng dịu rì rào ru hát « Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào… » hoặc là lúc mơ mộng, biển nhớ…
Thời gian sau 1975, tôi cỡ 9-10 tuổi, ngoài ông anh lớn đi dạy ở Cần Thơ, tôi có ba người anh đang học Đại Học, hằng tuần có bạn bè kéo về nhà tôi tụ tập ăn uống, đờn địch ca hát rất vui. Tôi nhỏ tuổi không được tham gia, nhưng có núp ở sau bếp... nghe lỏm...
Kanchanaburi là một tỉnh miền trung Thái Lan có biên giới chung với Miến Điện. Thủ phủ là thành phố cùng tên cách Bangkok 140km. Ở đây có cây cầu nổi tiếng xây dựng từ WWII, cầu sông Kwai...
Chiến trận ngày mỗi lan rộng, mức độ tàn phá cũng gia tăng khủng khiếp. Mỗi lần quân Pháp vào làng càn quét, dân chúng lại bồng bế nhau tản cư, chỉ còn dân quân tự vệ ở lại bảo vệ nhưng cũng yếu ớt lắm. Khi quân Pháp rút, để lại hàng chục xác chết, dân lại trở về chôn cất người chết, dựng lại gian nhà tranh bị thiêu rụi rồi tiếp tục cày cuốc kiếm sống. Cuộc sống đã nghèo khổ nay càng nghèo khổ hơn...
Hình như bên ngoài trời đang mưa. Tiếng nước đổ trên mặt nhựa trải bãi đậu xe luồn qua khung kính cửa sổ nghe xa vắng, chập chùng. Bắt đầu từ lúc nào người ta nói chuyện nhát gừng với nhau như thế nhỉ. Người đàn ông ngẫm nghĩ. Những lúc bên nhau, giả như có nói chuyện rời rạc, hoặc không nói gì cũng chẳng sao bởi người ta còn nhìn được vào mắt nhau. Những ngón tay còn đan được vào tay nhau. Và môi rất thường khi đậu trên vai, trên tóc, trên môi. Còn xa cách như thế này, im lặng phút giây nào là lạc nhau phút giây ấy.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.