Hôm nay,  

"Happy Vietnamese New Year!"

04/02/202010:38:00(Xem: 3452)

              

*Alfred D. Sulfridge, bác sỹ Trung Tá Không Lực Mỹ tại phi trường Trà Nóc, Cần Thơ. Hồi năm 1970 anh thường đến hợp tác làm việc với tôi tại bịnh viện Thủ Khoa Nghĩa, Cần thơ. Bác sĩ Sulfridge là người bạn của tôi về chuyên môn, phẫu thuật, mặc dầu anh ta nhỏ hơn tuổi 2 tuổi. Nhưng làm sao ấy, tôi vẫn không thích anh chàng. Nhiều lúc tôi cũng tự hỏi, tại sao mình không thích Alfred? Tên ấy cũng tốt đấy chứ. Nhưng tôi đành chịu, tự nhủ thầm thích hay không thích là lý do của trái tim, hơi đâu mà thắc mắc. Và tôi lờ chuyện đó luôn…

Tôi đến Mỹ cuối năm 79. Trong ngày Nguyên đán của năm 80, không ngờ bác sĩ Sulfridge biết tôi đang ở Mỹ, hôm đó anh gọi chúc Tết tôi. Bác sĩ Sulfridge nói chuyên với tôi rất nhiều, rất lâu. Anh hỏi thăm tôi, gia đình tôi, cha mẹ, vợ con tôi, với những lời chân thành sâu sắc. Anh cũng muốn giúp đỡ tôi về mọi mặt trong khả năng của anh, nếu tôi và gia đình tôi cần. Tôi cám ơn anh ấy. Tôi nói là tôi không quên ơn anh ấy, dù cho đó chỉ là lời hứa, và tôi hứa là chúng tôi sẽ không quên anh ấy một khi chúng tôi cần sự giúp đỡ nào đó từ các đồng nghiêp. Chúng tôi nói chuyện với nhau rất tình nghĩa và chúng tôi cũng có chung những cảm nhận sâu sắc về nhau. Nhưng cuối câu chuyện, một lần nữa bác sĩ Sulfridge chúc Tết tôi:

       “Happy Chinese New Year!”

Tôi giận tím người. Tôi khựng lại một hồi lâu, tôi lạnh nhạt trả lời:

      - The same to you…

   Và tôi…‘úp’ điện thoại…

Ôm ngực, ngồi nghỉ một hồi lâu, mới thấy mình vô lý. Mới thấy Alfred và tôi, cả hai chúng tôi đều là nạn nhận của một ý thức sai lầm về Tết. Thật sự Tết nhất là vấn đề của thời gian, mùa màng, thời tiết, căn cứ trên sự di chuyển của mặt trời, của mặt trăng. Có ai sở hữu mặt trời, mặt trăng đâu mà gọi là Tết Tây, Tết Tàu, Tết Ta...Nhưng ngặt một điều, lễ đầu năm âm lịch tiếng Việt gọi là Tết, Trung Hoa gọi Nguyên Đán; lễ đầu năm dương lịch Tây gọi là Nouvel An, Mỹ gọi là New Year…Ai cũng đặt tên cho thời gian cái tên của riêng mình…y như là thời gian, mặt trời, mặt trăng là của riêng họ, con cháu họ. Từ xưa,Trung Quốc rộng lớn quá, có nền văn minh rất sớm và tỏa sáng ảnh hưởng và làm mờ nhạt các nền văn minh của các quốc gia chung quanh như Việt Nam, Triều Tiên, Nhật…Do đó thế giới Tây phương mỗi khi nhìn về các nước Đông Á và Đông Nam Á đều nhìn qua lăng kính của văn minh TQ. Tệ hại cho đến nỗi tên của nước ta, có thời người Tây phương gọi là Bán đảo Ấn Trung - Indochine/Indochina…Tết Ta, Tết Nhật, Tết Triều Tiên …họ đều gọi là ‘Tết Tàu’- Chinese New year. Cũng có lẽ bực bội vì lý do đó, quyết tâm thoát ly ra khỏi ảnh hưởng của TQ, trước hết là Nhật, và sau đó là Triều Tiên không ăn mừng năm mới âm lịch nữa, không ăn Tết nữa.

     Sau một hồi minh định như vậy, tôi mới ngộ ra rằng tại sao hồi năm 70 tôi không mấy có cảm tình với bác sĩ Sulfridge, chỉ vì Tết năm đó anh ấy trịnh trọng chúc tết tôi y chang với câu anh ấy chúc vừa rồi:

               “Happy Chinese New Year”

khiến tôi giận anh tím mặt. Tôi không nhìn mặt anh ấy liên tiếp trong mấy ngày sau đó! Bây giờ ngồi nghĩ lại mà thương hại cho mình...

 

     Sau năm 80, Bác sĩ Sulfridge và tôi có nói chuyện điện thoại với nhau đôi ba lần và bặt tin nhau cho mãi đến Tết năm 2008, tôi nhận được điện thoại của bác sĩ Sulfridge gọi chúc Tết tôi. Thật cảm động nghe giọng nói thân quen của anh như thuở nào! Có điều là chúng tôi lớn tuổi cả rồi. Tôi đã 72 và anh ấy cũng 70! Chúng tôi nói chuyện với nhau rất nhiều, chúng tôi đã từng chia sẻ với nhau những cas phẫu thuật cấp cứu. Anh đã từng ‘vào’*giúp tôi, cũng như tôi cũng đã từng ‘vào’ giúp anh trong trường hợp chúng tôi gặp khó khăn phẫu thuật. Nhưng tuyệt nhiên chúng tôi không ai, một lời nhắc đến chiến tranh. Có điều anh làm tôi ngạc nhiên và cũng vô cùng cảm động, cuối câu chuyện anh trịnh trọng chúc tết tôi:

           “Happy VietNamese New Year”

Tôi nghe tim mình bồi hồi, xúc động… Ngưng một chập…hy vọng anh còn chờ tôi ở bên kia đầu dây, tôi trịnh trọng:

           “Happy VietNamese New year” , Dr Sulfridge…

Tôi nghe tiếng cười rạn rỡ của anh và nghe anh nói:

             “Many thanks, Dr Dao”

Thật sư câu chúc Tết của bác sĩ Sulfridge: “Happy VietNamese New Year” chẳng những làm cho tôi vui sướng mà còn làm cho tôi tự hào! Ôi! Chỉ có một chút xích ra khỏi ảnh hưởng Trung Quốc, năm 2007, chúng ta ăn Tết trước TQ một ngày, mà gây sự chú ý quan tâm cùng khắp thế giới. Và qua câu chúc Tết của Bác sĩ Sulfridge:“ Happy VietNamese New Year ” ai còn dám nói người Mỹ thiếu tế nhị trong giao tế? Phải chi những năm của thập niên 40 của thế kỷ trước, có được sư cảm nhận sâu sắc giữa hai dân tộc Việt Mỹ như sư cảm nhận giữa chúng tôi hôm nay, thì đâu đến nỗi có những trang sử đẩm máu đáng tiếc…

Mỗi lần nghĩ về người bạn đồng nghiệp xa xưa, bác sĩ Sulfridge, tôi cảm thấy một thoáng bâng khuâng. Sau sư cố, khu hành chánh Tam sa tại đảo Hải Nam của Trung Quốc, được thành lập, không hiểu Alfred còn nhớ tôi không? Liệu anh ấy năm nay sẽ chúc tết tôi với câu: “Happy VietNamese New Year!” nữa không?.../.

      

Đào Như

thetrongdao2000@yahoo.com

Chicago

Jan-2012

(*)   - Tên hoàn toàn hư cấ-nếu có sự trùng hợp xin đừng ngộ nhận.

(**) ‘Vào’: khi can thiêp phẫu thuật, bác sĩ phẫu thuật găp khó khăn về chuyên môn thường cầu cứu một người đồng nghiệp khác vào giúp đỡ mình.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thấy nét mặt của Bích-Thủy buồn quá, Thắng xốn xang trong lòng, vội gợi chuyện – bằng tiếng Việt “ba rọi” – với mục đích làm cho Mẹ đừng nghĩ ngợi nhiều đến chuyến ra khơi của chàng
Tại Quán Biển Xanh của Thị Trấn Songkhla, Thi Thi một mình đứng dựa vào lan can, mắt dõi nhìn ra phía biển xa xa. Bán Đảo Malay nhô dài ra phía biển, xanh rợp những hàng dừa trông tựa như mũi của một con cá sấu.
Mới đặt chân đến Mỹ chưa được mười ngày ông Hai đã được ông James tặng một chiếc xe hơi. Ông James dẫn ông Hai băng qua cái sân rất rộng, vào nhà xe, chỉ một chiếc xe màu xám trắng nằm trên bốn bánh gần như không còn một chút hơi
Năm nào cũng vậy, không khí mùa Giáng sinh đến sớm nhất với mọi người là qua nhạc Noel. Ngoài đường phố, các nơi còn chưa trang trí, làm đẹp bên trong, bên ngoài thì nhiều quán cà phê, siêu thị, trung tâm thương mại… đã bắt đầu rộn ràng phát dòng nhạc vui tươi ấy.
Nói rõ, tôi không phải là một nhà văn hay một nhà báo gì cả. Tôi chỉ là một “nhà gõ”. Tôi chỉ gõ laptop mà thôi. Tôi gõ chùa, không vì tiền (gõ chùa) nhưng gõ cho vui, để tự mình trau dồi thêm kiến thức, để tự học hỏi, để tự mình giải khuây, để khỏi nghĩ quẩn, để khỏi bị bệnh Alzeihmer, để thoát ly và cũng để giảm bớt stress trong cuộc sống, v.v...
Tôi gọi cha tôi là cha. Không là bố, là ba, là tía, là thầy, hay là cậu. Tôi gọi mẹ tôi là mẹ, không là má, là mạ, là măng, hay là u. Tôi “quê một cục” vì tôi sinh ra và lớn lên ở một miền quê khô cằn. Sau này tôi thấy từ “cha” sao thân thương quá, vừa nhẹ nhàng vừa âu yếm, vừa thật thà lại vừa thiết tha.
Tôi từng bị ám ảnh không biết sau khi mình chết đi thì mọi việc sẽ như thế nào. Và thế là vào một đêm, tôi quyết định giả chết.
Khi em đưa cái Thẻ Kiểm Tra, mình chưa đọc tên đã biết ngay là em. Nhưng mình cứ làm tỉnh ngồi ôn lại những kỷ niệm ngày xưa. Em thì tình thiệt không biết mình. Nhớ hồi nhỏ hai đứa cũng quyến luyến nhau, dầu chưa tới mười tuổi.
Ông thích lái xe chạy ra khỏi thành phố. Với ông, thành phố đồng nghĩa với tù hãm. Nếu được ngồi ghế trước trên chiếc xe đò chạy đường xa, cỡ bự, hơn 60 ghế, để nhìn trời cao đất rộng thì càng tốt. Tha hồ mở mắt.
Tiếng cười của bọn con trai ngoài hành lang rộ lên, hưởng ứng những lời bàn tán, trêu chọc, cố tình cho lọt vào phòng học.
Mừng Lễ Chúa Sinh Ra Đời (Christmas) là một biến cố trọng đại nhất hàng năm và mang ý nghĩa thiêng liêng nhất, đối với tất cả những người quốc gia trên thế giới theo Kitô Giáo hay theo Đạo Tin Lành
"Đảo Hoang" là một chương trong Bướm Vàng/Butterfly Yellow của nhà văn Mỹ gốc Việt Lại Thanh Hà, từng đoạt giải thưởng National Book và giải Newbery-Danh dự, thể loại Thiếu niên, với tác phẩm thơ xuôi Inside Out & Back Again / Trong Ra Ngoài & Ngược Trở Lại - mới đây đã được nhà xuất bản HarperCollins xuất bản một cuốn tiểu thuyết mới nhan đề Butterfly Yellow / Bướm Vàng (284 trang, giá bán $17.99) và đã được giới phê bình văn học của tờ nhật báo New York Times gọi đây là một tác phẩm "đẹp nhức nhối." (Searingly beautiful.)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.