Hôm nay,  
Chúng tôi cũng đã đến rặng Thiên Sơn, như chàng chinh phu của Lê Thương nhưng ở phía bên này của miền Trung Á, xứ Kyrgyzstan. Không vất vả cưỡi ngựa hay lội bộ hàng năm trời, nhưng phải chuyển ba chuyến bay và mất gần 30 giờ. Từ Seattle, một thành phố ven biển Thái Bình Dương, phía Bắc nước Mỹ, chúng tôi bay qua New York, theo ngả Thổ Nhĩ Kỳ, chờ ở Istanbul khá lâu để bay tiếp đến thủ đô Bishkek của xứ Kyrgyzstan...
Dưới đây là hai phân đoạn trong cuốn tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của nhà văn Trịnh Y Thư, với bối cảnh là cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất. Với phong cách viết phân mảnh thành từng khối của nhà văn, độc giả có thể đọc hai phân đoạn này như một truyện ngắn. Việt báo trân trọng giới thiệu.
Tạ Đình Tới kết hôn với chị Nghiêm Thị Bình đã được hơn mười năm. Anh là một công chức. Chị làm nhân viên bưu điện thành phố. Anh chị có với nhau bốn đứa con ba gái, một trai, đủ nếp đủ tẻ...
Làm thế nào để giải nghĩa về cái chết? Những điều nằm bên ngoài tất cả mọi sự hiểu biết của nhân gian, nhưng lại nằm bên trong những bí ẩn muôn đời của vị Thượng Đế ở mãi trên trời cao kia. Lại càng không thể bàn tán gì, khi cơn đau ốm, bịnh hoạn đó đang không phải là của chính mình...
Trời đã xế chiều, chúng tôi cũng chuẩn bị trở về Hà Nội. Vừa ra khỏi cổng thành Cổ Loa, Thi xuống xe và sà ngay vào một quán bên đường mua mấy cái bánh gai gói bằng lá chuối khô được xâu vào với nhau bằng sợi lạt. Thi nói mua về để tối nay ra sân ăn bánh, uống trà...
Ông cụ Hồi mở cửa tiễn khách. Cũng là bạn hàng xóm thôi, nhưng gần nhà mà xa cửa ngõ. Hai khu vườn đâu lưng, cửa ngoài thì nằm ở hai con đường khác, đi bộ cũng mất mười lăm phút. "Bác về nghe. Khi rảnh sang chơi." "Lóng rày hai cái chưn tui yếu lắm rồi bác. Muốn nhờ con cháu nó đưa đi thì sợ phiền bác ơi. Mình qua đây nó khác bển nhiều lắm."
Gần năm giờ chiều Nghi đã nghe nóng ruột. Thời gian ở đây chậm như con rùa bò, Nghi nhìn lên tường nơi có treo cái đồng hồ to tướng, những cây kim như đứng lại. Nghi nhớ lời hẹn hò với Hường trước khi anh đi làm, sáu giờ rưỡi gặp em nghe, sáu giờ rưỡi anh đi làm về là gặp em liền, đợi anh về ăn cơm với em...
Cuối tháng mười đất trời phương ngoại vàng lên rực rỡ, muôn sắc màu nhuộm thắm cỏ cây. Những mảng màu đẹp không sao tả nổi, những buổi hoàng hôn càng làm cho sắc màu đã đẹp lại càng đẹp hơn. Đi dưới tán lá rừng rực rỡ, những khoảng trống bên trên long lanh nền trời xanh ngăn ngắt, dưới chân lá xào xạc đùa vui như con trẻ...
Hôm nọ tôi có dịp chạy về khu neighbourhood cũ, đi ngang qua căn nhà cũ mà bồi hồi xuyến xao bao nhiêu kỷ niệm. Lúc ấy gia đình chúng tôi mới từ thủ đô Ottawa chuyển về thành phố này, các con còn bé nên việc tìm một căn nhà có đủ tiêu chuẩn gần trường học, gần nhà thờ, gần chợ Việt chợ Tây cũng hơi khó. Cuối cùng thì căn nhà tạm ưng ý được chúng tôi lựa chọn vì mới được xây, dù là ở dưới phố khá ồn ào chen chúc...
Chẳng bao lâu, chúng tôi đã tới trước cửa thành phía nam tức cửa Nam, cửa chính của thành Cổ Loa. Trước cửa thành có sông Hoàng Giang chảy bao bọc, ôm lấy thành từ hướng đông nam, qua nam, rồi vòng sang hướng tây nam của thành để làm “hào thiên nhiên” bảo vệ thành ở vòng ngoài...
Ngày thứ tư. Một ngày trước khi lên máy bay trở về thành phố của mình, nàng lăn ra ốm. Cảm thôi, nhưng cảm nặng. Bắt đầu bằng một đêm không ngủ nghẹt cứng mũi và hôm sau dật dờ và mệt như ngàn tảng đá đè nặng lên người. Chắc chắn không thể lết lên máy bay nổi vào hôm sau...
Tôi lớn lên từ khu xóm gần hồ Tịnh Tâm. Trong xóm tôi ở toàn các ông Giáo, ông Trợ, ông Phán, ông Nghè, ông Thông được ghép tên thật phía sau, và người ta thường gọi như thầy Trợ Hiếu, bác Phán Quỳnh, v.v... Tôi xin kể về gia đình bà Thông Hợp và gia đình thầy Giáo Mạnh...