Hôm nay,  

Thẩm Phán Alito Chỉ Trích TCPV Về Việc Chặn Trục Xuất Di Dân Venezuela

20/04/202521:18:00(Xem: 1506)

 

Skärmbild 2025-04-21 061816
TCPV bất ngờ ngăn chặn việc trục xuất di dân Venezuela chỉ vài giờ sau khi nhận đơn, khiến Thẩm phán Alito tức giận và chỉ trích quyết định này là “gấp gáp và thiếu cẩn trọng.” (Nguồn: Chụp lại từ YouTube)

 

 

(WASHINGTON, ngày 20 tháng 4, Reuters) – Thẩm phán Tối Cao Pháp Viện (TCPV) Samuel Alito vừa lên tiếng chỉ trích quyết định khẩn cấp của Tòa án nhằm ngăn chặn việc trục xuất một nhóm di dân Venezuela. Ông cho rằng đây là một hành động “vội vàng và thiếu chín chắn.

 

Bản ý kiến phản đối dài năm trang của Thẩm phán Alito được công bố vào khuya Thứ Bảy, gần 24 giờ sau khi TCPV ra lệnh tạm thời cấm chính phủ liên bang trục xuất nhóm người Venezuela bị cáo buộc là thành viên băng đảng, dựa trên Đạo Luật Kẻ Thù Là Người Ngoại Quốc năm 1798 (Alien Enemies Act).

 

Alito viết: “Tóm lại, chỉ trong vòng tám tiếng sau khi nhận đơn yêu cầu, dù đã khuya lắc khuya lơ, Tòa vẫn ban hành một quyết định chưa từng có tiền lệ và đầy nghi vấn pháp lý. Không cho các tòa cấp dưới có cơ hội phán xét, không lắng nghe bên đối lập, chỉ dựa trên các lập luận mơ hồ chưa được kiểm chứng, và tòa cũng chẳng đưa ra bất kỳ lời giải thích nào cho quyết định của mình.

 

Thẩm phán Clarence Thomas cũng đồng ký tên trong bản ý kiến phản đối này. Cả hai đều thuộc khối bảo thủ chiếm đa số 6-3 trong TCPV hiện nay.

 

Trước đó, các luật sư của Liên Đoàn Nhân Quyền (ACLU) đã nộp đơn khẩn cấp yêu cầu Tòa án can thiệp; họ cho rằng hàng chục người Venezuela đang đối mặt với nguy cơ bị trục xuất ngay lập tức mà không có cơ hội nào để kháng cáo quyết định trục xuất. Điều này vốn đi ngược lại với một phán quyết trước đó của chính TCPV, yêu cầu phải có thủ tục xét xử công bằng.


Trong lệnh ban hành vào khoảng 12:55 sáng Thứ Bảy (tức 04:55 GMT), Tòa viết ngắn gọn nhưng dứt khoát: “Chính phủ không được trục xuất bất kỳ thành viên nào thuộc nhóm người bị tạm giam này ra khỏi Hoa Kỳ cho đến khi có lệnh mới từ Tòa.

 

Tòa Bạch Ốc nhanh chóng phản hồi rằng Tổng thống Donald Trump vẫn sẽ tiếp tục chính sách siết chặt kiểm soát di dân, nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy chính quyền sẽ chống lại phán quyết của TCPV.

 

Dù chưa rõ nhóm di dân Venezuela sẽ bị đưa đi đâu, chính quyền Trump trước đó đã trục xuất hơn 200 người Venezuela và Salvador đến một nhà tù an ninh cao ở El Salvador. Tuy nhiên, theo lời các luật sư và thân nhân, nhiều người trong số này không hề có liên quan đến bất kỳ tổ chức tội phạm nào, và cũng không có cơ hội để chứng minh mình vô tội.

 

Được bầu lên với cam kết “trấn áp làn sóng di dân,” Tổng thống Trump cùng đội ngũ cố vấn thân cận khẳng định rằng quyền hành pháp cho phép họ có toàn quyền quyết định trong các chính sách về di trú. Thế nhưng, cho đến nay, họ chưa đưa ra được bằng chứng rõ ràng nào cho thấy những người bị bắt thực sự có liên quan tới Tren de Aragua – một tổ chức tội phạm nổi danh ở Nam Mỹ, nhưng không có dấu hiệu hoạt động đáng kể trên lãnh thổ Hoa Kỳ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lịch sử bang giao Hoa Kỳ và Iran khởi đầu từ những năm 1950 và trải qua bao thăng trầm, nhưng với các cuộc không kích của Mỹ vào các cơ sở hạt nhân của Iran vào ngày 22/6/2025 là cao điểm của tình trạng xung đột. Một hoà ước cho mối thù không đội trời chung này của hai nước vẫn chưa có triển vọng đạt được mà vũ khí hạt nhân là trong các chủ đề tranh chấp chính.
Ngày 4 Tháng Bảy, 2025 — khi pháo hoa còn loé sáng trên bầu trời Mỹ, hàng chục triệu công dân lớn tuổi đồng loạt nhận một lá thư điện tử từ Sở An Sinh Xã Hội (SSA). Trong thư, SSA trích thông cáo báo chí tuyên bố: “Dự luật mới sẽ ‘xóa bỏ thuế thu nhập liên bang trên khoản trợ cấp An Sinh Xã Hội cho đa số người đang hưởng.’”(Trích theo The Washington Post, 4.7.2025) Thông tin lan nhanh khắp mạng xã hội, được không ít người chia sẻ như món quà mừng Độc Lập. Ngay trong tối hôm đó, tại sân vận động ở Iowa, Tổng Thống Donald Trump tiếp tục lặp lại: “Không còn thuế An Sinh Xã Hội cho những bậc cao niên tuyệt vời của chúng ta.”
Vào tháng 7 năm 1868, Tu chính án thứ Mười bốn đã được bổ túc vào Hiến pháp Hoa Kỳ. Tu chính án này bảo đảm quyền công dân Hoa kỳ cho tất cả trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Hoa Kỳ, kể cả những người từng là nô lệ. Ngoại lệ duy nhất là con của các nhà ngoại giao. Vào ngày 20 tháng 1 năm 2025, Tổng thống Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp nhằm chấm dứt quyền công dân theo nơi sinh đối với những trẻ em sinh ra từ cha mẹ là người di dân bất hợp pháp hoặc người ở Hoa kỳ với chiếu khán du lịch. Ngay sau khi sắc lệnh được ban hành, đã có nhiều vụ kiện chống lại sắc lệnh này. Kết quả là một tòa án liên bang Quận phán quyết rằng quyền công dân theo nơi sinh không thể bị chấm dứt cho đến khi Tòa án Tối cao Hoa Kỳ quyết định cho vấn đề này.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho nhật báo The New York Times, Mark Rutte, Tổng Thư ký NATO, đã lên tiếng cảnh báo về một viễn ảnh nghiêm trọng có thể đưa thế giới bước vào một thời kỳ xáo trộn chưa từng thấy kể từ sau Đệ Nhị Thế Chiến. Theo Rutte, trong trường hợp Bắc Kinh quyết định đánh chiếm Đài Loan, thì khả năng Tập Cận Bình sẽ liên lạc và phối hợp với Vladimir Putin để gây rối tại Âu Châu là rất cao
Sáu tổ chức y tế hàng đầu Hoa Kỳ vừa đệ đơn kiện Robert F. Kennedy Jr., Bộ trưởng Y Tế, cùng Bộ Y Tế & Dịch Vụ Nhân Sinh Liên Bang (H.H.S.), cáo buộc các quyết định hạn chế tiếp cận vaccine Covid là phi khoa học, gây hại cho công chúng, theo bản tin của tờ The New York Times. Đơn kiện nộp tại toà án liên bang miền tây Massachusetts, yêu cầu khôi phục vaccine Covid vào danh sách chích ngừa khuyến nghị cho trẻ em khoẻ mạnh và phụ nữ mang thai.
California là tiểu bang đang phản kháng mạnh mẽ những chính sách chống di dân của chính quyền liên bang. Trong lĩnh vực giáo dục, Tiểu Bang Vàng tiếp tục hỗ trợ cho các sinh viên thuộc các gia đình di dân chưa có giấy tờ. Vào cuối tháng 6, American Community Media tổ chức một cuộc họp báo toàn tiểu bang, trong đó Ủy Ban Hỗ Trợ Sinh Viên California (CSAC) tái khẳng định cam kết của California trong việc hỗ trợ sinh viên di dân.
Kể từ nhiệm kỳ đầu tiên, tổng thống Trump đã thường xuyên xung đột với California, thành trì của các chính sách tiến bộ về di dân, y tế toàn dân, bảo vệ môi trường. Với số lượng di dân đông đúc, luật tiểu bang bảo vệ di dân, California trở thành mục tiêu thường xuyên của phe bảo thủ. Tiểu Bang Vàng trở thành Dân Chủ kể từ những năm 1990, khi ảnh hưởng của đảng Cộng Hòa bị suy giảm do Dự Luật 187 năm 1994 của Thống Đốc Pete Wilson (Cộng Hòa), đưa ra nhằm hạn chế quyền tiếp cận giáo dục và chăm sóc sức khỏe của người nhập cư.
Đức Phật trả lời: “—Này Ác ma, mắt là của Ông, sắc là của Ông, thức xứ do mắt xúc chạm là của Ông. Và này Ác ma, chỗ nào không có mắt, không có sắc, không có thức xứ xúc chạm, thời chỗ ấy không có hành xứ của Ông, này Ác ma.” Và tương tự với tai, mũi, lưỡi, thân, ý... Như thế, thấy không một pháp nào là ta, là tôi, là của tôi, là của ta... thì là giải thoát. Tạm gọi là một cũng được, tạm gọi là vô lượng như biển cũng được. Như thế, không thấy có cái gì là ta hay người, thì lấy chỗ nào mà đau khổ nữa.
(WASHINGTON, ngày 9 tháng 7, Reuters) – Chính phủ Hoa Kỳ cho biết sẽ trừng phạt Francesca Albanese, phúc trình viên (special rapporteur) về tình hình nhân quyền tại Palestine của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, sau khi bà nhiều lần chỉ trích chiến dịch quân sự của Israel tại Gaza.
(HOA KỲ, ngày 9 tháng 7, Reuters) – Trong khi Cơ Quan Điều Hành Khẩn Cấp Liên Bang (Federal Emergency Management Agency, FEMA) đang gấp rút điều động nhân lực và tiếp tế đến Texas để giúp người dân vượt qua thảm họa lũ lụt, Bộ trưởng Nội An Kristi Noem lại bất ngờ đòi giải thể cơ quan “hiện nay,” và tái thiết lại từ đầu.
Những cuộc cãi vã, đối đầu gần đây giữa Elon Musk và tổng thống Trump đang thu hút sự chú ý của truyền thông dư luận, góp phần làm doanh thu và lợi nhuận ròng của Tesla, hãng xe điện lớn nhất Hoa Kỳ, trở nên tồi tệ hơn.
(WASHINGTON, ngày 8 tháng 7, Reuters) – Cơ quan Điều Tra Liên Bang (FBI) hôm Thứ Ba đã chính thức mở các cuộc điều tra hình sự đối với hai cựu lãnh đạo cấp cao: John Brennan (cựu Giám đốc CIA) và James Comey (cựu Giám đốc FBI).
(Ngày 8 tháng 7, NYTimes) – Tối Cao Pháp Viện (TCPV) Hoa Kỳ hôm Thứ Ba đã ra phán quyết cho phép chính quyền Trump tiếp tục kế hoạch cắt giảm mạnh lực lượng viên chức liên bang và giải thể một số cơ quan chính phủ. Quyết định này có thể khiến hàng chục ngàn người tại các cơ quan như Bộ Gia Cư, Bộ Ngoại Giao và Bộ Ngân Khố mất việc.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.