Hôm nay,  

Tâm linh nhưng không tôn giáo: Tu chánh niệm nhưng không giáo hội

11/03/202508:42:00(Xem: 1709)
blankPhoto: Gemini AI

Tâm linh nhưng không tôn giáo:

Tu chánh niệm nhưng không giáo hội

 

Tác giả: Moon Joon-hyun

Dịch giả: Nguyên Giác

 

(Lời giới thiệu của dịch giả: Bài này nhan đề “Spiritual, but not religious: For more Koreans, mindfulness matters more than membership” [Tâm linh nhưng không tôn giáo: Với nhiều người Nam Hàn, tu chánh niệm quan trọng hơn là vào giáo hội] của nhà báo Moon Joon-hyun đăng trên báo The Korea Herald, số ngày 8 tháng 3/2025, nói về hiện tượng mới của nhiều người dân Nam Hàn ưa chuộng thiền tập chánh niệm nhưng không muốn gắn liền với các giáo hội. Một điểm cũng đáng chú ý ở Nam Hàn hiện nay là khuynh hướng hồi phục tín ngưỡng dân gian Shamanism, có thể dịch là tín ngưỡng Thầy Pháp dân gian, có thể đối chiếu phần nào tương đương như Đạo Mẫu tại Việt Nam. Bài này được dịch để quý Tăng, Ni và cư sĩ Việt Nam tham khảo. Bản tin dịch như sau.)

.... o ....
 

Tại Nam Hàn, "có tính tâm linh nhưng không tôn giáo" có nghĩa là rời giáo lý cứng nhắc để thực hiện các nghi lễ cá nhân, với cả từ thiền định trong chùa cho tới các truyền thống Thầy Pháp dân gian.

Nam Hàn, ít nhất là trong thời hiện đại, chưa bao giờ có một bản sắc tôn giáo tập trung vào một tín ngưỡng duy nhất. Người dân đã theo nhiều tôn giáo lớn, bao gồm Ky tô giáo, Phật giáo, Khổng giáo và các truyền thống Thầy Pháp dân gian, thường trộn lẫn và kết hợp các tín ngưỡng để phù hợp với nhu cầu riêng của họ. Bất chấp sự đa dạng và cách tiếp cận linh hoạt này, gần một nửa dân số của Nam Hàn tự gọi họ là tín đồ.

Tuy nhiên, trong các năm gần đây, việc tự xem mình là chính thức theo tôn giáo đang giảm thấy rõ. Hồi năm 2021, Gallup Korea thấy rằng 60% người Nam Hàn được xác định là không theo tôn giáo nào, tăng từ 50% hồi năm 2014 và 47% hồi năm 2004. Dữ liệu từ Hiệp hội Mục sư Ky tô giáo Quốc gia Hàn Quốc  (Korean National Association of Christian Pastors) và hồ sơ điều tra dân số của chính phủ cho thấy xu hướng tương tự -- ngày càng ít người, đặc biệt là thế hệ trẻ, gắn bó với tôn giáo có tổ chức.

Các nhà thờ từng tràn ngập giáo dân giờ đây chứng kiến ​​lượng người tham dự giảm dần, và số lượng người xin xuất gia trong Giáo đoàn Jogye (Dòng Tào Khê) của Phật giáo Hàn Quốc đã giảm nhiều kể từ cuối những năm 1990s.

Nhưng sự suy giảm rõ rệt trong các tôn giáo có tổ chức có thể không có nghĩa là khuynh hướng tâm linh đang mờ nhạt ở Nam Hàn. Nó có thể chỉ đơn giản là đang có những hình thức mới.

"Một số người gọi đó là 'phi tôn giáo hóa', nhưng tôi coi đó là 'tái tôn giáo hóa'. Người Hàn Quốc không từ bỏ việc thực hành tâm linh; họ chỉ đang tách mình khỏi giáo điều, hệ thống cấp bậc và các thể chế truyền thống", theo lời Brian Somers, giáo sư nghiên cứu Phật giáo tại Đại học Dongguk, một trong những học viện liên kết với Phật giáo nổi tiếng nhất của Nam Hàn.

“Những gì họ muốn là một thứ gì mang tính cá nhân, kinh nghiệm được ― thứ gì giúp ích cho họ trong cuộc sống hàng ngày", theo lời ông.

Sự chuyển đổi này đặc biệt rõ ràng ở số lượng ngày càng tăng những người Nam Hàn tự nhận mình là “có khuynh hướng tâm linh nhưng không theo tôn giáo”, hay SBNR (spiritual but not religious), một xu hướng toàn cầu của những người tu học tâm linh mà không liên kết với các tổ chức tôn giáo truyền thống.

Tại Nam Hàn, khuynh hướng này thấy rõ trong sự phổ biến ngày càng tăng của các chương trình lưu trú tại chùa, các khóa tu thiền và ngay cả các nghi thức hoạt động của Thầy Pháp dân gian  -- mỗi hoạt động đều mang lại ý nghĩa và sự an ủi mà không phải là tư cách thành viên tôn giáo chính thức nào.
 

Sự trỗi dậy của 'tâm linh nhưng không tôn giáo' ở Nam Hàn

Giáo sư Chung Jae-young của Trường Thần học Graduate School of Practical Theology tại Icheon, Tỉnh Gyeonggi đã nghiên cứu kỹ lưỡng sự gia tăng của SBNR ở Nam Hàn. Nghiên cứu năm 2024 của ông về 1.000 người được xác định là không theo tôn giáo đã cho thấy rằng mặc dù nhiều người Nam Hàn từ chối tôn giáo có tổ chức, nhưng nhiều người vẫn tham gia vào các hoạt động tâm linh.

"Dữ liệu của chúng tôi cho thấy 24%m người Nam Hàn không theo tôn giáo vẫn coi mình là người có tâm linh", ông giải thích. "Một số người vẫn thực hành thiền định hoặc cầu nguyện một cách riêng tư, trong khi những người khác khám phá các con đường tâm linh thay thế, bao gồm cả Thầy Pháp dân gian và bói toán. Sự khác biệt chính là những hoạt động này hiện được coi là lựa chọn cá nhân thay vì ràng buộc với bản sắc tôn giáo".

Một trong những chỉ số rõ ràng nhất của khuynh hướng này là sự tăng vọt số người tham dự các chương trình lưu trú tại chùa của Nam Hàn. Ban đầu được thiết kế để giới thiệu cho du khách về cuộc sống tu viện Phật giáo, các chương trình này đã phát triển thành các khóa tu thế tục thu hút mọi người từ mọi tầng lớp xã hội.

Chỉ tính riêng năm 2024, gần 620.000 người đã dự các khóa lưu trú tại chùa, đạt mức cao kỷ lục. “Mọi người đến đây vì nhiều lý do ― giảm căng thẳng, tự chiêm nghiệm, rời cuộc sống thường ngày”, theo lời Hòa Thượng Mandang, giám đốc Cultural Corps of Korean Buddhism, nơi giám sát chương trình lưu trú, cho biết trong một cuộc họp báo vào ngày 12 tháng 2/2025. “Không phải là cải đạo để vào Phật giáo; mà là tìm kiếm sự bình yên nội tâm”.

Lee Ji-hoon, một nhà thiết kế đồ họa 29 tuổi ở Seoul, là một trong những người đã tiếp nhận hình thức tâm linh này. Lớn lên trong một gia đình theo đạo Thiên chúa, anh đã ngừng đi nhà thờ khi mới ngoài 20 tuổi nhưng không bao giờ mất cảm hứng đi tìm những câu hỏi sâu sắc hơn của cuộc sống. Anh cho biết: "Tôi không tin vào Thượng Đế như cha mẹ tôi, nhưng tôi vẫn cảm thấy cần một điều gì đó vượt ra ngoài thế giới vật chất".

"Một người bạn đã giới thiệu tôi đến chùa và tôi đã rất ngạc nhiên khi thấy mình gắn bó với kinh nghiệm này đến thế nào. Thiền giúp tôi thanh lọc tâm trí và tôi cảm thấy bình yên mà tôi đã không cảm thấy trong nhiều năm. Tôi không tự nhận mình là Phật tử, nhưng tôi chắc chắn thấy được giá trị của những hoạt động này".

 

Tại sao Phật giáo đang thích nghi dễ dàng hơn

Phật giáo là tôn giáo lớn thứ hai của Nam Hàn. Một cuộc khảo sát năm 2024 của Hankook Research với 22.000 người trả lời cho thấy trong khi 51% người Nam Hàn không theo tôn giáo nào, thì 20% tự nhận mình là người theo đạo Tin lành, 17% là người theo đạo Phật và 11% là người theo đạo Công giáo.

Không như các nhà thờ Thiên chúa giáo, vốn phải gian nan để giữ chân các tín đồ trẻ, Phật giáo ở Nam Hàn đã tìm ra cách để thu hút nhóm dân số SBNR. Phần lớn thành công này bắt nguồn từ việc nhấn mạnh vào kinh nghiệm trực tiếp hơn là học thuyết.

“Phật giáo, đặc biệt là truyền thống Seon (Thiền), luôn đặt sự giác ngộ cá nhân lên trên các hệ thống đức tin cứng nhắc”, theo lời giáo sư Somers giải thích. “Điều này phù hợp với người tìm kiếm tâm linh hiện đại, những người coi trọng việc tự khám phá bản thân hơn là thẩm quyền của tổ chức”.

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng này, các tổ chức Phật giáo Nam Hàn ngày càng định hình giáo lý của họ trong ngôn ngữ của sức khỏe an vui và tâm lý học. Các chương trình chánh niệm và thiền định, trước đây chỉ giới hạn trong các ngôi chùa, giờ đây được cung cấp tại các trường đại học, văn phòng công ty và thậm chí thông qua các ứng dụng di động.

Đại học Dongguk đã tích hợp tư vấn thiền vào các chương trình tâm lý học của mình và sự phổ biến của K-meditation -- một hình thức thế tục hóa thiền Phật giáo Hàn Quốc -- tiếp tục tăng lên.

Tuy nhiên, không phải ai cũng coi sự thay đổi này là hoàn toàn tích cực. Một số người lo ngại rằng các nguyên tắc của Phật giáo đang bị pha loãng để phù hợp với nhu cầu của ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe.

"Có một ranh giới mong manh giữa việc làm cho Phật giáo dễ tiếp cận và biến nó thành một khuynh hướng tự lực khác", Somers cho biết.

“Câu hỏi đặt ra là liệu những cách tiếp cận mới này có duy trì được chiều sâu và nền tảng đạo đức của giáo lý Phật giáo hay chúng chỉ đơn thuần là những kỹ thuật giảm căng thẳng riêng lẻ tách biệt khỏi bối cảnh ban đầu của chúng.”

 

Đạo Tin lành đối mặt với sự ngờ vực ngày càng tăng

Trong khi Phật giáo đang thích nghi, thì Ky tô giáo — đặc biệt là Tin lành — đang gặp khó khăn. Một cuộc khảo sát khác của Hankook Research năm 2024 về thái độ tôn giáo cho thấy Phật giáo là đức tin lớn duy nhất được đánh giá tích cực trung bình, đạt 51,3 điểm, so với 48,6 điểm của Công giáo và chỉ 35,6 điểm của Ky tô giáo Tin lành.

Theo một nghiên cứu năm 2024 của Viện Nghiên cứu Christian Institute for the Study of Justice and Development, niềm tin của công chúng vào Ky tô giáo Tin lành đã bị xói mòn phần lớn do lo ngại về hoạt động truyền giáo hung hăng (31,8%), hư hỏng (25,9%) và phân biệt đối xử hoặc ngôn từ kích động thù địch (13,3%). Ngay cả trong số những người theo đạo Tin lành, 32,5% coi hư hỏng là vấn đề chính, những người khác chỉ ra tình trạng thiếu trách nhiệm xã hội.

Những nhân vật nổi tiếng như mục sư Tin lành Jeon Kwang-hoon đã làm tổn hại thêm danh tiếng của Ky tô giáo. Nhà lãnh đạo cực hữu của Nhà thờ Sarang Jeil đã trở thành tâm điểm của tranh cãi chính trị, công khai ủng hộ tuyên bố thiết quân luật của Tổng thống Yoon Suk Yeol vào tháng 12/2024. Lời lẽ kích động của ông đã gây chia rẽ ngay cả trong các cộng đồng Tin lành.

 

Một tương lai tâm linh pha trộn?

Khi sự liên kết tôn giáo theo thể chế tiếp tục suy giảm, liệu tâm linh ở Nam Hàn có trở nên hoàn toàn mang tính cá nhân không?

Giáo sư Chung không nghĩ vậy.

“Nam Hàn luôn có cách tiếp cận tôn giáo theo kiểu dung hợp -- mọi người pha trộn và kết hợp các niềm tin để phù hợp với nhu cầu của họ. Nếu chúng ta định nghĩa tôn giáo một cách nghiêm ngặt là các tổ chức có tổ chức, thì đúng, nó đang mất dần vị thế. Nhưng nếu chúng ta định nghĩa nó là hành trình tìm kiếm ý nghĩa của nhân loại, thì không -- nó chỉ đơn giản là đang tiến hóa”, giáo sư cho biết.

Một tương lai có thể xảy ra là sự xuất hiện của các cộng đồng tâm linh mới hoạt động bên ngoài khuôn khổ của tôn giáo truyền thống. “Các nhóm thiền nhỏ, các mạng lưới tâm linh trực tuyến và thậm chí cả các hoạt động kết hợp giữa Phật giáo, Thầy Pháp dân gian và tâm lý học có thể trở nên phổ biến hơn”, Chung nói thêm.

Đối với một số người, như nhà thiết kế đồ họa Lee, cách tiếp cận linh hoạt này mang lại cho anh sự giải thoát. “Tôi không cảm thấy bị áp lực phải thuộc về một tôn giáo cụ thể nào, nhưng tôi vẫn có một cuộc sống tâm linh”, anh nói. “Tôi thiền định, tôi chiêm nghiệm và tôi cố gắng sống với chánh niệm. Có lẽ thế là đủ”.

Đối với những người khác, như Kim Min-ji, một nhà tiếp thị 35 tuổi tự nhận cô là người theo thuyết bất khả tri nhưng thường xuyên tham dự các khóa tu thiền, câu hỏi về tâm linh vẫn còn bỏ ngỏ.

"Tôi không biết liệu mình có bao giờ gắn bó với một tôn giáo nào không", cô nói. "Nhưng tôi biết rằng khi tôi ngồi im lặng, tập trung vào hơi thở, tôi cảm thấy kết nối với một điều gì đó lớn hơn chính mình. Có lẽ đó là tất cả những gì tôi cần."
 

NGUỒN:

Spiritual, but not religious: For more Koreans, mindfulness matters more than membership

https://www.koreaherald.com/article/10435328

 



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
- NHÀ BÁO PHẠM TRẦN (1940-2025) RA ĐI - Putin đưa quân Nga xâm lược Ukraine, trong khi Trump đưa các tỷ phú xâm lược Ukraine: Trump nói đang bàn "các hợp đồng" chia đất Ukraine - Kinh tế: Trump trong 4 năm nhiệm kỳ 1 làm tăng Dow Jones, S&P 500 và Nasdaq là 57%, 70% và 142%. Trump trong 2 tháng làm 3 chỉ số kia sụt 3,5%, 5,4% và 9,6%
Trong niềm tin vào Chúa Ky-tô Phục sinh, gia đình chúng tôi báo tin: Ông Giu-se Phạm Văn Đại (Nhà báo Phạm Trần) sinh ngày 13 tháng 1 năm 1940 tại làng Thủy Nhai, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định, Việt Nam, đã yên nghỉ trong Chúa vào lúc 12:25 AM sáng ngày 21 tháng 3 năm 2025 tại Faifax Hospital, Virginia, Hoa Kỳ. Hưởng thọ 85 tuổi.
- Làm cho trắng dòng máu Mỹ: danh sách 67.042 người Nam Phi da trắng xin tỵ nạn vào Mỹ theo lời Trump mời - Ukraine bắn UAV: cháy kho dầu Nga ở Krasnodar - Sở An sinh xã hội sẽ ngừng gửi thẻ cho 3 triệu người: Họ phải tới trụ sở xếp hàng xin.
Chúng tôi nhận các báo cáo về những vụ bắt giữ trong quá trình trình diện thường kỳ với cảnh sát di trú từ các thành viên trong cộng đồng nói tiếng Việt, Lào và Cambodia. Sự việc này xảy ra với những người di cư đến Hoa Kỳ trước năm 1995 đã nhận lệnh trục xuất và bắt buộc phải trình diện với cảnh sát quản lý di trú theo thường kỳ.
Các khoa học gia vừa phát hiện một phân nhóm tế bào mỡ đặc biệt trong cơ thể con người. Khi nghiên cứu chức năng của chúng, họ nhận thấy rằng những tế bào này có thể liên quan đến sự phát triển của bệnh béo phì. Được công bố trên tạp chí Nature Genetics vào ngày 24 tháng 1, nghiên cứu này có thể mở ra những hướng đi mới cho các phương pháp điều trị nhằm giảm bớt tác động tiêu cực của bệnh béo phì, chẳng hạn như nhiễm trùng hay viêm (inflammation) hoặc hiện tượng đề kháng (insulin resistance).
Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) tuần qua đã loan báo rằng họ thu hẹp phạm vi quy định đối với các vùng nước thuộc quyền quản trị liên bang, nhằm tuân thủ phán quyết của Tối Cao Pháp Viện vào năm 2023. Quyết định này nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ các nhà lập pháp Đảng Cộng Hòa, đặc biệt là tại các tiểu bang nông nghiệp.
LONDON Một vụ hỏa hoạn tại một trạm biến áp ở Hayes, phía tây London, vào tối thứ năm, đã cắt toàn bộ điện ở Heathrow, một trong những phi trường bận rộn nhất thế giới.
Ngày 11 tháng 4 năm 2025, một sự kiện đặc biệt sẽ diễn ra giữa lòng đô thị New York – một con đường mang tên “Thích Nhất Hạnh Way” chính thức được khánh thành. Từ đây, đoạn đường West 109th Street nối Riverside Drive đến Broadway sẽ mang tên vị Thiền sư hiền hòa từ Việt Nam, người suốt đời hướng dẫn thế giới về hơi thở, bước chân và an lạc giữa cuộc đời này.
Tác giả của cuốn sách này, Bác sĩ Ngô Thế Vinh, là một trong những nhân vật hàng đầu trong đời sống văn học ở Nam Việt Nam trong thời kỳ Việt Nam Cộng hòa, và đã từng quen biết với tất cả những nhân vật mà ông phác thảo. Bác sĩ Vinh là bác sĩ chuyên ngành nội khoa tại một Trung Tâm Y Khoa Long Beach, Nam California. Ông cũng là một tác giả không biết mỏi mệt, với các tác phẩm bao gồm tiểu thuyết, các sách bình luận văn hóa (như cuốn này) và các bài tường trình khảo sát. Đặc biệt, ông đã đích thân thực hiện chuyến đi điền dã theo suốt chiều dài 4.800 km của sông Mekong và đã viết hai cuốn sách nói về sự tồn vong của con sông này, một con sông lớn của thế giới và là mạch sống của hơn 70 triệu người sống dọc theo hai bờ con sông và nơi Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Theo tuyên bố từ cả Tòa Bạch Ốc và Điện Kremlin, Putin đã chấp nhận đề nghị của Trump về thỏa thuận ngừng tấn công vào các cơ sở năng lượng trong vòng 30 ngày giữa Nga và Ukraine. Tuy nhiên, chỉ vài giờ sau khi cuộc điện đàm, Nga lại tiếp tục không kích vào các cơ sở năng lượng của Ukraine, khiến Tổng thống Volodymyr Zelenskyy ngay lập tức lên tiếng tố cáo Putin chỉ hứa suông chứ không có ý định thực hiện thỏa thuận một cách nghiêm túc.
(WASHINGTON, ngày 19 tháng 3, Reuters) – Chính quyền Trump vừa quyết định đình chỉ khoản tài trợ trị giá 175 triệu MK dành cho Đại học Pennsylvania vì chính sách của trường đối với vận động viên chuyển tính trong thể thao. Tòa Bạch Ốc công bố quyết định này vào thứ Tư, nhấn mạnh rằng đây là một phần trong nỗ lực buộc các trường đại học phải tuân thủ đường lối chính sách của chính quyền.
(NEW YORK, ngày 18 tháng 3, Huffpost) – Mahmoud Khalil, sinh viên của Đại học Columbia, đã công bố một bức thư gửi từ trung tâm giam giữ di dân của ICE. Anh đang bị giam giữ vì tham gia biểu tình ủng hộ quyền lợi của người Palestine. Trong thư, Khalil tự nhận mình là “tù nhân chính trị” của chính phủ Hoa Kỳ nhấn mạnh rằng việc anh bị bắt giữ là một hành động đàn áp tiếng nói đối lập.
Cốt tủy của liệu pháp nhận thức là bạn không cần phải tin vào suy nghĩ của bạn. Liệu pháp nhận thức hoạt động bằng cách giúp mọi người nhận ra những suy nghĩ phản tác dụng, phi logic, để tháo gỡ những bóp méo nhận thức và để làm việc với các sự kiện trong cuộc sống hoặc với các suy nghĩ của chính họ để phát triển các chiến lược dẫn đến một góc nhìn cân bằng và thực tiễn hơn.
- Trump thú nhận thất bại trong việc thuyết phục Putin ngưng bắn 30 ngày rằng vì Putin đang có lợi thế. - Trump: viện trợ cho Ukraine không bàn trong cuộc gọi với Putin (Nhưng Putin nói, Putin đòi chấm dứt viện trợ quân sự cho Ukraine). - Giành đất cắm cờ trước giờ ngưng bắn: Nga thêm quân đến biên giới khu vực Sumy, có thể tấn công trên nhiều mặt trận - Putin: đã xóa sổ xong quân Ukraine trên đất Nga.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.