Hôm nay,  

Tâm linh nhưng không tôn giáo: Tu chánh niệm nhưng không giáo hội

11/03/202508:42:00(Xem: 2036)
blankPhoto: Gemini AI

Tâm linh nhưng không tôn giáo:

Tu chánh niệm nhưng không giáo hội

 

Tác giả: Moon Joon-hyun

Dịch giả: Nguyên Giác

 

(Lời giới thiệu của dịch giả: Bài này nhan đề “Spiritual, but not religious: For more Koreans, mindfulness matters more than membership” [Tâm linh nhưng không tôn giáo: Với nhiều người Nam Hàn, tu chánh niệm quan trọng hơn là vào giáo hội] của nhà báo Moon Joon-hyun đăng trên báo The Korea Herald, số ngày 8 tháng 3/2025, nói về hiện tượng mới của nhiều người dân Nam Hàn ưa chuộng thiền tập chánh niệm nhưng không muốn gắn liền với các giáo hội. Một điểm cũng đáng chú ý ở Nam Hàn hiện nay là khuynh hướng hồi phục tín ngưỡng dân gian Shamanism, có thể dịch là tín ngưỡng Thầy Pháp dân gian, có thể đối chiếu phần nào tương đương như Đạo Mẫu tại Việt Nam. Bài này được dịch để quý Tăng, Ni và cư sĩ Việt Nam tham khảo. Bản tin dịch như sau.)

.... o ....
 

Tại Nam Hàn, "có tính tâm linh nhưng không tôn giáo" có nghĩa là rời giáo lý cứng nhắc để thực hiện các nghi lễ cá nhân, với cả từ thiền định trong chùa cho tới các truyền thống Thầy Pháp dân gian.

Nam Hàn, ít nhất là trong thời hiện đại, chưa bao giờ có một bản sắc tôn giáo tập trung vào một tín ngưỡng duy nhất. Người dân đã theo nhiều tôn giáo lớn, bao gồm Ky tô giáo, Phật giáo, Khổng giáo và các truyền thống Thầy Pháp dân gian, thường trộn lẫn và kết hợp các tín ngưỡng để phù hợp với nhu cầu riêng của họ. Bất chấp sự đa dạng và cách tiếp cận linh hoạt này, gần một nửa dân số của Nam Hàn tự gọi họ là tín đồ.

Tuy nhiên, trong các năm gần đây, việc tự xem mình là chính thức theo tôn giáo đang giảm thấy rõ. Hồi năm 2021, Gallup Korea thấy rằng 60% người Nam Hàn được xác định là không theo tôn giáo nào, tăng từ 50% hồi năm 2014 và 47% hồi năm 2004. Dữ liệu từ Hiệp hội Mục sư Ky tô giáo Quốc gia Hàn Quốc  (Korean National Association of Christian Pastors) và hồ sơ điều tra dân số của chính phủ cho thấy xu hướng tương tự -- ngày càng ít người, đặc biệt là thế hệ trẻ, gắn bó với tôn giáo có tổ chức.

Các nhà thờ từng tràn ngập giáo dân giờ đây chứng kiến ​​lượng người tham dự giảm dần, và số lượng người xin xuất gia trong Giáo đoàn Jogye (Dòng Tào Khê) của Phật giáo Hàn Quốc đã giảm nhiều kể từ cuối những năm 1990s.

Nhưng sự suy giảm rõ rệt trong các tôn giáo có tổ chức có thể không có nghĩa là khuynh hướng tâm linh đang mờ nhạt ở Nam Hàn. Nó có thể chỉ đơn giản là đang có những hình thức mới.

"Một số người gọi đó là 'phi tôn giáo hóa', nhưng tôi coi đó là 'tái tôn giáo hóa'. Người Hàn Quốc không từ bỏ việc thực hành tâm linh; họ chỉ đang tách mình khỏi giáo điều, hệ thống cấp bậc và các thể chế truyền thống", theo lời Brian Somers, giáo sư nghiên cứu Phật giáo tại Đại học Dongguk, một trong những học viện liên kết với Phật giáo nổi tiếng nhất của Nam Hàn.

“Những gì họ muốn là một thứ gì mang tính cá nhân, kinh nghiệm được ― thứ gì giúp ích cho họ trong cuộc sống hàng ngày", theo lời ông.

Sự chuyển đổi này đặc biệt rõ ràng ở số lượng ngày càng tăng những người Nam Hàn tự nhận mình là “có khuynh hướng tâm linh nhưng không theo tôn giáo”, hay SBNR (spiritual but not religious), một xu hướng toàn cầu của những người tu học tâm linh mà không liên kết với các tổ chức tôn giáo truyền thống.

Tại Nam Hàn, khuynh hướng này thấy rõ trong sự phổ biến ngày càng tăng của các chương trình lưu trú tại chùa, các khóa tu thiền và ngay cả các nghi thức hoạt động của Thầy Pháp dân gian  -- mỗi hoạt động đều mang lại ý nghĩa và sự an ủi mà không phải là tư cách thành viên tôn giáo chính thức nào.
 

Sự trỗi dậy của 'tâm linh nhưng không tôn giáo' ở Nam Hàn

Giáo sư Chung Jae-young của Trường Thần học Graduate School of Practical Theology tại Icheon, Tỉnh Gyeonggi đã nghiên cứu kỹ lưỡng sự gia tăng của SBNR ở Nam Hàn. Nghiên cứu năm 2024 của ông về 1.000 người được xác định là không theo tôn giáo đã cho thấy rằng mặc dù nhiều người Nam Hàn từ chối tôn giáo có tổ chức, nhưng nhiều người vẫn tham gia vào các hoạt động tâm linh.

"Dữ liệu của chúng tôi cho thấy 24%m người Nam Hàn không theo tôn giáo vẫn coi mình là người có tâm linh", ông giải thích. "Một số người vẫn thực hành thiền định hoặc cầu nguyện một cách riêng tư, trong khi những người khác khám phá các con đường tâm linh thay thế, bao gồm cả Thầy Pháp dân gian và bói toán. Sự khác biệt chính là những hoạt động này hiện được coi là lựa chọn cá nhân thay vì ràng buộc với bản sắc tôn giáo".

Một trong những chỉ số rõ ràng nhất của khuynh hướng này là sự tăng vọt số người tham dự các chương trình lưu trú tại chùa của Nam Hàn. Ban đầu được thiết kế để giới thiệu cho du khách về cuộc sống tu viện Phật giáo, các chương trình này đã phát triển thành các khóa tu thế tục thu hút mọi người từ mọi tầng lớp xã hội.

Chỉ tính riêng năm 2024, gần 620.000 người đã dự các khóa lưu trú tại chùa, đạt mức cao kỷ lục. “Mọi người đến đây vì nhiều lý do ― giảm căng thẳng, tự chiêm nghiệm, rời cuộc sống thường ngày”, theo lời Hòa Thượng Mandang, giám đốc Cultural Corps of Korean Buddhism, nơi giám sát chương trình lưu trú, cho biết trong một cuộc họp báo vào ngày 12 tháng 2/2025. “Không phải là cải đạo để vào Phật giáo; mà là tìm kiếm sự bình yên nội tâm”.

Lee Ji-hoon, một nhà thiết kế đồ họa 29 tuổi ở Seoul, là một trong những người đã tiếp nhận hình thức tâm linh này. Lớn lên trong một gia đình theo đạo Thiên chúa, anh đã ngừng đi nhà thờ khi mới ngoài 20 tuổi nhưng không bao giờ mất cảm hứng đi tìm những câu hỏi sâu sắc hơn của cuộc sống. Anh cho biết: "Tôi không tin vào Thượng Đế như cha mẹ tôi, nhưng tôi vẫn cảm thấy cần một điều gì đó vượt ra ngoài thế giới vật chất".

"Một người bạn đã giới thiệu tôi đến chùa và tôi đã rất ngạc nhiên khi thấy mình gắn bó với kinh nghiệm này đến thế nào. Thiền giúp tôi thanh lọc tâm trí và tôi cảm thấy bình yên mà tôi đã không cảm thấy trong nhiều năm. Tôi không tự nhận mình là Phật tử, nhưng tôi chắc chắn thấy được giá trị của những hoạt động này".

 

Tại sao Phật giáo đang thích nghi dễ dàng hơn

Phật giáo là tôn giáo lớn thứ hai của Nam Hàn. Một cuộc khảo sát năm 2024 của Hankook Research với 22.000 người trả lời cho thấy trong khi 51% người Nam Hàn không theo tôn giáo nào, thì 20% tự nhận mình là người theo đạo Tin lành, 17% là người theo đạo Phật và 11% là người theo đạo Công giáo.

Không như các nhà thờ Thiên chúa giáo, vốn phải gian nan để giữ chân các tín đồ trẻ, Phật giáo ở Nam Hàn đã tìm ra cách để thu hút nhóm dân số SBNR. Phần lớn thành công này bắt nguồn từ việc nhấn mạnh vào kinh nghiệm trực tiếp hơn là học thuyết.

“Phật giáo, đặc biệt là truyền thống Seon (Thiền), luôn đặt sự giác ngộ cá nhân lên trên các hệ thống đức tin cứng nhắc”, theo lời giáo sư Somers giải thích. “Điều này phù hợp với người tìm kiếm tâm linh hiện đại, những người coi trọng việc tự khám phá bản thân hơn là thẩm quyền của tổ chức”.

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng này, các tổ chức Phật giáo Nam Hàn ngày càng định hình giáo lý của họ trong ngôn ngữ của sức khỏe an vui và tâm lý học. Các chương trình chánh niệm và thiền định, trước đây chỉ giới hạn trong các ngôi chùa, giờ đây được cung cấp tại các trường đại học, văn phòng công ty và thậm chí thông qua các ứng dụng di động.

Đại học Dongguk đã tích hợp tư vấn thiền vào các chương trình tâm lý học của mình và sự phổ biến của K-meditation -- một hình thức thế tục hóa thiền Phật giáo Hàn Quốc -- tiếp tục tăng lên.

Tuy nhiên, không phải ai cũng coi sự thay đổi này là hoàn toàn tích cực. Một số người lo ngại rằng các nguyên tắc của Phật giáo đang bị pha loãng để phù hợp với nhu cầu của ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe.

"Có một ranh giới mong manh giữa việc làm cho Phật giáo dễ tiếp cận và biến nó thành một khuynh hướng tự lực khác", Somers cho biết.

“Câu hỏi đặt ra là liệu những cách tiếp cận mới này có duy trì được chiều sâu và nền tảng đạo đức của giáo lý Phật giáo hay chúng chỉ đơn thuần là những kỹ thuật giảm căng thẳng riêng lẻ tách biệt khỏi bối cảnh ban đầu của chúng.”

 

Đạo Tin lành đối mặt với sự ngờ vực ngày càng tăng

Trong khi Phật giáo đang thích nghi, thì Ky tô giáo — đặc biệt là Tin lành — đang gặp khó khăn. Một cuộc khảo sát khác của Hankook Research năm 2024 về thái độ tôn giáo cho thấy Phật giáo là đức tin lớn duy nhất được đánh giá tích cực trung bình, đạt 51,3 điểm, so với 48,6 điểm của Công giáo và chỉ 35,6 điểm của Ky tô giáo Tin lành.

Theo một nghiên cứu năm 2024 của Viện Nghiên cứu Christian Institute for the Study of Justice and Development, niềm tin của công chúng vào Ky tô giáo Tin lành đã bị xói mòn phần lớn do lo ngại về hoạt động truyền giáo hung hăng (31,8%), hư hỏng (25,9%) và phân biệt đối xử hoặc ngôn từ kích động thù địch (13,3%). Ngay cả trong số những người theo đạo Tin lành, 32,5% coi hư hỏng là vấn đề chính, những người khác chỉ ra tình trạng thiếu trách nhiệm xã hội.

Những nhân vật nổi tiếng như mục sư Tin lành Jeon Kwang-hoon đã làm tổn hại thêm danh tiếng của Ky tô giáo. Nhà lãnh đạo cực hữu của Nhà thờ Sarang Jeil đã trở thành tâm điểm của tranh cãi chính trị, công khai ủng hộ tuyên bố thiết quân luật của Tổng thống Yoon Suk Yeol vào tháng 12/2024. Lời lẽ kích động của ông đã gây chia rẽ ngay cả trong các cộng đồng Tin lành.

 

Một tương lai tâm linh pha trộn?

Khi sự liên kết tôn giáo theo thể chế tiếp tục suy giảm, liệu tâm linh ở Nam Hàn có trở nên hoàn toàn mang tính cá nhân không?

Giáo sư Chung không nghĩ vậy.

“Nam Hàn luôn có cách tiếp cận tôn giáo theo kiểu dung hợp -- mọi người pha trộn và kết hợp các niềm tin để phù hợp với nhu cầu của họ. Nếu chúng ta định nghĩa tôn giáo một cách nghiêm ngặt là các tổ chức có tổ chức, thì đúng, nó đang mất dần vị thế. Nhưng nếu chúng ta định nghĩa nó là hành trình tìm kiếm ý nghĩa của nhân loại, thì không -- nó chỉ đơn giản là đang tiến hóa”, giáo sư cho biết.

Một tương lai có thể xảy ra là sự xuất hiện của các cộng đồng tâm linh mới hoạt động bên ngoài khuôn khổ của tôn giáo truyền thống. “Các nhóm thiền nhỏ, các mạng lưới tâm linh trực tuyến và thậm chí cả các hoạt động kết hợp giữa Phật giáo, Thầy Pháp dân gian và tâm lý học có thể trở nên phổ biến hơn”, Chung nói thêm.

Đối với một số người, như nhà thiết kế đồ họa Lee, cách tiếp cận linh hoạt này mang lại cho anh sự giải thoát. “Tôi không cảm thấy bị áp lực phải thuộc về một tôn giáo cụ thể nào, nhưng tôi vẫn có một cuộc sống tâm linh”, anh nói. “Tôi thiền định, tôi chiêm nghiệm và tôi cố gắng sống với chánh niệm. Có lẽ thế là đủ”.

Đối với những người khác, như Kim Min-ji, một nhà tiếp thị 35 tuổi tự nhận cô là người theo thuyết bất khả tri nhưng thường xuyên tham dự các khóa tu thiền, câu hỏi về tâm linh vẫn còn bỏ ngỏ.

"Tôi không biết liệu mình có bao giờ gắn bó với một tôn giáo nào không", cô nói. "Nhưng tôi biết rằng khi tôi ngồi im lặng, tập trung vào hơi thở, tôi cảm thấy kết nối với một điều gì đó lớn hơn chính mình. Có lẽ đó là tất cả những gì tôi cần."
 

NGUỒN:

Spiritual, but not religious: For more Koreans, mindfulness matters more than membership

https://www.koreaherald.com/article/10435328

 



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mời tham dự buổi thuyết trình Tư Tưởng Tích Cực Trong Bài Học Tứ Thánh Đế do gia đình Thiền Thực Nghiệm tổ chức vào ngày 4 tháng 5 năm 2025
TQ nói: Trump cố gắng gọi điện cho Tập nhiều lần, nhưng Tập không trả lời. Chưa hề có đàm phán thuế quan nào đang diễn ra giữa Mỹ-TQ như Trump nói. Mỹ phải hủy mức thuế quan đơn phương trước. - Tỷ phú Ken Fisher viết trên tờ The Telegraph: "Tôi là một tỷ phú Cộng hòa. Trump rất ngu ngốc và thuế quan của Trump vô nghĩa." - Giảng viên Đại Học Harvard: Nếu Trump học lớp của tôi, sẽ học cách không làm sụp đổ nền kinh tế.
Chương trình nhạc kịch 50 Nhật Ký Của Mẹ diễn ra vào lúc 6:30 PM ngày 26/04/2025 tại hội trường báo Người VIệt. Vào cửa miễn phí.
(WASHINGTON, ngày 23 tháng 4, Reuters) – Một ủy ban đặc biệt của Hạ viện Hoa Kỳ đã gửi trát đòi, yêu cầu ba tập đoàn viễn thông lớn của Trung Quốc phải hợp tác với cuộc điều tra về khả năng các công ty này có liên quan đến chính phủ và quân đội TQ.
(NEW JERSEY, ngày 23 tháng 4, Reuters) – New Jersey đang bị cháy rừng hoành hành ở khu vực Pinelands, gần các thành phố ven biển Đại Tây Dương. Theo Sở Cứu hỏa Rừng (Forest Fire Service) New Jersey, lửa lan rất nhanh và đây có thể là đám cháy rừng lớn nhất của tiểu bang trong gần hai thập niên qua.
Bài này kết hợp từ ba nguồn. Bản tin đầu tiên trong bài này sẽ dịch theo bản tin AFP nhan đề "Taliban change tune on preserving heritage sites" (Taliban thay đổi thái độ về việc bảo tồn các di sản) trên Báo Taipei Times, ấn bản Thứ Tư, ngày 23 tháng 4/2025. Bài thứ nhì sẽ lược dịch theo Wikipedia mục từ tiếng Anh “Buddhism in Afghanistan” (Phật giáo tại Afghanistan) để thấy bối cảnh quá khứ văn hóa Phật giáo nơi đây, trước khi vùng đất này bị bạo lực chuyển sang theo Hồi giáo. Bài thứ ba là trích đoạn từ Wikipedia, mục từ tiếng Việt “Các tượng Phật tại Bamyan”
- Trump đổi giọng sau nhiều ngày chửi mắng ông Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell - Cảnh báo từ IMF: Thuế quan sẽ làm chậm tăng trưởng kinh tế toàn thế giới. - Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent họp các nhà đầu tư: mặt trận áp thuế với TQ sẽ giảm leo thang vì cả Mỹ và TQ đều bất lợi
(WASHINGTON, ngày 22 tháng 4, Reuters) – Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ đã chuyển nhiều luật sư kỳ cựu thuộc cơ quan dân quyền sang vị trí khác, được cho là để sắp xếp lại hoạt động của bộ phận này.
(WASHINGTON, ngày 22 tháng 4, Reuters) – Chính quyền của Tổng Thống Trump đã công bố kế hoạch thay đổi Bộ Ngoại Giao từ trên xuống dưới, bao gồm việc đóng cửa hơn 100 văn phòng. Đây là một phần trong việc thu hẹp quy mô chính phủ liên bang và điều chỉnh các chính sách đối ngoại theo hướng ưu tiên cho chiến lược “Nước Mỹ Trên Hết.”
(WASHINGTON, ngày 22 tháng 4, CNBC) – Sau bốn năm tạm ngưng vì đại dịch, Bộ Giáo Dục Hoa Kỳ thông báo sẽ bắt đầu các biện pháp “siết nợ” từ ngày 5 tháng 5 năm 2025, nhắm vào các khoản vay tiền học liên bang đã không thanh toán đúng hạn trong thời gian dài.
(WASHINGTON, ngày 21 tháng 4, Reuters) – Cơ Quan Kiểm Soát Thực-Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA) vừa chính thức tạm ngưng chương trình kiểm soát chất lượng đối với sữa tươi và các sản phẩm bơ sữa khác, do thiếu hụt nguồn nhân lực tại bộ phận chuyên trách về an toàn thực phẩm và dinh dưỡng.
Trong gần nửa thế kỷ qua, phần lớn câu chuyện về chiến tranh Việt Nam được kể từ những người thuộc thế hệ có liên hệ trực tiếp với cuộc chiến. Nay đã đến lúc hiểu thêm về góc nhìn của thế hệ trẻ sinh ra sau 1975, lớn lên ở hải ngoại.
Hôm nay, Dân Biểu Derek Trần (CA-45) đã công bố một chuỗi sự kiện và dự án để tưởng niệm 50 năm ngày Sài Gòn thất thủ, còn được gọi là Tháng Tư Đen. Năm mươi năm sau khi chế độ Cộng Sản áp bức chiếm miền Nam Việt Nam vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, và năm mươi năm kể từ làn sóng di tản đầu tiên, Dân Biểu Trần sẽ vinh danh những hy sinh và lòng kiên cường của cộng đồng người Việt tị nạn, đồng thời ghi nhận những đóng góp to lớn của cộng đồng này cho đất nước Hoa Kỳ của chúng ta. Vào ngày 30 tháng 4, Dân Biểu Trần sẽ chủ trì và tham gia một loạt sự kiện tại Washington D.C., trung tâm quyền lực của Hoa Kỳ, để tưởng niệm Tháng Tư Đen. Ngày tưởng niệm sẽ bắt đầu bằng một cuộc họp báo tại Quốc Hội Hoa Kỳ nhằm ghi dấu 50 năm Sài Gòn thất thủ, tiếp theo là một cuộc thảo luận với các nhà hoạt động nhân quyền người Việt và các cựu tù nhân lương tâm.
Nông dân trên toàn quốc Hoa Kỳ cho biết họ có thể sẽ phải đối mặt với tình trạng phá sản một lần nữa trừ khi có một khoản tiền cứu trợ lớn do người nộp thuế tài trợ để bù đắp cho những tổn thất do chính sách thuế quan hỗn loạn và các đợt cắt giảm chi tiêu mạnh trong lãnh vực nông nghiệp của Donald Trump gây ra.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.