Hôm nay,  

Cảm nghĩ trong buổi ra mắt tiểu thuyết “Dòng Đời”: Cảm hứng sáng tác

11/11/202409:06:00(View: 5542)
blank                 Lưu niệm: Nhóm Triết (Đại học Văn Khoa) và thân hữu
 

Trong buổi ra mắt tiểu thuyết “Dòng Đời”:

Cảm hứng sáng tác

 

Lê Lạc Giao

 
(Giới thiệu của Việt Báo:
 Buổi ra mắt sách Dòng Đời của nhà văn Lê Lạc Giao đã thực hiện hôm Thứ Bảy 9/11/2024 tại tiệm Coffee Factory, ở Quận Cam, Califonia. Người MC là Phạn Dụy từ Houston bay tới. Góp mặt văn nghệ có các ca sĩ: Thu Vàng, Dạ Lan, Tuyết Thanh, Lại Tôn Dũng, Trịnh Thanh Thủy, Phan Dụy, Thái Hoàng… Có mặt GS Trần Huy Bích, và nhiều văn nghệ sĩ, bạn hữu như Cung Tích Biền, Hoàng Thị Kim, Phạm Quốc Bảo, Trịnh Y Thư, Lê Giang Trần, Vũ Hoàng Thư, Phạm Tín An Ninh, Đặng Thơ Thơ, Pauline Đàm, Thanh Lương, Nguyễn Thị Khánh Minh, Tô Đăng Khoa, Vương Quang Tuệ, Vương Hải Yến và vợ chồng Hải Âu, Nguyễn Bá Tùng, Phan Tấn Hải, Vĩnh Thi… Sau đây là bài nói chuyện của nhà văn Lê Lạc Giao.)
 
blank blank

 
G
iới thiệu sách với tôi là giới thiệu cảm hứng sáng tác văn học của chính tác giả. Có thể là một đề tài mang tính triết học văn chương rộng rãi, hay một điều nào đó nặng tính cảm xúc như buồn vui đời thường mà bất kỳ ai cần bạn bè, người thân chung quanh chia sẻ. Nói như thế có nghĩa tôi muốn đơn giản hóa một vấn đề lớn lao mà có thể phải mất nhiều thời gian và công sức nghiên cứu.
 

Điểm mấu chốt quan trọng mà tôi muốn nói chính là văn chương hay văn học, với quan niệm ít nhiều liên hệ đến cái mà người xưa có nói “Ta hồ văn chương chi sự, thốn tâm thiên cổ” ý nghĩa  Hỡi ôi chuyện văn chương chỉ một tấc lòng nhưng mãi ngàn sau. Đến thi hào Đỗ Phủ ngậm ngùi thêm rằng “Văn chương thiên cổ sự, đắc thất thốn tâm tri.” Ý muốn nói Chuyện văn chương muôn đời, được mất chỉ tấc lòng này biết. Đúng là một vấn đề nhưng tôi muốn nói đến cái hồn của văn chương chứ không đề cập văn chương với cơ cấu hay triết học của nó. Và cái hồn ở đây cũng chỉ nêu ra vài nét cơ bản nhưng cũng đủ vui buồn, cay đắng mà người làm văn chương nghệ thuật cưu mang nó.
 blank

 blank 
Nghệ thuật tự nó mang tính chung nhất trong bao riêng lẻ cuộc đời. Thế nên Sáng tác nghệ thuật là hành trình của nỗi cô đơn riêng lẻ tìm kiếm một chia sẻ, là khát vọng cùng cực sự hoàn tất trong mọi dở dang. Do đó, có thể nói tác phẩm nghệ thuật mang tính dở dang vĩnh cữu trong trạng huống hoàn tất nên tự thân mang tính bi kịch. Magnum Opus (Kiệt tác) chỉ là kiểu tán dương người đời đối với công sức của người làm nghệ thuật chứ yếu tính của tác phẩm nghệ thuật luôn luôn là sự dở dang muôn đời.  Người làm nghệ thuật sống với cái thực tại mà như là ảo ảnh, tham dự bao cuộc đời nhân vật với sự chọn lựa chắt lọc để rồi đau đớn nhận ra mình là nạn nhân của việc săn đuổi  hạnh phúc, nhưng lại quên mình là chứng nhân của một cuộc tình tan vỡ trong một đoạn đời phù phiếm nào đó.
  

Văn chương song hành với tồn tại con người. Nếu con người phải đấu tranh vất vả để mưu sinh thì văn chương là thứ đấu tranh giúp con người thấm thía ý nghĩa cuộc nhân sinh một cách sâu sắc nhất bằng chữ nghĩa. Nó làm nhẹ đi nỗi nhọc nhằn đồng thời cũng là một phương thuốc chữa trị nỗi cùng khốn của cuộc nhân sinh. Tính phổ quát của nó như thế, nhưng hôm nay tôi muốn đề cập đến vấn đề sáng tác nghệ thuật nói chung và sáng tác văn học nói riêng. Sáng tác tự thân là cuộc đấu tranh chính bản thân với môi trường chung quanh mình. Có thể là thiên nhiên hay xã hội nhưng để có được điều đó bắt buộc phải có cảm hứng sáng tác. Vai trò cảm hứng sáng tác quan trọng hàng đầu trong việc hình thành một tác phẩm, và cảm hứng có đủ mùi vị đắng cay ngọt bùi mà tác giả phải cần hiện thực dưới ngòi bút. Do đó cảm hứng sáng tác đi suốt quá khứ hiện tại và cả tương lai trong mối cảm thông u hoài của tác giả. Thế nên bài văn, bài thơ, bài nhạc, bức tranh ra đời phải chăng là tiếng nói của một cảm xúc cất lên với chính mình nhưng đồng thời mang tính cảm thông chia sẻ của người đọc, người nghe và người xem tác phẩm nghệ thuật. Tôi xin đề cập đến vai trò của Cô Đơn trên hành trình sáng tác.


 

Một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu khiến con người cảm thấy cô đơn chính là Ý thức sự mất mát. Nhưng chịu đựng, trải nghiệm sự cô đơn làm con người trưởng thành, tuy nhiên có trường hợp không hề cảm thấy mất mát cũng có cảm giác cô đơn. Chính là Bản chất tiền khởi con người vốn là nỗi cô đơn gắn bó từ khi ra đời và theo định mệnh (cũng có thể gọi Định Phận) sẽ lớn lên theo thời gian. Do đó nôm na có thể nói con người là biểu hiện cụ thể của nỗi cô đơn tiền kiếp. Nếu định phận cho thấy con người đến và ra đi trong cô đơn thì phải chăng sáng tác nghệ thuật chính là là làm sáng tỏ ý nghĩa giá trị của cô đơn trên dòng đời.
  
blankblank 

Tình yêu chính là âm bản của tấm gương cô đơn.

Tình yêu là âm bản tức thì của tấm gương soi cô đơn, vì đối diện với tình yêu con người tạm thời không còn sợ hãi nỗi cô đơn đã từng gắn bó ám ảnh mình. Tình yêu là phương thuốc chữa trị căn bệnh cô đơn tiền định, tuy chỉ mang giá trị tạm thời trên dòng đời, bởi vì có những trường hợp càng yêu thương con người càng cô đơn, hay chính trong khi hạnh phúc tràn ngập, nỗi cô đơn bất chợt hiện diện như nhắc nhở tính định phận bền vững của nó. Do đó, tác phẩm nghệ thuật miêu tả niềm hạnh phúc cùng khốn của khoảng trống cô đơn mà kẻ sáng tạo ra nó lúc nào cũng muốn lấp đầy.
 

Tuy nhiên có người xem cô đơn là điều hiển nhiên cần thiết của tồn tại, họ bằng lòng vui vẻ và thực sự hạnh phúc với nỗi cô đơn định mệnh kia. Do đó việc xem cô đơn là bản chất và cô đơn là căn bệnh làm nên cuộc đấu tranh mang ý nghĩa tồn tại trên dòng đời.
 

Bản chất cô đơn gắn liền với con người sau khi ra đời. Trên quá trình trưởng thành sự cô đơn thu nhỏ để rồi mãi mãi chìm mất trong bể vô thức hay chờ cơ hội xuất hiện trở lại thành chiếc bóng thứ hai của cuộc đời con người. Chính sự mất mát làm bản chất cô đơn hiện hữu trở lại, và với con người văn học nó chính là điều kiện tiên khởi của cảm hứng sáng tác. Như thế phải chăng cô đơn cũng chính là thứ tiển định số phận (predeterminism) của những kẻ sáng tác nghệ thuật. Sáng tác chính là khơi dậy nỗi mất mát một thời trong tâm hồn tác giả và tác động đó đồng thời khơi dậy nỗi cô đơn trong dòng đời con người từng chìm sâu trong bể vô thức. Nếu người thưởng ngoạn nghệ thuật có thấy sung sướng hạnh phúc hay cảm nhận nỗi đau đớn chia lìa trong tác phẩm cũng chỉ là khơi dậy một giấc mơ cũ kỹ mà thời gian đã vùi sâu nỗi cô đơn tiền định vào chiếc bể ký ức. Bể ký ức chính là biểu hiện của vô thức và tiềm thức trong dòng đời luân lưu từng con người trong qui trình “qui hồi vĩnh cữu” kiểu Nietzsche hay A lại da thức của Phật giáo.
 

Nếu tác phẩm Văn học cũng chỉ là một biểu hiện nỗi cô đơn tiền định trên dòng đời của chính tác giả thì buồn vui là nhịp điệu quen thuộc của bài hát  nhân sinh, và giới thiệu tác phẩm chính là giới thiệu sự ra đời của một cảm hứng và vai trò của nó là tiền đề của việc hình thành tác phẩm văn học mà tôi lạm bàn  hôm nay.
 

Lê lạc Giao

 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Tổng Thống Donald Trump đổ dầu vào suy đoán về tương lai của Bác Sĩ Anthony Fauci hôm Chủ Nhật, 13 tháng 4, qua twitter kêu gọi sa thải chuyên gia bệnh truyền nhiễm hàng đầu sau khi người này trả lời phỏng vấn của CNN nói rằng nước Mỹ đã có thể làm nhiều hơn để ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn corona, theo CNN cho biết hôm Chủ Nhật.
Một quận tại trung tâm tiểu bang Georgia giống trong phim “Twister” sau khi trận bão lốc bứng một ngôi nhà và thả xuống trên một con đường hôm Thứ Hai, 13 tháng 4 khi một hệ thống bão chết người thổi qua vùng này.
Tỷ lệ tử vong (số người chết so với tổng số người lây nhiễm corona virus) ở các quốc gia không giống nhau. Trong khi trên thế giới nói chung, tỷ lệ ấy trồi sụt từng ngày giữa khoảng 6.16% và 6.23%, thì tại Hoa Kỳ, tỷ lệ ấy giữa khoảng 3.93% và 4.05% (có thể nói chung là “vào khoảng 4%”). Tại các quốc gia Tây Âu, tỷ lệ ấy khá cao
Thượng Nghị Sĩ Bernie Sanders đã ủng hộ cựu Phó Tổng Thống Joe Biden làm tổng thống hôm Thứ Hai, 13 tháng 4 trong cuộc nói chuyện bằng trực tuyến giữa hai ông, nói với Biden rằng, “chúng tôi cần bạn trong Bạch Ốc.” “Tôi yêu cầu mọi đảng viên Dân Chủ, tôi yêu cầu mọi người độc lập, tôi yêu cầu nhiều đảng viên Cộng Hòa hãy đến với nhau trong cuộc vận động này để ủng hộ ứng cử viên của quý vị, mà tôi hủng hộ.” theo ông Sanders cho biết.
Hoa Kỳ hiện có số ca tử vong cao nhất thế giới do Covid-19, với ít nhất 21.692 người mất mạng vì virus - tính đến chiều Chủ nhật 12/4/20. Người Mỹ sẽ tiếp tục chết với số lượng lớn cho đến khi đất nước chúng ta có được một phản ứng hợp lý, mạch lạc, vững chắc với dịch bệnh. Tổng thống Donald Trump đã thất bại. Mỹ vẫn còn thiếu một kế hoạch cơ bản để kiểm soát dịch bệnh và khởi động lại nền kinh tế. Chỉ cần so sánh đơn giản về số người chết ở Mỹ với các nước châu Á để hiểu quy mô thất bại của chính quyền Trump. Hoa Kỳ hiện có khoảng 62 người chết trên một triệu người. Trong khi đó, theo dữ liệu của Đại học Johns Hopkins, Hồng Kông, Nhật Bản và Đài Loan đều có ít hơn 1 người chết trên một triệu; và Trung Quốc, Hàn Quốc và Singapore có mỗi người chết dưới 5 triệu. Ấn Độ cũng vậy, đã có những hành động quyết liệt với việc khóa chặt toàn quốc bắt đầu vào ngày 24 tháng 3, khi đó mới chỉ có 10 người chết ở một đất nước 1,3 tỷ dân này. Tính đến hôm nay, Ấn Độ có 289 trường hợp tử vong
Một phúc trình mới về những sai lầm của chính phủ Trump trong những ngày đầu của dịch vi khuẩn corona lây lan vào Hoa Kỳ đã được đăng trong báo New York Times hôm Thứ Bảy, 11 tháng 4, nêu chi tiết các trường hợp mới cho thấy TT Trump đã phớt lờ các cảnh báo của các cố vấn của ông ra sao về bệnh lây nhiễm chết người đang tiến tới trước cửa nước Mỹ, theo bản tin CNN cho biết.
Hoa Kỳ đã có thể ngăn chận không số người thiệt mạng từ vi khuẩn corona với việc can thiệp sớm hơn từ các viên chức chính phủ và y tế để kềm chế sự lây lay của vi khuẩn, theo chuyên gia bệnh truyền nhiễm của TT Trump là Bác Sĩ Anthony Fauci cho biết. “Tôi muốn nói, rõ ràng, bạn có thể có lý để nói rằng nếu bạn đã có phương pháp mà đang diễn tiến và bạn đã bắt đầu làm giảm lây lan sớm hơn, thì bạn đã có thể cứu nhiều mạng người. Rõ ràng rồi. Không ai phủ nhận điều đó,” theo BS Fauci cho biết trong cuộc phỏng vấn hôm Chủ Nhật với Jake Tapper của CNN. “Nhưng bạn nói đúng. Tôi muốn nói rõ ràng là nếu chúng ta đã làm ngay từ lúc đầu đóng cửa mọi thứ, thì nó có thể là đã khác đi đôi chút. Nhưng có nhiều cản trở về việc đóng mọi thứ,” theo BS Fauci cho biết. Vào giữa ngày Chủ Nhật, 12 tháng 4, Hoa Kỳ đã có 559,409 trường hợp bị lây vi khuẩn corona và 22,071 người thiệt mạng.
FBI đã phát hiện ra một kế hoạch lừa đảo thúc đẩy bởi vi khuẩn corona quốc tế sau khi hơn 39 triệu mặt nạ được hứa hẹn với một liên đoàn hùng mạnh ở California đại diện cho các nhân viên y tế không bao giờ được giao tới bệnh viện và các nhóm y tế khác trong tiểu bang, theo báo cáo được phổ biến hôm Chủ Nhật, 12 tháng 4 cho biết. Tổ chức Service Employees International Union-United Healthcare Workers West tuyên bố hôm 26 tháng 3 là họ đã xác nhận người phân phố hải ngoại là người muốn bán 39 triệu mặt nạ N95 rất cần đến, theo một thông cáo báo chí cho hay.
Trong Vương Cung Thánh Đường Peter gần như trống vắng, Đức Giáo Hoàng Francis đã cử hành Lễ Phục Sinh trong đơn độc hôm Chủ Nhật, kêu gọi thế giới hãy cùng nhau đương đầu với đại dịch vi khuẩn corona. Thế giới “bị áp lực bởi đại dịch đang thử thách đại gia đình nhân loại chúng ta,” theo Đức Giáo Hoàng Francis phát biểu, được Vatican cung cấp bản dịch cho biết. Trong sự khổ đau, theo ĐGH Francis cho biết, thông điệp mà Đức Chúa Kitô đã đã sống lại là “sự lan truyền của hy vọng.” Đức Giáo Hoàng Francis đã kêu gọi các nhà lãnh đạo chính trị nới lỏng các lệnh trừng phạt quốc tế, mà ngài nói là gây tổn hại cho những công dân dựa vào sự hỗ trợ từ chính phủ của họ. Đức Giáo Hoàng Francis kêu gọi các quốc gia giảm - hoặc thậm chí tha thứ - các khoản nợ của các nước nghèo nhất. Và ngài đã yêu cầu "ngưng bắn trên toàn cầu ngay lập tức" đối tất cả các quốc gia tham gia vào các cuộc xung đột.
Phần lớn người Đức ủng hộ việc mang mặt nạ bảo vệ bắt buộc, ít nhất là ở một số nơi. Theo một cuộc khảo sát của viện nghiên cứu ý kiến ​​YouGov thay mặt cho Cơ quan báo chí Đức, 33 phần trăm muốn một nghĩa vụ giới hạn như ở Áo đối với các siêu thị. 21 phần trăm khác tin rằng mặt nạ bảo vệ nói chung nên được đeo ở nơi công cộng để chống lại sự lây lan của coronavirus. Chỉ có 37% chống lại yêu cầu mặt nạ bảo vệ, 9% không cung cấp bất kỳ thông tin nào. (dpa)
Sống giữa thời mắc dịch – thỉnh thoảng – tôi vẫn nghĩ đến chuyện bị Cô Vy (đột ngột) đến thăm, với đôi chút băn khoăn. Chết thì cũng chả oan uổng gì nữa nhưng mang cuộc đời về không thì kể cũng hơi buồn. Không công danh, sự nghiệp (gì ráo) đã đành; chút hư danh (liệt sỹ, thạc sỹ, tiến sỹ, kẻ sỹ, chiến sỹ, đấu sỹ, dũng sỹ, hàn sỹ, thi sỹ, văn sỹ, họa sỹ … ) cũng không luôn. Bia mộ chỉ ghi vỏn vẹn là “thường dân” ngó cũng kỳ
Một điểm gây tranh cãi là chúng ta có nên mang khẩu trang khi ra ngoài không. Câu trả lời là có, nếu điều ấy không làm cho các nhân viên y tế bị thiếu trang bị. Lý do chính là nhiều người bị nhiễm COVID-19 và tuy họ không có triệu chứng gì, họ vẫn lây lan đến người xung quanh.
Bác Sĩ Monica Peek đi mua sắm tạp hóa tại Phía Nam của thành phố Chicago khi bà ghi nhận một nửa trong số 15 nhân viên thu ngân cửa tiệm không đeo khẩu trang, theo tin CNN hôm Thứ Bảy. Một bác sĩ nội khoa giúp xét nghiệm bệnh nhân vi khuẩn corona tại phòng cấp cứu của Trung Tâm Y Tế Đại Học Chicago, Peek biết những gì đang bị đe dọa. “Này cưng, em cần phải đeo mặt nạ," theo cô nói với người phụ nữ ở quầy thanh toán. "Cô ấy nói, 'Thật sao?' Điều đó thật buồn - tôi biết điều đó nhưng tôi không có. " Chicago, New York và các thành phố lớn khác đang phải vật lộn với sự chênh lệch chủng tộc trong các trường hợp bị lây vi khuẩn corona, với đại dịch phơi bày sự bất bình đẳng kinh tế sâu rộng khiến nó gây tổn hại không đồng đều cho người da đen và người La Tinh.
Hoa Kỳ hiện qua mặt nước Ý về số người thiệt mạng từ vi khuẩn corona cao nhất trên toàn thế giới. Dữ liệu mới nhất, được biên soạn bởi Đại Học Johns Hopkins, cho thấy hơn 20,000 người thiệt mạng tại Hoa Kỳ hiện nay. Cột mốc nghiệt ngà đến ngay sau khi Hoa Kỳ trở thành quốc gia đầu tiên ghi nhận hơn 2,000 người thiệt mạng vì vi khuẩn chỉ trong một ngày. Thống Đốc New York Andrew Cuomo cho biết hôm Thứ Bảy, 11 tháng 4 rằng số người thiệt mạng tại tiểu bang của ông có vẻ đang ổn định. Tuyên bố số liệu 24 giờ với 783 người mới thiệt mạng, ông cho biết trong nhiều ngày qua đã chứng kiến cùng số lượng người thiệt mạng như vậy. Tiểu bang New York đã trở thành trung tâm đại dịch tại Hoa Kỳ, ghi nhận hơn 180,000 trong số 520,000 trường hợp bị lây vi khuẩn corona trên toàn nước Mỹ.
Số thủy thủ trên Hàng Không Mẫu Hạm USS Theodore Roosevelt đã thử nghiệm dương tính với vi khuẩn corona đã gia tang tới 100 vào trưa xế Thứ Bảy, 11 tháng 4, theo CNN tường thuật đầu tiên cho biết. Tổng số trường hợp bị lây trên tàu này là 550.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.