Hôm nay,  

Giải Đáp Cho Những Câu Hỏi Lớn Về AI

08/11/202400:00:00(Xem: 1225)

Robot photo
Liệu AI sẽ giúp chúng ta có cuộc sống tốt đẹp hơn, hay sẽ làm trầm trọng thêm những vấn đề đang tồn đọng trong xã hội? Các chuyên gia cho rằng câu trả lời phụ thuộc vào cách chúng ta đào tạo và sử dụng AI, đồng thời nhấn mạnh rằng chúng ta cần nghiêm túc xem xét lại vấn đề này. (Nguồn: pixabay.com)


Liệu chúng ta có thể tin vào những gì mình thấy không?
 
Fred Ritchin đã nghiên cứu về nhiếp ảnh suốt gần nửa thế kỷ qua. Ông bắt đầu nhận thấy sự thay đổi trong lĩnh vực này vào năm 1982, khi còn làm biên tập viên hình ảnh cho tạp chí New York Times Magazine.
 
Năm 1984, Ritchin viết một bài báo có tựa đề “Những Chiêu Trò Mới Của Nhiếp Ảnh,” trong đó bàn về những tác động của công nghệ chỉnh sửa kỹ thuật số đối với hình thời sự (photojournalism) đương thời. Trong những thập niên sau đó, Ritchin đã chứng kiến quá trình chuyển mình từ giai đoạn chỉnh sửa hình ảnh kỹ thuật số sơ khai sang thời kỳ sử dụng công nghệ hình ảnh do trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra, cả người dùng nghiệp dư lẫn chuyên nghiệp đều có thể tạo ra những hình ảnh chân thực chỉ trong tích tắc.
 
Với sự bùng nổ của hình ảnh AI, Ritchin cho rằng chúng ta cần tìm cách xác định tính xác thực của những gì mình thấy. Ritchin liên kết các cuộc tranh luận hiện đại về AI với những các tranh cãi từ trước thời Photoshop về việc các nhà báo có nên công khai khi họ đã chỉnh sửa ảnh hay không.
 
Một thí dụ nổi tiếng là trường hợp của tạp chí National Geographic, từng bị chỉ trích vì đã chỉnh sửa ảnh để di chuyển vị trí các kim tự tháp ở Giza trên trang bìa của số báo tháng 2/1982. Ngày nay, các nhiếp ảnh gia của National Geographic bắt buộc phải chụp ảnh định dạng RAW, và tạp chí này cũng có chính sách rất nghiêm ngặt đối với việc chỉnh sửa ảnh.
 
Theo Ritchin, các biên tập viên, nhà xuất bản và phóng viên ảnh cần đặt ra các tiêu chuẩn rõ ràng để đối phó với những vấn đề phát sinh từ AI. Nhiều công ty truyền thông và các hãng camera đã phát triển công nghệ nhúng siêu dữ liệu (metadata) và mã hóa dấu vết (cryptographic) trong ảnh để xác định thời điểm chụp và liệu ảnh đã bị chỉnh sửa hay chưa. Ritchin không kêu gọi loại bỏ hẳn AI, nhưng ông mong muốn nhiếp ảnh có thể tìm lại sức mạnh mà lĩnh vực này từng có.
 
Máy móc có sai sót thì chúng ta có nên ‘thông cảm bỏ qua’ không?
 
Nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng một chatbot AI phổ biến được nhiều người tin dùng nhất lại cung cấp thông tin sai bét nhè về lập trình máy tính. Đây là một thí dụ tiêu biểu cho vấn đề mà AI đang đối mặt: các thuật toán phát triển liên tục có thể gặp hiện tượng “ảo giác” (hallucinate), tức là khi AI đưa ra một câu trả lời nghe có vẻ hợp lý nhưng thực tế lại hoàn toàn bịa đặt.
 
Điều này xảy ra vì các ứng dụng AI tổng quát (generative AI), như các mô hình ngôn ngữ lớn, hoạt động như một chương trình dự đoán. Khi người dùng đặt một câu hỏi, AI sẽ tìm kiếm trong cơ sở kiến thức đang có để lấy ra những thông tin liên quan. Sau đó, dựa trên những gì tìm được, AI sẽ dự đoán một tập hợp các từ để tạo thành câu trả lời phù hợp. Mỗi lần dự đoán một tập từ, AI sẽ tiếp tục dự đoán các từ tiếp theo dựa trên những gì đã học, và quá trình này cứ lặp đi lặp lại như vậy.
 
Tuy nhiên, theo giáo sư Rayid Ghani từ Đại học Carnegie Mellon, vì AI chỉ dựa trên các dự đoán mang tính xác suất chứ không thực sự “thấu hiểu” nội dung, nên đôi khi nó tạo ra những câu trả lời sai lầm nhưng vẫn nghe có vẻ hợp lý. Các mô hình AI thường được đào tạo từ lượng dữ liệu khổng lồ trên mạng, nhưng không ai kiểm tra độ chính xác của những dữ liệu này, và AI không biết phân biệt nguồn nào đáng tin cậy, nguồn nào thì không.
 
Ghani giải thích rằng chúng ta dễ dàng tha thứ cho lỗi của con người vì hiểu rằng ai cũng có thể mắc sai lầm. Nhưng với máy móc, chúng ta lại mong đợi sự chính xác tuyệt đối. Điều này khiến chúng ta khó tha thứ khi AI phạm lỗi. Tuy nhiên, thông cảm có thể sẽ rất hữu ích để giúp phát hiện và sửa lỗi cho AI. Vì AI là sản phẩm do con người tạo ra, nên những lỗi của AI thường phản ánh những sai sót trong dữ liệu mà con người cung cấp. Nếu chúng ta không chỉ kiểm tra các quy trình của AI mà còn xem xét cả những vấn đề trong dữ liệu đầu vào, chúng ta vừa có thể cải thiện AI, vừa có thể giải quyết các thiên kiến trong xã hội và văn hóa.
 
Tác động môi trường của AI là gì?
 
AI đang tiêu tốn một lượng lớn năng lượng và nước. Shaolei Ren, giảng sư kỹ thuật điện và máy tính tại Đại học UC Riverside, giải thích rằng các công cụ AI như ChatGPT cần rất nhiều năng lượng để hoạt động, và lượng năng lượng đó tạo ra nhiệt. Để làm mát các trung tâm dữ liệu – nơi lưu trữ các hệ thống AI và hỗ trợ tính toán cho chúng – cần sử dụng một lượng nước rất lớn. Khi các trung tâm dữ liệu nóng lên, lượng nước bốc hơi không thể tái sử dụng, gây lãng phí tài nguyên. Ren nhấn mạnh rằng chúng ta cần hiểu rõ tác động môi trường của AI khi sử dụng những công cụ như ChatGPT.
 
Ngay cả trước khi có vô vàn công cụ AI như hiện nay, nhu cầu về nước và năng lượng của các trung tâm dữ liệu cũng đã tăng đều đặn. Năm 2022, theo báo cáo của Google, các trung tâm dữ liệu của họ đã tiêu thụ hơn 5 tỷ gallon nước, tăng 20% so với năm 2021. Microsoft cũng báo cáo mức tăng 34% về lượng nước sử dụng trong cùng năm đó. Và AI chỉ đang làm tình hình tồi tệ thêm. Cơ quan Năng lượng Quốc tế dự báo rằng đến năm 2026, lượng điện tiêu thụ tại các trung tâm dữ liệu sẽ tăng gấp đôi so với năm 2022.
 
Trong khi Hoa Kỳ mới bắt đầu đánh giá các tác động môi trường của trung tâm dữ liệu, Liên Âu đã có bước đi tiến bộ hơn. Tháng 3 vừa qua, Ủy ban Năng lượng của EU đã ban hành một quy định nhằm tăng cường tính minh bạch cho các nhà vận hành trung tâm dữ liệu và giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch cũng như giảm lãng phí tài nguyên.
 
Ren cho biết: “Tôi giải thích cho con theo cách dễ hình dung rằng khi con đặt một câu hỏi cho ChatGPT, sẽ tiêu tốn năng lượng tương đương với việc bật đèn LED bốn watt trong một giờ. Một cuộc trò chuyện với AI trong khoảng 10-50 câu hỏi có thể tiêu thụ 500 ml nước, tương đương một chai nước uống bình thường.
 
AI có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề đã tồn tại từ trước không?
 
Theo nhà nghiên cứu Nyalleng Moorosi từ Distributed AI Research Institute, trong quá trình học hỏi từ toàn bộ dữ liệu mà chúng ta cung cấp, AI có thể ‘học’ luôn những bất công và định kiến đã tồn tại từ trước. Thực tế, AI chỉ là tấm gương phản ánh những vấn đề như nạn phân biệt chủng tộc, phân biệt phái tính, và những bất công khác trong xã hội. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu sự đa dạng trong đội ngũ phát triển AI. Những người này thường phụ thuộc quá nhiều vào các tập dữ liệu ưu tiên các quan điểm của phương Tây về điều gì là thông tin có giá trị và điều gì không.
 
Phần lớn thế giới hiện nay đã từng trải qua cảm giác bị áp bức, một phần do hậu quả của chế độ thực dân, khi các hệ thống và tư tưởng của các quốc gia giàu có áp đặt lên các quốc gia khác. Moorosi tin rằng AI có nguy cơ tái tạo những hệ thống này: ưu tiên những quan điểm và mục tiêu của những người nắm quyền, bỏ qua hoặc làm ngơ trước những tri thức và giá trị văn hóa của các cộng đồng thiểu số.
 
Nhiều đội nhóm phát triển AI ở các công ty công nghệ thường có những “điểm mù” – tức là những thiếu sót trong việc hiểu và tiếp xúc đa dạng văn hóa, ngôn ngữ. Họ không thể tránh khỏi việc vô tình mang luôn những mặt hạn chế này vào các công cụ AI của mình.
 
Để cải thiện tình hình, Moorosi tin rằng cần phải “dân chủ hóa AI” – tức là AI cần phải được phát triển ở cấp độ địa phương, nơi những nhà phát triển và kỹ sư có thể xây dựng công cụ phù hợp với cộng đồng của mình. Thí dụ như Lelapa AI ở Nam Phi, đã ra mắt mô hình học ngôn ngữ phục vụ những người nói tiếng Swahili, Yoruba, Xhosa, Hausa, và Zulu.
 
Moorosi cũng nhấn mạnh rằng: “Chúng ta cần phải đặt ra câu hỏi về quyền lực. Không thể mong đợi những người làm việc cho Google hay OpenAI thấu hiểu hết mọi thứ, về tất cả mọi người. Silicon Valley không thể đại diện cho tám tỷ người trên thế giới. Cách tốt nhất là mỗi cộng đồng tự xây dựng các hệ thống AI cho riêng mình.
 
Theo bà, “một thế giới lý tưởng là nơi mà AI sẽ trở thành công cụ phổ biến và gần gũi, giúp mọi người tự mình đối mặt và giải quyết các vấn đề cá nhân cho đến những thách thức của cộng đồng, thay vì chỉ nằm trong tay những tập đoàn công nghệ lớn.
 
VB biên dịch
 
Nguồn: “Your biggest AI questions, answered” được đăng trên trang nationalgeographic.com.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Người phát ngôn của Pentagon, Thiếu tá Pete Nguyen, thông báo quân đặc nhiệm Mỹ tới đóng ở Bãi Cỏ Mây vì hòa bình Biển Đông. Tuần trước, Pentagon tiết lộ rằng quân đội Hoa Kỳ được triển khai như một phần của lực lượng đặc nhiệm để hỗ trợ Philippines trong tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông, một cuộc triển khai là một hành động khiêu khích đáng kể đối với Bắc Kinh. Lực lượng đặc nhiệm Hoa Kỳ Ayungin được đặt theo tên Philippines của Second Thomas Shoal (tên Việt Nam: Bãi Cỏ Mây), một rạn san hô đang tranh chấp
Người cao niên ở Hoa Kỳ có lẽ đang háo hức mong chờ khoản tăng tiền phúc lợi An sinh Xã hội vào năm tới. Nhưng họ có thể sẽ thất vọng khi phát hiện rằng một phần không nhỏ khoản tăng này sẽ bị “ngốn” bởi phí bảo hiểm Medicare.
Reuters đưa tin hôm Chủ Nhật (24/11), Ukraine đang phân tích, điều tra xác một phi đạn đạn đạo tầm trung mới của Nga, được phóng vào thành phố Dnipro hôm thứ Năm. Đây là lần đầu tiên loại vũ khí mạnh như vậy được sử dụng trong cuộc chiến.
Boeing sẽ sa thải 2.199 công nhân tại tiểu bang Washington trong những tháng tới, nhiều người mất việc chỉ vài ngày trước Giáng sinh. Theo FOX 13 Seattle, công ty hàng không này đã thông báo cho tiểu bang Washington về việc cắt giảm. Reuters đưa tin thêm 220 người nữa sẽ mất việc tại South Carolina.
Bạn đang cư trú ở một nơi rất xa quê nhà. Thế rồi, một hôm, bạn mở TV xem và bất chợt nhìn thấy một vở kịch Nhật Bản thể loại Noh, và bạn bùi ngùi nhớ về quê nhà, nơi thời thơ ấu bạn đã từng xem một tuồng hát bội, một thể loại kịch cổ điển thường hát ở các ngôi đình Miền Nam Việt Nam. Khi vở Kịch Noh vừa chấm dứt, cho dù bạn chưa hiểu tận tường tuồng Nhật Bản nói gì, nước mắt đã đầm đìa trên mắt của bạn, đó là nước mắt khi nhớ về thời tuổi nhỏ chạy chơi trong sân đình, nơi các nghệ sĩ tuồng ngồi vẽ mặt của những buổi chiều trước giờ kéo màn.
Biển Đông dậy sóng kiểu khác: Bà Sara Duterte, đương nhiệm Phó Tổng thống Philippines, cho biết hôm thứ Bảy rằng bà đã thuê một sát thủ để sẽ giết tổng thống và phu nhân, và chủ tịch Hạ viện nếu bà bị giết, trong một lời đe dọa công khai trắng trợn mà bà cảnh báo là không phải chuyện đùa.
Chính quyền Biden có kế hoạch ghi thêm 29 công ty Trung Quốc vào danh sách cấm được lập ra vào năm 2022 do nghi ngờ có liên quan đến lao động cưỡng bức ở khu vực Tân Cương, theo tờ Wall Street Journal đưa tin hôm thứ Sáu.
Một nhóm sinh viên tại Hoa Kỳ vừa tạo nên kỳ tích khi phóng thành công một hỏa tiễn tự chế vượt xa mọi thành tích trước đó. Hỏa tiễn này tên là Aftershock II đã bay cao hơn 143,300 mét, vượt xa kỷ lục 20 năm do TQ nắm giữ, và đạt tốc độ lên tới Mach 5.5 (gấp 5.5 lần tốc độ âm thanh).
Ông Donald Trump đã thắng cử Tổng thống. Đảng Cộng hòa đã thắng Thượng viện. Đảng Cộng hòa cũng đã thắng Hạ viện. Đó là một điểm số hoàn hảo ba trên ba. Nói cách khác, là một Trifecta. Đảng Cộng hòa sẽ có ít nhất 53 ghế trong Thượng viện tiếp theo. Với đa số đó, họ sẽ có thể phê chuẩn tất cả các lựa chọn thẩm phán của ông Trump, bao gồm cả các thẩm phán trẻ trung hơn cho Tòa án Tối cao. Các thẩm phán trẻ trung hơn có thể bảo đảm đa số bảo thủ tại Tòa án Tối cao trong nhiều thập kỷ tới. Thượng viện do đảng Cộng hòa chiếm đa số cũng sẽ có thể phê chuẩn các quan chức Nội các của ông Trump.
Hãy chuẩn bị cho một trải nghiệm đặc biệt khi nghệ sĩ huyền thoại Quách Phú Thành đem chuyến Lưu Diễn Thế Giới BIỂU TƯỢNG 2024 đến Sòng Bài Pechanga vào ngày 21 tháng 12. Sự xuất hiện độc đáo của “ông hoàng sân khấu” hứa hẹn sẽ đem lại một buổi tối tuyệt diệu cùng những kỷ niệm khó quên.
Pechanga Resort Casino và The Venetian Resort Las Vegas thông báo rằng hai khu nghỉ dưỡng sang trọng này đã ký kết quan hệ đối tác đầu tiên thuộc loại hình này dành cho khu nghỉ dưỡng/sòng bài của người Mỹ bản địa ở Nam California và một đơn vị điều hành sòng bài ở Las Vegas. Pechanga Resort Casino, do Pechanga Band of Indians sở hữu và điều hành, nằm ngay bên ngoài Temecula, California, và The Venetian Resort Las Vegas đã ký một thỏa thuận nhằm mang đến cho các vị khách của mỗi khu nghỉ dưỡng những quyền lợi, tiện nghi và phần thưởng dành cho hội viên của sòng bài từng giành nhiều giải thưởng. Khách của Pechanga Resort Casino và The Venetian Resort sẽ nhận được những lời mời chỉ dành riêng cho họ để tận hưởng các sự kiện, chương trình khuyến mãi và ưu đãi đặc biệt tại mỗi khu nghỉ dưỡng/sòng bài. Quan hệ đối tác này mang đến cho khách của Pechanga Resort Casino một cơ hội nữa để được hưởng những trải nghiệm độc đáo không đâu sánh được vì sự gắn bó lâu dài của họ.
Sky River Casino hào hứng thông báo chương trình khuyến mãi mới thú vị, các chương trình biếu tặng đang tiếp diễn và giải độc đắc lũy tiến gần đây, các yếu tố củng cố vị thế sòng bạc Sky River làm điểm đến đánh bạc hàng đầu ở Bắc California.
Vào lúc 1:00 PM ngày 14 tháng 11 2024 tại Diamond Seafood Palace 3, 6731 Westminster Blvd., công ty Clever Care Health Plan Inc. (Clever Care), một chương trình Medicare Advantage hàng đầu, đã tổ chức Ngày Tri Ân Hội Viên dành cho cộng đồng gốc Việt. Hàng trăm hội viên đã đến tham dự, cùng với sự tham gia của nhiều tổ chức phi lợi nhuận trong cộng đồng, các nhà cung cấp và đơn vị hợp tác với Clever Care. Nhiều lãnh đạo cao cấp của Clever đã có mặt tại sự kiện quan trong này
Tổng thống đắc cử Donald Trump đang chuẩn bị thực hiện lời hứa tranh cử của mình: trục xuất ít nhất 15 triệu người mà ông lên án là đang “đầu độc dòng máu” Hoa Kỳ. Theo một số ước tính, kế hoạch này được cho là gần như bất khả thi nếu xét về phương diện tài chánh và tổ chức. Tuy nhiên, điều đó không ngăn Trump theo đuổi mục tiêu của mình, bất chấp làm xáo trộn cuộc sống của hàng triệu người.
Nhóm cố vấn kinh tế của Trump và các thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa đang bước đầu thảo luận về một kế hoạch cải tổ quy mô lớn đối với Medicaid, phiếu thực phẩm (food stamps) và các chương trình an sinh xã hội. Mục tiêu chính là để bù đắp chi phí khổng lồ từ việc gia hạn các đợt cắt giảm thuế năm 2017 của Trump, dự kiến sẽ hết hạn vào năm 2025. Theo bảy nguồn tin quen thuộc với các buổi thảo luận, các biện pháp đang được xem xét bao gồm việc thắt chặt điều kiện việc làm và đặt ra giới hạn chi tiêu cho các chương trình này. Những buổi thảo luận này có sự tham gia của một số viên chức kinh tế trong nhóm chuyển giao quyền lực của Trump.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.