Hôm nay,  

Cháy Rừng: Mây Lửa, Lốc Xoáy Lửa Và Bão Lửa

23/08/202400:00:00(Xem: 1492)

chay rung

Cháy rừng không chỉ là những ngọn lửa hung hiểm lan rộng và thiêu đốt xung quanh. Những đám cháy lớn có thể tự tạo ra một “hệ thống thời tiết” riêng. Nếu không bị chế ngự, “hung thần” sẽ nuốt chửng mọi thứ trên đường đi. (Nguồn: pixabay.com)


Đám cháy Park Fire ở California đã tạo ra ít nhất một cơn lốc xoáy lửa, còn được gọi là lốc lửa, xoáy lửa hoặc vòi rồng lửa. Nhưng lốc xoáy lửa là gì, và có thực sự đáng sợ như cái tên không?
 
Cháy rừng không chỉ là những đám cháy hung hiểm lan rộng ra xung quanh, mà còn có thể tự tạo ra cả một hệ thống thời tiết riêng biệt, gọi là “fire weather system” (xin tạm dịch là “hệ thống thời tiết của đám cháy,” có gió, mây, bão…). Trong hệ thống này, một loại mây đặc biệt được hình thành gọi là “pyrocumulonimbus” (Cumulonimbus Flammagenitus cloud – CbFg – một loại mây vũ tích hình thành phía trên một nguồn nhiệt và thường có hình nấm, chẳng hạn như hỏa hoạn, núi lửa phun trào, hoặc nổ hạt nhân…). NASA gọi hiện tượng này là “rồng mây phun lửa” vì có thể phóng ra những tia sét mạnh mẽ xuống mặt đất, gây ra thêm nhiều đám cháy mới và đôi khi còn tạo ra lốc xoáy lửa.
 
Kiểu thời tiết gây hỏa hoạn đã góp phần gây ra nhiều đám cháy đi vào lịch sử, như Đám cháy Black Saturday năm 2009 thiêu rụi hơn một triệu acres rừng ở Úc và các đám cháy rừng trên khắp Bờ Tây Hoa Kỳ năm 2020. Đặc biệt trong tình hình Trái đất ngày càng nóng lên (global warming), những trận bão lửa (firestorms) ngày càng phổ biến.
 
Bão lửa được hình thành như thế nào?
 
Bão lửa được hình thành qua quá trình đối lưu (convective process), hiện tượng nhiệt độ tăng lên khiến cho không khí nóng bay lên cao. Trong quá trình này, cột không khí ẩm nằm phía trên một đám cháy trở nên cực kỳ nóng, bốc lên cao và di chuyển vào tầng khí quyển rồi nguội dần ở đó. Khi không khí nguội đi, hơi nước sẽ ngưng tụ thành những giọt nước nhỏ, tạo ra các đám mây lửa, hay còn gọi là mây pyrocumulus (pyrocumulus clouds, hay flammagenitus cloud).

Dù đều được hình thành bởi quá trình đối lưu, nhưng khác những đám mây trắng mịn như bông mà ta thường thấy hàng ngày, mây lửa không mang màu trắng mà có màu xám hoặc nâu, vì tro, khói và bụi bặm từ đám cháy bên dưới bị cuốn vào các luồng không khí. Những đám mây lửa có thể vươn cao đến gần 6 dặm (khoảng 9.6 km).
 
Khi đám cháy vẫn tiếp tục hoành hành, dòng không khí nóng bốc lên lại tiếp tục đẩy khói và bụi lên cao vào phần bên dưới của tầng bình lưu (tầng cao hơn, nằm ngay bên trên tầng đối lưu), tạo ra những cụm mây lửa lớn hơn nữa, gọi là mây pyrocumulonimbus, gọi tắt là pyroCbs.
 
Mặc dù trông giống như những đám mây dông thông thường, nhưng mây pyroCbs thật sự là hung thần. Những “hung thần” này vẫn bị “trói chân” ở chỗ đám cháy đã sinh ra chúng, nên tức tối khạc ra lửa và sét, khiến cho đám cháy bên dưới càng bạo phát. Hơn nữa, sét từ các đám mây pyroCbs thường có điện tích dương, khiến bão kéo dài dai dẳng hơn chứ hiếm khi tạo ra mưa để dập lửa.
 
Trong những trường hợp tồi tệ hơn, các cụm mây pyroCbs có thể tạo ra lốc xoáy lửa, khi dòng không khí nóng bốc lên rất nhanh và bị xoắn lại. Lốc xoáy lửa thường chỉ tồn tại trong vài phút và có chiều cao không quá 150 feet (khoảng 45 mét), nhưng với tốc độ gió lên đến 140 dặm/giờ (khoảng 225 km/h), chúng có thể diệt sạch bất kỳ thứ gì nằm trên đường đi của mình.
 
Những trận bão lửa tàn khốc nhất gần đây
 
Thời tiết hỏa hoạn sản sinh ra những đám cháy rừng tàn khốc nhất gần đây. Năm 2009, Đám cháy Black Saturday ở tiểu bang Victoria, Úc, đã tạo ra các cụm mây pyroCb cao hơn 9 dặm (khoảng 14.5 km) và “quậy” ra thêm các đám cháy mới thiêu trụi hơn một triệu acres (hơn 400,000 ha đất). Đám cháy Black Saturday đã cướp đi sinh mạng của 173 người, trở thành thảm họa cháy rừng chết chóc nhất kể từ năm 1788.
 
Năm 2017, một đám cháy rừng còn lớn hơn nữa xảy ra ở British Columbia, tạo ra 5 trận bão lửa gần như là cùng lúc. Khi khói bay lên cao, các hạt carbon đen trong khói hấp thụ năng lượng mặt trời, khiến cho cột khói càng nóng hơn nữa và tiếp tục bay cao và xa hơn. Kết quả là, bão lửa đã đẩy khói lên tới 14 dặm (khoảng 22.5 km) vào thẳng tầng bình lưu. Nhiều nghiên cứu cho thấy các cột khói này tương đương với những cột khói từ một vụ phun trào núi lửa thông thường, và tồn tại trong bầu khí quyển suốt gần 9 tháng trời.
 
Tại Hoa Kỳ, tiểu bang California cũng từng chứng kiến nhiều sự kiện kinh hoàng có mây pyroCb. Trong Đám cháy Carr gần thành phố Redding vào tháng 7/2018, một lốc xoáy lửa đã “ra đời” với tốc độ lên đến 143 dặm/giờ (khoảng 230 km/h), và là thủ phạm gây ra 4 trong số 8 cái chết liên quan đến đám cháy này. Vào tháng 8/2020, Bắc Cali trải qua một mùa “rực lửa” với hàng loạt những cảnh báo về lốc xoáy lửa trong các đám cháy rừng.
 
Bão lửa không chỉ gây hại cho môi trường mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Khói từ các đám cháy rừng chứa nhiều không khí độc hại và các hạt bụi nhỏ li ti, có thể gây ra nhiều bệnh về hô hấp và tim mạch. Nên khi bão lửa khiến cho đám cháy lan rộng, khói lại càng dày đặc, không khí càng ô nhiễm nghiêm trọng.
 
Liệu hỏa hoạn và lốc xoáy lửa sẽ ngày càng nhiều?
 
Biến đổi khí hậu đang làm cho các đám cháy rừng ngày càng lớn hơn và dữ dội hơn. Các khoa học gia tin rằng hành tinh này sẽ chứng kiến nhiều trận bão lửa hơn. Năm 2019, Úc đã ghi nhận số lượng bão lửa nhiều bằng con số tổng cộng của 20 năm trước đó. Ngày 7/9/2020, một đám mây pyrocumulus gần Fresno, California, đã “vươn mình” lên tới 10 dặm (khoảng 16 km) đến tầng bình lưu. Đây là một kỷ lục đối với một đám cháy rừng ở Bắc Mỹ, và rất có thể đã mang một lượng lớn khí thải carbon (carbon emissions, gồm khí CO2 và nhiều loại khí nhà kính khác) vào tầng bình lưu.
 
Các khoa học gia tin rằng các trận bão lửa thải ra nhiều chất ô nhiễm vào thượng tầng khí quyển. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ về những ảnh hưởng của bão lửa đến tình hình biến đổi khí hậu, chẳng hạn như liệu chúng có phá hư tầng ozone bằng những cột khói khổng lồ hay không, hay những cột khói này có tác dụng làm mát tạm thời khi chặn bớt ánh sáng mặt trời.
 
Câu trả lời cho những câu hỏi này sẽ là chìa khóa giúp chúng ta hiểu được tác động thực sự của những trận bão lửa khi phải đối mặt với sự hâm nóng toàn cầu (global warming).
 
Nguồn: “How wildfires unleash fire clouds—and even fire tornadoes” được đăng trên trang Nationalgeographic.com.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhà báo Phạm Thành (tên đủ là Phạm Chí Thành), là người sáng lập blog Bà Đầm Xòe và viết nhiều sách chỉ trích chế độ CSVN và ông Nguyễn Phú Trọng đã bắt tại Hà Nội hôm 21 tháng 5 năm 2020, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết.
Với những thay đổi khi chuyển sang Giai đoạn 2 trong cơn dịch COVID-19 tại quận Cam, Thành phố Garden Grove sẽ cấp giấy phép tạm thời cho các nhà hàng mở lại với những yêu cầu nghiêm ngặt về sức khỏe và an toàn. Các quán ăn, nhà hàng tại địa phương hiện có thể nộp đơn xin cấp giấy phép ăn uống ngoài trời có hiệu lực trong vòng 60 ngày để mở rộng khu vực ăn uống bên ngoài vỉa hè nếu nhà hàng tọa lạc ở trong một trung tâm mua sắm (shopping center), hoặc trong các bãi đậu xe do nhà hàng sở hữu.
75% dân Mỹ tin rằng Hoa Kỳ nên tiếp tục những nỗ lực chận đứng sự lây lan của con virus Corona. Mùa xuân khốc liệt năm nay, nước Mỹ đã phải đối đầu với hai cuộc khủng hoảng. Và với thời gian 14 tuần lễ vừa qua, đã có hơn 84,000 người Mỹ chết vì đại dịch. Con số đó lớn gấp 28 lần số tử vong của khủng bố 9/11 (3,000 người chết), hơn cả số quân nhân Mỹ tử trận trong chiến tranh Việt Nam (58,220 hy sinh) và chiếm 25% tổng số người chết vì đại dịch trên toàn cầu. Cùng lúc đó, các biện pháp phong tỏa mọi hoạt động kinh tế, xã hội với quy mô toàn quốc đã khiến 33 triệu người mất công ăn việc làm, buộc hàng trăm ngàn các doanh nghiệp nhỏ phải tạm đóng cửa và là nguyên nhân gây ra tình trạng 20% trẻ em Mỹ lâm vào cảnh bấp bênh ăn bữa nào biết bữa ấy.
Tại Saigon (TP Ho Chi Minh) cảnh sát bắt giữ và đối xử tàn tệ hai nhân viên làm việc cho nhà xuất bản Tự do (Liberal Publishing House). Con gái của một trong hai người nói trên, ông Thủy Tuất, người giao sách của nhà xuất bản, đã bị bắt giữ. Kể từ đầu tháng 10 năm 2019, hàng chục người thường quan hệ với nhà xuất bản Tự do đã bị công an nhòm ngó, theo dõi. Họ là những người hoặc đang và đã làm việc cho nhà xuất bản hoặc bị cho là đã mua hoặc đọc sách của nhà xuất bản.
Thời gian qua các nhà ngoại giao Trung cộng hung hăng tấn công bất cứ nước nào nghi ngờ về sự minh bạch và thành công của Trung cộng trong xử lý đại dịch do virus corona gây ra. Thủ tướng Úc ông Scott Morrison lại đề nghị tiến hành điều tra về nguồn gốc và cách thức các quốc gia xử lý đại dịch, nên nước Úc lãnh chịu phản ứng hung bạo nhất, nhưng chính nhờ vậy người Úc mới thức tỉnh đồng lòng “thoát Trung”, một bài học đáng giá để chúng ta học hỏi.
Thèm ngọt là một nhu cầu thiết yếu của cơ thể, để củng cố năng lượng. Carbohydrate hay Glucide là những hợp chất bao gồm đường (sugar), bột đường hay tinh bột (amidon, starch) và chất xơ (fibre). Những chất nầy rất cần thiết cho chúng ta để sống. Nhưng ngọt quá đôi khi cũng nguy hiểm lắm đó!
Xét trên bình diện vật lý, thuyết Big Bang “tồi tệ hết thuốc chữa” (atrocious and unjustifiable from a physical point of view.) Bạn đọc đừng giật mình, nhăn mặt. Lời chỉ trích nặng nề ấy của Einstein, không phải của tôi. Năm 1927, Georges Lemaître , một tu sĩ và cũng là khoa học gia lừng danh người Bỉ, trình làng thuyết “Big Bang”, giải thích nguồn gốc và sự hình thành của vũ trụ. Theo thuyết này thì vũ trụ khởi đầu từ một nguyên tử nguyên thủy (primeval atom – primordial atom), tạm gọi là Nguyên Tử Gốc chứa đựng đủ mọi loại vật chất, phóng xạ, cùng thời gian, không gian. Tất cả được ép, nén chặt vào một khối nhỏ đường kính cỡ vài ly (millimeter). Rồi cái khối nhỏ như viên sỏi tí tẹo ấy nổ ra, chỉ trong một phần tỷ tỷ của một giây, đã bung ra lớn khủng khiếp, và sau khoảng 13 tỷ 800 triệu năm thì Nguyên Tử Gốc trở thành Năm 1927, Georges Lemaître , một tu sĩ và cũng là khoa học gia lừng danh người Bỉ, trình làng thuyết “Big Bang”, giải thích nguồn gốc và sự hình thành củ
Số trường hợp bị lây vi khuẩn corona mới được báo cáo trên toàn thế giới đã đạt tới mức cao kỷ lục trong tuần này, với hơn 100,000 trường hợp mới trong vòng 24 tiếng đồ hồ qua, theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) cho biết hôm 20 tháng 5. 2/3 các trường hợp được báo cáo chỉ tại 4 nước, theo Tổng Giám Đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết trong cuộc họp báo hôm Thứ Tư, 20 tháng 5 tại tổng hành dinh của cơ quan này ở Geneva. “Chúng ta vẫn còn đoạn đường dài nữa để đi trong đại dịch này.” Đại đa số các trường hợp mới được xác nhận đến từ các nước Châu Mỹ, theo sau là Châu Âu, theo báo báo mỗi ngày của WHO. Hoa Kỳ báo cáo 45,251 trường hợp mới hôm Thứ Ba, theo cơ quan này cho hay. Nga có số trường hợp nhiều thứ hai hôm Thứ Ba với 9,263, theo WHO.
Trong các cuộc phỏng vấn với CNN, các viên chức CDC nói rằng những nỗ lực của cơ quan của họ để đáp ứng với đại dịch Covid-19 đã bị làm tê liệt bởi quyết định Bạch Ốc được thúc đẩy bởi chính trị mà không phải khoa học. Kết quả đã làm tồi tệ thêm các ảnh hưởng của khủng hoảng, theo nhiều nguồn tin bên trong CDC cho biết, làm hạ thấp cơ quan 73 tuổi mà có truyền thống lãnh đạo sự đáp ứng của quốc gia đối với các bệnh truyền nhiễm.
Với sự hợp tác với Ủy Ban Phát Triển Nhân Lực của Quận Cam(OCWDB), Quận Cam sẽ phát động Chương trình Hỗ trợ Chống Sa thải do COVID-19 của OCWDB sau khi nhận được $700.000 từ quỹ Đạo luật Cơ hội Đổi mới Ủy Ban Phát Triển Nhân Lực (WIOA) của Ban Phát triển Việc làm California (EDD) để hỗ trợ các tiểu doanh nghiệp địa phương bị ảnh hưởng bởi COVID-19.
Mối quan hệ thân thiện chưa từng có giữa Hoa Kỳ và Đài Loan đã đưa tới “sự chống đối mạnh mẽ” từ Trung Cộng, theo AP cho biết hôm 20 tháng 5. Bắc Kinh lại bày tỏ sự giận dữ qua sự đầm ấm chưa từng có của chính phủ Trump với Đài Loan. Sự lên án mới nhất từ Bắc Kinh đến hôm Thứ Tư, 20 tháng 5 sau khi Ngoại Trưởng Mỹ Mike Pompeo chúc mừng Tổng Thống Đài Loan Thái Anh Văn trong lễ tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ 2 của bà.
Theo dõi tình hình Việt Nam sẽ thấy đảng nói sao thì dân nghe vậy, không ai dám cãi nhưng không biết ai là người nói thật. Dân cứ giả câm giả điếc cho cho xong chuyện vì cán bộ đã bảo “mọi việc đã có nhà nước lo”, dù đảng cứ ì ra đấy từ năm này qua năm khác. Miết rồi chuyện không thành có, việc đúng thành sai. Cả xã hội cùng phấn khởi lên đồng với đảng cho trăm họ cùng vui. Tuyên giáo đảng thì luôn khua chiêng đánh trống inh ỏi rằng mọi việc đảng làm đều đúng và trúng, lời nói của lãnh tụ đều là khuôn vàng thước ngọc và văn kiện đảng là “Văn bia, còn để lại đời sau”, như ông Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã khoe hôm 14/02/2020.
Muối cũng xâm nhập cả vào lãnh vực văn chương bình dân truyền khẩu của văn hóa Việt Nam, như “Cá không ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư’’ (giáo dục con cái) hay “Miệng ăn mắm ăn muối, đừng có nói bậy bạ không nên’’ (có tính cách dị đoan, sợ đụng chạm đến thánh thần) hoặc bình dân hơn thì: “Còn trẻ quá mà tóc đã điểm muối tiêu rồi!” (có người dám nói là tại gì xấu máu) và chót hết là “Ông chủ tao đã đi bán muối rồi” (tức là ổng đã đi tàu suốt về bên kia thế giới). Trong chuyện bếp núc thì có muối mè, muối tiêu, muối ớt, muối sả, hột vịt muối, cà muối, v.v…Còn có khát nước thì làm bậy một ly nước đá chanh muối cũng đã lắm.
Theo văn phòng Dân Biểu Liên Bang Correa, Derek Nguyen là cư dân Anaheim và là học sinh trường trung học Cypress và Học viện Oxford đã được Học viện Không quân Hoa Kỳ (USAFA) thu nhận. Trước đó, Derek tốt nghiệp trường trung học Cypress với điểm số cao cũng như điểm làm bài thi kiểm tra cao. Anh đã gửi đơn xin vào Học viện Không quân Hoa Kỳ hồi năm 2017 nhưng không được chấp thuận. Tuy nhiên, vì nhiệt tâm muốn cống hiến và mong muốn trở thành một sĩ quan của Không lực Hoa Kỳ, anh lại nộp đơn lần nữa hồi năm rồi.
Project Vietnam Foundation thông báo: mời dự đợt xét nghiệm miễn phí COVID-19 vàp Thứ Bảy ngày 23 tháng 5/2020. Đây là đợt xét nghiệm cuối cùng của hội Project Vietnam Foundation.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.