Hôm nay,  

Đọc “Dòng Đời” (Lê Lạc Giao, 2024): Hành Trình Kiên Khổ Qua Tàn Tích Lịch Sử Để Tìm Lại Bản Thân

8/3/202411:08:00(View: 5209)
blank 

Đọc “Dòng Đời” (Lê Lạc Giao, 2024):

 Hành Trình Kiên Khổ Qua Tàn Tích Lịch Sử Để Tìm Lại Bản Thân

  

Tô Đăng Khoa

  

"Những gì chúng ta đã trải qua, và những gì chúng ta sẽ phải đối diện, đều là những vấn đề nhỏ nhặt so với những gì nội tại trong chính con người của chúng ta." – Ralph Waldo Emerson.

  

"Dòng Đời", tác phẩm thứ sáu của nhà văn Lê Lạc Giao, lấy cảm hứng từ sự tuôn chảy của một dòng sông để phác họa nhiều dòng chảy khác sâu kín, phức tạp, đa chiều trong nội tâm của Hiểu, nhân vật chính trong tiểu thuyết. Hiểu lạc trôi theo vận nước, bước qua những tàn tích của lịch sử, qua những bóng ma quá khứ, những khoảnh khắc cô đơn tuyệt vọng để tìm lại bản thân, hội nhập, đối diện với những thử thách mới trong hiện tại và tương lai.
 

"Dòng Đời" là câu chuyện về sự sống còn, về sự kiên cường của tâm thức con người khi trải qua bao nhiêu nghịch cảnh khốc liệt như đi qua một mùa địa ngục. Đó là câu chuyện rất thật về những nỗi đau, mất mát và sự chịu đựng mà nhiều người Việt Nam đã trải qua trong suốt quá trình lịch sử đầy biến động. Đó là câu chuyện về sự kiên định của con người trong việc đi tìm ý nghĩa của đời sống giữa một biển đời toàn những điều phi lý. Tác giả Lê Lạc Giao, thông qua Hiểu, không chỉ kể lại câu chuyện của một cá nhân mà còn là câu chuyện của một thế hệ, một dân tộc. Và ở một bình diện khác: đó là câu chuyện ngàn đời của nhân loại về sự tìm kiếm ý nghĩa của đời sống và tìm lại bản thân giữa muôn vàn nghịch cảnh và vạn điều phi lý.
 

Trong "Dòng Đời", Hiểu đóng vai trò vừa là nhân chứng vừa là nạn nhân của một thời điêu linh mà Hiểu và thế hệ của Hiểu bị ném vào. Qua câu chuyện của Hiểu, nhà văn Lê Lạc Giao phác họa những nét chung, nét riêng của lịch sử đầy biến động của Việt Nam, từ những hệ lụy vô hình sâu kín của chiến tranh đến những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày của một xã hội đang thay đổi nhanh chóng. Sự chú ý tỉ mỉ của Lê Lạc Giao đến từng chi tiết làm sống lại cảnh sắc, âm thanh và cảm xúc của thế hệ của Hiểu, đưa người đọc trở về một khung trời cũ với sự ngậm ngùi trong miền hồi tưởng.
 

Tính trung thực trong việc miêu tả nội tâm và kiến tạo các nhân vật của Lê Lạc Giao khiến cho tác phẩm vừa mang tính sử liệu vừa cưu mang giá trị nhân bản và tính phổ quát cao. Chính nhờ những tư duy trăn trở trong nội tâm của tác giả về vận nước, từ những trải nghiệm cá nhân đến những quan sát tinh tế, đã sinh ra nhân vật Hiểu với tất cả những phức tạp và đa chiều của con người. Vì thế, khi đọc "Dòng Đời" chúng ta có cảm tưởng nó không còn là những câu chuyện cá nhân mà là câu chuyện chung cho một thế hệ. Chúng ta nhận ra chính chúng ta và những người thân của chúng ta trong câu chuyện kể, những người vừa là nạn nhân vừa là nhân chứng lịch sử cho một thời điêu linh.
 

Một trong những điểm son của cuốn sách nằm ở việc phơi bày những tác động và hệ lụy của các sự kiện lịch sử đến cuộc sống cá nhân như là những “hậu chấn” âm ỉ rất lâu dài trong tâm thức cộng đồng của thế hệ của Hiểu. Câu chuyện của Hiểu đan xen với câu chuyện lớn hơn của lịch sử Việt Nam, tạo nên một bức tranh toàn cảnh về thể cách mà biến động đời sống cá nhân và tập thể giao thoa. Nỗi đau của chiến tranh, sự mất mát và cuộc tìm kiếm, tái thiết lập ý nghĩa của hiện hữu là những chủ đề lặp đi lặp lại và càng lúc càng sâu sắc thêm qua từng dòng chảy tư duy của Hiểu, làm nổi bật sự kiên cường và sự phức tạp của tâm thức con người khi đối diện với mất mát và khổ đau.
 

Trong một xã hội độc đoán, chuyên quyền và áp bức, ý thức nạn nhân cùng với sự chấp nhận truyền thống mà không hề cật vấn, thường khiến con người không vượt qua được lề lối suy nghĩ tiêu cực mang tính cam chịu, chịu đựng và quên đi sự đấu tranh để thay đổi số phận. Tuy nhiên, thông qua việc mô tả giấc mơ và cuộc sống của Hiểu, tác giả Lê Lạc Giao đã trình bày khả năng nhân chứng của con người như là một sự lựa chọn cốt thiết nhất: Sự lựa chọn giữa nhân chứng và nạn nhân chính là sự lựa chọn giữa tự do và nô lệ. Từ đó, mục tiêu của Lê Lạc Giao là làm nổi bật vai trò nhân chứng của người sáng tạo qua nhân vật tiểu thuyết, biến người cầm bút thành chứng nhân của một sân khấu cuộc đời mà định mệnh của nó gắn liền với định mệnh của chính tác giả.
 

"Dòng Đời" mở đầu bằng một đoản thơ trong bài “Đời Tôi Một Nhánh Sông” của Phan Nhật Tân, cũng là một thành viên trụ cột của nhóm trietvan.com do nhà văn Lê Lạc Giao chủ biên.
 

“..chảy đi sông ơi chảy đi sông ơi chảy lên đồi cao cuốn thuyền trông đợi đá tượng đưa tay mắt người vời vợi chảy qua thang mây thành trận cuồng phong chảy về nhân gian nước mắt ròng ròng chảy về địa ngục hồn oan thương khóc cháy đỏ buồn đau còn mất được thua chảy qua bốn mùa vàng phai nắng cũ hồn nhiên xanh rêu bình yên sóng vỗ đá thành cuội cát đêm thở than lời nỉ non than van dâu biển thay rồi”
 

Nếu “Đời tôi một nhánh sông” thì điều không thể tránh khỏi là phải “chảy đi sông ơi.” Chảy chính là thay đổi và biến dịch, là làm mới chính mình. Ví như trong câu nói dân gian “sông có khúc, người có lúc,” con sông có khúc gầm thét, tung tóe bọt nước khi qua thác ghềnh, có lúc sạt lở bờ bên này đem phù sa bồi đắp bờ bên kia, có lúc lững lờ an bình trôi thanh thản soi bóng nguyệt.
 

Cũng vậy, thế hệ của Hiểu đã “chảy qua” những thương yêu những ly biệt của “thuyền trông đợi,” của “đá tượng đưa tay,” của “mắt người vời vợi.” Thế hệ đó đã “chảy qua” những tang thương của “nhân gian nước mắt ròng ròng.” Họ đã “chảy qua” những thống khổ của địa ngục trần gian với những “hồn oan thương khóc cháy đỏ buồn đau.” Để rồi sau bao nhiêu thăng trầm vượt thác ghềnh, tâm thức nhân chứng giúp thế hệ của Hiểu chợt nhận ra rằng: những còn mất được thua chẳng qua cũng chỉ như sự chảy qua của bốn mùa vàng phai nắng cũ. Chính sự nhận ra này của tâm thức nhân chứng, đã cho Hiểu và những người thuộc thế hệ của anh tìm lại chính bản thân sau khi kinh qua bao nhiêu khổ nạn. Tâm thức họ trở nên “hồn nhiên xanh rêu bình yên sóng vỗ đá thành cuội cát.”
 

Có thể nói rằng nếu “Dòng Đời” của Lê Lạc Giao là một bức vẽ lớn với nhiều màu sắc, bố cục đa dạng và chi tiết về tâm thức của thế hệ Hiểu, thì “Đời Tôi Một Nhánh Sông” của Phan Nhật Tân là bức tranh thủy mặc nhưng cũng hàm chứa những nét chấm phá đặc thù và có tính phổ quát cao. Tuy hai hình thức khác nhau, nhưng điểm tương đồng của cả hai tác giả là họ đều là chứng nhân của thời cuộc. Họ lên ghềnh xuống thác theo dòng đời, nhưng không hề bị dòng đời cuốn trôi. Câu chuyện của họ kể là câu chuyện về hành trình kiên khổ của một thế hệ đi qua tàn tích lịch sử và chiến tranh để tìm lại bản thân.
 

Trong "Dòng Đời," Lê Lạc Giao phơi bày bản chất của dòng chảy cuộc sống, nơi mỗi khoảnh khắc đều là sự tiếp nối của quá khứ và là tiền đề cho tương lai. Lê Lạc Giao đã tạo nên một câu chuyện vừa mang tính cá nhân rất gần gũi với đời thường vừa mang tính phổ quát cao. Câu chuyện nhắc nhở người đọc về những kết nối sâu xa giữa cuộc sống của chúng ta và thế giới xung quanh. Văn phong của nhà văn Lê Lạc Giao vừa trữ tình vừa sâu lắng, mời gọi người đọc tham gia vào những độc thoại nội tâm và những đấu tranh cảm xúc của Hiểu. Giọng văn suy tư của câu chuyện cho phép người đọc kết nối sâu sắc với nhân vật chính, làm cho cuộc hành trình tự khám phá của bản thân của Hiểu trở nên hấp dẫn hơn. Mỗi khi Hiểu gợi lại những ký ức hay tư duy để đối mặt với thực tại, người đọc bị cuốn vào một sự phản quan sâu sắc về bản Ngã, sự thuộc về và sự trôi chảy của thời gian.
 

Xuyên suốt câu chuyện của Hiểu, "Dòng Đời" đồng thời cũng mang đến một bức tranh sống động về văn hóa và lịch sử Việt Nam. Những mô tả chi tiết của nhà văn Lê Lạc Giao về cuộc sống hàng ngày, về các phong tục truyền thống và cảnh quan thay đổi của Việt Nam cung cấp một ngữ cảnh văn hóa quý giá làm tăng tính chân thực của câu chuyện. Cuốn sách như một cây cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, mang lại những hiểu biết sâu sắc về di sản của lịch sử Việt Nam đối với những thế hệ mai sau.
 

Làm thế nào để có thể trút bỏ tâm thức nạn nhân, trầm tĩnh đóng vai trò của nhân chứng để bước tiếp trên hành trình kiên khổ qua những tàn tích của lịch sử để tìm lại bản thân? Làm thế nào để “những nấm mồ của quá khứ” sẽ không nhuộm đen quãng đời còn lại của một thế hệ bị ném vào lò lửa của chiến tranh? Đó là những câu hỏi mà người đọc có thể tìm thấy câu trả lời khi đọc "Dòng Đời." Với tôi, tác phẩm thứ sáu "Dòng Đời" của nhà văn Lê Lạc Giao là một bước tiếp nối trên hành trình sáng tạo bền bỉ của chính anh. "Dòng Đời" gói trọn tinh hoa của sự kiên cường con người và cuộc tìm kiếm tự thân và ý nghĩa của đời sống. Cuốn sách này phơi bày sức mạnh của việc kể chuyện như là nhân chứng cho một thời điêu linh có thật trong lịch sử Việt Nam, nó soi sáng tình trạng con người khi bị ném vào bối cảnh khốc liệt đó. "Dòng Đời" là một cuốn sách phải đọc cho bất kỳ ai muốn hiểu những phức tạp của bản sắc, ký ức và lịch sử Việt Nam cận đại. Xin cảm ơn nhà văn Lê Lạc Giao và trân trọng giới thiệu tác phẩm mới nhất của Anh với quý độc giả.

 

 Sách có thể mua ở đây:
https://www.barnesandnoble.com/w/dong-doi-lac-giao-le/1146022254?ean=9798895049204 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Nửa tháng trước hiệp định Genève (20-7-1954), trong cuộc họp tại Liễu Châu (Quảng Tây, Trung Cộng), từ 3 đến 5-7-1954, thủ tướng Trung Cộng Châu Ân Lai khuyên Hồ Chí Minh (HCM) chôn giấu võ khí và cài cán bộ, đảng viên cộng sản (CS) ở lại Nam Việt Nam (NVN) sau khi đất nước bị chia hai để chuẩn bị tái chiến. (Tiền Giang, Chu Ân Lai dữ Nhật-Nội-Ngõa hội nghị [Chu Ân Lai và hội nghị Genève] Bắc Kinh: Trung Cộng đảng sử xuất bản xã, 2005, Dương Danh Dy dịch, tựa đề là Vai trò của Chu Ân Lai tại Genève năm 1954, chương 27 "Hội nghị Liễu Châu then chốt".) (Nguồn: Internet). Hồ Chí Minh đồng ý.
Vào lúc 5:00 giờ chiều Chủ Nhật 26/04/2020, Hòa Thượng Thích Phước Tịnh đã có buổi nói chuyện trên mạng lần thứ hai với nhóm Phật tử Giớ Trẻ Mây Từ, với chủ đề những điều Phật tử nên làm trong mùa đại dịch COVID-19 đang tiếp tục hoành hành.
New York bị thiệt hại nặng nề hơn bất cứ khu vực nào tại Hoa Kỳ bởi đại dịch vi khuẩn corona tính đến nay, 26 tháng 4, và ác mộng của tiểu bang vẫn còn chưa hết. Hôm Thứ Bảy, 25 tháng 4, có 5,902 người đã thử nghiệm dương tính với vi khuẩn corona, và trong khi đó là sự sút giảm từ cao điểm của tiểu bang (khi một ngày chứng kiến hơn 10,000 người thử nghiệm dương tính), tiểu bang này vẫn còn nhiều trường hợp bị lây mới hơn 25 tiểu bang đã bị trong tổng số hơn 3 tháng kể từ vụ lây lan của vi khuẩn vào Mỹ bắt đầu.
Nam Hàn tiếp tục đổ nước vào suy đoán gia tăng về sức khỏe của lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un, nói với CNN rằng ông ấy “còn sống và khỏe.” “Lập trường của chính phủ chúng tôi là vững vàng,” theo Moon Chung-in, cố vấn hàng đầu về chính sách đối ngoại cho Tổng Thống Nam Hàn Moon Jae-in, nói với CNN. “Kim Jong Un còn sống và khỏe. Ông ấy đã và đang ở tại khu vực Wonsan kể từ ngày 13 tháng 4. Không có biến đổi gì đáng nghi ngờ tính đến nay được phát hiện cả.”
Đúng vậy, sau gần nửa thế kỷ năm nhìn lại vẫn thấy biến cố 30.04.1975 xảy ra quá bất ngờ đối với toàn thể dân VN chúng ta. Bằng chứng hiển nhiên là rất nhiều cấp lãnh đạo VNCH trong chánh quyền và trong quân đội không ngờ được nên đành phải bị bắt đi tù cải tạo cả hàng chục năm để rồi chết dần mòn trong rừng thiêng nước độc. Nói chi đến người dân bình thường thiếu thông tin của cả 2 miền Nam Bắc tất cả không ai cảm thấy hoặc đoán trước được chuyện sẽ xảy ra. Sự thực này chúng ta có thể đọc thấy rõ trên các tài liệu của 2 miền.
Hiện nay đã có 10 nước trong đó có Hoa Kỳ, Anh Quốc, Úc Châu, và Canada đang bàn tính đưa đơn kiện Trung Cộng phải chịu trách nhiệm về những hành động xấu xa của họ (Chinese government to pay for their malign actions). Việc đòi bồi thường nay thực ra chỉ là con số tượng trưng vì thực tế chưa có một thống kê nào liệt ra được tổn thất về kinh tế, tài chánh, đời sống tinh thần vật chất của 210 nước đang có người bị nhiễm bệnh này lên đến bao nhiêu ngàn ngàn tỷ USD. Đó là chưa kể đến thiệt hại về nhân mạng đã trên 2 triệu 200 ngàn người đang bị bệnh và gần 200 ngàn tử vong trên thế giới. Bởi vì sự thiệt hại nhân mạng quá lớn này, không thể ước tính số tiền như thế nào mới đền bù lại được những đau thương của người thân mất người thân trong suốt hơn bốn tháng qua.
Nước Mỹ hiện nay đã có chừng 50 ngàn người chết vì đại dịch Covid-19. Dịch đến trễ hơn nhiều nơi khác, nhưng Mỹ đã nhanh chóng trở thành quốc gia với số người bị nhiễm cũng như tử vong cao nhất thế giới. Phản ứng của chính phủ Mỹ thay đổi theo đà tăng của đại dịch. Trong khoảng hai tháng, Tổng thống Trump tỏ ra lạc quan và không cho đây là nguy cơ. Đột nhiên, khi dịch đã gia tăng đến mức không chối cãi được nữa, chính phủ vội vã phản ứng. Người ta khám phá là nước Mỹ khắp nơi bị thiếu thốn trầm trọng phương tiện để chống dịch, và số người chết tăng vọt.
Hôm Thứ Bảy, nhiều người ra biển chơi, bất kể lệnh cách ly. Carrie Braun, phát ngôn nhân Ty Cảnh Sát Quận Cam, nói chỉ đóng cửa các sân đậu xe bên bãi biển, nhưng không đóng cửa các bãi biển.
Hôm Thứ Bảy, 25 tháng 4 năm 2020, nhiều tin đồn xoay quanh việc nhà độc tài Bắc Hàn Kim Jong Un đã chết hay gần chết sau cuộc giải phẫu tim, với nhiều bản tin trích thuật từ Nhật và Trung Quốc. Phó giám đốc Đài Truyền Hình Vệ Tinh Hồng Kông HKSTV, hệ thống tại Hồng Kông có trụ sở tại Bắc Kinh, cho rằng Kim đã chết, trích “nguồn tin rất chắc chắn,” và đăng tải thông tin trên ứng dụng nhắn tin Trung Quốc Weibo khiến các phương tiện truyền thông xã hội xôn xao, theo báo International Business Times tường trình cho biết.
Tính tới Thứ Bảy, 25 tháng 4, số tử vong trên toàn cầu từ đại dịch vi khuẩn corona đã vượt hơn 200,000 trong khi nhiều quốc gia và một số tiểu bang tại Mỹ đang nới lỏng các hạn chế phong tỏa. New York là trung tâm đại dịch tại Hoa Kỳ, đã báo báo số người vào bệnh viện và thiệt mạng tiếp tục giảm, trong khi nhiều bác sĩ và chuyên gia trên thế giới cân nhắc việc thử nghiệm, điều trị và thuốc chủng ngừa. Theo CNBC hôm Thứ Bảy, cho biết, trên toàn cầu hiện có hơn 2.8 triệu trường hợp bị lây vi khuẩn corona, với 201,502 người thiệt mạng.
Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) hôm Thứ Bảy, 25 tháng 4 cho biết rằng hiện “không có bằng chứng” những người đã bình phục từ COVID-19 và có kháng thể được bảo vệ khỏi bị truyền nhiễm lần thứ hai. Trong báo cáo khoa học, cơ quan Liên Hiệp Quốc này cảnh báo các chính phủ chống lại việc sử dụng “thông hành miễn nhiễm” hay “giấy chứng nhận không còn nguy hiểm” đối với những người đã bị lây nhiễm khi sự chính xác của họ có thể không được bảo đảm.
Tính đến ngày 25 tháng 4, 2020, nhiều cơ quan truyền thông đã đồng ý trực tiếp phổ biến chương trình lễ Tưởng Niệm 30 tháng 4 để đồng hương khắp nơi trên thế giới cùng một lúc vào ngày thứ năm, 30 tháng 4, lúc 4 giờ chiều tại California, 6 giờ chiều tại Texas , 7 giờ tối tại New York, 1 giờ sáng thứ sáu tại Âu Châu, 6 giờ sáng tại Việt Nam và Á Châu và 9 giờ sáng tại Melbourne Úc Châu.
Thượng Nghị Sĩ Tom Umberg, tác giả của Nghị Quyết Vinh Danh SCR -7, thay mặt Thượng viện Quốc hội tiểu bang California để tuyên bố ngày 30 tháng 4 là "Ngày Tưởng Niệm Tháng Tư Đen". Nghị Quyết SCR-7 đã được thông qua phần tu chính vào ngày 9 tháng 4 năm 2020 và sẽ được chính thức ban hành khi Quốc hội mở lại phiên họp thường kỳ.
Tin Cập nhật COVID-19: quý vị cao niên sẽ có đồ ăn nóng được chuyển đến nhà từ các nhà hàng trong địa phương và những dịch vụ hỗ trợ người cao niên.
Hai ngày nay báo chí tường thuật đầy đủ về cuộc họp báo của Tổng Thống Trump vào ngày thứ Năm, 23/4. Tại buổi họp báo này Tổng Thống Trump nêu lên ý kiến là dùng những hóa chất lau chùi nhà cửa và diệt vi khuẩn (disinfectant) để trị coronavirus như Lysol Disinfectant Spray, Clorox Cleaner & Bleach, 409 Multi-Murface Clearner. Ông nói “Tôi thấy những hóa chất tẩy uế diệt virus trong một phút, một phút. Và có cách nào chúng ta có thể làm giống như thế bằng cách bơm vào trong người, hoặc như để tẩy uế? Bởi vì như quý vị thấy, khi hóa chất tẩy uế vào bên trong phổi và tác động trên phổi, như vậy có ích lợi để xem xét điều này.” Khoảng 10% lời tuyên bố của Tổng Thống Trump đặt dưới dạng một câu hỏi, nhưng 90% phần còn lại ở trong thể xác định. Các bác sĩ, các hãng chế tạo chất tẩy uế phải vội vàng lên tiếng cảnh cáo công chúng không nên dùng những hóa chất này để trị coronavirus. Công chúng nghe tổng thống nói có thể xem đó là một ý kiến tốt và sẽ thử dùng ngay. Một thực tế
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.