Hôm nay,  

Đọc “Dòng Đời” (Lê Lạc Giao, 2024): Hành Trình Kiên Khổ Qua Tàn Tích Lịch Sử Để Tìm Lại Bản Thân

8/3/202411:08:00(View: 5089)
blank 

Đọc “Dòng Đời” (Lê Lạc Giao, 2024):

 Hành Trình Kiên Khổ Qua Tàn Tích Lịch Sử Để Tìm Lại Bản Thân

  

Tô Đăng Khoa

  

"Những gì chúng ta đã trải qua, và những gì chúng ta sẽ phải đối diện, đều là những vấn đề nhỏ nhặt so với những gì nội tại trong chính con người của chúng ta." – Ralph Waldo Emerson.

  

"Dòng Đời", tác phẩm thứ sáu của nhà văn Lê Lạc Giao, lấy cảm hứng từ sự tuôn chảy của một dòng sông để phác họa nhiều dòng chảy khác sâu kín, phức tạp, đa chiều trong nội tâm của Hiểu, nhân vật chính trong tiểu thuyết. Hiểu lạc trôi theo vận nước, bước qua những tàn tích của lịch sử, qua những bóng ma quá khứ, những khoảnh khắc cô đơn tuyệt vọng để tìm lại bản thân, hội nhập, đối diện với những thử thách mới trong hiện tại và tương lai.
 

"Dòng Đời" là câu chuyện về sự sống còn, về sự kiên cường của tâm thức con người khi trải qua bao nhiêu nghịch cảnh khốc liệt như đi qua một mùa địa ngục. Đó là câu chuyện rất thật về những nỗi đau, mất mát và sự chịu đựng mà nhiều người Việt Nam đã trải qua trong suốt quá trình lịch sử đầy biến động. Đó là câu chuyện về sự kiên định của con người trong việc đi tìm ý nghĩa của đời sống giữa một biển đời toàn những điều phi lý. Tác giả Lê Lạc Giao, thông qua Hiểu, không chỉ kể lại câu chuyện của một cá nhân mà còn là câu chuyện của một thế hệ, một dân tộc. Và ở một bình diện khác: đó là câu chuyện ngàn đời của nhân loại về sự tìm kiếm ý nghĩa của đời sống và tìm lại bản thân giữa muôn vàn nghịch cảnh và vạn điều phi lý.
 

Trong "Dòng Đời", Hiểu đóng vai trò vừa là nhân chứng vừa là nạn nhân của một thời điêu linh mà Hiểu và thế hệ của Hiểu bị ném vào. Qua câu chuyện của Hiểu, nhà văn Lê Lạc Giao phác họa những nét chung, nét riêng của lịch sử đầy biến động của Việt Nam, từ những hệ lụy vô hình sâu kín của chiến tranh đến những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày của một xã hội đang thay đổi nhanh chóng. Sự chú ý tỉ mỉ của Lê Lạc Giao đến từng chi tiết làm sống lại cảnh sắc, âm thanh và cảm xúc của thế hệ của Hiểu, đưa người đọc trở về một khung trời cũ với sự ngậm ngùi trong miền hồi tưởng.
 

Tính trung thực trong việc miêu tả nội tâm và kiến tạo các nhân vật của Lê Lạc Giao khiến cho tác phẩm vừa mang tính sử liệu vừa cưu mang giá trị nhân bản và tính phổ quát cao. Chính nhờ những tư duy trăn trở trong nội tâm của tác giả về vận nước, từ những trải nghiệm cá nhân đến những quan sát tinh tế, đã sinh ra nhân vật Hiểu với tất cả những phức tạp và đa chiều của con người. Vì thế, khi đọc "Dòng Đời" chúng ta có cảm tưởng nó không còn là những câu chuyện cá nhân mà là câu chuyện chung cho một thế hệ. Chúng ta nhận ra chính chúng ta và những người thân của chúng ta trong câu chuyện kể, những người vừa là nạn nhân vừa là nhân chứng lịch sử cho một thời điêu linh.
 

Một trong những điểm son của cuốn sách nằm ở việc phơi bày những tác động và hệ lụy của các sự kiện lịch sử đến cuộc sống cá nhân như là những “hậu chấn” âm ỉ rất lâu dài trong tâm thức cộng đồng của thế hệ của Hiểu. Câu chuyện của Hiểu đan xen với câu chuyện lớn hơn của lịch sử Việt Nam, tạo nên một bức tranh toàn cảnh về thể cách mà biến động đời sống cá nhân và tập thể giao thoa. Nỗi đau của chiến tranh, sự mất mát và cuộc tìm kiếm, tái thiết lập ý nghĩa của hiện hữu là những chủ đề lặp đi lặp lại và càng lúc càng sâu sắc thêm qua từng dòng chảy tư duy của Hiểu, làm nổi bật sự kiên cường và sự phức tạp của tâm thức con người khi đối diện với mất mát và khổ đau.
 

Trong một xã hội độc đoán, chuyên quyền và áp bức, ý thức nạn nhân cùng với sự chấp nhận truyền thống mà không hề cật vấn, thường khiến con người không vượt qua được lề lối suy nghĩ tiêu cực mang tính cam chịu, chịu đựng và quên đi sự đấu tranh để thay đổi số phận. Tuy nhiên, thông qua việc mô tả giấc mơ và cuộc sống của Hiểu, tác giả Lê Lạc Giao đã trình bày khả năng nhân chứng của con người như là một sự lựa chọn cốt thiết nhất: Sự lựa chọn giữa nhân chứng và nạn nhân chính là sự lựa chọn giữa tự do và nô lệ. Từ đó, mục tiêu của Lê Lạc Giao là làm nổi bật vai trò nhân chứng của người sáng tạo qua nhân vật tiểu thuyết, biến người cầm bút thành chứng nhân của một sân khấu cuộc đời mà định mệnh của nó gắn liền với định mệnh của chính tác giả.
 

"Dòng Đời" mở đầu bằng một đoản thơ trong bài “Đời Tôi Một Nhánh Sông” của Phan Nhật Tân, cũng là một thành viên trụ cột của nhóm trietvan.com do nhà văn Lê Lạc Giao chủ biên.
 

“..chảy đi sông ơi chảy đi sông ơi chảy lên đồi cao cuốn thuyền trông đợi đá tượng đưa tay mắt người vời vợi chảy qua thang mây thành trận cuồng phong chảy về nhân gian nước mắt ròng ròng chảy về địa ngục hồn oan thương khóc cháy đỏ buồn đau còn mất được thua chảy qua bốn mùa vàng phai nắng cũ hồn nhiên xanh rêu bình yên sóng vỗ đá thành cuội cát đêm thở than lời nỉ non than van dâu biển thay rồi”
 

Nếu “Đời tôi một nhánh sông” thì điều không thể tránh khỏi là phải “chảy đi sông ơi.” Chảy chính là thay đổi và biến dịch, là làm mới chính mình. Ví như trong câu nói dân gian “sông có khúc, người có lúc,” con sông có khúc gầm thét, tung tóe bọt nước khi qua thác ghềnh, có lúc sạt lở bờ bên này đem phù sa bồi đắp bờ bên kia, có lúc lững lờ an bình trôi thanh thản soi bóng nguyệt.
 

Cũng vậy, thế hệ của Hiểu đã “chảy qua” những thương yêu những ly biệt của “thuyền trông đợi,” của “đá tượng đưa tay,” của “mắt người vời vợi.” Thế hệ đó đã “chảy qua” những tang thương của “nhân gian nước mắt ròng ròng.” Họ đã “chảy qua” những thống khổ của địa ngục trần gian với những “hồn oan thương khóc cháy đỏ buồn đau.” Để rồi sau bao nhiêu thăng trầm vượt thác ghềnh, tâm thức nhân chứng giúp thế hệ của Hiểu chợt nhận ra rằng: những còn mất được thua chẳng qua cũng chỉ như sự chảy qua của bốn mùa vàng phai nắng cũ. Chính sự nhận ra này của tâm thức nhân chứng, đã cho Hiểu và những người thuộc thế hệ của anh tìm lại chính bản thân sau khi kinh qua bao nhiêu khổ nạn. Tâm thức họ trở nên “hồn nhiên xanh rêu bình yên sóng vỗ đá thành cuội cát.”
 

Có thể nói rằng nếu “Dòng Đời” của Lê Lạc Giao là một bức vẽ lớn với nhiều màu sắc, bố cục đa dạng và chi tiết về tâm thức của thế hệ Hiểu, thì “Đời Tôi Một Nhánh Sông” của Phan Nhật Tân là bức tranh thủy mặc nhưng cũng hàm chứa những nét chấm phá đặc thù và có tính phổ quát cao. Tuy hai hình thức khác nhau, nhưng điểm tương đồng của cả hai tác giả là họ đều là chứng nhân của thời cuộc. Họ lên ghềnh xuống thác theo dòng đời, nhưng không hề bị dòng đời cuốn trôi. Câu chuyện của họ kể là câu chuyện về hành trình kiên khổ của một thế hệ đi qua tàn tích lịch sử và chiến tranh để tìm lại bản thân.
 

Trong "Dòng Đời," Lê Lạc Giao phơi bày bản chất của dòng chảy cuộc sống, nơi mỗi khoảnh khắc đều là sự tiếp nối của quá khứ và là tiền đề cho tương lai. Lê Lạc Giao đã tạo nên một câu chuyện vừa mang tính cá nhân rất gần gũi với đời thường vừa mang tính phổ quát cao. Câu chuyện nhắc nhở người đọc về những kết nối sâu xa giữa cuộc sống của chúng ta và thế giới xung quanh. Văn phong của nhà văn Lê Lạc Giao vừa trữ tình vừa sâu lắng, mời gọi người đọc tham gia vào những độc thoại nội tâm và những đấu tranh cảm xúc của Hiểu. Giọng văn suy tư của câu chuyện cho phép người đọc kết nối sâu sắc với nhân vật chính, làm cho cuộc hành trình tự khám phá của bản thân của Hiểu trở nên hấp dẫn hơn. Mỗi khi Hiểu gợi lại những ký ức hay tư duy để đối mặt với thực tại, người đọc bị cuốn vào một sự phản quan sâu sắc về bản Ngã, sự thuộc về và sự trôi chảy của thời gian.
 

Xuyên suốt câu chuyện của Hiểu, "Dòng Đời" đồng thời cũng mang đến một bức tranh sống động về văn hóa và lịch sử Việt Nam. Những mô tả chi tiết của nhà văn Lê Lạc Giao về cuộc sống hàng ngày, về các phong tục truyền thống và cảnh quan thay đổi của Việt Nam cung cấp một ngữ cảnh văn hóa quý giá làm tăng tính chân thực của câu chuyện. Cuốn sách như một cây cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, mang lại những hiểu biết sâu sắc về di sản của lịch sử Việt Nam đối với những thế hệ mai sau.
 

Làm thế nào để có thể trút bỏ tâm thức nạn nhân, trầm tĩnh đóng vai trò của nhân chứng để bước tiếp trên hành trình kiên khổ qua những tàn tích của lịch sử để tìm lại bản thân? Làm thế nào để “những nấm mồ của quá khứ” sẽ không nhuộm đen quãng đời còn lại của một thế hệ bị ném vào lò lửa của chiến tranh? Đó là những câu hỏi mà người đọc có thể tìm thấy câu trả lời khi đọc "Dòng Đời." Với tôi, tác phẩm thứ sáu "Dòng Đời" của nhà văn Lê Lạc Giao là một bước tiếp nối trên hành trình sáng tạo bền bỉ của chính anh. "Dòng Đời" gói trọn tinh hoa của sự kiên cường con người và cuộc tìm kiếm tự thân và ý nghĩa của đời sống. Cuốn sách này phơi bày sức mạnh của việc kể chuyện như là nhân chứng cho một thời điêu linh có thật trong lịch sử Việt Nam, nó soi sáng tình trạng con người khi bị ném vào bối cảnh khốc liệt đó. "Dòng Đời" là một cuốn sách phải đọc cho bất kỳ ai muốn hiểu những phức tạp của bản sắc, ký ức và lịch sử Việt Nam cận đại. Xin cảm ơn nhà văn Lê Lạc Giao và trân trọng giới thiệu tác phẩm mới nhất của Anh với quý độc giả.

 

 Sách có thể mua ở đây:
https://www.barnesandnoble.com/w/dong-doi-lac-giao-le/1146022254?ean=9798895049204 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Sau đây là câu chuyện ma mà chính nhóm chúng tôi chứng kiến trong một chuyến đi du lịch mùa hè năm 2024 vừa qua.
Trên thực tế, một đánh giá của CNN cho thấy ít nhất 140 người từng làm việc trong chính quyền Trump đã tham gia vào Dự án 2025, trong đó có hơn một nửa số người được liệt kê là tác giả, biên tập viên và người đóng góp cho “Quyền lãnh đạo” (“Mandate for Leadership”), bản tuyên ngôn sâu rộng của dự án. để cải tổ bộ máy hành pháp.
BẮC KINH – Hôm thứ Năm (11/7), truyền thông nhà nước TQ loan tin, một số trang web của chính quyền Macau (TQ) đã bị tấn công và cảnh sát đã bắt đầu điều tra để truy tìm thủ phạm, theo Reuters.
WASHINGTON – Hôm thứ Tư (10/7), Hoa Kỳ sẽ bắt đầu khai triển các vũ khí tầm xa ở Đức vào năm 2026 để thể hiện cam kết của mình đối với NATO và an ninh quốc phòng Châu Âu, theo Reuters.
Chúng tôi viết thư này để bày tỏ mối lo ngại sâu sắc liên quan đến việc nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam yêu cầu được Hoa Kỳ công nhận là nền kinh tế thị trường. Đầu năm nay, Dân Biểu Rosa L. DeLauro, cùng với 24 Dân Biểu Hạ Viện, đã gửi một lá thư đến Bộ Trưởng Thương Mại Gina Raimondo, kêu gọi Bộ Thương Mại bác bỏ yêu cầu của chính phủ Việt Nam về việc Xem xét Hoàn cảnh Kinh tế Thay đổi [Changed Circumstances Review] (CCR) để được công nhận quy chế kinh tế thị trường. Thêm vào đó, Thượng Nghị Sĩ Elizabeth Warren và Thượng Nghị Sĩ Sherrod Brown đã khởi xướng một lá thư cùng với 6 Thượng Nghị Sĩ khác gửi đến Bộ Trưởng Raimondo về vấn đề này. Gần đây nhất, 37 Dân Biểu Quốc Hội Hoa Kỳ thuộc lưỡng đảng trong Ủy Ban Thép đã cùng gửi thư đến Bộ Trưởng Raimondo, cho rằng việc công nhận nền kinh tế thị trường đối với Việt Nam là “quá sớm và không chính đáng”.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu hôm thứ Tư đã gặp Brett McGurk, cố vấn hàng đầu về Trung Đông của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và nhấn mạnh rằng “lằn ranh đỏ” của Israel phải được tôn trọng trong các cuộc đàm phán về lệnh ngừng bắn và thỏa thuận bắt giữ con tin giữa Israel và Hamas, theo văn phòng của ông Netanyahu cho biết trong một tuyên bố.
Đến với chương trình này, khán giả có dịp hiểu rõ hơn sự gắn bó suốt 60 năm của anh Tuệ và phong trào Du Ca, từ những ngày đầu thành lập cho đến khi anh nhắm mắt lìa đời để trở về trong vòng tay của Chúa.
That time we met again was strange. It seems like meeting and parting are predestined. It was around 1999 or 2000, when many people had millennium fever, as if the world was about to end or the sky was about to collapse. I attended the Dalai Lama's teachings in Pasadena, Los Angeles County, and met her again./ Lần đó gặp lại cũng lạ. Có vẻ như những gì gặp gỡ và chia tay đều là tiền định. Lúc đó là khoảng năm 1999, hay 2000; nhiều người lên cơn sốt thiên niên kỷ gì đó, kiểu như sắp tận thế hay trời long đất lở gì đó. Tôi dự buổi thuyết pháp của Đức Đạt Lai Lạt Ma ở thành phố Pasadena, thuộc quận Los Angeles, và gặp lại cô nàng.
SEOUL – Hôm thứ Ba (9/7), Tổng thống Nam Hàn Yoon Suk Yeol cho biết việc Bắc Hàn buôn bán vũ khí với Nga là mối đe dọa cho hòa bình thế giới, đồng thời nhấn mạnh rằng các quốc gia dân chủ cần hợp tác để bảo vệ quyền tự do trước “những thành phần liều lĩnh,” theo Reuters.
WASHINGTON – Hôm thứ Ba (9/7), tuyên bố chung tại hội nghị thượng đỉnh NATO cho biết Hoa Kỳ và các đồng minh sẽ cung cấp cho Ukraine thêm năm hệ thống phòng không, bao gồm các hệ thống tên lửa Patriot và các bộ phận của hệ thống Patriot, theo Reuters.
Một chuyến bay của United Airlines vừa cất cánh từ Sân bay Quốc tế Los Angeles vào sáng thứ Hai 8/7/2024 thì phi công của một chiếc máy bay khác nhận thấy tai họa: Một trong những bánh đáp chính đã rơi ra khỏi chiếc Boeing 757-200 trong khi cất cánh.
NEW YORK – Hôm thứ Hai (8/7), Đại học New York (NYU) đã đạt được thỏa thuận bồi thường để giải quyết vụ kiện do các sinh viên Do Thái đệ đơn, cáo buộc NYU đã thất trách, không ngăn chặn được chủ nghĩa bài Do Thái (antisemitism) trong khuôn viên trường, theo Reuters.
HOA KỲ – Hôm thứ Hai (8/7), bão Beryl đã di chuyển đến đông nam Texas, mang theo gió mạnh và mưa lớn, làm ít nhất ba người chết, đường sá ngập lụt, các bến cảng phải đóng cửa, hơn 1,300 chuyến bay bị hủy cùng với tình trạng cúp điện hàng loạt, theo Reuters.
Bài này được viết để khảo sát và mời gọi thực hành Thiền Chỉ Quán. Đây là pháp môn giải thoát do Đức Phật dạy, có hiệu lực cực kỳ nhanh chóng, có thể cảm nhận tăng thượng ngay trong vài ngày, hay thậm chí ngay trong vài phút đồng hồ. Những gì được viết nơi đây sẽ chủ yếu dựa vào Kinh Phật, bởi vì người viết tự thấy sức tu, sức học đều kém, tự thấy không có thẩm quyền riêng nào.
Bộ Tư pháp cho biết Boeing sẽ nhận tội về tội gian lận hình sự xuất phát từ hai vụ tai nạn của máy bay phản lực 737 Max khiến 346 người thiệt mạng sau khi chính phủ xác định công ty đã vi phạm thỏa thuận giải quyết năm 2021 đã bảo vệ họ khỏi bị truy tố trong hơn ba năm, theo Bộ Tư pháp cho biết vào tối Chủ nhật.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.