Hôm nay,  

Sập Cầu Ở Baltimore: Cần Tăng Cường Bảo Vệ Các Trụ Móng Cầu

28/03/202423:48:00(Xem: 1384)

 

 

Namnlös
Sau khi xảy ra vụ sập cầu Francis Scott Key ở Baltimore, nhiều kỹ sư và chuyên gia cho rằng cần phải tăng cường bảo vệ cấu trúc nền móng của các cây cầu ở Hoa Kỳ. (Nguồn:YouTube)

 

Vụ sập cầu Francis Scott Key ở Baltimore đã nêu bật một vấn đề cấp bách: cần phải tăng cường bảo vệ các cấu trúc nền móng của các cây cầu, đặc biệt là những trụ cầu đỡ các nhịp cầu bắc qua những khúc tàu thuyền thường qua lại, theo Reuters.

 

Trong những năm gần đây, kích thước tàu chở hàng ngày càng lớn hơn, nên nhiều kỹ sư cho rằng cần phải có biện pháp bảo vệ tốt hơn để đảm bảo rằng cấu trúc của các cây cầu không bị ảnh hưởng khi các tàu hàng lớn đi qua.

 

Chính quyền liên bang vẫn đang điều tra lý do tại sao một tàu chở hàng lớn lại bị mất điện và đâm vào trụ cầu Francis Scott Key, làm sập cây cầu, khiến 6 công nhân đang lấp ổ gà trên cầu rơi xuống sông và thiệt mạng.

 

Sở Giao Thông Vận Tải Maryland không trả lời các câu hỏi liên quan đến việc liệu có bất kỳ biện pháp bảo vệ nào được áp dụng cho các trụ móng của cầu Francis Scott Key hay không, cũng như liệu có cần phải cập nhật các biện pháp bảo vệ hay không.

 

Erin Bell, hiệu trưởng Trường Cao đẳng Khoa học Vật lý và Kỹ thuật thuộc Đại Học New Hampshire và là chuyên gia về lĩnh vực kiến trúc cầu, cho biết: “Cần phải cải thiện các quy định xây dựng. Còn các kỹ sư, vai trò và nghĩa vụ của họ đối với xã hội, là phải rút ra bài học từ những sai lầm này.”

 

Những cây cầu như Francis Scott Key ở Baltimore được chính phủ liên bang phân loại “fracture critical” (xin tạm dịch là cấu trúc dễ đứt gãy) – có nghĩa là nếu một phần của cây cầu bị sập, có khả năng sẽ kéo toàn bộ cấu trúc cầu sập theo.

 

Theo Cơ Quan Kiểm Soát Đường Cao Tốc Liên Bang (Federal Highway Administration), có hơn 16,800 cây cầu có cấu trúc dễ đứt gãy như vậy ở Hoa Kỳ – bao gồm các công trình nổi tiếng như Cầu Brooklyn và Cầu Manhattan ở New York, cùng với Cầu Cổng Vàng ở San Francisco.

 

Hôm thứ Tư, Bộ trưởng Giao Thông Pete Buttigieg cho biết “cấu trúc của cầu Key không có khả năng chịu được va chạm trực tiếp từ một con tàu nặng khoảng 200 triệu pound.”

 

Các kỹ sư đồng ý rằng nhận định của Buttigieg là đúng, nhưng điều đó cũng không giải quyết được các câu hỏi về những biện pháp an toàn có ngăn chặn tàu thuyền đâm vào trụ cầu, hoặc giảm thiểu thiệt hại nếu xảy ra va chạm.

 

Cầu Francis Scott Key được khánh thành vào năm 1977 – ba năm trước khi một vụ va chạm tương tự xảy ra với Cầu Sunshine Skyway ở Vịnh Tampa, Florida, khiến 35 người chết và buộc các kiến trúc sư thiết kế cầu phải thực hiện các biện pháp bảo vệ tốt hơn cho các trụ móng.

 

Một số biện pháp đó bao gồm những tấm chắn cao su (beefy fenders) để đẩy những con tàu chạy lệch hướng ra khỏi các trụ móng, các nhóm cọc “cá heo” (dolphins) bọc quanh trụ móng hoặc thậm chí chỉ là những ụ đất đá đặt xung quanh trụ móng để giúp giảm bớt áp lực nếu xảy ra va chạm.

 

Bell tự hỏi: “Tại sao Cầu Key lại không được trang bị thêm những biện pháp đó? Đặc biệt khi cầu Delaware Memorial gần đó đang được nâng cấp để đề phòng va chạm với tàu thuyền. Dựa vào kích thước của tàu thuyền thường qua lại, đúng ra người ta phải có kế hoạch để cải thiện an toàn cho cây cầu rồi chứ.”

 

Donald Dusenberry, một chuyên gia pháp y kiến trúc tại Massachusetts, cho biết từ những hình ảnh mà ông đã được xem về cầu Key, không có dấu hiệu nào cho thấy cầu có nhiều hệ thống bảo vệ xung quanh các trụ móng.

 

Ông nói: “Có vẻ như có một số lớp đệm bằng gỗ hoặc một loại rào chắn khác, nhưng các rào chắn này gần như được gắn vào nắp cọc ở dưới cùng của trụ cầu móng. Và vậy thì chẳng hấp thụ được bao nhiêu năng lượng nếu xảy ra va đập.”

 

Theo các chuyên gia, cho đến khi Ủy Ban An Toàn Giao Thông Quốc Gia (National Transportation Safety Board) hoàn tất cuộc điều tra về vụ việc, không thể khẳng định được điều gì có thể làm giảm tác động từ vụ va chạm. Nhưng nhìn chung, cần phải có một công trình bảo vệ chắc chắn được xây dựng đủ xa xung quanh phần trụ móng để ngăn mũi tàu va vào cầu.

 

Rachel Sangree, giáo sư kỹ thuật tại Đại Học Johns Hopkins ở Baltimore, cho biết bà hiểu lý do tại sao nhiều người bất ngờ khi xem đoạn clip về vụ sập cầu Key, và cũng hiểu tại sao sự chú ý lại được tập trung vào việc bảo vệ các trụ móng của cây cầu. Tuy nhiên, bà cũng nhấn mạnh rằng nguyên nhân chính của vụ sập cầu là trục trặc về nguồn điện trên tàu chở hàng khiến con tàu bị lệch hướng khi đang đến gần chân cầu.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
- Giáo hội Tin Lành Episcopal sẽ giúp người tỵ nạn khác, sau khi từ chối hỗ trợ tái định cư người Nam Phi da trắng mà Trump nhận vào tị nạn vì "nhà thờ không nhận ưu tiên" - Tập Cận Bình: đừng bắt nạt và thống trị trong thương mại toàn cầu bằng thuế quan vì sẽ bị cô lập.
(CALIFORNIA, ngày 12 tháng 5, Reuters) – Trước tình trạng người vô gia cư ngày càng gia tăng và lấn chiếm không gian công cộng trên khắp tiểu bang, Thống đốc California Gavin Newsom kêu gọi các chính quyền địa phương mạnh dạn “giành lại đường sá,” đồng thời đưa ra một bản mẫu quy định để giúp các thành phố và quận ban hành lệnh cấm cắm trại nơi công cộng.
(WASHINGTON, ngày 12 tháng 5, Reuters) – Nhằm thực hiện kế hoạch của Tổng thống Donald Trump về việc loại bỏ quân nhân chuyển tính khỏi hàng ngũ quân đội Hoa Kỳ, Ngũ Giác Đài đã ra lệnh ngừng hoàn toàn các dịch vụ y tế mang tính xác định lại giới tính (gender-affirming), bao gồm các phương thức điều trị hormone mới và các loại phẫu thuật có liên quan đển việc xác định lại giới tính.
Ông Trump làm Tổng Thống chỉ hơn 100 ngày nhưng thế giới hoảng loạn. Ngay cả nhiều người ủng hộ Trump cũng không biết ông Trump đánh võ khùng hay ông Trump khùng! Người viết suốt 3 tháng không thể nào chạy kịp ông Trump do vừa hạ bút lại thêm tin mới nóng bỏng đau tim hơn. Nhưng nay quá hạn 100 ngày: thị trường chứng khoán Mỹ trở lại ngang điểm so với 4/02/2025 khi ông Trump tuyên bố Ngày Giải Phóng (Liberation Day) áp thuế khủng khiếp khiến thế giới nghẹt thở; đồng đô-la ổn định dù vẫn còn sụt giá gần 10%; Elon Musk rút về với Tesla; Mỹ-Tàu rục rịch đàm phán thương mại; Hoa Kỳ ký hiệp định thương mại đầu tiên với Anh; nên tạm xem đây là lúc tổng kết hiệp đầu cho dù biết rằng với ông Trump không thể nào lường trước được tương lai...
- LG Electronics ngừng hoạt động 1/2 cơ xưởng làm tủ lạnh ở Hải Phòng, sẽ chuyển xưởng đi nơi khác - BGMEA: nhiều đơn hàng may dệt quốc tế sẽ bỏ VN để sang Bangladesh cho nhẹ thuế quan - Nhật: bắt 1 người Việt trộm cây cảnh từ tiệm bonsai
Giáo hoàng Leo là một mục tử truyền giáo, phụng vụ và hướng dẫn tâm linh cho giáo dân tại Peru, một quốc gia nghèo thuộc Châu Mỹ La Tinh. Khi nói bằng tiếng Tây Ban Nha rằng Peru là "mi segunda patria" - "quê hương thứ hai của tôi" trong lần xuất hiện đầu tiên trên ban-công tòa thánh Vatican, có lẽ Giáo hoàng Leo đã dành rất nhiều tình cảm của ngài cho quê hương thứ hai của mình, nơi mà ngài đã tiếp xúc, tận tụy phục vụ những giáo dân nghèo được bền đỗ trong đức tin với lòng bác ái từ thời còn rất trẻ. Phẩm hạnh lẫn tài đức của ngài đã là những yếu tố để được Giáo hoàng Francis tấn phong một linh mục thuộc dòng truyền giáo Augustino của những tu sĩ chú trọng vào đời sống cộng đồng, sự nghèo khó và sự trong sạch bản thân, lên hàng Giám Mục, rồi được đưa về Vatican nắm giữ các các cấp vụ lãnh đạo hội thánh tại Vatican. Ngài trở thành Trưởng quản Thánh Bộ Giám Mục hoàn vũ, rồi được tấn phong Hồng Y chỉ đôi năm qua như những bước chuẩn bị âm thầm vào vai trò lãnh đạo Vatican.
Bài này được viết với chủ đề ghi lời Đức Phật dạy rằng hãy giữ thân không bệnh, để có thể học và tu pháp giải thoát. Bài này được viết để làm tư lương cho tất cả những người con Phật khắp thế giới, trong mọi hoàn cảnh. Duyên khởi là vì cõi này rất vô thường, thân người lại mong manh, nếu chúng ta chưa tu tới đâu, mà thân bệnh nguy ngập thì sẽ có thể bỏ lỡ một kiếp này.
- Mỹ ngưng hỗ trợ dân chủ toàn cầu, tắt đài VOA, RFA là mở đường cho loa kèn các nước độc tài. - Thủ tướng Nhật: thuế quan 0% sẽ lợi cho Mỹ-Nhật - Trump tới Saudi Arabia vào hôm thứ Ba, hy vọng ký đầu tư 1 ngàn tỷ USD với nhiều nước Trung Đông.
Nửa đêm gần sáng trong giất mộng chiêm bao, người vợ yêu quý nhất đời của tôi hiện về nhắc nhở tôi nhớ rằng hôm nay là ngày Hiền Mẫu (Mother's Day), mặc dầu em không còn sống trên trần gian này nữa để được nói chuyện trực tiếp với anh. Nhưng em vẫn luôn luôn hằng cầu nguyện lên Thiên Chúa ban phước lành
Cục Dự Trữ Liên Bang hiện trong tư thế chờ đợi vì tác động kinh tế của thuế quan vẫn chưa chắc chắn. Chủ Tịch Powell nói rằng phí tổn chờ đợi để tìm hiểu thêm về nền kinh tế là “khá thấp”. Ông muốn chờ đợi để xem các chính sách của Tổng thống Trump sẽ tác động như thế nào đến nền kinh tế trước khi thực hiện bất kỳ hành động nào về lãi suất.
- Thẩm phán Susan Illston ra lệnh: Trump phải hoãn sa thải hàng chục ngàn công chức các Bộ, chờ lệnh mới ngày 23/5 - Mỹ-TQ đàm phán thương mại ở Geneva, Thụy Sĩ
Tháng 5 năm 1975, một số người Việt tị nạn đặt chân đến Úc, tiếp nối theo là những ‘thuyền nhân’ được chính phủ Úc đón nhận và được định cư ở các thành phố lớn ở Úc, tiêu biểu là Sydney, Melbourne, Adelaide, Brisbane và Perth. Trong tổng dân số nước Úc năm 2021 là 25.422.788 người, thì có 334.781 người Việt Nam.
Việc Đức Hồng Y Robert Prevost chính thức trở thành Giáo hoàng Leo XIV vào ngày 8 tháng 5 đã đánh dấu một bước ngoặt chưa từng có trong lịch sử Giáo hội Công giáo: lần đầu tiên, một người Mỹ nắm giữ cương vị tối cao của Giáo hội. Sự kiện này không chỉ làm thay đổi cán cân quyền lực vốn được duy trì nhiều thế kỷ qua tại Âu Châu, mà còn mở ra một thời kỳ chuyển mình sâu sắc cho cộng đồng Công giáo toàn cầu.
Với lời hứa đưa ngành sản xuất của nước Mỹ trở lại thời kỳ vàng son, Tổng thống Donald Trump đã tung ra loạt thuế quan lớn và dồn dập, với hy vọng ép các công ty, xí nghiệp phải “dọn về nước” sản xuất, biến Hoa Kỳ thành “đại công xưởng” toàn cầu. Lý lẽ của ông nghe rất hợp tai người dân – vì nó gợi lại cái thời mà chỉ cần đứng dây chuyền nhà máy, một người công nhân bình thường cũng có thể nuôi sống cả gia đình. Những năm 1950 ở Mỹ, cứ ba người đi làm thì có một người là công nhân sản xuất; còn ngày nay, con số ấy chỉ còn một trên mười hai. Nhưng tiếc thay, giấc mộng đẹp đẽ ấy đang va vào bức tường khổng lồ của các quy luật kinh tế đã âm thầm bám rễ qua nhiều thập niên.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.