Hôm nay,  

Phản ứng từ Mỹ, Âu đến Á Châu về cuộc điện đàm giữa Tập-Zelensky

30/04/202310:52:00(Xem: 1788)

Bình luận chiến cuộc Ukraine

daovan

Các quan chức Hoa Kỳ và Âu Châu hoan nghênh về tin Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói chuyện với người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky vào thứ Tư (26/4/2023), nhưng không phải không có một số hoài nghi từ Washington về việc liệu diễn biến này có dẫn đến việc chấm dứt cuộc xâm lược của Nga hay không. Ngoài ra, phía Trung Quốc sẽ cử một phái đoàn  đặc biệt của Bắc Kinh làm đặc phái viên tới Kyiv và tới “các quốc gia khác” theo đài truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV .

 

 • Phản ứng từ phía Mỹ

 

Phát biểu với các phóng viên chỉ vài giờ sau cuộc điện đàm của Zelensky với ông Tập, phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia John Kirby gọi động thái này là "một điều tốt". 

 

Trong cuộc điện đàm kéo dài gần một giờ, ông Tập nói với ông Zelensky rằng “đàm phán là lối thoát duy nhất” của chiến tranh. Ông Kirby nói rằng liệu cuộc điện đàm đói có dẫn đến một loại  kế hoạch hoặc đề xuất hòa bình có ý nghĩa nào đó hay không, tôi không nghĩ rằng chúng ta biết điều đó vào lúc này.    Chúng tôi đã nói từ lâu rằng chúng tôi muốn cuộc chiến này sớm kết thúc. Nó có thể kết thúc ngay lập tức nếu ông Putin ra đi. Điều đó đã không xảy ra"

 

Kirby nói thêm: “Chúng tôi chắc chắn sẽ hoan nghênh bất kỳ nỗ lực nào nhằm đạt được một nền hòa bình công bằng miễn là nền hòa bình đó, như tôi đã nói, có thể bền vững và đáng tin cậy. Nó sẽ không bền vững hoặc không đáng tin cậy trừ khi người Ukraine và cá nhân Tổng thống Zelensky quan tâm đến nó.”

 

Trung Quốc đã phải đối mặt với sự chỉ trích ngày càng tăng từ Washington và các nước phương Tây khác về việc từ chối lên án cuộc xâm lược của Nga, cuộc chiến hiện đã bước sang tháng thứ 15 và mối quan hệ kinh tế chặt chẽ của Bắc Kinh với Moscow. Những lời kêu gọi từ các quốc gia này nhằm tăng cường hơn nữa các biện pháp trừng phạt chống lại Moscow .

 

Ông Tập đã có nhiều cuộc điện đàm với ông Putin kể từ sau cuộc xâm lược và thậm chí đã gặp mặt trực tiếp nhà lãnh đạo Nga tại Moscow vào tháng 3.  Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với  tờ Post vào tháng 8 năm ngoái, Zelensky cho biết ông muốn “nói chuyện trực tiếp” với nhà lãnh đạo Trung Quốc.

 

• Phản ứng từ phía Âu Châu

 

Ở châu Âu, một số nhà lãnh đạo đã đặt cược vốn chính trị vào việc lôi kéo Trung Quốc tham gia vào các nỗ lực hòa bình ở Ukraine, và những bình luận gây tranh cãi của một nhà ngoại giao Trung Quốc vào tuần trước đã làm lung lay niềm tin vào cách tiếp cận đó. Phát biểu trên truyền hình Pháp, Lu Shaye, đại sứ Trung Quốc tại Pháp, đã đặt câu hỏi về chủ quyền của các quốc gia hậu Xô Viết – ba trong số đó, Estonia, Latvia và Litva, là thành viên của Liên minh Châu Âu, trong khi Ukraine là thành viên khác. Sự phẫn nộ do những bình luận của Lu tạo ra có thể là nguyên nhân khiến cuộc gọi giữa Tập-Zelensky diễn ra, hai quan chức phát biểu với điều kiện giấu tên.

 

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói với ông Tập trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Bắc Kinh vào tháng này: “Tôi biết tôi có thể tin tưởng vào việc ông ta sẽ khiến Nga tỉnh táo và đưa mọi phía trở lại bàn đàm phán”. Các nhân vật chính trị thân cận với Macron nói rằng cuộc điện đàm cho thấy ông đã đúng khi tìm kiếm sự trợ giúp của Trung Quốc.

 

Pieyre-Alexandre Anglade, Chủ tịch Ủy ban các vấn đề châu Âu của Quốc hội Pháp và là thành viên đảng Phục hưng của Macron, viết trên Twitter: “Bước đầu tiên hướng tới hòa bình, trong những điều kiện mà Ukraine mong muốn.“ Đối với những người nghi ngờ điều đó: ” Chuyến đi [của Macron] sang Trung Quốc là hữu ích trong việc khẳng định tiếng nói của nước Pháp và quyền tự chủ chiến lược của châu Âu.  Benjamin Haddad, một nhà lập pháp  thuộc đảng Phục hưng khác, cũng liên kết cuộc điện đàm với chuyến đi của Macron.

 

Trong cuộc điện đàm với Zelensky, ông Tập lưu ý rằng “một trong những mục tiêu chuyến thăm Bắc Kinh của Macron là thúc đẩy Trung Quốc đóng vai trò mang tính xây dựng hơn trong cuộc xung đột”. Tổng thống Phần Lan Sauli Niinistö đã tweet đơn giản: “Tin tốt.”

 

Một quan chức cấp cao khác của EU, phát biểu với điều kiện giấu tên, cho biết EU “luôn khuyến khích Trung Quốc, một thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, chia sẻ trách nhiệm toàn cầu để bảo vệ và duy trì hiến chương Liên hợp quốc cũng như các nguyên tắc của luật pháp quốc tế”.  “Chúng tôi ghi nhận ý định cử đặc phái viên đến Ukraine (và các nước khác) của Trung Quốc – cũng để nhấn mạnh thông điệp trên; chúng tôi mong muốn có thêm thông tin chi tiết về sáng kiến này,” quan chức này nói thêm.

 

Eric Mamer, phát ngôn viên của người đứng đầu Âu Châu Ursula von der Leyen cho biết, cuộc điện đàm là “bước đầu tiên quan trọng, vì từ lâu  Trung Quốc  thực hiện trách nhiệm của mình với tư cách là thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc”.

 

“Lãnh đạo Trung Quốc cần sử dụng ảnh hưởng của mình để khiến Nga chấm dứt chiến tranh xâm lược, khôi phục toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine và tôn trọng chủ quyền của nước này, làm cơ sở cho một nền hòa bình công bằng,” Mamer nói thêm.

 

• Phản ứng từ phía châu Á

 

Rorry Daniels, Giám đốc Điều hành của Viện Chính sách Xã hội Châu Á, cho biết cuộc điện đàm cho thấy Trung Quốc đang cố gắng thực hiện một hành động cân bằng tinh tế trong việc quản lý quan hệ với Nga, Âu Châu và Mỹ. Bà cho biết cuộc nói chuyện qua điện thoại “dường như đã đặt nền móng cho việc liên lạc thường xuyên hơn giữa các quan chức Trung Quốc và Ukraine”. “Trung Quốc muốn cho châu Âu thấy rằng họ có thể đóng một vai trò mang tính xây dựng hơn trong các vấn đề quan trọng nhất đối với người châu Âu,” Daniels nói thêm. “Đồng thời, Trung Quốc muốn quản lý kỳ vọng rằng họ đã sẵn sàng, và có thể làm trung gian cho một quá trình đối thoại.” (Theo SCMP).

 

• Phản ứng từ Trung Quốc

 

Từ cuộc trò chuyện này, không khó để thấy rằng lập trường và thái độ của Trung Quốc đối với quan hệ Trung Quốc-Ukraine và cuộc khủng hoảng Ukraine là nhất quán. Thứ  nhất,  "sự sẵn sàng của Trung Quốc trong việc phát triển quan hệ Trung Quốc-Ukraine" và "sự hợp tác cùng có lợi giữa hai nước" không thay đổi do sự leo thang toàn diện của cuộc khủng hoảng Ukraine. Thứ hai, lập trường cốt lõi của Trung Quốc trong việc thúc đẩy hòa bình và đàm phán trong cuộc khủng hoảng Ukraine vẫn không thay đổi.

 

Cuộc điện đàm này cũng là nỗ lực mới nhất của Trung Quốc nhằm thúc đẩy ngừng bắn và lập lại hòa bình càng sớm càng tốt. Kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ, những nỗ lực của Trung Quốc nhằm thúc đẩy một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Ukraine chưa bao giờ dừng lại. Sau khi cuộc khủng hoảng Ukraine bùng nổ, Chủ tịch Tập Cận Bình đã liên tiếp đề xuất bốn điểm về những gì phải làm, bốn điều cộng đồng quốc tế phải cùng nhau làm. Trên cơ sở này, Trung Quốc cũng đã ban hành một văn bản lập trường có tiêu đề "Lập trường của Trung Quốc về giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Ukraine". Đồng thời, Trung Quốc duy trì liên lạc tốt với tất cả các bên, bao gồm Nga và Ukraine, cũng như các cường quốc châu Âu bao gồm Pháp, Đức và Ý. Thậm chí còn có những thông tin liên lạc với phía Hoa Kỳ và các cường quốc mới nổi khác như Brazil, những quốc gia cam kết thúc đẩy giải quyết xung đột một cách hòa bình. Trong số những nỗ lực này, ngoại giao với mọt số nguyên thủ quốc gia đã đóng một vai trò định hướng và thúc đẩy quan trọng. (Theo Global Times, China).

 

• Phản ứng từ phía Nga

 

Điện Kremlin cho biết hôm thứ Năm (27/4/2023) rằng họ hoan nghênh bất kỳ nỗ lực nào nhằm chấm dứt cuộc xung đột ở Ukraine, theo các điều kiện của Moscow, một ngày sau khi các nhà lãnh đạo của Trung Quốc và Ukraine có cuộc điện đàm đầu tiên kể từ cuộc tấn công. "Chúng tôi sẵn sàng hoan nghênh bất cứ điều gì có thể giúp chấm dứt xung đột ở Ukraine và đạt được các mục tiêu của Nga", phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói với các phóng viên. "Đối với thực tế, đây là vấn đề chủ quyền của các quốc gia này," Peskov nói thêm.

 

 Ông cũng cho biết không có kế hoạch cho bất kỳ cuộc tiếp xúc mới nào giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Tập Cận Bình trong tương lai gần. (Theo The Moscow Times)

 

• Tham vọng thống trị toàn cầu của Nga đến hồi kết?

 Trong vài năm qua, cộng đồng quốc tế đã chứng kiến sự trở lại của Nga với tư cách là một nhân tố quan trọng trên toàn cầu. Đây có phải là một hiện tượng mới về cơ bản hay là kết quả của chủ nghĩa cơ hội của Điện Kremlin dưới thời Tổng thống Vladimir Putin và sự thay đổi chính sách đối ngoại của ông ta hay không?

Trong  hiện tại nhiều nhà hoạt động Nga ở nhiều nơi  trên thế giới biết đến  hai yếu tố chính được nêu rõ  trong chính sách đối ngoại của nước này: Yêu sách của Nga đối với  khu vực đặc quyền  đã nêu ra năm 2008 sau cuộc chiến tại Gruzia , và việc  sáp nhập Crimea năm 2014.  Gần đây hơn, Điện Kremlin đã mở rộng quy mô địa lý trong chính sách đối ngoại của mình với việc tích cực tiếp cận nhiều  khu vực trên thế giới, nơi có sự hiện diện của Nga  trong gần ba thập kỷ. (Theo The Carnegie Endowment for International Peace )

 

Nhưng nay cuộc chiến Nga xâm lăng Ukraine đã kéo dài sang tháng thứ 15, vì thế nay họ hoan nghênh bất kỳ nỗ lực nào nhằm chấm dứt cuộc xung đột ở Ukraine"; Điều này phải chăng "họ" chấm dứt  mộng "tiếp cận nhiều  khu vực trên thế giới, nơi có sự hiện diện của Nga  trong gần ba thập kỷ"?

-- Đào Văn

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
SEOUL/POCHEON – Các lực lượng Nam Hàn và Hoa Kỳ đã bắt đầu các cuộc tập trận bắn đạn thật, mô phỏng một “cuộc tấn công toàn diện” từ Bắc Hàn; đây được cho là cuộc tập trận lớn nhất nhằm thể hiện “sự áp đảo” trước bất kỳ mối đe dọa nào từ Bình Nhưỡng, theo tin Reuters.
Một người đàn ông ngã bệnh và tìm đến bác sĩ. Vị bác sĩ khám cho bệnh nhân này và sau đó viết cho anh ta một toa thuốc trên một mảnh giấy. Rất hạnh phúc, bệnh nhân này trở về nhà. / A man fell ill and went to the doctor. The doctor examined this patient and then wrote him a prescription on a piece of paper. This patient went home with joy.
Everardo Navarro đang lái chiếc Tesla của mình dọc đường Main Street ở Santa Ana, thì anh để ý thấy một cảnh sát California đang hướng dẫn một người đàn ông đi bộ ra khỏi lối vào đoạn đường vào Xa lộ 5. Navarro thấy người đàn ông bắt đầu bỏ đi - nhưng ngay sau đó quay lại và cố gắng chộp lấy chiếc xe gắn máy của viên cảnh sát. Nhận thấy cuộc đối đầu này nhanh chóng trở thành một cuộc ẩu đả gay cấn – và người cảnh sát bị ghìm xuống đất – anh vội ra khỏi xe của mình. Anh kể: “Ngay lúc đó, tôi chạy về phía viên cảnh sát và đấm vào sườn (nghi phạm), nhưng có vẻ như anh ta không suy suyển gì,” Navarro nói. “Tôi lo nhất là việc anh ta có thể chộp lấy súng của viên cảnh sát và bắn anh ta.”
FORT LAUDERDALE – Một bài thơ được đọc trong lễ nhậm chức của Tổng thống Joe Biden đã bị đưa vào danh sách cấm tại một trường tiểu học ở South Florida sau khi bị phụ huynh khiếu nại, theo tin từ APNews.
Trong những năm qua, làn sóng cấm sách ở các trường công lập, cũng như những cuộc tấn công vào quyền tự do ngôn luận ngày càng phổ biến. Kể từ khi bắt đầu kiểm đếm vào năm 2021, PEN America đã đếm được hơn 4,000 trường hợp cấm sách ở Hoa Kỳ. Những cuốn sách bị cấm bao gồm từ cuốn sách văn học nổi tiếng “Người yêu dấu/Beloved” của Toni Morrison, một câu chuyện hư cấu về những người nô lệ được trả tự do, cho đến cuốn sách cổ điển “Nhật ký thiếu nữ” của Anne Frank, câu chuyện về cuộc đời của một cô gái trẻ người Do Thái dưới thời Đức Quốc Xã.
Nữ danh ca Hoa Kỳ Tina Turner, một trong những nghệ sĩ thu âm hàng đầu mọi thời đại, đã qua đời ở tuổi 83, ngày Thứ Tư, 24 tháng 5 năm 2023. Bà cho biết bà đã ra đi thanh thản tại nhà riêng ở Küsnacht gần Zurich, Thụy Sĩ, sau thời gian dài lâm bệnh.
Tựa bài viết có vẻ bạo động quá, nhưng xin thưa ngay, đây chỉ là bãi chiến trường của tâm, không có gươm đao chém giết gì cả. / The article's title makes it appear too violent to read; yet, this is merely a mental battlefield where there is nothing to be killed by a sword.
Bình luận về quân sự Nga-Ukraine đang diễn ra xung đột, Thủ Tướng Phạm Minh Chính khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam tôn trọng Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và luật pháp quốc tế, đặc biệt là nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ và không sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
Thống đốc Florida Ron DeSantis đang lên kế hoạch công bố chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2024 trong một cuộc trò chuyện trực tiếp trên Twitter với Elon Musk, theo trang NYTimes đưa tin ngày Thứ Ba, 23 tháng 5 năm 2023.
Donald Trump sẽ phải đối mặt với một phiên tòa hình sự ở New York vào ngày 25 tháng 3 năm 2024. Điều này có nghĩa là cựu Tổng thống Hoa Kỳ sẽ bị xét xử trong thời gian chiến dịch tranh cử cho ứng cử viên Đảng Cộng Hòa năm 2024 diễn ra sôi nổi, theo trang Reuters đưa tin ngày Thứ Ba, 23 tháng 5 năm 2023.
Một thai phụ đã phải mang trong bụng đứa con bị mất phần lớn hộp sọ trong nhiều tháng dù biết sẽ chôn con gái mình ngay sau khi nó chào đời. Một thai phụ khác bắt đầu có các dấu hiệu của hội chứng Mirror. Một OB-GYN phải bí mật rời khỏi tiểu bang để phá bỏ cái thai mà mình mong mỏi từ lâu nhưng bị chẩn đoán dị tật thai nhi gây tử vong. Tất cả những thai phụ đau khổ trên đều nhận được thông báo rằng họ không thể chấm dứt thai kỳ ở Texas, bởi tiểu bang đã ban hành một số luật phá thai nghiêm ngặt nhất Hoa Kỳ.
Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy vẫn chưa thể đạt được thỏa thuận về vấn đề nâng mức trần nợ công 31.4 ngàn tỷ MK của chính phủ Hoa Kỳ; chỉ còn 10 ngày trước khi nền kinh tế Hoa Kỳ có nguy cơ vỡ nợ, theo trang Reuters đưa tin ngày Thứ Hai, 22 tháng 5 năm 2023.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.