Hôm nay,  

Các Dòng Sông Khí Quyển Ngày Càng Đổ Về Bắc Cực, Băng Tan Ngày Càng Nhiều

17/02/202300:00:00(Xem: 2307)
tin 3 dong song khi quyen

Dòng sông khí quyển (atmospheric river) là những dòng hơi ẩm mạnh mẽ và trải dài trên bầu trời. Ngày càng có nhiều dòng sông khí quyển kéo về Bắc Cực, khiến cho lớp băng biển nơi đây bị thu hẹp đáng kể. (Nguồn: Chụp lại từ YouTube)

 

Các dòng sông khí quyển (atmospheric river), những dòng hơi ẩm mạnh mẽ và trải dài trên bầu trời, ngày càng kéo về Bắc Cực, góp phần làm cho lớp băng biển nơi đây bị thu hẹp đáng kể.
 
Dù rằng băng biển ít đi cũng có một số ích lợi – chẳng hạn như vận chuyển sẽ thuận lợi hơn vào mùa đông và dễ tiếp cận với khoáng sản hơn – nhưng cái tai hại của việc mất đi băng biển là sự nóng lên toàn cầu và những cơn bão cực đoan gây thiệt hại trên toàn thế giới.
 
Pengfei Zhang là một khoa học gia nghiên cứu về khí quyển. Trong một nghiên cứu mới về Biển Barents-Kara và vùng lân cận trung tâm Bắc Cực, được xuất bản vào ngày 6 tháng 2 năm 2023 trên tạp chí Nature Climate Change, ông và các đồng nghiệp nhận thấy rằng những cơn bão kéo đến khu vực này thường xuyên hơn và chịu trách nhiệm cho hơn một phần ba số băng biển mất đi vào đầu mùa đông kể từ năm 1979.
 
Sông khí quyển ‘quấy nhiễu’ thường xuyên hơn
 
Đầu đông, nhiệt độ ở hầu hết Bắc Cực giảm xuống dưới mức đóng băng và ngày cũng tối mịt như đêm. Băng biển sẽ ‘mọc ra’ và trải dài trên một khu vực rộng hơn. Tuy nhiên, tổng diện tích có băng biển ở Bắc Cực đã giảm đáng kể trong những thập niên gần đây.
 
Một phần lý do là các dòng sông khí quyển đã xâm nhập vào khu vực này thường xuyên hơn trong những thập niên gần đây.
 
Sở dĩ có tên là ‘dòng sông khí quyển’ (atmospheric river) là vì về cơ bản, chúng là những dòng sông hơi nước trải dài trên bầu trời. Chúng mang nhiệt và nước từ các đại dương vùng cận nhiệt đới vào các khu vực ở vĩ độ trung bình* và xa hơn. Trong tháng 1 năm 2023, California và New Zealand đều chứng kiến lượng mưa cực lớn từ nhiều dòng sông khí quyển. Những cơn bão này cũng đẩy một lượng lớn hơi ẩm đến Bắc Cực.
 
* Các vĩ độ trung bình (còn gọi là midlatitudes, đôi khi midlatitudes, hoặc vĩ độ vừa phải) là một vùng không gian trên Trái Đất nằm giữa vĩ độ 23 ° 26'22" và 66 ° 33'39" bắc, và 23 ° 26'22" và 66 ° 33'39" về phía nam. Chúng bao gồm các đới ôn hòa và cận nhiệt đới của Trái Đất, nằm giữa các vùng nhiệt đới và các vòng tròn địa cực (giữa chí tuyến và vòng Bắc Cực, và giữa chí tuyến và vòng tròn Nam Cực).
 
Không khí ấm có thể chứa nhiều hơi nước hơn. Vì vậy, khi Trái Đất và Bắc Cực ấm lên, các dòng sông trong khí quyển và các cơn bão khác cũng mang theo nhiều hơi ẩm hơn và trở nên phổ biến hơn – kể cả ở những vùng lạnh giá như Bắc Cực.
 
Khi các dòng sông khí quyển ‘trôi’ qua vùng biển băng mới hình thành, sức nóng và lượng mưa của chúng có thể làm tan chảy lớp băng mỏng và dễ vỡ. Băng sẽ bắt đầu tụ lại khá nhanh, nhưng sự xâm nhập của dòng sông khí quyển theo từng đợt có thể dễ dàng làm băng tan trở lại. Và tần suất của những cơn bão này càng tăng thì càng mất nhiều thời gian hơn để thiết lập lớp băng ổn định.
 
Do đó, băng biển không trải rộng được tới mức mà đúng ra nó sẽ trải nhờ nhiệt độ lạnh giá của mùa đông, khiến cho nước biển lộ ra lâu hơn, giải phóng nhiệt nhiều hơn.
 
Các dòng sông khí quyển làm tan băng biển như thế nào?
 
Các dòng sông khí quyển ảnh hưởng đến sự tan băng trên biển theo hai cách chính.
 
Lượng mưa trút xuống nhiều hơn. Nhưng ảnh hưởng đến sự mất băng lại có liên quan đến hơi nước trong khí quyển nhiều hơn. Khi hơi nước biến thành mưa, quá trình này giải phóng rất nhiều nhiệt, làm ấm bầu khí quyển. Hơi nước cũng có hiệu ứng nhà kính ngăn nhiệt thoát ra ngoài không gian. Cùng với hiệu ứng của những đám mây, chúng ‘hâm’ bầu khí quyển ấm hơn nhiều so với băng biển.
 
Trong nhiều năm, các khoa học gia đã biết rằng sức nóng từ sự việc hơi ẩm di chuyển mạnh có thể làm tan băng biển, chỉ là chưa biết ở mức độ nào. Lý do là bởi vì gần như không thể lắp đặt các thiết bị trên băng hoang dã để quan sát quá trình trao đổi năng lượng trong thời gian dài.
 
Nghiên cứu mới đã nhìn nhận vấn đề theo một cách khác. Nhóm nghiên cứu đã lập ra mối liên quan về mặt thống kê giữa lượng băng bị mất đi và số lượng trung bình các dòng sông khí quyển đã kéo đến khu vực. Ở Biển Barents-Kara và trung tâm Bắc Cực, góc phần tư Bắc Cực có nhiều sông khí quyển hoạt động nhất, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng khoảng 34% lượng băng giảm từ năm 1979 đến năm 2021 có thể là do tần suất xuất hiện của các dòng sông khí quyển tăng lên.
 
Các nghiên cứu khác đã mô tả sự gia tăng của các dòng sông khí quyển ảnh hưởng đến tình trạng mất băng ở Nam Cực, Greenland và trên khắp Bắc Cực trong mùa đông có lượng băng thấp gần kỷ lục vào năm 2016-2017.
 
Sự nóng lên do nhân loại – sự gia tăng nhiệt độ do các hoạt động của con người như đốt nhiên liệu hóa thạch – là nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng các dòng sông khí quyển. Nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy có một số ảnh hưởng từ sự biến đổi tự nhiên ở vùng nhiệt đới Thái Bình Dương, nhưng các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tác động của con người có khả năng lấn át ảnh hưởng của sự biến đổi tự nhiên vào giữa thế kỷ 21.
 
Nghiên cứu trước đây từng gợi ý rằng từ nửa sau thế kỷ này, khi nhiệt độ ấm hơn, gần như mọi phần của các vùng cực sẽ chứng kiến sự gia tăng đáng kể các dòng sông khí quyển.
 
Sự suy giảm băng biển có ý nghĩa gì đối với con người?
 
Giống như hầu hết mọi thứ, mất băng biển cũng có tác động xấu và tốt.
 
Nhiều vùng nước mở hơn có thể cho phép vận chuyển nhiều hơn, các con tàu có thể đi từ Bắc Âu đến Bắc Mỹ và Đông Á qua Bắc Cực, hải trình này sẽ rẻ hơn nhiều. Khả năng tiếp cận các nguồn tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ, khí đốt tự nhiên và các khoáng chất quan trọng để sản xuất năng lượng sạch, cũng sẽ tăng lên.
 
Tất nhiên, các dòng sông khí quyển cũng đi kèm với gió mạnh, tức là những cơn bão có gió giật sẽ nguy hiểm hơn đối với vận chuyển và làm xói mòn các khu vực ven biển. Đối với một số động vật hoang dã, đây sẽ là một thảm họa. Chẳng hạn, loài gấu Bắc Cực dựa vào băng biển để săn hải cẩu. Mất băng biển cũng góp phần làm thay đổi khí hậu. Băng biển phản xạ năng lượng nhiệt trở lại không gian. Không có nó, các đại dương tối sẽ hấp thụ hơn 90% năng lượng nhiệt đó, khiến nước biển nóng lên, kéo theo nhiều hệ lụy.
 
Theo đánh giá toàn cầu mới nhất được công bố bởi Intergovernmental Panel on Climate Change, vào giữa thế kỷ này, Bắc Cực có thể gần như hoàn toàn không có băng vào mùa hè. Điều đó có nghĩa là khi bước vào đầu đông, lớp băng mỏng ở khu vực sẽ càng ‘mong manh’ hơn khi bão kéo đến ngày càng nhiều.
 
Việt Báo phỏng dịch theo bài viết “Atmospheric rivers are hitting the Arctic more often, and increasingly melting its sea ice” của Pengfei Zhang, được đăng trên trang TheConversation.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chúng ta đang ở trong một cõi lúc nào cũng đầy những cuộc chiến tranh. Có khi vì thánh chiến giữa các tôn giáo để mở rộng tôn giáo, để cưỡng ép bên thua trận phải quy thuận theo tôn giáo của mình. Có khi vì bành trướng lãnh thổ, khi nước lớn muốn chiếm nước nhỏ để mở rộng biên giới, để sáp nhập thêm lãnh thổ. Có khi là một cuộc chiến cốt nhục tương tàn, như trường hợp “Vua Ajātasattu, con bà Videhi nước Magadha, triệu tập bốn binh chủng gây chiến với vua Pasenadi nước Kosala và tiến đánh Kāsi” bất kể rằng vua Ajātasattu là cháu trai của vua Pasenadi.
Hôm nay ngày 30/4/2024, tròn 49 năm Miền Nam sụp đổ. Thơ Nguyễn Phúc Sông Hương: Tiểu Đoàn hai hàng đều bước / Tay không súng đạn,/ Vẫn ngước cao đầu,/ Dân làng bên đường / Vỗ tay chào đón,/ Người được thắng trận/ Ngơ ngác nhìn nhau.
Tại Viện Bảo Tàng Quân Lực VNCH, Thiếu Tá 81 Biệt Kích Dù Phạm Châu Tài đã kể lại trận đánh cuối cùng do ông chỉ huy để bảo vệ Sài Gòn, ngay trước khi thủ đô Miền Nam chính thức rơi vào tay cộng sản vào ngày 30/04/1975.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lin Jian hôm thứ Hai tuyên bố rằng các cáo buộc của Hoa Kỳ về việc Trung Quốc có thể can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống sắp tới sẽ đối đầu với Tổng thống Joe Biden và Cựu Tổng thống Donald Trump là nhằm mục đích bôi nhọ chính phủ TQ.
Truyền thông Israel hôm Chủ nhật đưa tin Mỹ đang nỗ lực ngoại giao nhằm ngăn Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ban hành lệnh bắt Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Thủ tướng Israel trước đó đã nhấn mạnh rằng các phán quyết của tòa án The Hague về Gaza sẽ tạo ra "một tiền lệ nguy hiểm đe dọa binh lính và nhân vật công chúng của bất kỳ nền dân chủ nào chống khủng bố hình sự và xâm lược nguy hiểm."
Nợ sinh viên là hình thức nợ vay tiêu dùng lớn thứ hai ở Mỹ, chỉ sau nợ mua nhà. Ngày nay, khoảng 45 triệu người Mỹ nợ tiền học gần 1,700 tỷ USD!
California: Hôm thứ Năm rằng một vụ tai nạn xe kinh hoàng ở Pleasanton vào tối thứ Tư đã khiến một gia đình bốn người, đang đi trên một xe Vinfast, đã chết một cách bi thảm. Cảnh sát Pleasanton cho biết tai nạn xảy ra vào khoảng 9 giờ tối trên Foothill Road giữa Stoneridge Drive và Đại lộ W. Las Positas Boulevard ở rìa phía tây của thành phố. Chiều thứ Năm, cảnh sát xác nhận bốn người đã chết trong vụ tai nạn, một người mẹ, người cha và hai đứa trẻ dưới 15 tuổi.
Một người đàn ông tên là Xiaolei Wu đã theo dõi và đe dọa một nữ sinh viên Trung Quốc tại đại học Boston sau khi cô này dán tờ rơi ủng hộ dân chủ đã bị Tòa Mỹ kết án 9 tháng tù liên bang và Wu sẽ bị trục xuất về TQ khi mãn hạn tù. Các công tố cho biết sau khi thiếu nữ dán tờ rơi thể hiện tình đoàn kết với người biểu tình ở Trung Quốc, Xiaolei Wu, 26 tuổi, đã cố gắng tìm ra địa chỉ của cô và đe dọa chặt tay cô trong một tin nhắn trên ứng dụng WeChat, theo CNN.
Tuần này trong mục “nói thêm”, Project Syndicate trò chuyện với GS Bùi Mẫn Hân, là Giáo sư về Công quyền học của trường Cao đẳng Claremont McKenna và là thành viên cao cấp không thường trú tại Quỹ Marshall Đức của Hoa Kỳ. Ông còn là tác giả của cuốn sách “The Sentinel State: Surveillance and the Survival of Dictatorship in China” (Nhà nước canh gác: Giám sát và sự sống còn của chế độ độc tài ở Trung Quốc).
Cuộc bầu cử Tổng thống 2024 chỉ còn hơn 6 tháng nữa, để giúp quý độc giả nắm được tình hình bầu cử, Việt Báo sẽ thường xuyên cập nhật các bài phân tích đáng tin cậy từ những nguồn thông tin uy tín. Các bài phân tích này dựa vào các cuộc thăm dò dư luận, các cuộc phỏng vấn với các chiến dịch và chiến lược gia, báo cáo, hoạt động của các chiến dịch, cũng như các khuynh hướng lịch sử và nhân khẩu học.
Thứ Năm (25/4), Đại học Nam California (University of Southern California, USC) cho biết sẽ hủy lễ tốt nghiệp ra trường năm nay, một tuần sau khi thông báo hủy bài phát biểu của thủ khoa khóa 2024 – một nữ sinh viên gốc Hồi Giáo, theo Reuters.
NEW YORK – Thứ Năm (25/4), trong phiên tòa hình sự xét xử Donald Trump về vụ ‘tiền bịt miệng,’ cựu giám đốc tờ báo lá cải National Enquirer David Pecker cho lời khai trước tòa rằng ông từng tranh cãi với Trump và luật sư cũ của Trump trước cuộc bầu cử năm 2016 về việc ai nên trả tiền để ‘bưng bít’ câu chuyện ‘bê bối tình dục’ của cựu Tổng thống, theo Reuters.
LHQ – Thứ Tư (24/4), tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, Nga đã phủ quyết một nghị quyết do Hoa Kỳ soạn thảo có nội dung kêu gọi các nước ngăn chặn cuộc chạy đua vũ trang ngoài không gian, theo Reuters.
Phim cao bồi được tái hiện ở các sân trường, lớp học ở một tiểu bang. Khi những người biểu tình hô vang “Bàn tay của bạn dính máu”, Hạ viện tiểu bang Tennessee hôm thứ Ba đã thông qua dự luật cho phép một số giáo viên và nhân viên mang súng ngắn trong khuôn viên trường học. Đạo luật này trước đây đã được Thượng viện tiểu bang thông qua và tờ báo Tennessean loan tin rằng nó "gần như được đảm bảo sẽ trở thành luật trong vòng vài tuần"
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.