Hôm nay,  

Bắt Tay Giữa Hoa Kỳ Và Philippines: 5 Điều Quan Trọng Cần Biết

10/02/202300:00:00(Xem: 2287)
Tin 1
Hoa Kỳ sẽ mở rộng sự hiện diện quân sự của mình ở Philippines trong nỗ lực ngăn chặn những hành động có thể xảy ra từ phía Trung Quốc khi họ đang hăm he giành quyền kiểm soát Đài Loan. (Nguồn: Chụp lại từ YouTube)
 
Ngày 2 tháng 2 năm 2023, Hoa Kỳ và Philippines cùng tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ mở rộng sự hiện diện quân sự của mình ở quốc gia Đông Nam Á. Điều này mang lại cho Hoa Kỳ một số lợi thế trong nỗ lực ngăn chặn những hành động khôn lường từ phía Trung Quốc khi họ đang hăm he giành quyền kiểm soát Đài Loan.
 
Đảo cực bắc của Philippines nằm cách Đài Loan khoảng 118 dặm (190 km). Và Đài Loan là một hòn đảo ngoài khơi Trung Quốc. Dù họ coi mình là một quốc gia độc lập, nhưng phía Trung Quốc vẫn luôn khăng khăng rằng đây là một tỉnh ly khai và họ sẽ ‘bất chấp thủ đoạn để lấy lại quyền kiểm soát. Bắc Kinh đã gia tăng các mối đe dọa lên hòn đảo trong những tháng qua.
 
Gần đây, một nhóm nghiên cứu, bao gồm những học giả về khoa học chính trị và các chuyên gia về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, đã xuất bản một cuốn sách về việc triển khai quân sự ở nước ngoài của Hoa Kỳ. Thỏa thuận mới giữa Hoa Kỳ và Philippines có ý nghĩa gì đối với chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và căng thẳng quân sự đang gia tăng ở khu vực Đông và Đông Nam Á?
 
1. Thỏa thuận mở rộng tầm ảnh hưởng của Hoa Kỳ
 
Thỏa thuận mới này là phần mở rộng của thỏa thuận năm 2014 có tên là Thỏa Thuận Hợp Tác Tăng Cường Phòng Vệ (Enhanced Defense Cooperation Agreement – EDCA), cho phép Hoa Kỳ tiếp cận thêm bốn căn cứ quân sự ở Philippines và bảo trì những thiết bị tại các căn cứ đó. Ngoài ra, Hoa Kỳ cũng sẽ chi 82 triệu đô la cho các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng tại 5 căn cứ đang được sử dụng.
 
Giờ đây, Hoa Kỳ sẽ có quyền tiếp cận tổng cộng 9 căn cứ quân sự ở Philippines, cũng là sự hiện diện quân sự rộng rãi nhất của Hoa Kỳ ở quốc gia này trong 30 năm.
 
Thỏa thuận này diễn ra sau một thông báo vào tháng 10 năm 2022 rằng Hoa Kỳ sẽ cấp 100 triệu đô la cho quân đội đóng ở Philippines.
 
2. Lời cảnh báo cho Trung Quốc
 
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã tăng cường hiện diện quân sự ở khu vực Biển Đông và cũng bắt đầu mở rộng dấu ấn quân sự của mình ở các khu vực khác, bao gồm cả các quốc gia ở Châu Phi. Bắc Kinh không ngừng tìm kiếm các địa điểm hải ngoại mới để đặt căn cứ đóng quân.
 
Thí dụ, vào năm 2022, Trung Quốc đã ký một thỏa thuận quân sự mới với Quần Đảo Solomon, dẫn đến suy đoán rằng về sau họ có thể thiết lập một căn cứ quân sự thường trực ở đó.
 
Đến ngày 2 tháng 2 năm 2023, Hoa Kỳ cũng thông báo đã mở đại sứ quán ở Quần Đảo Solomon sau 30 năm trời không có đại sứ quán nào.
 
Theo Bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Lloyd J. Austin III, thỏa thuận mới với Philippines là cần thiết để huấn luyện và hội nhập quân đội Hoa Kỳ và Philippines. Bên cạnh đó, việc lực lượng của Hoa Kỳ hiện diện trên hòn đảo phía bắc Luzon cũng giúp Hoa Kỳ tăng khả năng ứng phó với các mối đe dọa trong khu vực, đặc biệt là ngăn chặn các mối đe dọa của Trung Quốc đối với Đài Loan.
 
Việc mở rộng khả năng tiếp cận quân sự cũng cho phép Hoa Kỳ phản ứng dễ dàng và nhanh chóng hơn nếu Trung Quốc có động thái gây hấn ở khu vực Biển Đông hoặc Biển Tây Philippines.
 
Bắc Kinh đã nhanh chóng phản ứng trước thông tin về thỏa thuận quân sự giữa Hoa Kỳ và Philippines. Mao Ning, phát ngôn nhân của Bộ Ngoại Giao, cho biết việc này sẽ “làm leo thang căng thẳng và gây nguy hiểm cho hòa bình và ổn định trong khu vực.”
 
3. Lịch sử quân sự lâu đời của Hoa Kỳ và Philippines
 
Sau khi Hoa Kỳ giành chiến thắng trong Chiến Tranh Tây Ban Nha-Mỹ năm 1898, Philippines trở thành thuộc địa của Hoa Kỳ cho đến khi giành được độc lập vào năm 1946.
 
Philippines vẫn là nơi đóng quân của hàng chục ngàn binh lính Hoa Kỳ trong suốt Chiến Tranh Lạnh. Tuy nhiên, các cuộc biểu tình rộng rãi của dân chúng đã buộc chính phủ Philippines phải yêu cầu Hoa Kỳ rút quân khỏi tất cả các căn cứ quân sự vào năm 1992.
 
Bất chấp sự kiện này, Hoa Kỳ vẫn tích cực trong các hoạt động chống khủng bố ở Philippines. Năm 1998, chính phủ hai bên đã ký một thỏa thuận cho phép Hoa Kỳ đưa quân lính trở lại Philippines. Vào năm 2014, hai bên đã ký một thỏa thuận khác cho phép lực lượng Hoa Kỳ tiếp cận 5 căn cứ quân sự của Philippines.
 
Cựu Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, người nắm quyền từ năm 2016 đến năm 2022, đã nhiều lần đe dọa chấm dứt các thỏa thuận quân sự với Hoa Kỳ. Các thỏa thuận đã chịu nhiều sức ép trong suốt nhiệm kỳ sáu năm của ông.
 
Năm 2022, Ferdinand Marcos Jr. lên làm tân tổng thống Philippines, ngỏ ý sẵn sàng hàn gắn lại mối quan hệ ngoại giao và mở ra khả năng tăng cường hợp tác an ninh nhiều hơn với Hoa Kỳ.
 
Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris cho biết nếu Philippines bị tấn công, Hoa Kỳ sẽ ‘không khoanh tay đứng nhìn.’
 
Trong khi đó, Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ và các nhóm vận động nhân quyền đều công nhận rằng có những lo ngại nghiêm trọng, đáng tin cậy về cách chính phủ Philippines đối xử với công dân của mình.
 
Những năm qua, cảnh sát Philippines đã giết hàng ngàn người trong các cuộc truy quét ma túy. Đất nước này cũng ngày càng trở nên nguy hiểm đối với những nhà báo và những ai muốn thể hiện niềm tin chính trị độc lập. Nhưng dù có thể khiến cho các nhà hoạt động nhân quyền lo ngại, nó không có khả năng ảnh hưởng đến các quyết định quân sự của Hoa Kỳ.
 
Nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng Hoa Kỳ có khuynh hướng giảm bớt những lo ngại về nhân quyền ở những khu vực triển khai quân sự, bởi vì các vấn đề bảo mật được ưu tiên cao hơn.
 
Vào ngày 2 tháng 2 năm 2023, ông Austin đã công bố thỏa thuận quân sự mới nhất từ Thành phố Quezon, Philippines, và lưu ý rằng hai nước “chia sẻ các giá trị về tự do, dân chủ và nhân phẩm.”
 
5. Vấn đề về dư luận
 
Với lịch sử phức tạp của Hoa Kỳ và Philippines, quan trọng là phải nắm được người dân Philippines nghĩ gì về việc quân đội Hoa Kỳ duy trì sự hiện diện chính thức ở đất nước họ.
 
Từ năm 2018 đến năm 2020, nhóm nghiên cứu đã làm cuộc khảo sát thường niên với khoảng 1,000 người Philippines về cách họ nhìn nhận ảnh hưởng của Hoa Kỳ và Trung Quốc đối với đất nước mình.
 
Nói chung, luôn có đa số coi ảnh hưởng của Hoa Kỳ là ‘có lợi’ và họ thấy ‘ưng bụng.’ Có rất ít người có quan điểm tiêu cực. Ngược lại, khi được hỏi về ảnh hưởng của Trung Quốc ở Philippines. Mọi người cho thấy quan điểm kém tích cực hơn nhiều. Có thể thấy người Philippines đang mất dần thiện cảm với Trung Quốc.
 
Trong khi đó, Hoa Kỳ và Trung Quốc ngày càng cạnh tranh ảnh hưởng ở khu vực Thái Bình Dương. Những năm tới, một phần của cuộc cạnh tranh này sẽ tập trung vào việc giành được ‘lòng dân’ ở các nước mà họ muốn thiết lập căn cứ quân sự. Kết quả sẽ phần lớn phụ thuộc vào việc Hoa Kỳ và quân đội của họ xây dựng thiện chí tốt cỡ nào.
 
Việt Báo phỏng dịch theo bài viết “The US and the Philippines’ military agreement sends a warning to China – 5 key things to know” của Michael A. Allen, Carla Martinez Machain và Michael E. Flynn, được đăng trên trang TheConversation.com.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Quốc Hội đang xúc tiến nỗ lực buộc ByteDance, công ty mẹ của TikTok tại Trung Quốc, phải bán lại ứng dụng mạng xã hội phổ biến này hoặc đối mặt với lệnh cấm ở Hoa Kỳ. Hạ Viện đã lên lịch biểu quyết vào thứ Bảy tuần này, và một nghị sĩ Dân Chủ hàng đầu tại Thượng Viện cũng đã lên tiếng ủng hộ biện pháp này, theo Reuters.
Theo Giám đốc FBI Christopher Wray, các tin tặc có liên kết với chính phủ Trung Quốc đã xâm nhập vào cơ sở hạ tầng quan trọng của Hoa Kỳ, và đang chờ đợi “thời cơ thích hợp để giáng một đòn tàn khốc,” theo Reuters.
Tại Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ đã ngăn chặn Hội Đồng Bảo An thông qua quy chế thành viên của nhà nước Palestine bằng quyền phủ quyết, theo Reuters.
Canada: Sáu người đã bị bắt trong vụ trộm vàng trị giá hàng chục triệu đô la năm ngoái tại Sân bay Quốc tế Pearson ở Toronto, theo lời cảnh sát Canada và Mỹ cho biết hôm thứ Tư. Cảnh sát cũng đã ra lệnh truy nã ba người khác. Tất cả 9 nghi phạm đã bị truy tố tội trộm với hơn 19 tội danh.
EMS cảnh báo khuynh hướng xã hội ngày nay xem người gầy như một chuẩn mực, dẫn đến tâm lý sợ hãi cơ thể mập một cách thái quá, đặc biệt đối với phụ nữ và thanh thiếu niên.
Trong phiên tòa hình sự xét xử vụ chi tiền bịt miệng tài tử khiêu dâm, các công tố viên muốn thẩm vấn Donald Trump về các vụ kiện dân sự mà cựu Tổng thống bị cáo buộc gian lận và lạm dụng tình dục, nếu ông quyết định cho lời khai trước tòa, theo Reuters.
Thượng Viện với đa số Đảng Dân Chủ đã bác bỏ các cáo buộc luận tội đối với Bộ trưởng Nội An Alejandro Mayorkas, đặt dấu chấm hết cho nỗ lực mà các nghị sĩ Đảng Cộng Hòa đã khởi xướng từ nhiều tháng trước, theo Reuters.
kính mời quí đồng hương tham dự buổi nói chuyện với các vị tăng ni tu viện Lộc Uyển về những phương cách kết nối truyền thông trong gia đình, cải thiện liên hệ giữa cha mẹ con cái.
Biden kêu gọi Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) tăng gấp ba lần mức thuế 7,5% hiện tại đối với thép và nhôm nhập cảng từ Trung Quốc, với lý do TQ cạnh tranh không công bằng đối với công nhân Mỹ từ “các sản phẩm thay thế giá rẻ giả tạo của Trung Quốc được sản xuất với lượng khí thải cao hơn”.
Một ủy ban Quốc Hội đã điều tra và phát hiện ra rằng Trung Quốc đang trực tiếp tài trợ sản xuất các tiền chất của fentanyl để bán ra nước ngoài, và khiến cho cuộc khủng hoảng opioid ở Hoa Kỳ thêm phần trầm trọng. Kết quả điều tra được công bố hôm thứ Ba (16/4), đã vạch trần những động cơ của Bắc Kinh đằng sau việc tiếp tay sản xuất ra các loại hóa chất độc hại này, theo Reuters.
Hôm thứ Ba (16/4), đã có bảy vị bồi thẩm viên được chọn vào bồi thẩm đoàn tham gia phiên tòa hình sự xét xử Donald Trump ở New York. Phiên tòa này sẽ xét xử các cáo buộc đối với cựu Tổng thống, liên quan đến vụ chi tiền bịt miệng cho một nữ diễn viên phim khiêu dâm. Đến buổi chiều, quá trình chọn lựa bồi thẩm viên tạm kết thúc và dự kiến sẽ tiếp tục vào 9:30 sáng thứ Năm (17/4), theo Washington Post.
Phá giá đôla để tăng xuất cảng... Các cố vấn chủ chốt của Donald Trump được cho là đang âm mưu những cách mới để phá giá đồng tiền Mỹ nếu Trump thắng cử tổng thống vào tháng 11, theo Politico đưa tin. Động thái này sẽ là một nỗ lực mạnh mẽ và đầy rủi ro nhằm nâng cao xuất cảng của Mỹ và giảm thâm hụt thương mại với cái giá phải trả là lạm phát tăng cao và gây nguy hiểm cho sự thống trị toàn cầu của đồng đô la cũng như vị thế là đồng tiền dự trữ chính của thế giới.
FBI loan tin đã mở một cuộc điều tra hình sự về vụ sập cầu ở Baltimore. Hồi tháng 3, một tàu chở hàng lớn đã đâm vào trụ cầu, khiến cho cầu Francis Scott Key bị sập, theo Reuters.
Hạ Viện sẽ tách các gói viện trợ cho Israel và Ukraine thành hai dự luật riêng biệt và tiến hành biểu quyết trong tuần này. Thông tin được Chủ tịch Hạ Viện Mike Johnson công bố, sau hơn 2 tháng kể từ khi Thượng Viện thông qua một dự luật kết hợp cả 2 vấn đề, theo Reuters.
Thêm một vụ đâm dao ở Úc châu: làn trước ở thương xá, lần này ở nhà thờ. Bốn người bị thương trong vụ đâm tại Nhà thờ Christ the Good Shepherd ở Sydney, theo cơ quan dịch vụ khẩn cấp New South Wales cho biết hôm thứ Hai. Cảnh sát cho biết họ đã bắt giữ một nghi phạm đang "hỗ trợ [họ] điều tra."
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.